Tư tưởng chính trị của G.G.Fichte

Một phần của tài liệu hoc thuyet tay au can dai potx (Trang 43 - 50)

2.1 Vài nét về Fichte

G.G.Fichte (1762-1814) là nhà triết học Đức, người kế tục sự nghiệp của Kant. Fichte sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, sùng đạo ở miền đông nước Phổ. Sau khi theo học ngành triết ở trường đại học Iena và Laipxich, năm 1791 ông đến Keninxbec gặp Kant và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Kant.

Các quan điểm lý luận chung của Fichte về nhà nước và pháp luật phát triển theo học thuyết pháp quyền tự nhiên.

2.2 Tư tưởng chính trị - pháp luật của G.G.Fichte

Lý thuyết pháp quyền của Fichte là xem xét những phương cách riêng mà trong đó tự do của mỗi cá nhân phải được hạn chế để nhiều cá nhân có thể sống với nhau với một lượng tự do qua lại lớn nhất, và nó rút ra các khái niệm tiên nghiệm của nó về các quy luật của sự tương tác xã hội hoàn toàn chỉ từ khái niệm về một cái Tôi cá biệt, như những điều kiện cho khả thể của cái sau.

Theo Fichte, pháp luật là khái niệm tiên nghiệm, nó được rút ra từ những “ hình thức tư duy thuần tuý ”, pháp luật không phải dựa trên ý chí cá nhân mà nó được xác lập trên cơ sở thừa nhận chung của các cá nhân về tự do cá nhân. Để đảm bảo tự do cá nhân và dung hoà nó với tự do của tất cả, cần có pháp luật chung cho mọi người. Theo ông, pháp luật có chức năng độc lập với đạo đức, nó chỉ điều chỉnh lĩnh vực hành động của con người. Khái niệm của Fichte về pháp luật không phải từ các quy luật đạo đức học, mà đúng hơn là từ các quy luật tổng quát của tư duy và từ sự tư lợi vị kỷ đã được khai minh.

Về nhà nước, ông cho rằng các quan hệ pháp luật và từ đó là tự do cá nhân không tránh khỏi bị vi phạm. Để bảo vệ các quan hệ pháp luật và tự do phải dùng cưỡng chế, do vậy mà xuất hiện

nhà nước. Sức mạnh cưỡng chế của nhà nước không thể là ý chí cá nhân mà là ý chí tập thể thống nhất, được tạo lập bởi sự nhất trí của tất cả bằng một thoả thuận tương ứng. Nhờ đó ý chí chung được nảy sinh và chính quyền nhà nước được thiết lập. Ý chí chung của nhân dân là cốt lõi của quyền lập pháp và xác định phạm vi ảnh hưởng của nhà nước. Ở điểm này ông muốn ngăn chặn sự chuyên quyền của quyền lực chuyên chế cảnh sát đối với công dân, khẳng định các quyền chính trị và tự do cá nhân. Chức năng của nhà nước trong hệ thống của Fichte chủ yếu là dùng sự khuất phục để đảm bảo rằng những đảng phái đã ký kết khế ước sẽ, trên thực tế, làm điều mà họ đã hứa hẹn sẽ làm và đảm bảo rằng mọi công dân sẽ có một cơ hội để hiện thực hóa tự do (bị giới hạn) của riêng mình. Một trong những đặc điểm nổi bật hơn của quan niệm của Fichte về pháp quyền là mọi công dân đều có quyền sử dụng đầy đủ lao động của mình để sản xuất, và vì thế nhà nước có một bổn phận quản lý nền kinh tế cho phù hợp.

Fichte tỏ ra thiện cảm với nền cộng hoà và đưa ra nhận xét cho rằng điểm khác biệt của một nhà nước hợp lý, phù hợp với những đòi hỏi của pháp luật không phụ thuộc vào hình thức của nó mà là trách nhiệm của các cá nhân cầm quyền trước xã hội. Nếu không có trách nhiệm đó nhà nước biến thành độc tài. Ông đề nghị thiết lập tổ chức Ephorat do nhân dân bầu ra để làm nhiệm vụ kiểm sát thường xuyên và có thể đình chỉ quyền lực hành pháp nếu thấy các hoạt động của nó trái pháp luật. Tuy nhiên đến 1812, ông thừa nhận tư tưởng thành lập tổ chức này là không hiện thực.

Fichte tin tưởng sâu sắc vào uy tín tuyệt đối của nhân dân và cho rằng nhân dân có quyền thay đổi bất kỳ một chế độ nhà nước nào không còn đáp ứng mình tức là có quyền làm cách mạng. Từ khoảng 1800, Fichte bắt đầu rời bỏ các quan điểm cấp tiến của mình và hy vọng vào cải cách kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên niềm tin vào sự cần thiết tự do hoá chế độ chính trị, bãi bỏ đặc quyền đẳng cấp, thiết lập pháp chế nghiêm minh, thương cảm đối với nhân dân vẫn là tư tưởng chủ yếu của ông.

2.3 Giá trị pháp lý

Sự cần thiết phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Để đảm bảo duy trì được trật tự chung của xã hội. Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Xã hội cân bằng, dân chủ, không phân biệt dẳng cấp, giàu nghèo..Quyền làm chủ Nhà nước thật sự của nhân dân.

3. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HEGEL 3.1. Vài nét về Hegel

Georg Wilhelm Friedrich Hegel ( 1770 -1831 ), là một nhà triết học người Đức, cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Hegel được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức. Hegel là người có ảnh hưởng tới vô số các nhân vật, bao gồm cả những người hâm mộ ông (Bauer, Marx, Bradley, Sartre, Küng) lẫn những người nói xấu ông (Schelling, Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Russell). Ông bàn luận về mối

quan hệ giữa tự nhiên và tự do, tính nội tại và sự siêu nghiệm, về sự thống nhất của hai mặt mà không phải loại trừ hay giảm bớt thái cực nào. Những khái niệm có tầm ảnh hưởng của ông là về logic phân tích, biện chứng, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, tinh thần, biện chứng về "ông chủ/nô lệ", về cuộc sống đạo đức và tầm quan trọng của lịch sử.

3.2. Tư tưởng chính trị - pháp lí của Hegel

Lập trường giai cấp và thế giới quan của Hegel hình thành dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau và đối lập nhau. Những hoàn cảnh đó tạo nên tính chất mâu thuẫn trong học thuyết của Hegel về Nhà nước và pháp luật. Chống lại chế độ phong kiến, Hegel đưa ra các khẩu hiệu tự do và nhân văn, song ông lại kết hợp một cách kì lạ chúng với các quan điểm bảo thủ và thỏa hiệp với chế độ quân chủ phong kiến.

Qua ba giai đoạn : giai đoạn logich, hay là sự tồn tại của thể tuyệt đối trước khi tạo ra thiên nhiên, giai đoạn thứ hai là giai đoạn tự nhiên hay thời kì thể tuyệt đối thâm nhập vào thế giới vật chất, thời kì thứ ba là thời kì lí trí hay thời kì thể tuyệt đối trở lại với chính mình trong trí tuệ con người. Chúng ta có thể xem đây như là quá trình nhân thức của con người.

Thời kì thứ ba hết sức quan trọng, là thời kì kết thúc sự chuyển động của thể tuyệt đối, khi nó liên quan đến con người và xã hội con người. Theo Hegel thời kì này bao gồm ba giai đoạn thay đổi tuần tự : trí tuệ chủ thể, trí tuệ khách quan, trí tuệ tuyệt đối.

Là tinh thần khách quan, ý niệm tuyệt đối thực hiện sự sáng tạo thành hiện thực của tự do, chân lí, tự do thực chất trong thực tiễn. Quá trình thực tiễn này bắt đầu từ pháp luật trừu tượng. Sau đó bao trùm lĩnh vực đạo đức và kết thúc ở lĩnh vực đạo lí. Sự ngự trị của tự do ở thế giới bên ngoài được coi chính là hệ thống pháp luật.

Quan điểm của Hegel về pháp luật là việc thể hiện ý chí tự do ( hạn chế ) khác nhau với ý kiến của Kant và của Fichte coi pháp luật là sự hạn chế có tính cưỡng chế đối với sự chuyên quyền cá nhân, bởi sự chuyên quyền của cá nhân khác trên cở sở tự do.

Theo Hegel tư tưởng pháp quyền trong quá trình phát triển trải qua một loạt cấp độ, ở mỗi cấp độ có hình thức riêng, và khởi điểm của sự phát triển pháp quyền là ý chí tự do. Ý chí tự do thể hiện tính cách cá thể, sự tồn tại mà mỗi cá nhân tạo ra tự do của mình là sở hữu. Bản chất học thuyết Hegel về pháp luật trừu tượng. Trước hết, nội dung cơ bản của pháp luật trừu tượng là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể như các chủ sở hữu. Vì pháp luật là mối quan hệ của con người, mà họ lại là các nhân cách trừu tượng. Hai là, cốt lõi của của pháp luật trừu tượng được Hegel coi là sở hữu. Và sở hữu chỉ có giá trị khi nó là tư hữu. Sở hữu được ông coi là quan hệ của con người đối với đồ vật, nảy sinh sự cần thiết của mỗi cá nhân đối với việc xác định tự do của mình với thế giới bên ngoài. Nhờ có sở hữu con người trở thành nhân cách. Theo Hegel, tự do tư hữu là thành quả vĩ đại nhất của thời đại mới. Tự do này kéo theo đòi hỏi tự do hợp đồng và các mối quan hệ hợp đồng giữa các chủ sở hữu.

Để bảo vệ tính hợp lý của tư hữu tư sản, Hegel phê phán dự án “cộng sản chủ nghĩa” của Platon, không đông ý với Rutxo về việc bãi bỏ bất công tài sản. Đồng thời ông đấu tranh chống các quyền phong kiến, ông cũng không chấp nhận chế độ nông nô và nô lệ, bởi lẽ cùng chà đạp nhân phẩm con người.

Quan điểm của Hegel về bản chất và nguồn gốc của nhà nước, theo ông, gia đình và xã hội công dân phải chịu sự chỉ đạo của nhà nước, nhờ có Nhà nước mà gia đình xã hội công dân được bảo tồn, đời sống xã hội, cũng như những mâu thuẫn đẳng cấp được điều hòa.

Khác với nhiều nhà khai sang Pháp thế kỉ XVII, Hegel cho rằng luận điểm khẳng định mọi người về bản tính vốn là bình đẳng, là không đúng, cần phải nói ngược lạ rằng con người về bản tính vốn là bất bình đẳng. Vì thế, trong xã hội thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn, xung đôt giữa các tầng lớp, đẳng cấp xã hội khác nhau, cũng như giữa các cá nhân và xã hội. Và chính sự không ngừng nảy sinh và giải quyết những mâu thuẫn giữa các quan hệ xã hội đó là một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Và chính từ những mâu thuẫn xã hội trên đây mà Nhà nước xuất hiện. Khác với nhiều nhà tư tưởng từ trước tới giờ lí giải nguồn gốc Nhà nước từ khế ước xã hội. Hegel khẳng định : “Nhà nước hiện đại và Chính phủ hiện đại chỉ xuất hiện khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giàu nghèo trở nên quá lớn, và khi mà xuất hiện những mối quan hệ trong đó đông đảo quần chúng không thỏa mãn những nhu cầu của mình khi họ đã từng quen”. Nhà nước ra đời nhằm dung hòa các mâu thuẫn giữa người giàu với người nghèo, giứa các đẳng cấp xã hội khác nhau nhằm định hướng sự phát triển của xã hội, mà tổng thể các quy chế, kỷ cương ,chuẩn mực về mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị ,văn học,..của xã hội mà nhờ đó, mỗi quốc gia mới có thể phát triển bình thường. Ông coi bản chất của Nhà nước vốn là mâu thuẫn, Hegel khẳng định, đây cũng là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia hoặc trong nội bộ mỗi quốc gia.

3.3. Giá trị pháp lý

Tư hữu tài sản là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhận thấy được giá trị này, Nhà nước ta đã nhanh chóng áp dụng, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thừa nhận việc tư hữu tài sản của người dân, mở rộng nhiều thành phần kinh tế…Và trong đó vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng. Như Hegel đã nói, vai trò của Nhà Nước là để dung hòa các bất bình đẳng xã hội, điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô..Có như thế thì nước nhà mới có thể phát triển ổn định được.

PHẦN II:

ĐÁNH GIÁ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LÝ TÂY ÂU 1. Bối cảnh chung

Từ sự khởi nguồn đẹp đẽ của văn minh nhân loại, Hy Lạp-La Mã cổ đại cũng là ngọn nguồn sâu sắc và phong phú của tư tưởng chính trị- pháp lý nhân loại. Do sự gắn bó hữu cơ với quá trình tiến hoá của xã hội và nhà nước Hy Lạp chiếm hữu nô lệ nên những vấn đề lớn, căn bản chính trị, tư duy chính trị đã được đặt ra, bàn và luận giải trên những nét chính yếu ngay ở thời kỳ này. Từ Arixtote (384-322) đến Polibe (205-120 tr.cn) và Xicecon (106-43 tr.cn), tư duy về thể chế chính trị hợp lý đã hình thành và khẳng định: đó là chế độ chính trị hỗn hợp từ ba hình thức thuần tuý: quân chủ, quý tộc, dân chủ. Bên cạnh những tư tưởng phản động, những tư tưởng tích cực, có giá trị phổ biến thời Hy Lạp- La Mã cổ đại có vai trò vạch đường, đặt nền móng cho sự phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền. Nhìn chung, các nhà tư tưởng chính trị vĩ đại nhất thời cổ đại đều bỏ nhiều công sức nghiên cứu tìm tòi những hình thức cai trị hợp lý, tìm kiếm những con người có khả năng chính trị và nghệ thuật cai trị.

Lịch sử phương Tây thời kỳ Trung cổ (từ thế kỷ IV-XVI) chứa đầy bạo lực và giáo điều cuồng tín, được xem là “đêm trường” tăm tối và khắc nghiệt trong lịch sử loài người. Xuyên suốt thời kỳ này là sự đấu tranh quyết liệt giữa quyền lực thế tục và thần quyền; và hệ tư tưởng thần quyền Thiên chúa giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị, nó chi phối, đàn áp các trào lưu tư tưởng khác, đặc biệt là những tư tưởng cách mạng. Tất cả các hình thái ý thức xã hội (kể cả khoa học và luật học) đều chịu sự khống chế của Thần học, tín điều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy. “Trong tay bọn giáo sĩ, chính trị và luật học cũng như tất cả những khoa học khác vẫn chỉ là những ngành của khoa Thần học. Và những nguyên lý thống trị trong thần học cũng được áp dụng cho chính trị và luật học. Những giáo lý của giáo hội đồng thời cũng là những định lý chính trị và những đoạn Kinh thánh có hiệu lực trước mọi tòa án như là luật pháp” (Ph.Ănghen). Người ta không thấy hình thức hệ tư tưởng nào khác ngoài tôn giáo và thần học. Các tư tưởng chính trị thời kỳ này chủ yếu bảo vệ và chứng minh cho quyền lực tối cao của Thượng đế nhằm hợp lý hóa sự thao túng quyền lực của giáo hội. Dưới những ảnh hưởng như vậy, các giá trị tiến bộ bị kìm hãm nặng nề, song, trong chiều sâu của những tư tưởng vẫn thể hiện và ít nhiều có tiến hóa phát triển. Dù rằng về mục đích cũng như hình thức, những giá trị tiến bộ đó lại nằm trong chính những học thuyết thần quyền phản động. Mang dấu ấn đặc thù trong dòng chảy lịch sử nhân loại, bức tranh toàn cảnh về tư tưởng chính trị thời trung cổ Tây Âu cũng không chỉ có một màu xám chết. Trên nền ảm đạm đó đã bừng lên những gam màu sáng thể hiện sự tìm kiếm, khát khao về lý trí, khoa học trong một tương lai ở cuối thời Trung cổ.

Bước sang thời kỳ Cận đại, cùng với sự phát triển kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa, đời sống chính trị ở các nước phương Tây chuyển biến mạnh mẽ, “một trật tự mới của các sự vật đã bắt đầu”. Hệ tư tưởng chính trị phương Tây từng bước được hình thành, chuẩn bị cho việc xác lập về mặt pháp lý quyền lực của giai cấp tư sản. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của các trào lưu tư tưởng chính trị, một thời đại vĩ đại đã sản sinh ra các nhà tư tưởng vĩ đại với những tư tưởng vạch thời đại để mở đầu cho những những đại biểu lớn với những tư tưởng có giá trị; đã vén bức màn huyền bí, ảm đạm, tiêu cực để tạo ra luồng sinh khí mới trong đời sống xã hội. Thể hiện một cách tổng thể xu

hướng phủ nhận nhà thờ và tôn giáo, tư tưởng chính trị thời kỳ này kêu gọi bảo vệ các quyền và

Một phần của tài liệu hoc thuyet tay au can dai potx (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w