1.1 Vài nét về Voltaire
Voltaire sinh năm 1694 tại thủ đô Paris ra trong một gia đình cha là một quan chức thuế và mẹ là quý tộc dòng dõi. Ông ban đầu làm thư ký rồi sau chuyển hẳn sang nghiệp viết. Ông chủ yếu viết văn thơ chỉ trích xã hội đương thời và do vậy bị đày sang Anh Quốc. Nơi ông chịu nhiều ảnh hưởng và sau ba năm đi đày ông đã viết Letteres philosophiques (Những lá thư triết học về nước Anh). Ông luôn phấn đấu phát huy quyền làm người, bảo vệ quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo và quyền được phán xử công minh. Ông thường công khai phát biểu đòi cải cách những bất công trong xã hội mặc dầu lúc bấy giờ triều đình Pháp rất khe khắt với những người chống đối. Qua những bài bình luận có tính châm biếm, Voltaire thường chỉ trích Giáo hội và Nhà nước Pháp thời đó. Phần lớn cuộc đời ông sống trong cảnh đày ải.
Là người đi đầu trong đội tiên phong các nhà khai sáng, ông đã thể hiện lợi ích của các nhà tư sản, hy vọng cải tạo xã hội bằng con đường thượng tầng. Ông là người tiến công vào chế độ phong kiến và trở thành sứ giả của những nhà tư tưởng về bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật, về tín ngưỡng, đứng đầu các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế, đặc quyền đẳng cấp, ngu muội tăm tối của các nhà thờ phong kiến.Là chiến sĩ đấu tranh cho nền tư pháp, ông cho rằng các quyền và phẩm giá của con người phải thừa nhận cho mỗi thành viên trong xã hội.
1.2 Tư tưởng chính trị của Voltaire
Voltaire hài lòng với hệ thống lập hiến ở Anh. Vào những năm 60 ông nghiêng về tư tưởng quân chủ kiểu Anh, khi mâu thuẫn giữa thể chế chuyên chế và đẳng cấp thứ ba trở nên sâu sắc hơn. Từ việc thừa nhận nền cộng hòa là hình thức nhà nước sơ khai trong cuốn “Từ điển triết học” Voltaire đã bắt đầu nói về sự hợp lí của chế độ cộng hòa và những ưu việt của nó. Ông cũng phát triển những tư tưởng đó trong “Di chúc chính trị, bày tỏ thiện cảm với nền cộng hòa Thụy Sĩ, “nơi ngự trị sự bình đẳng thực sự”.
Voltairer được coi là nhà chính trị tiên phong khi ông là người đòi hỏi tiêu diệt các Tòa án giáo hội, đòi hỏi cải cách pháp luật qua con đường thay thế các hệ thống luật lệ địa phương bằng pháp luật chung của cả nước, đòi hỏi cải cách hệ thống tư pháp, đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong lĩnh vực luật hình sự.
Đại diện cho giai cấp tư sản đang lên, cho đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp, Voltaire đã nói lên nguyện vọng của nhân dân bị áp bức chống lại hai đẳng cấp quý tộc. Nhưng trong tư tưởng của ông vẫn còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn có tính chất nội tại, đã kích tôn giáo, nhưng ông lại tin vào sự tồn tại của thượng đế, đả phá chế độ quân chủ, nhưng lại tin vào một chính thể chuyên chế “minh quân”, ông đòi dân chủ nhưng lại cho rằng bất bình đẳng là một quy luật. Cũng vì tinh thần ghét đổ máu mà ông không ưa cách mạng, chỉ muốn cải thiện lần lần xã hội. Về điểm đó ông phản đối Rousseau, người hô hào dân chúng phải đoàn kết nhau lại trong tinh thần tương thân tương ái mà huỷ bỏ hết những luật lệ cũ bất công để xây dựng lại một xã hội bình đẳng. Cũng như Mạnh Tử, Voltaire bảo bất bình đẳng là bản chất của xã hội, hễ còn cạnh tranh để sinh tồn thì loài người không thể bình đẳng được. Có bình đẳng chỉ là bình đẳng ở phương diện tự do, phương diện pháp luật: “Tất cả các người dân không có uy quyền ngang nhau, nhưng hết thảy đều được tự do như nhau; và điều đó dân tộc Anh nhờ kiên nhẫn mà thực hiện được. Tự do tức là chỉ tuỳ thuộc pháp luật”.
1.3 Giá trị pháp lý
Mặc dù đã ra từ cách đây hàng thế kỉ nhưng những tư tưởng của Voltaire vẫn còn có những giá trị rất lớn trong đời sống pháp luật của không chỉ các nước phương Tây mà đối với cả thế giới. Ông đấu tranh chống lại các cuộc chiến tranh phi nghĩa, cướp bóc..những tư tưởng của ông rất gần gũi với tư tưởng của các lực lượng tiến bộ và trong điều kiện tình hình thế giới chuyển biến hết sức phức tạp, thì tư tưởng đó càng thể hiện giá trị của mình. Nó luôn đúng trong mọi thời đại và được cả thế giới loài người hướng tới.
Không chỉ có ảnh hưởng lớn đối với thế giới mà đối với Việt Nam nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Chúng ta đang trên tiến trình xây dựng và cải cách hệ thống pháp luật theo hướng gọn nhẹ, đồng bộ hơn, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Có những quy định cụ thể cho từng vấn đề để các Tòa án có thể vận dụng một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đối với hệ thống tư pháp, nhận thấy đây là một mảng rất quan trọng để đảm bảo pháp chế nhà nước, Vontaire cũng đã nhắc đến trong tư tưởng của mình, ta cũng đang có những cải cách đáng kể theo hướng xây dựng tòa án theo mô hình cấp xét xử chứ không theo đơn vị hành chính lãnh thổ như trước đây, lập các tòa án chuyên biệt như tòa án hành chính,
tòa án Hiến Pháp..Những tư tưởng của Voltaier vẫn còn mãi theo thời gian và Việt Nam ta cần vận dụng những tư tưởng đó trong việc xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiệ hơn.
2. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MONTESQUIEU 2.1 Vài nét về Montesquieu
Montesquieu (1689-1755) là nhà văn, nhà triết học chính trị thuộc trào lưu khai sáng.
Ông là nhà tư tưởng có dòng dõi quý tộc, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại lâu đài La Brét ở Tây - Nam nước Pháp. Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa - một quý tộc bị sa sút và đã có thời gian làm đại úy vệ kỳ binh, sau đó lui về ở ẩn cho đến năm 1713 thì qua đời. Khi Montesquieu lên 7 tuổi thì mẹ ông mất. Montesquieu chịu ảnh hưởng nhiều của người chú ruột - Giăng đơ Sơcôngđa, người đã từng là Chủ tịch Nghị viện Boócđô.
Năm 1714, ông vào làm việc tại viện Boocđô. Năm 1716, ông trở thành nam tước De Montesquiue – Chủ tịch nghị viện Boocđô, trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Boócđô. Ở đây, ông tiếp tục dành nhiều tâm huyết cho những công trình nghiên cứu về những nguyên nhân của tiếng vang, về công dụng của các tuyến thận, về trọng lực, về lợi ích của các môn khoa học. Trong thời gian này, ông đã trình bày một luận văn về đề tài tôn giáo của những người La Mã : "tôn giáo là do các vua chúa và quý tộc La Mã bày đặt ra để làm chỗ dựa cho quyền lực họ và tăng cường áp bức nhân dân".
Vào năm 1721, Montesquieu đã cho ra đời tác phẩm đầu tay, tác phẩm được thừa nhận là đã gây chấn động dư luận không riêng gì ở Pháp, mà cả ở châu Âu - đó là tiểu thuyết bằng thư Những bức thư Ba Tư. Điều này cho thấy tinh thần của nhà Khai sang đã được nung nấu, tư tưởng và tai năng đã được hòa là một, kết tinh thành năng lực, tư duy sang tạo.
Tác phẩm này ra mắt độc giả giữa lúc nước Pháp đang ngả nghiêng trong cơn khủng hoảng về kinh tế, chính trị của thời đó. Sự mục nát của chế độ quân chủ và mặt trái của nhà thờ đã được Montesquieu phơi bày trong Những bức thư Ba Tư qua sự nhìn nhận của hai người Ba Tư đến thăm nước Pháp sau khi đã đi qua một số nước châu Âu. Đây là một trong ba tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tạo của Montesquieu và là tác phẩm được công chúng Pháp nhiệt liệt hoan nghênh ngay khi mới ra đời.
Năm 1726, Montesquieu thôi chức vụ Chánh án Tòa án Boócđô mà trước đấy, ông đã làm thế chân người chú của mình. Một năm sau, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Đến năm 1728, ông tạm biệt các phòng khách ở Paris và lên đường đi du lịch khắp nơi để hiểu phong tục, tập quán, luật pháp và thể chế của các nước châu Âu. Ông đã đi qua Đức, Áo, Hungari, Italia, Thụy Sĩ, Hà Lan.
Ở những nơi này, ông đã được chứng kiến những tàn dư của chế độ phong kiến châu Âu, được tận mắt xem xét cuộc sống của dân chúng dưới chế độ cộng hoà. Ông lưu lại hai năm cuối ở Anh. Dưới chế độ quân chủ lập hiến, ông cảm thấy rất hài lòng và cho đó là một thể chế lý tưởng, trái ngược với nước Pháp quân chủ chuyên chế. "Tại Nghị viện Anh, người ta cho phép ông có mặt trong các cuộc tranh luận giữa Chính phủ và phe đối lập kéo dài tới 12 giờ. Các tư tưởng của ông về lý luận phân quyền đã bắt đầu chín muồi ở Anh". Đây là thời gian đã làm cho
Montesquieu thấy thực sự quý báu và những cảm nhận của ông về những gì đã diễn ra ở đây đã trở thành tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của ông sau này.
Tháng 10 năm 1748, Montesquieu cho ra đời tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Do đã phải làm việc căng thẳng để nghiên cứu, soạn thảo cuốn sách này nên sức khỏe của ông bị suy sụp, nhất là thị lực. Những nằm cuối đời, Montesquieu sống trong lâu đài của mình và tại đây, ông đã viết thêm một số tác phẩm khác, như Lyđimác (1751), Acxat và Ixmêni (1754). Khi đó, ông đã trở nên nổi tiếng và được kính trọng. Nhiều học giả khi đó đã cho ra đời các công trình nghiên cứu về tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu và nhiều học giả trong số đó đã gửi cho ông công trình nghiên cứu của họ, một số người còn muốn được trực tiếp gặp ông để trò chuyện.
2.2 Tư tưởng chính trị của Montesquieu
Montesquieu là nhà tư tưởng vĩ đại của thế giới,những tư tưởng của ông có ý nghĩa rất lớn đối với thời đại và cho dù đã có nhiều tư tưởng tiến bộ hơn nhưng chúng ta không thể phủ nhận ý nghĩa của nó. Và những tư tưởng của ông dần được nâng cao lên qua các tác phẩm. Đặc biệt là tác phẩm Tinh thần pháp luật và Bảo vệ tinh máy thần pháp luật đã trở thành tư tưởng chính để các nước xây dựng bộ nhà nước và hệ thống pháp luật. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về 2 tác phẩm này.
Tinh thần pháp luật
Bàn về tinh thần pháp luật thể hiện thái độ hết sức căm ghét của Montesquieu đối với chính thể chuyên chế và chủ trương thay thế nó bằng một hình thức nhà nước mới để cho các công dân Pháp lúc bấy giờ có lối thoát ra khỏi sự đàn áp, cưỡng bức của chế độ độc tài, chuyên chế.
Đây là một luận thuyết về học thuyết chính trị được ông xuất bản dưới dạng ẩn danh vào năm 1748. Đầu tiên nó được xuất bản ẩn danh một phần vì ông muốn tác phẩm của mình tránh bị kiểm duyệt, sau đó nó nhanh chóng được dịch sang nhiều thứ tiếng khác. Thomas Nugent xuất bản bản tiếng Anh đầu tiên vào năm 1750. Năm 1751 Nhà thờ Công giáo liệt cuốn này vào Danh sách những Cuốn sách Bị Cấm. Tuy nhiên, luận thuyết chính trị của Montesquieu có ảnh hưởng rất lớn đến các tác phẩm của các học giả khác, mà đáng chú ý nhất có: Ekaterina II, người viết Nakaz(Hướng dẫn); Những Đại biểu Đại hội Hiến pháp Hoa Kỳ(Constitutional Convention delegates) của Hiến pháp Hoa Kỳ; và Alexis de Tocqueville, người đã áp dụng phương pháp của Monstequieu vào công trình nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ, cuốn Dân chủ ở Mỹ (Democracy in America).
Montesquieu bỏ ra gần hai mươi năm nghiên cứu và viết cuốn sách này, bao quát các chủ đề về chính trị, luật, xã hội học, nhân loại học, và cung cấp hơn 3.000 trích dẫn. Trong luận thuyết chính trị của mình, ông đã bênh vực chủ nghĩa hợp hiến và thuyết tam quyền phân lập, bãi bỏ nô
lệ, bảo vệ quyền tự do công dân và nhà nước pháp quyền, và ý tưởng rằng các thể chế luật pháp và chính trị phải phản ảnh đặc tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt.
Bảo vệ tinh thần pháp luật
Ra đời sau khi tác phẩm Tinh thần pháp luật phê phán, Montesquieu lại tiếp tục viết một tác phẩm luận chiến Bảo vệ tinh thần pháp ]uật (1750) để nói rõ lập trường của mình. Trong tác phẩm luận chiến này, ông đã thẳng thắn đập lại những ý kiến chỉ trích quan điểm của ông về “tinh thần pháp luật", trả lời những điều bắt bẻ vụn vặt đối với "tinh thần pháp luật" và phê phán phương pháp luận của những kẻ đã phê phán ông để qua đó, đề cao "tinh thần pháp luật" mà ông chủ trương và dành cả cuộc đời để xây dựng.
Với tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷXVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao "tinh thần pháp luật” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và Bàn về tinh thần pháp luật của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền.
2.3 Giá trị pháp lý
Montesquieu là nhà tư tưởng để lại cho nhân loại những giá trị vĩ đại về xã hội triết khoa học và đặc biệt là chính trị. Điều đó thể hiện rỏ qua “tinh thần pháp luật”. Một tinh thần mà bây giờ các nước trên thế giới đang áp dụng Môngtexkiơ có tư tưởng chống lại nhà chuyên chế, theo ông chuyên chế là hình thức cầm quyền trong đó cả quốc gia nằm dưới quyền của một người, đó là Nhà nước phụ thuộc vào sự lộng quyền của người cầm quyền. Trong Nhà nước đó không có pháp luật, và nếu trong một chế độ chuyên chế có pháp luật thì chúng vẫn không có ý nghĩa thực tế, vì trong chế độ đó không có những thiết chế đảm bảo duy trì pháp luật. Bởi vậy, Nhà nước chuyên chế là Nhà nước khủng bố, Nhà nước của sự chuyên quyền.
Theo ông, lập pháp là quyền làm ra luật, sửa đổi và hủy bỏ luật, hành pháp là quyền chăm sóc an ninh, đối nội, đối ngoại, lãnh đạo dân chúng thời bình cũng như thời chiến trong khuôn khổ luật pháp ban hành. Tư pháp là quyền trừng phạt người phạm tội và phân xử khi có tranh tụng giữa các cá nhân. Mỗi cơ quan hay mỗi bộ phận của một cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác.
Học thuyết phân quyền của Montesquieu: lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai viện, một viện thứ dân và một viện quý tộc; nắm hành pháp là hoạt động bao giờ củng phải nhanh nhạy nên do một ông vua tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm. Nguyên tắc phân chia quyền lực của ông được quy định thành sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. Người đứng đầu bộ máy hành pháp có quyền phủ quyết các đạo luật của Nghị viện và Nghị viện có quyền luận tội các vị quân vương và các vị có hàm bộ trưởng .
Ngày nay khi nói đến những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp, người ta gọi là những ông vua lập hiến, tức là có ý chỉ những ông vua hình thức, không có thực quyền theo công chức “ nhà