Quy trình dạy học môn Âm nhạc có tích hợp:

Một phần của tài liệu skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs (Trang 26 - 28)

- Các yêu cầu đối với một bài giảng Âm nhạc có tích hợp: + Cần đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.

b- Quy trình dạy học môn Âm nhạc có tích hợp:

Trên thực tế việc dạy học Âm nhạc có tích hợp việc rèn kĩ năng thực hành cho học sinh về cơ bản là không khác so với một tiết dạy bình thường, sự khác biệt ở đây chủ yếu là sự chuẩn bị cho các hoạt động rèn luyện sau đó của học sinh. Tuy nhiên để việc tích hợp này thực sự có hiệu quả trên mỗi tiết dạy người giáo viên đều phải chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo hơn đặc biệt là các tư liệu và sự gợi ý cho học sinh. Qua nghiên cứu và thực nghiệm, bản thân tôi nhận thấy để phát huy hiệu quả việc tích hợp ta có thể thực hiện quy trình lên lớp theo các bước sau (với các nội dung thực hành và chủ yếu là trong học hát):

Bước 1: Nêu vấn đề (nội dung bài học). Giáo viên giới thiệu bài và đưa ra nội dung cần học, cần tìm hiểu để các em thực sự cảm nhận tốt nhất.

Bước 2: Chuẩn bị cho việc tiếp thu và luyện tập các nội dung bài học như nghe mẫu, luyện thanh…

Bước 3: Học sinh học tập các nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo viên (như tập hát, tập đọc nhạc …) và đảm bảo là nghi nhớ và thực hiện chính sác nhất các nội dung theo yêu cầu.

Bước 4: Luyện tập để thể hiện tốt nhất những nội dung vừa được học. Với bước này giáo viên cần tư vấn gợi ý cho học sinh cách để trình bầy và thể hiện tốt nhất nội dung vừa học (có thể gợi ý cho các em luyện tập theo các hình thức cá nhân, nhóm hay tập thể).

Bước 5: Học sinh thảo luận bổ sung, chỉnh sửa và giáo viên góp ý để các em tự sửa sai và hoàn thiện bài theo yêu cầu.

Bước 6: Sau khi học sinh đã nắm vững những yêu cầu cơ bản của bài học, giáo viên có thể cung cấp thêm một số tư liệu, sự gợi ý hay hướng dẫn các em cảm nhận từ đó sáng tạo ra những động tác, khả năng biểu cảm khi trình bầy bài.

Bước 7: Củng cố kiến thức và dặn dò học sinh. Có thể nói bước này là quan trọng nhất khi tích hợp thực hành Âm nhạc với các hoạt động ngoại khoá vì ở bước này, giáo viên có thể liên hệ thực tiễn, hướng dẫn và yêu cầu học sinh rèn luyện, thực hành kĩ năng trong các buổi sinh hoạt hay biểu diễn.

* Lưu ý: - Trên đây là những bước cơ bản khi ta thực hiện tích hợp thực hành Âm nhạc với hoạt động ngoại khoá tuy nhiên nếu là các tiết ôn tập (tiết 2, tiết 3) của bài học thì giáo viên bỏ qua bước 3 và tập chung nhiều vào các bước 6 và bước 7 của quy trình trên.

- Để tiết học thực sự đạt hiệu quả theo mong muốn, khi thực hiện dạy – học nhất thiết giáo viên phải sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học, đặc biệt cần sử dụng thành thạo nhạc cụ và các phương tiện hộ trợ như âm thanh, hình ảnh (ứng dụng CNTT trong bài giảng là tốt nhất).

Hình ảnh minh hoạ:

3.2.2- Tích hợp trong quá trình kiểm tra đánh giá:

Để việc tích hợp thành công giáo viên không chỉ phải chú trọng trong các tiết dạy – học mà cần đạc biệt chú ý đến các tiết, các bài kiểm tra vì thông qua nội dung này giáo viên có thể đánh giá khả năng của các em từ đó định hướng và động viên khích lệ các em, giúp các em lựa chọn đúng các bài mà các em thể hiện tốt nhất.

Giáo viên cần sân khấu hoá các bài kiểm tra trên lớp nhất là với các bài kiểm tra 45 phút trở lên. Qua các gợi ý trong quá trình dạy – học giáo viên có thể cho các em trả bài kiểm tra dưới dạng sân khấu hoá như hình thức báo cáo kết quả học tập, các em được biểu diễn như trong các buổi biểu diễn văn nghệ (ngoài hát, đọc nhạc các em có thể múa phụ hoạ …) để tạo không khí và thúc đẩy, khích lệ sự sáng tạo. Bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập của các em qua các tiết kiểm tra, giáo viên còn có thể đánh giá, cho điểm động viên các em ngay cả trong quá trình thực hiện khi tham gia các hoạt động ngoại khoá.

Tóm lại các hoạt động kiểm tra đánh giá của bộ môn chính là một bước quan trọng trong quá trình tích hợp vì qua các bài kiểm tra học sinh được thể hiện, báo cáo lại những gì mình đã luyện tập còn giáo viên thì sẽ đánh giá được khả năng của các em để có thể lựa chọn những nhân tố, những tiết mục tốt nhất phục vụ cho các buổi diễn lớn, hoạt động lớn trong và ngoài nhà trường.

3.3- Quy trình tích hợp trong các hoạt động ngoại khoá:

Có thể nói trong môi trường giáo dục hiện nay, ngoài các tiết lên lớp, cả thầy và trò còn có rất nhiều hoạt động khác. Các hoạt động hang ngày như chuy bài, hát đầu giờ, sinh hoạt giữa giờ, các hoạt động hàng tuần như các buổi chào cờ, các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội các buổi sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động hàng tháng như các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề chủ điểm, các buổi mít tinh chào mừng kỉ niệm.. Tất cả những hoạt động đó đều cần có thoải mái tạo không khí vui vẻ cuốn hút và đó chính là “đất diễn” cho việc rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc do vậy nếu khéo léo người giáo viên Âm nhạc có thể lồng ghép việc học bộ môn của mình vào các hoạt động đó mà không làm cho các em có cảm giác căng thẳng, khó chịu theo đúng phương châm “học mà chơi – chơi mà học”.

Một phần của tài liệu skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w