Sự khác nhau căn bản giữa triết học Tây Âu cận đại và triết học Đức CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌCI. Khái niệm triết họcII. Vai trò của triết học trong đời sống xã hộiIII. Phân kỳ lịch sử triết họcCHƯƠNG II. SỰ KHÁC NHAU CĂN BẢN GIỮA TRIẾT HỌC TÂY ÂU CẬN ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨCI. Về điều kiện ra đờiII. Sự khác nhau căn bản về nội dung giữa triết học Tây Âu cận đại và triết học cổ điển Đức1. Tư tưởng về nguồn gốc thế giới2. Tư tưởng nhận thức3. Tư tưởng con người 4. Tư tưởng về đạo đứcCHƯƠNG III. KẾT LUẬN
Trang 1CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC
I Khái niệm triết học
Với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất, Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên tại một số trung tâm văn minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp Khi mà:
Lao động đã phát triển tạo điều kiện và khả năng nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận
Con người đã có sự phát triển cả về thể lực và trí lực, có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa
Đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau của các nhà triết học trên thế giới về triết học Tuy nhiên, khái quát lại Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó
Đầu thế kỷ XIX, triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt hoàn toàn với quan
niệm triết học là "khoa học của mọi khoa học" và xác định đối tượng nghiên
cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Quan niệm macxit cho rằng: "Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học
về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy"
II Vai trò của triết học trong đời sống xã hội
* Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học
Trong cuộc sống của con người và xã hội loài người, thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng Bằng một hệ thống quan niệm về thế giới, con người tìm cách khám phá những bí mật của giới tự nhiên Có thể ví thế giới như một thấu kính, qua đó con người nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh và tự xem xét chính mình Từ đó, xác định thái
Trang 2độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực
Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại Đó là chức năng thế giới quan của triết học
Sự phát triển của thực tiễn và khoa học đã dẫn đến sự ra đời một lĩnh vực đặc thù của khoa học lý thuyết và triết học – đó là phương pháp luận Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó; với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng phương pháp
luận chung nhất Mỗi quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên
tắc trong việc xác định phương pháp, là một lý luận về phương pháp
* Vai trò của triết họ đối với các khoa học cụ thể và đối với tư duy lý luận
Triết học có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học cụ thể, nó
là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học cụ thể, là cơ sở lý luận cho các khoa học cụ thể trong việc đánh giá các thành tựu đã đạt được và vạch ra phương hướng, phương pháp cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn luôn gắn liền với các thành tựu khoa học hiện đại, là sự khái quát các thành tựu khoa học mang lại, đồng thời đóng góp vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học hiện đại.Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang đạt được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội thì việc nắm vững thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng càng có ý nghĩa quan trọng
Trang 3III Phân kỳ lịch sử triết học
Nghiên cứu sự phát triển của triết học, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
sự phân hóa phát triển giữa hai vùng Đông Tây Nếu như thời kỳ cổ đại Triết học phương Đông phát triển mạnh thì các giai đoạn sau triết học phương Đông chỉ là sự kéo dài của các tư tưởng Khác hẳn với phương Đông, triết học phương Tây lại đặc biệt nở rộ từ thời kỳ trung cổ và không ngừng phát triển trong các thời kỳ sau như thời kỳ phục hung, cận đại…đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của hệ thống lý luận triết học Một bộ phận không kém phần quan trong trong triết học phương Tây mà ta không thể không kể đến đó là triết học các nước Tây Âu thời kỳ cận đại và triết học cổ điển Đức Nổi bật trong triết học Tây Âu thời kỳ cận đại (thế kỷ thứ XVII-XVIII)
là sự phát triển của triết học duy vật và cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo Đây là thời điểm ra đời của rất nhiều các hệ thống lý luận về thế giới và về con người, là nền móng vững chắc cho sự phát triển của triết học
Mặc dù Đức là một nước Tây Âu nhưng sự phát triển của triết học tại đây lại tạo nên một sắc thái mới trong sự phát triển của triết học Tây Âu khi phát triển theo lập trường duy tâm Đỉnh cao là triết học Hêghen, tư tưởng xem triết học như là một hệ thống phổ biến của tri thức khoa học, mà trong đó các ngành khoa học cụ thể chỉ là những mắt khâu của triết học
Trang 4CHƯƠNG II SỰ KHÁC NHAU CĂN BẢN GIỮA TRIẾT HỌC TÂY ÂU CẬN ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
I Về điều kiện ra đời
Là một hình thái ý thức xã hội, sự hình thành và phát triển của triết học gắn liền với các điều kiện kinh tế xã hội, khoa học tự nhiên Chính vì vậy, nghiên cứu tư tưởng triết học Tây Âu cận đại và triết học cổ điển Đức không thể tách rời việc nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học tự nhiên đã sinh ra nó
Thời cận đại thế kỷ XVII - XVIII ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư
sản đã giành được thắng lợi chính trị: điển hình như Cách mạng tư sản Hà Lan (1560-1570), Cách mạng tư sản Anh (1642-1648), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)… Thời kỳ này phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị, nó đã đặt ra những yêu cầu mới cho khoa học và kỹ thuật phát triển Đây là thời kỳ khoa học tự nhiên bắt đầu phân ngành mạnh, hình thành các bộ môn độc lập như: toán học, vật lý học, hóa học…Đặc trưng của khoa học thời kỳ này là khoa học tự nhiên thực nghiệm, điều này dẫn tới việc nhìn nhận đối tượng nhận thức trong
sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển…
Điều kiện kinh tế - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX
lại trái ngược với Tây Âu Nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến, lạc hậu
về kinh tế, chính trị
Về xã hội, giai cấp tư sản mới ra đời còn non yếu mọi mặt Quần chúng lao động bất bình với chế độ đương thời Trong khi đó ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản đã hình thành ở nhiều nước, đã đem lại một nền sản xuất phát triển mở đầu cho nền văn minh công nghiệp, khẳng định tính chất ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến
Sự lạc hậu của nước Đức, sự phát triển của các nước Tây Âu về kinh tế
-xã hội, sự phát triển của khoa học đã thức tỉnh sự phản kháng của giai cấp tư
Trang 5sản Đức và đòi hỏi giai cấp tư sản Đức phải có cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội và về con người Giai cấp tư sản Đức muốn làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu, muốn xây dựng nền triết học theo yêu cầu mới, song do mới ra đời còn yếu kém về số lượng, kinh tế và chính trị nên họ giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề của đất nước
II Sự khác nhau căn bản về nội dung giữa triết học Tây Âu cận đại
và triết học cổ điển Đức
Chính sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội đã làm cho triết học Tây Âu cận đại và triết học cổ điển Đức có sự khác nhau rõ rệt Điều này được thể hiện cụ thể như sau:
1 Tư tưởng về nguồn gốc thế giới
Triết học Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII gắn liền với những thành tựu của
khoa học tự nhiên Các yếu tố của vũ trụ được xem xét một cách siêu hình Mọi hiện tượng tự nhiên được giải thích bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các phần tử vật thể Các phần tử vật thể luôn bất biến, các thay đổi chỉ là trạng thái không gian và tập hợp của chúng Mọi sự phân biệt
về chất giữa các vật thể đều quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi vận động đều quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian Từ sự hiểu biết ấy dẫn tới
họ đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động vật chất chỉ là vận động
cơ học, nguyên nhân vận động do bên ngoài Kế thừa quan điểm nguyên tử luận cổ đại, các nhà triết học tự nhiên thời kỳ này coi nguyên tử là phân tử nhỏ nhất không thể chia, chưa thấy được vận động là thuộc tính cố hữu của nguyên tử
Trong khi đó, lý luận về bản thể của triết học cổ điển Đức chứa đựng
đầy mâu thuẫn Có duy vật, duy tâm và nhị nguyên Điển hình là nhà triết học Cantơ (1724-1804) Một mặt ông thừa nhận thế giới các “vật tự nó” tồn tại khách quan có thể tác động lên các giác quan của con người Mặt khác, ông cho rằng các vật thể mà ta nhận thấy được lại không liên quan gì đến thế giới các “vật tự nó”, chúng chỉ là các hiện tượng phù hợp với cảm giác và tri giác
Trang 6do lý tính con người tạo ra – nghĩa là con người chỉ biết hiện tượng bề ngoài
mà không hiểu được bản chất đích thực của sự vật Về triết học duy tâm điển hình có Hêghen (1770-1831) Ông cho rằng nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội là ý niệm tuyệt đối Trong khi đó Phoiơbắc (1804-1872) là một trong những nhà duy vật vô thần Ông chứng minh rằng thế giới
là thế giới vật chất, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ triết học nào Do đó cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng giới tự nhiên
Lý luận về bản thể và bản tính thế giới của các nhà triết học Tây Âu cận đại luôn gắn với các thành tựu của khoa học Chính vì thế chủ nghĩa duy vật
thời kỳ này phát triển mạnh mẽ Chẳng hạn Bêcơn (1561-1626) coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là tổng hợp những vật thể các chất lượng khác nhau Vật chất có nhiều tính chất nên vận động có tính đa dạng, dạng cơ bản
là vận động cơ học TômátHốpxơ (1588-1679) thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan không do thần thánh tạo ra, không phụ thuộc vào ý thức Thế giới vật chất, theo ông là thế giới của những vật riêng lẻ, mọi sự vật đều được quy về quan hệ số lượng cơ học, toán học Đến thế kỷ XVIII, các nhà duy vật Pháp đã có công phát triển triết học duy vật, vô thần lên một bước mới Họ thừa nhận vật chất, giới tự nhiên có trước, vĩnh cửu và vô tận, không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt Vận động gắn liền với vật chất và nhờ vận động và giới tự nhiên luôn chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác Tuy nhiên theo họ vận động chỉ là sự chuyển dịch vị trí của các vât thể trong không gian Điđrô (1713 – 1784) cho rằng trong quá trình vận động và phát triển vật chất, giới tự nhiên sẽ chọn lọc những gì giúp cho nó ngày càng hoàn thiện, đồng thời đào thải những gì khó thích nghi Đây là quan điểm rất tiến
bộ và đến ngày nay nó vẫn còn đúng trong cuộc sống của chúng ta
Trang 72 Tư tưởng nhận thức
Triết học Tây Âu cận đại ra đời trong điều kiện khoa học tự nhiên được
tách ra khỏi triết học và phát triển Nhưng vấn đề cần là làm sao tìm cho được phương pháp khoa học chung của nhận thức và phải khái quát, hệ thống hóa các khoa học đã tách ra Điều đó dẫn đến nhiệm vụ trọng tâm của Triết học cận đại là lý luận nhận thức, là tìm ra phương pháp của Tri thức chân lý cho tất cả các khoa học
Các nhà triết học hăng hái đi tìm phương pháp chân lý cơ bản của nhận thức và các phương pháp ấy sẽ dẫn con người đến chân lý vĩnh hằng, đầy đủ
và tuyệt đối Cơ sở của phương pháp mới ấy được các nhà Triết học xem là
“Kinh nghiệm cảm tính” ( Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ), hoặc là “lý tính nó mang lại trí thức logic toán học – diễn dịch không bị quy định bởi kinh nghiệm của con người ( Đềcáctơ, Lépnich, Xpinoda…)
Những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng nguồn gốc duy nhất của tri thức là kinh nghiệm Kinh nghiệm liên quan đến cảm tính, cảm giác, tri giác, biểu tượng
Những người theo chủ nghĩa duy lý cho rằng kinh nghiệm dựa trên cảm giác con người không thể trở thành cơ sở phương pháp chung cho mọi khoa học được Tri giác và cảm giác là ảo
Trang 8Thành tựu lớn nhất của nền triết học cổ điển Đức là phép biệp chứng,
triết học cổ điển Đức đã tìm cách giải quyết mâu thuẫn bên trong lý luận nhận thức mà triết học Tây Âu cận đại chưa tìm ra
Cantơ là người sáng lập phép biện chứng cổ điển Đức đồng thời ông đã góp phần quan trọng trong sự phát triển Phép biện chứng với tư cách là lôgic
và phương pháp luận Ông cho rằng lý tính của con người có khát vọng xâm nhập vào lĩnh vực “vật tự nó” để đạt tới tri thức tuyệt đối vượt ra ngoài giới hạn của kinh nghiệm cảm tính, điều đó nảy sinh những mâu thuẫn và ông đã nêu ra bốn mâu thuẫn Nhận xét vấn đề này Hêghen cho rằng không phải chỉ
có bốn mâu thuẫn mà trên thực tế mỗi khái niệm, mỗi phạm trù đều mang tính chất mâu thuẫn…
Triết học, theo Hêghen là sự xem xét đối tượng một cách có suy nghĩ Đối tượng của triết học theo ông là trùng với đối tượng của Tôn giáo đó là khách thể tuyệt đối vô hạn Thượng đế Thành tựu quan trọng của triết học Hêghen là phương pháp biện chứng mà hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về
sự phát triển Mặc dù ông đã có công nêu ra các phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng nhưng là phép biện chứng duy tâm
Trang 93 Tư tưởng con người
Triết học Tây Âu cận đại tiếp tục phát triển tư tưởng nhân đạo của những
thế kỷ phục hưng: Khi khuynh hướng lý tính được coi là cơ sở để cải tạo cuộc sống hiện tại, các nhà triết học khai sáng liên kết lại, lấy việc truyền bá trí thức tốt đẹp một cách rộng rãi cho mọi người làm nhiệm vụ của chính mình Trong thời kì này các nhà triết học đấu tranh vì thắng lợi của “ vương quốc trí tuệ” trên cơ sở tự do chính trị, bình quyền Họ coi “ ánh sáng tự nhiên của trí tuệ” là phương pháp cơ bản và độc lập với cuồng tín tôn giáo để nhận thức thế giới, để hoàn thiện xã hội và đời sống xã hội Trong khái niệm “lý trí” bao gồm cả nội dung nhân đạo, họ coi đấu tranh vì những quyền lợi mà thiên nhiên ban tặng cho mình là “con người tự nhiên”
Mặt khác họ cũng cho rằng bản tính của con người vốn không ác Sở dĩ xã hội có cái ác là do sự khiếm khuyết của các quan hệ xã hội và nền giáo dục không đứng đắn Con người được giáo dục đứng đắn tức là sự khai sáng Con người được giáo dục đứng đắn sẽ trở thành “kẻ ích kỷ sáng suốt với nguyên tắc của nó là hãy tự lo liệu cuộc sống cho mình và cho người khác cũng được sống” Theo nguyên tắc này, một chế độ thích hợp là chế độ đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân, không phụ thuộc vào tầng lớp, dân tộc Một chế độ như vậy mở
ra khả năng làm lợi cho mọi người, ít bị đau khổ và thỏa mãn một cách tối đa, không làm thiệt hại đến những quyền lợi cá nhân của các người khác
Triết học cổ điển Đức kế thừa sự lý giải về những vấn đề muôn thuở:
con người từ đâu đến? vai trò, vị trí của con người trong thế giới và tương lai của con người như thế nào trong lịch sử triết học từ cổ đại đến cận đại thì triết học cổ điển Đức thừa nhận con người là một chủ thể đồng thời lại là kết quả của quá trình hoạt động của mình; khẳng định thực tiễn cao hơn lý luận Bản thân lịch sử là phương thức tồn tại của con người, vì vậy con người mang bản chất xã hội
Trước những thành tựu mới của phương thức sản xuất tư bản, các nhà triết học cổ điển Đức đã đề cao sức mạnh trí truệ của con người, song do ảnh
Trang 10hưởng của phương pháp siêu hình, sự đề cao ấy đến mức cực đoan Cantơ, Hêghen đã thần thánh hóa năng lực của con người tạo nên quan niệm duy tâm, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội là kết quả hoạt động của con người Phoiơbắc tuy không đề cao như vậy, quy triết học về nhân bản học nhưng hiểu con người chỉ theo nghĩa trần tục bằng xương bằng thịt nên gặp hạn chế trong triết học của mình là duy vật máy móc
Tuy nhiên thành tựu cơ bản của triết học cổ điển Đức về con người là nó khẳng định tư duy, ý thức chỉ phát triển trong chừng mực con người nhận thức và cải tạo thế giới, con người là chủ thể đồng thời là kết quả hoạt động của một thời đại lịch sử nhất định của nền văn minh do chính mình tạo ra Triết học cổ điển Đức nghiên cứu lịch sử nhân loại, nghiên cứu quan hệ của con người với tự nhiên theo quan niệm biện chứng
4 Tư tưởng về đạo đức
Đạo đức học thời Tây Âu cận đại thế kỉ XVII - XVIII được phát triển
dường như quay trở về tư tưởng đạo đức học Hy Lạp cổ đại Nó làm sống lại
tư tưởng đạo đức Êpiquya, diễn giải đạo đức như là hiện tượng của chủ quan
cá nhân, đồng thời như là một quan hệ khách quan hiện thực Các nhà đạo đức học thời cận đại có tham vọng xây dựng một mô hình tư tưởng nhằm liên hợp và hệ thống lại những nhân tố đạo đức được nghiên cứu trong thời cổ đại
và trung cổ
Ví dụ: Môngtenhơ (1533-1592) đã chống lại nguyên tắc đạo đức tôn giáo; kiên trì những nguyên tắc đạo đức của Êpiquya: Ông cho rằng trong đức hạnh của con người sự khoan khoái là mục đích và sự khoan khoái tinh thần
là điểm trung tâm của đạo đức học Tômát Hốpxơ (1588 – 1679) cho rằng chủ nghĩa ích kỷ và đấu tranh giữa người với người là những đặc điểm phổ biến của bản chất con người Những xu hướng ích kỷ của người này chống lại những xu hướng ích kỷ của người khác tạo ra cuộc chiến tranh của mọi người chống mọi người Do đó, con người cần chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội hay trạng thái nhà nước Vì vậy, ông đã gắn liền đạo đức học