1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

hoc thuyet tay au can dai potx

50 369 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 434 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU CẬN ĐẠI Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Hiền Oanh NHÓM 5: 1. Trần Thị Hồng Dung K105021381 2. Lê Anh Duy K105021382 3. Bùi Đắc Hiển K105021397 4. Huỳnh Quang Hiếu K105021398 5. Võ Thị Hà My K105021413 6. Lê Đông Nghi K105021416 7. Bùi Thị Bích Ngọc K105021417 8. Hồ Thanh Thảo K105021432 9. Phạm Thị Thu Trang K105021443 10.Tôn Thị Huyền Trang K105021444 11. Nguyễn Thị Ngọc Uyển K105021453 12.Huỳnh Công Vượng K105021461 13.Trần Thị Khánh Vy K105021464 14.Mai Thị Mai Hương K065021487 MỤC LỤC Lời dẫn 1 Phần I: Các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại 4 Chương I: Các học thuyết chính trị pháp lý ở Anh thời kì cách mạng 4 1. Tư tưởng chính trị của Thomas Hobbes 4 2. Tư tưởng chính trị của John Linbecne 15 3. Tư tưởng chính trị của John Locke 16 Chương II: Các học thuyết chính trị pháp lý ở Pháp thời kì cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII 26 1. Tư tưởng chính trị của Voltaire 26 2. Tư tưởng chính trị của Montesqieu 38 3. Tư tưởng chính trị của Jean Jacques Rousseau 31 4. Tư tưởng chính trị của phái Giacobanh và Robespierre 39 Chương II: Các học thuyết chính trị pháp lý ở Đức thời kì cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỉ XIX 42 1. Tư tưởng chính trị của I.Kant 42 2. Tư tưởng chính trị của G.G.Fichte 44 3. Tư tưởng chính trị của G.F Hegel 46 Phần II: Đánh giá các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại 49 1. Bối cảnh chung 49 2. Đánh giá 50 CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU CẬN ĐẠI Lời dẫn: Học thuyết pháp lí với ý nghĩa là hệ thống các quan điểm, các phạm trù, khái niệm, các nguyên tắc, các quy luật và mối liên hệ có tính phổ biến giữa các hiện tượng nhà nước và pháp luật được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt động có tính đặc thù là hoạt động nhận thức tư duy khoa học. Sự phân chia các học thuyết pháp lí thành các học thuyết chung gắn liền với các vấn đề chính trị và các học thuyết về từng lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tương đối vì giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ không thể tách rời. Trên thực tế, chính trị và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng; chính trị là linh hồn của pháp luật, không có pháp luật nào phi chính trị hay chỉ là những vấn đề chuyên môn kĩ thuật thuần tuý. Ngược lại không có nền chính trị hay xu hướng chính trị nào lại không hướng tới vấn đề chính quyền và luật pháp. Nói như vậy cũng để thấy rằng các học thuyết pháp lí không đơn thuần là những lí thuyết về kĩ thuật pháp luật mà chúng luôn luôn thể hiện những vấn đề lợi ích giai cấp; thể hiện lập trường, thế giới quan và nhân sinh quan chính trị sâu sắc. Giá trị của một học thuyết tư tưởng là phạm trù chỉ tính đúng đắn, tính chuẩn mực và tiến bộ của những tư tưởng, quan điểm của học thuyết; có ý nghĩa sâu sắc trong việc định hướng nhận thức, tư duy và điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với sự phát triển của xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Theo Lênin, “Chủ nghĩa Mác sở dĩ có một ý nghĩa lịch sử to lớn về mặt hệ tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng là vì chủ nghĩa Mác không những không vứt bỏ những thành quả hết sức to lớn của thời kỳ tư sản, mà trái lại còn tiếp thu lấy và thẩm định lại tất cả những cái gì là quý báu của nền tư tưởng và văn hóa của loài người từ hơn 2000 năm trước”. Trong khoa học pháp lý tồn tại một quan điểm phổ biến là trước khi bắt tay vào nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng Nhà nước hay pháp luật, bản chất con người hay chế độ xã hội nào, chúng ta cần phải xem xét lịch sử hình thành và phát triển của hiện tượng đó, từ nguồn gốc đó phân tính thực trạng của nó trong hiện tại và dự đoán sự phát triển của nó trong tương lai. V.I.Lênin cho rằng trong khoa học xã hội, phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu chắc chắn và đáng tin cậy nhất. Do đó, sẽ hoàn toàn lôgíc và có căn cứ khi nghiên cứu xây dựng các mô hình nhà nước và thể chế pháp luật, kĩ thuật chính trị và quyền con người ở mỗi quốc gia từng thời đại gắn liền với việc nghiên cứu các tư tưởng chính trị pháp lý. Từ thời Cổ đại, trên thế giới đã hình thành những học thuyết chính trị - pháp lí nổi tiếng, xuất hiện những trường phái khoa học khác nhau về cùng vấn đề của hiện thực khách quan trong xã hội, đó là nhà nước và pháp luật. Những học thuyết nổi tiếng mà cho đến nay người ta vẫn còn suy ngẫm và kiểm nghiệm như thuyết pháp trị và thuyết đức trị ở Trung Quốc thời cổ. Nhìn chung, các học thuyết pháp lí Cổ đại đã có nhiều đóng góp quan trọng, đặt nền móng cho sự tiếp tục phát triển của luật học thế giới sau này. Có những tư tưởng, quan điểm của các học giả thời đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vượt qua đêm trường Trung cổ, chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến thiết lập kiểu nhà nước tư sản, nhiều học thuyết chính trị - pháp lí ra đời với những nội dung rất phong phú đã mang lại cho nền luật học thế giới những bước tiến vượt bậc. Chẳng hạn: thuyết pháp quyền tự nhiên, thuyết khế ước xã hội, thuyết phân quyền Trên cơ sở tổng kết những thành tựu khoa học của thế giới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra học thuyết khoa học, cách mạng nhất về nhà nước và pháp luật. Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật đem lại một cách nhìn toàn diện, khách quan, biện chứng và duy vật về những vấn đề chung như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của các kiểu nhà nước trong lịch sử và đặc biệt là đối với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa - kiểu nhà nước và pháp luật tiến bộ nhất và là cuối cùng trong lịch sử loài người. Học thuyết tây âu cận đại về nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành các học thuyết pháp lí xã hội chủ nghĩa. Trước sự đa dạng, phức tạp của vấn đề khoa học chính trị, chúng tôi đi vào phân tích các học thuyết tư tưởng chính trị pháp lý Tây Âu thời cận đại đồng thời làm rõ quan điểm của chúng tôi về những giá trị đóng góp và những hạn chế của các tư tưởng luận chính. Các tư tưởng chính trị phương Tây cận đại có các ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hình thành các học thuyết chính trị của nhiều nước trên thế giới sau đó là điều không thể phủ nhận, không những thế cho đến bây giờ có những quan điểm được áp dụng trên thực tiễn. Bản thân nước ta, việc thiết kế các hiến pháp cũng đã chịu ảnh hưởng nhất định, dù ở các mức độ khác nhau. Với sự phát triển của các quan hệ kinh tế thị trường, quan hệ đối ngoại thời mở cửa và cải cách, với mục tiêu là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xã hội công bằng dân chủ văn minh, việc xem xét một số các tư tưởng chính trị phương Tây cận đại đã có ảnh hưởng lớn trong lịch sử, cũng như đã được kiểm nghiệm nhất định qua các diễn biến chính trị thực tế, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Chuyên đề nhánh của chúng tôi về các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại sẽ được nghiên cứu có nội dung được chia thành hai phần chính sau đây: Phần I: Các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại Phần II: Đánh giá các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại Theo đó, trong phần I chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các tư tưởng chính trị pháp lý Tây Âu cận đại, đi từ việc trình bày sơ nét về con người các nhà tư tưởng chính trị chúng tôi nêu lên những tư tưởng chính trị chính, đưa ra những đánh giá và giá trị của các quan điểm đó. Phần I là cơ sở để chúng tôi làm rõ nhìn nhận của mình về các tư tưởng chính trị pháp lý Tây Âu cận đại sẽ được trình bày trong phần II gồm các mục tiêu điểm là: bối cảnh chung và đánh giá chung các học thuyết chính trị pháp lý Tây Âu cận đại. Các tác giả cận đại ít được biết đến ở nước ta (Mills, Schumpeter, và Dahl), hoặc chỉ được biết đến như trong lĩnh vực nghiên cứu khác (như Webber trong xã hội học, và phần nào là Mills trong kinh tế học vi mô, Schumpeter trong kinh tế học vĩ mô) mặc dù các lý luận của họ có những ảnh hưởng khá rộng rãi trong các nước, được coi thuộc hàng kinh điển (bên cạnh các tác phẩm của Mác, Ăng-ghen, Lênin ) trên thế giới nhưng chúng không được thể nghiệm rộng rãi như các tư tưởng mang tính đặc trưng chung nhất cho các hiện tượng, thậm chí chúng ít được phiên dịch và nghiên cứu ở nhiều nước, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu: Thomas Hobbes, John Linbecne, John Locke(Anh); Voltaire, Montesquieu, Jean JacqueRousseou, Robespiere(Pháp); Kant.I, G.G.Fichte,G.F Hegel (Đức). PHẦN I: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU CẬN ĐẠI CHƯƠNG I: CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ PHÁP LÝ Ở ANH THỜI KÌ CÁCH MẠNG 1. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA THOMAS HOBBES 1.1 Vài nét về Thomas Hobbes Thomas Hobbes (05/04/1588-04/12/1679) Nơi sinh: Westport, Malmesbury, Wiltshire, England Nơi mất: Hardwick Hall, Derbyshire, England Trường phái: Khế ước xã hội, Chủ nghĩa hiện thực cổ điển, Chủ nghĩa kinh nghiệm, Chủ nghĩa duy vật, Thuyết vị lợi Quan tâm chính: Triết học chính trị, Lịch sử, Đạo đức, Hình học Tư tưởng đáng lưu ý: Cuộc sống trong trạng thái tự nhiên là "đơn độc, nghèo khó, dã man và ngắn ngủi". Ảnh hưởng bởi: Plato, Aristotle, Epicurus, Thucydides, Tacitus, Lucretius, Galileo, Machiavelli, René Descartes, Gassendi, Grotius, Selden, Great Tew Circle Thomas Hobbes sinh trong gia đình một mục sư tại Malesbern (Anh). Trong những năm học phổ thông Hobbes tỏ ra có năng khiếu môn tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ. Năm 15 tuổi, Hobbes đã là sinh viên Đại học Oxford. Kết thúc khóa học 5 năm, Hobbes đạt loại giỏi, nhất là ở các môn Lôgíc học và Vật lý. Aristote là một trong những tên tuổi để lại dấu ấn sâu đậm trong hành trang tư tưởng của Hobbes. Với học lực như thế, Hobbes được quyền lựa chọn nơi làm việc, được đề nghị ở lại trường giảng môn Lôgíc, song ông từ chối do tính chất kinh viện sáo rỗng của giáo dục đại học thời ấy. Để có nhiều thời gian dành cho nghiên cứu khoa học, Hobbes nhận lời làm gia sư cho con trai một huân tước. Năm 1610 Hobbes cùng học trò (con trai huân tước) sang Pháp và Italia khoảng 3 năm, làm quen với nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học lớn. Trở về Anh, Hobbes tìm hiểu các tác phẩm của F. Bacon, tỏ ra tâm đắc với ý tưởng “Đại phục hồi khoa học” (The Great Instauration), nhất là với “Công cụ mới” (Novum Organum). Dù có năng lực nghiên cứu, nhưng mãi đến năm 40 tuổi, Hobbes mới cho ra công trình nghiên cứu đầu tiên. Sau đó trong vài năm, trong chuyến hành trình sang các nước Tây Âu. Hobbes tiếp xúc, trao đổi và nhận thức mới. Cuộc tranh luận với Descartes tạo điều kiện cho Hobbes xác lập hệ thống các quan điểm triết học thức sự của mình. Vẫn như trước các vấn đề chính trị – xã hội có sức thu hút lớn đối với Hobbes. Vì thế phần thứ ba trong hệ thống triết học của mình (Về công dân) Hobbes công bố trước tiên (1642). Năm 1651 tại London, Hobbes xuất bản bằng tiếng Anh tác phẩm đồ sộ “Leviathan” (tên gọi đầy đủ là “Leviathan, hay vật chất, hình thức và quyền lực nhà nước giáo hội và nhà nước công dân” – Leviathan, or the matter, form and power or a commonweath ecclesiastical and civil). Tiếp đó Hobbes lần lượt cho ra mắt người đọc “về cơ thể” (1655, tiếng Latinh), “Về con người”(1658, tiếng Latinh). Ba tác phẩm riêng biệt-“về cơ thể”, “về con người”,”về công dân”- được tập hợp thành bộ tác phẩm thể hiện tư tưởng triết học cơ bản của Hobbes-“về những nguyên lý triết học”.Sau khi công bố, cả “ về công dân” lẫn “Leviathan” đều bị liệt vào mục danh sách cấm của Nhà thờ. Trong lần xuất bản bằng tiếng Latinh(1688) Hobbes buộc phải điều chỉnh một số nội dung của “Leviathan”, nhất là những chỗ bị coi xúc phạm đến quyền lực nhà vua và uy tín của nhà thờ. Bên cạnh đó, Thomas Hobbes xuất hiện từ triều đại của Charles I. Hobbes từng dạy ông hoàng này toán học từ năm 1646 cho đến năm 1648. Khi Charles II lên ngôi, ông mời Hobbes về triều đình nắm lấy vai trò cố vấn. Thomas Hobbes dâng sách Leviathan cho ông hoàng lưu vong Charles II năm 1651. Trong tác phẩm này, Hobbes ủng hộ nguyên tắc vương quyền tuyệt đối mà ông tin tưởng là yếu tố duy nhất có thể xây dựng một chính quyền hữu hiệu. Giống như nhiều học giả của thời đại đó, Hobbes cố gắng trả lời câu hỏi: Ngoài nhu cầu thống nhất tôn giáo, nhân loại với riêng sự thông minh (của con người) có thể xây dựng một cộng đồng đoàn kết hay không? Thomas Hobbes được thừa nhận là một triết gia, đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. 1.2 Tư tưởng chính trị của Thomas Hobbes Thomas Hobbes: Một cái nhìn bi quan về nhân tính Theo Thomas Hobbes, con người là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản tính tự nhiên, con người đều bình đẳng. Với bản tính xã hội, con người ai cũng có những khát vọng, nhu cầu riêng, vì quyền lợi riêng mà có thể chà đạp lên tất cả. Từ ý niệm phản kháng qua ý thức về sự tự do bẩm sinh của con người, chúng ta phải chờ đến hàng chục thế kỷ sau mới có được một học thuyết về tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của nhân loại. Thomas Hobbes được nhiều người biết đến hiện nay qua hai quan điểm chính trong lý thuyết chính trị của ông: - Sự mô tả tình trạng xã hội lúc nguyên thủy của con người như: cô đơn, nghèo đói, đầy dẫy những cảnh dã man chết chóc - Việc cổ xuý cho sự hợp pháp của chế độ quân chủ tuyệt đối. Hobbes đã lập thuyết bắt nguồn từ cái nhìn bi quan về bản tính tự nhiên của con người. Ông cho rằng trong tình trạng sơ khai của thiên nhiên, mọi người đều bình đẳng, bất cứ một người nào cũng đều có thể giết bất kỳ một kẻ nào khác. Sức mạnh và sự thông minh không hoàn toàn ở vào cái thế mạnh, bởi vì nó có thể bị chế ngự bởi cái tính quỷ quyệt và khôn ngoan của kẻ yếu thế hơn. Con người luôn luôn ở trong một tình trạng lo âu và sợ hãi, họ phải chiến đấu không ngừng vì bản năng sinh tồn của mình. Hobbes đã lập nên lý thuyết của mình, một phần do tình trạng nội chiến xảy ra tại Anh Quốc trong những năm của thập niên 1640. Bản tính của Hobbes là một con người nhút nhát, hoảng sợ trước cảnh hỗn loạn giết chóc trong nước, ông đã chạy trốn qua Pháp và ở đó viết nên tác phẩm Leviathan với những đoạn văn nổi tiếng nhất trong lịch sử học thuyết chính trị như sau: "Trong xã hội của thời chiến, mỗi cá nhân là kẻ thù của một cá nhân khác. Con người không có được một cuộc sống yên ổn và an toàn nào khác hơn là trông cậy vào sức mạnh và những vật dụng, của cải do chính mình tạo ra. Trong một xã hội như thế, không thể có một nền kỹ nghệ; bởi vì không có gì bảo đảm rằng những gì mình làm ra sẽ thuộc về mình: cho nên cũng không thể có văn hóa trên quả đất này; không có kỹ thuật về hàng hải và do đó sẽ không có những hàng hóa được nhập cảnh qua đường biển; không có những dinh thự nguy nga và dụng cụ cơ khí để di chuyển; không có kiến thức trên mặt đất này; không có sự ghi nhận về thời gian; không có nghệ thuật văn chương; không có xã hội; và điều kinh hãi nhất là nỗi ám ảnh triền miên về một cái chết tàn bạo; và đời sống của con người trở nên cô đơn, nghèo đói, dã man và ngắn ngủi." Hobbes tuyên bố rằng con người, về cơ bản, là một tạo vật sa đoạ và không đáng tin cậy, rằng họ luôn phải tự bảo vệ bản thân giữa các đồng loại chẳng khác gì những con thú trong rừng vậy! Mỗi cá nhân luôn cảm thấy cần thiết phải đóng kín cửa đề phòng kẻ trộm đột nhập, thậm chí phải luồn ví tiền dưới gối đề phòng kẻ trộm trong chính gia đình mình. Con người không chỉ sa đoạ mà còn thích gây gổ và hiếu chiến đến độ, ngoại trừ những khoảnh khắc nghỉ ngơi giữa các cuộc khẩu chiến, họ liên tục xung đột, cạnh khoé và chống phá lẫn nhau. Có ba lý do lý giải tính hiếu chiến của con người: -Cạnh tranh (để giành quyền sống cho mình) -Thiếu tin cậy vào người khác (nhu cầu tự bảo toàn) -Thèm khát vinh quang (nhu cầu được coi trọng, được kính trọng) Cạnh tranh đưa con người đến bạo lực, thiếu lòng tin làm nảy sinh khuynh hướng tự vệ, và ham tiến đòi con người xây dựng các hình thức ngoại giao tinh tế trong khi khái niệm nhân quyền (human rights) thời hiện đại được xem là các quyền được một thực thể thần thánh. Quyền tự nhiên Theo Hobbes, quy luật thống trị cung cách ứng xử của mọi tạo vật là luật rừng, "luật nanh vuốt " (the law of tooth and claw). Với quy luật khốc liệt ấy, sức mạnh tạo nên lẽ phải. Trong rừng, mãnh sư ưu tiên giành lấy những gì nằm trong khả năng của nó; sau đó các loài thú khác lần lượt dành lấy phần của chúng. Con người cũng hành động như thế và nếu cần thiết, thậm chí họ còn tàn sát lẫn nhau hoặc biến đồng loại thành nô lệ. "mỗi người có quyền làm mọi sự trong khả năng, ngay cả khi làm chủ thân thể của kẻ khác". Quyền bình đẳng giữa con người Như đề cập ở trên, quy luật tự nhiên cho phép mỗi người, trong khả năng của mình, làm mọi việc theo ý muốn - bởi lẽ trong thế giới dã thú, “chẳng có gì xem là bất chính cả”. Mặt khác, để tránh bị kháng cự và phản công, con người phải xảo trá hơn cả dã thú. Một người yếu đuối, nếu được trang bị vũ khí lợi hại và có chiến thuật hiệu quả, hoàn toàn có thể hạ gục một người khoẻ mạnh. Hobbes chỉ ra rằng, do con người có năng lực thể chất không đồng đều, các cá nhân yếu đuối thường có xu hướng tập hợp thành nhóm để tự vệ hoặc để chống lại kẻ thù hùng mạnh. "Xét về mặt thể lực, kẻ yếu vẫn có đủ khả năng tiêu diệt kẻ mạnh bằng thủ đoạn hiểm độc, hoặc bằng cách liên kết với những ai có cùng mục tiêu như họ." Về phương diện này, Hobbes đồng tình với phương châm cổ: " Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" (United we stand, divided we fall). Bắt đầu từ hiểu biết cơ chế của bản chất và khát vọng của con người, Hobbes giả định cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có chính quyền, một đều kiện mà ông gọi là trạng thái tự nhiên. Trong trạng thái đó, con người có quyền đối với bất cứ cái gì trong thế giới kể cả quyền giết lẫn nhau. Hobbes lý luận như vậy sẽ dẫn đến sự chống lại nhau, do đó cuộc sống là “ cô độc, kinh tởm, nghèo nàn, bạo lực và ngắn ngủi”. Với quy luật tự nhiên, Hobbes tin tưởng rằng, xét theo luật cơ bản của tự nhiên, cá nhân phải bảo vệ cuộc sống của chính mình bằng mọi cách và với mọi giá, rằng không có gì quý hơn mạng sống và đáng phải hy sinh mạng sống cả. “Tự bảo toàn sinh mạng” là quy luật tự nhiên đầu tiên, thúc giục con người “tìm kiếm và theo đuổi hoà bình.” Nỗi sợ chết hay sợ tổn thương, kết hợp với bản năng bảo toàn sinh mạng, ngăn không cho con người làm hại bản thân và người khác. Quy luật đầu tiên ấy (luật tự bảo toàn sinh mạng) thúc đẩy con người tuân phục quy luật thứ hai, liên quan đến khế ước xã hội - bởi lẽ sinh mạng chỉ được bảo toàn tốt nhất trong một xã hội, nơi mà sự an bình lâu dài được xác lập trên nền tảng của một khế ước cộng đồng. Và như thế, để thoát khỏi trạng thái chiến tranh, đẩy con người thừa nhận một khế ước xã hội và xác lập một xã hội dân sự. Theo Hobbes, xã hội mà dân dưới quyền lực tối cao, trong xã hội đó, tất cả cá nhân hy sinh nhiều quyền tự nhiên để được bảo vệ (khác với xã hội trạng thái tự nhiên, A từ bỏ quyền giết B để B cũng làm như A). Quyền lực tối cao bị vi phạm sẽ trả giá bởi chiến tranh. Bản năng sinh tồn là nguyên tắc đạo đức trong lập thuyết của Hobbes: tất cả những điều gọi là công lý và đúng đắn đều có quan hệ mật thiết đến việc đóng góp cho mục đích tranh đấu để sinh tồn, còn ngoài ra những điều bạo ngược, bất công là những điều sẽ đưa dẫn đến chiến tranh và chết chóc. Tuy Hobbes không phải là một lý thuyết gia về dân chủ, nhưng chính nỗi ám ảnh trước cái chết đã đưa Hobbes đi đến việc lập nên một tiền đề làm nền tảng cho tư tưởng tự do hiện đại. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng các quyền bất khả tước đoạt của con người, theo niềm tin của Hobbes, là các quyền tự nhiên (natural rights) ban cho. Khế ước xã hội Đối với Hobbes, khế ước xã hội là phương tiện thiết yếu để xác lập các quyền công dân trên cơ sở của quy tắc vàng trong phép xử thế (“Hãy dành cho người khác những gì mà bạn muốn nhận được từ họ”), thay cho quy luật tự nhiên “mạnh được yếu thua". Các cá nhân có được quyền công dân bằng cách chấp nhận một thoả ước cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc “cá nhân sẵn sàng, vì mục đích hoà bình, vì quyền tự nhiên của mình, bằng lòng giới hạn sự tự do của mình đến một mức độ mà, trong tình huống tương tự, những người khác cũng sẵn lòng kiềm chế như vậy." Nguyên tắc này cấu thành nên quy luật thứ hai về khế ước xã hội. Ý nghĩa và tầm quan trọng của quy luật ấy chỉ có giá trị nếu nó thoả mãn được quy luật tự nhiên đầu tiên - luật tự bảo toàn sinh mạng. Các luật phát sinh từ khế ước xã hội Qua phần thảo luận, rõ ràng quy luật thứ hai được phát triển từ quy luật đầu tiên; bởi lẽ con người chỉ chấp nhận tham gia khế ước xã hội với mục đích bảo đảm quyền sống của bản thân. Hobbes nhận định rằng có một số quy luật khác phát sinh từ 2 quy luật đầu tiên ấy. Ông tổng kết các quy luật như sau: 1. Con người không được làm điều gì có khả năng huỷ hoại cuộc sống bản thân (luật tự bảo toàn sinh mạng ) 2. Cá nhân sẵn sàng, khi những người khác cũng thế, đặt mục đích hoà bình và tự bảo vệ bản thân nên trên hết; cá nhân bằng lòng với quyền tự do trong khuôn khổ mà anh ta có thể chấp nhận dành cho người khác trong tình huống tương tự (luật khế ước xã hội ) 3. Mỗi người đều thực thi các nghĩa vụ theo thoả ước ( luật công lý ) 4. Với một người thọ nhận lợi ích, từ lòng hảo tâm hay sự biết ơn của người khác, không có lý do gì khiến anh ta phải ân hận về thiện ý của mình (luật hàm ơn) 5. Mỗi người tranh đấu để tự thích ứng với cộng đồng (luật thích nghi) 6. Sau khi cảnh cáo, "cá nhân nên tha thứ cho những kẻ xúc phạm đã biết hối lỗi và mong được dung thứ" (luật vị tha) 7. Về vấn đề báo thù (lấy oán trả oán), người ta không nên xem nặng tội lỗi quá khứ, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp ở tương lai (luật báo thù). 8. Không ai được phép tuyên bố sự ghét bỏ hay kinh miệt người khác thông qua hành động, lời nói, dáng vẻ hay ra dấu hiệu (luật khinh miệt) 9. Mọi cá nhân thừa nhận rằng mỗi người đều bình đẳng về mặt bản chất (luật tự tôn) [...]... hợp được ý muốn chung Rousseau phân biệt ý chí chung và ý chí của tất cả ý chí của tất cả chỉ là sự tập hợp thuần túy những quyền lợi riêng rẽ, trong khi đó ý của chung được hình thành bằng cách loại bỏ trong tập hợp đó những quyền lợi triệt tiêu nhau Đằng sau những suy luận toán học này là một vấn đề chính trị quan trọng: vấn đề hòa hợp những quyền lợi mâu thuẫn với nhau giữa các cá nhân, các đẳng... pháp, hành pháp và tư pháp” Đây là bước phát triển trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới 3 TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ROUSSEAU 3.1 Vài nét về Rousseau Rousseau (1712-1788) là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của Pháp thế kỷ XVIII Ông thuộc lớp những nhà khai sáng,là những nguời chuẩn bị tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp(1780) Người... Rousseau giải thích sự hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội Rousseau đặt vấn đề cần phải có một khế ước hay một công ước xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên như các động vật khác để trớ thành con người dân sự trong xã hội Nhưng đế tìm ra những yếu tố hợp lý làm nền tảng cho một liên hợp chính trị chính đáng, theo Rousseau, người... với nhau Rousseau giả định rằng con người trong trạng thái tự nhiên là tự do bình đẳng nhưng do phải đối mặt với tự nhiên, con người gặp phải nhiều thử thách quá lớn không thể tự vượt qua Có thể một lúc nào đó sức mạnh bên ngoài lấn át cá nhân và sự tự do tự nhiên cũng có thế bị lạm dụng và đưa đến tình trạng mất an ninh Vậy phương pháp duy nhất đế con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành... hưởng tới: Hume, Kant, và nhiều triết gia chính trị sau ông, Voltaire, Montesquieu đặc biệt là đối với những người sáng lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Arthur Schopenhauer J.Locke sinh trưởng trong một gia đình Thanh giáo -gia đình công chức Anh, là con trai của một chủ đất nhỏ hành nghề luật sư tại nông thôn và đã tham gia Nội chiến trong phe của Cromwell Sau cách mạng tư sản ông sống lưu vong ở Pháp và Hà... chuyên quyền và vô pháp luật, Rousseau cho rằng chỉ cần: 1) Giới hạn thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và hành pháp, 2) Sự phục tùng của chính quyền hành pháp đối với chủ quyền nhân dân Như vậy, Rousseau đã đặt tư tưởng giới hạn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đối lập với nguyên tắc phân chia quyền lực Quyền lực tối cao và quyền lực của công dân quan hệ với nhau: mỗi người ràng buộc với tất cả... chiếm đoạt tài sản để làm giàu cho những kẻ được sủng ái và có thế lực Nhưng việc này cũng có thể xảy ra ở chính thể dân chủ hay quí tộc Quyền lực nằm trong tay hội đồng cũng dễ bị siểm nịnh, cám dỗ để phục vụ cho lòng tham và tham vọng lẫn nhau tương tự như quan hệ của quân vương với kẻ nịnh thần Nhân loại có quyền chọn lựa sống trong tình trạng thiên nhiên loạn ly hay liên kết để thành lập chính... thạc sĩ năm 1658, sau đó làm giảng viên tại trường từ 1660 Trong thời gian ở đây, ông còn quan tâm đến khoa học thực nghiệm và trở thành hội viên Hội Hoàng gia vào năm 1668 Năm 1666, ông làm thư ký cho Huân tước toàn quyền Carolinas, Huân tước Ashley tức Bá tước Shaftesbury Ashley đã thuyết phục vua Charles II thành lập Ban Thương mại và Thuộc địa và ông trở thành thư ký của Ban này Sau 1674, khi Shaftesbury... việc làm ra luật cho cộng đồng và thực thi các luật đó bằng các quan chức do chính họ bổ nhiệm; 2) Chính thể đầu sỏ, khi quyền làm luật đặt vào tay một số người chọn lọc và những người thừa kế hay kế vị của số này; 3) Chính thể quân chủ nếu quyền lập pháp đặt vào tay một người Nguồn gốc nhà nước Về nguồn gốc nhà nước, ông cho rằng mặc dù có sự hữu ái hòa bình trong trạng thái tự nhiên, các quyền này của... đạo luật, nhưng không can thiệp vào việc thực hiện chúng + Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật và vua không có đặc quyền nhất định nào đối với nghị viện (như quyền phủ quyết, bãi miễn ) để nhằm không cho phép nhà vua thâu tóm quyền lực về tay mình và xâm phạm . (The Great Instauration), nhất là với “Công cụ mới” (Novum Organum). Dù có năng lực nghiên cứu, nhưng mãi đến năm 40 tuổi, Hobbes mới cho ra công trình nghiên cứu đầu tiên. Sau đó trong vài. nằm trong khả năng của nó; sau đó các loài thú khác lần lượt dành lấy phần của chúng. Con người cũng hành động như thế và nếu cần thiết, thậm chí họ còn tàn sát lẫn nhau hoặc biến đồng loại thành. có quyền đối với bất cứ cái gì trong thế giới kể cả quyền giết lẫn nhau. Hobbes lý luận như vậy sẽ dẫn đến sự chống lại nhau, do đó cuộc sống là “ cô độc, kinh tởm, nghèo nàn, bạo lực và ngắn

Ngày đăng: 12/08/2014, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w