quản trị rủi ro trong tuyển dụng nhân sự pptx

42 4.8K 140
quản trị rủi ro trong tuyển dụng nhân sự pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP K08407A QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ GVHD: TS. Nguyễn Hải Quang Thực hiện: Nhóm Xì-Pam TP Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 10 năm 2011 DANH SÁCH NHÓM 1. Cao Thị Lan Anh K084071145 2. Ngô Thị Bích (Nhóm Trưởng) K084071149 3. Lê Trung Đức K084071172 4. Dương Thúy Huỳnh K084071186 5. Nguyễn Thị Nga K084071206 6. Nguyễn Thị Yến Nhi K084071212 7. Phạm Thị Nhung Nhi K084071213 8. Ngô Trúc Phương K084071217 9. Nguyễn Đức Toàn K084071248 10.Đỗ Văn Tới K084071249 11. Võ Hồng Trang K084071250 12.Lê Quỳnh Trân K084071253 13.Hà Thị Thùy Trinh K084071255 14.Nguyễn Thanh Tùng K084071262 15.Châu Hồ Hạ Uyên K084071263 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào nửa cuối của năm 2007, môi trường kinh tế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, sự tồn tại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp là yếu tố con người hay là toàn bộ nhân sự các doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác tuyển dụng lao động trở thành một chiến lược then chốt đối với mỗi tổ chức cũng như với chuyên ngành Quản trị Nhân lực. Vấn đề là phải làm sao để tìm kiếm, tuyển chọn và bố trí một cán bộ đúng vị trí, có năng lực phù hợp. Việc tuyển chọn được một người lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề, trung thành với doanh nghiệp, có thể nói luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm, kỳ vọng. Việc hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động không chỉ mang ý nghĩa lựa chọn người mới, phù hợp với yêu cầu trước mắt mà quan trọng nó còn mang tính định hướng, phát triển cho tương lai của doanh nghiệp cũng như cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2010 tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhu cầu tuyển dụng vẫn theo chiều hướng đi lên, và nhu cầu này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2011. Nhu cầu nhân sự tăng nhưng lại có sự lệch pha giữa cung và cầu, cung lao động dồi dào nhưng lao động có trình độ, được đào tạo thì lại không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Các doanh nghiêp Việt Nam đều nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của tổ chức. Vấn đề là các doanh nghiệp phải làm thế nào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên đủ năng lực và phù hợp với mục tiêu của công ty. Điều này quả không hề dễ dàng, bởi thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp đã gặp không ít những khó khăn trong hoạt động tuyển dụng nhân viên. Đơn cử trường hợp như: Giám Đốc, Kế toán của các ngân hàng khai báo giấy tờ khống, lấy trộm tiền của ngân hàng, … Một phần nguyên nhân chúng ta có thể thấy được là do bộ phận nhân sự đã mắc sai lầm khi tuyển dụng những nhân viên có phẩm chất đạo đức kém, Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,… Như đã đề cập, những khó khăn, rủi ro này hầu như không một doanh nghiệp nào tránh khỏi, tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là làm sao để hạn chế, tối thiểu hóa những rủi ro, tổn thất mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Đứng trước tình hình này, hầu hết mỗi doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp với quy mô tầm cỡ quốc tế, hay những công ty với quy mô khiêm tốn, đều tự đưa ra cho mình một phương pháp riêng để quản lý những rủi ro do sai sót trong quá trình tuyển dụng nhân sự mang lại. Vậy, đứng ở góc độ của nhà quản lý, bạn sẽ có những biện pháp gì để giảm thiểu rủi ro trong tuyển dụng nhân sự? Và liệu có giải pháp nào có thể áp dụng lâu dài, trở thành kim chỉ nam cho mọi nhà tuyển dụng hay không? Chính vì thế nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Những rủi ro trong việc tuyển dụng nhân sự của các Doanh nghiệp. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Quản trị rủi ro 1 1.1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro 1.1.1. Rủi ro là gì Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Nó vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Có một từ rất hay trong tiếng Việt liên quan đến những rủi ro, nguy hiểm là từ “nguy cơ”: Trong “nguy” có “cơ”, trong nguy hiểm luôn có cơ hội. Rủi ro bao gồm bốn thành phần cơ bản: - Mối đe dọa: Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất. - Nguồn: Trong đó các tổ chức được tái lập cho sự tiếp tục tồn tại của nó. - Các nhân tố thay đổi: Có xu hướng tăng hay giảm. - Hậu quả: Kết quả xuất hiện khi có biến cố xảy ra. 1.1.2. Quản trị rủi ro là gì Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Bên cạnh đó cũng giúp khai thác các cơ hội do những nguy cơ mang lại. Quản trị rủi ro có vai trò rất quan trọng đối với một tổ chức kinh doanh. Sự thành công của một tổ chức kinh doanh sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng quản trị giao diện rủi ro chuỗi và bản thân công ty kinh doanh đó. Rủi ro chuỗi có thể chia thành 4 nhóm: rủi ro kinh doanh, rủi ro thực hiện, rủi ro thanh khoản và rủi ro tai nạn. Bốn 1 Slide bài giảng Quản trị rủi ro, TS. Nguyễn Hải Quang, trường Đại học kinh tế-luật, Khoa Quản trị kinh doanh. 6 nhóm này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do vậy các nhà quản trị cần có phương pháp hiệu quả để tổng rủi ro chuỗi là nhỏ nhất. 1.1.3. Tại sao phải quản trị rủi ro Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh và đem lại giá trị gia tăng cho những đối tác bên trong và bên ngoài có gắn kết chặt chẽ với hoạt động của mình. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp thường xây dựng cho mình chiến lược hoạt động cùng hàng loạt những chương trình, kế hoạch để thực thi. Trong quá trình thực thi chiến lược thường có nhiều rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống quản trị rủi ro được thành lập nhằm “san lấp” những khiếm khuyết này. Ông bà ta thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cũng như trong kinh doanh ngăn ngừa được rủi ro hoặc chủ động đo lường trước để quản lý nó sẽ tốt hơn. Khái niệm không rủi ro không bao giờ tồn tại. Do đó rất cần thiết phải thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro, giúp cho việc đạt mục tiêu của doanh nghiệp được dễ dàng hơn và đi đúng hướng đã định trong chiến lược công ty. 1.2. Quy trình quản trị rủi ro 1.2.1. Nhận dạng rủi ro 1.2.1.1. Khái niệm nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro và bất định của một tổ chức. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, và nguy cơ rủi ro. 1.2.1.2. Nguồn rủi ro Nguồn rủi ro là nguồn các yếu tố góp phần vào các kết quả tiêu cực hay tích cực. - Môi trường vật chất: Một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẩn đến tổn thất. 7 - Môi trường văn hoá - xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… - Môi trường chính trị: có thể nói môi trường chính trị là một nguồn rủi ro có ảnh hưởng quan trọng, với hướng tác động có thể là tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của một đơn vị tổ chức. - Môi trường luật pháp: Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật. Xét trong phạm vi quốc tế rộng lớn, do có sự khác biệt về luật pháp giữa các nước nên tính phức tạp và nguy cơ rủi ro cũng gia tăng. - Môi trường hoạt động: Mọi hoạt động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế ẩn chứa nhiều rủi ro đáng lưu ý, cụ thể như: tình trạng lạm phát tăng vượt mức dự kiến, suy thoái kinh tế, biến động tỷ lệ lãi suất và rủi ro trong các hoạt động tín dụng, - Vấn đề nhận thức: Khả năng của một nhà quản trị trong việc hiểu, xem xét, đánh giá, đo lường rủi ro chưa phải là hoàn hảo. 1.2.1.3. Các phương pháp nhận dạng rủi ro - Phương pháp báo cáo tài chính: Bằng việc phân tích các khoản mục của bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo sản xuất, theo dõi chứng từ,… các nhà quản trị rủi ro có thể nhận dạng được các rủi ro. - Phương pháp lưu đồ: Đầu tiên tiến hành xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức. Kế đó liệt kê các nguồn rủi ro về tài chính, pháp lý và nguồn nhân lực,… cho từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải. - Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng những quan sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, về các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến những rủi ro hiện hữu, nhà quản trị rủi ro có thể nhận dạng được những nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp. 8 - Phương pháp hợp tác với các phòng chức năng khác trong tổ chức: Thường xuyên thăm viếng các cán bộ quản lý và nhân viên của các bộ phận nghiệp vụ khác trong công ty để nắm bắt được đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua tư vấn, nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm được những thông tin cần thiết về mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài. - Phương pháp phân tích hợp đồng: Các hợp đồng kinh tế bị vi phạm dẫn đến rủi ro pháp lý và rủi ro khác phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để tránh rủi ro phải nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong hợp đồng trước khi giao kết. - Phương pháp nghiên cứu các số liệu thống kê: Số liệu thống kê cho phép chúng ta nghiên cứu, phân tích một số vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố, người bị nạn và một số các yếu tố nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn. 1.2.2. Đo lường rủi ro Khi đã xác định được nguồn gốc của rủi ro, nhận dạng được chúng thì cần thiết phải đo lường rủi ro. Tại sao lại phải “định lượng” một yếu tố đầy “định tính” là “rủi ro” như vậy? Định lượng hóa sẽ giúp cho việc phân tích và đánh giá tác động của yếu tố rủi ro được rõ ràng và dễ hiểu hơn, khoa học hơn. Thông qua định lượng rủi ro chúng ta ước lượng được các chi phí giảm thiểu rủi ro và các khoản bồi thường tổn thất, từ đó giúp cho việc kiểm soát, quản lý rủi ro hiệu quả. • Các yếu tố cần đo lường Hai khía cạnh cần phải đo lường đó là tần số và mức độ nghiêm trọng của các tổn thất. Từ đó ta có thể ước lượng được giá trị trung bình của tổn thất. Cụ thể:  Đối với rủi ro thuần túy - Đo lường tần số của các tổn thất có thể xảy ra. - Đo lường mức độ nghiêm trọng của các tổn thất đó.  Đối với rủi ro suy đoán - Đo lường tổn thất của các kết quả tích cực và tiêu cực. - Đo lường mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của các kết quả đó. 9 Ta có sơ đồ phân cấp rủi ro như sau: Mức độ tổn thất Thấp Cao Thấp Cao Tần suất của tổn thất 1 2 3 4 - Ô số 1 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp; những rủi ro này ít gây ra tổn thất và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp. - Ô sô 2 diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao; tổn thất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng. - Ô số 3 diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp; rủi ro thường xảy ra nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp. - Ô số 4 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao; tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng. • Các phương pháp đo lường rủi ro  Phương pháp định tính - Đo lường tần số tổn thất 10 [...]... đang cần tuyển dụng thực sự là một thách thức với nhiều rủi ro tiềm ẩn 1 Rủi ro bắt nguồn từ phía doanh nghiệp Tuyển dụng là hoạt động tương tác giữa hai phía, người tuyển dụng và người tìm việc làm Do đó, quá trình tuyển dụng ẩn chứa những rủi ro từ hai phía Thứ nhất, từ phía nhà tuyển dụng, rủi ro xuất phát từ nhiều góc độ 1.1 Rủi ro trong lập kế hoạch tuyển dụng 1.1.1 Đánh giá nhu cầu tuyển dụng Nhu... hơn trong công tác triển khai tuyển dụng và hậu tuyển dụng 1.3 Rủi ro trong việc lựa chọn hình thức tuyển dụng nhân sự  Tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Phương pháp tuyển dụng này có thể dẫn tới những rủi ro như chất lượng ứng viên không đồng đều, có thể sẽ bỏ sót những ứng cử viên thích hợp nhưng không có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin; các kênh đăng tải quảng... như thế nào 1.2 Rủi ro từ nguồn tuyển dụng Một doanh nghiệp có thể lựa chọn những nguồn tuyển dụng khác nhau trong nhiều nguồn tuyển dụng từ thị trường lao động Với mỗi nguồn tuyển dụng khác nhau lại có những rủi ro khác nhau mà một doanh nghiệp cần dự tính được trước và có biện pháp đề phòng hay giảm thiểu rủi ro 23 1.2.1 Nguồn từ nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp Thứ nhất, việc tuyển nhân viên của... định tài trợ rủi ro 2 Khái quát về tuyển dụng nhân sự2 2.1 Khái niệm và tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển Một tổ chức cần thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động nhằm đạt được các mục tiêu của mình Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng... 1988, không những đã phải ngừng tuyển dụng thêm các chuyên viên phân tích mới, Prudential còn phải sa thải 25% các ngôi sao mà công ty đã tuyển dụng trước đó • Giải pháp cho những rủi ro từ nguồn tuyển dụng: Rủi ro từ nguồn tuyển dụng là những rủi ro mang tính chất khách quan và bản chất Trong chừng mực có thể kiểm soát đối khi doanh nghiệp cần phải biết chấp nhận những rủi ro như thế này, thay vào đó,... dạng hóa rủi ro Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ công ty Cũng gần giống như phân chia rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất, đa dạng hóa cũng cố gắng phân chia tổng rủi ro thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác 1.2.4 Tài trợ rủi ro Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để... http://doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Quan-ly/Quy_trinh_tuyen_dung_nhan_su/ 14 2.2 Quá trình tuyển dụng3 Căn cứ vào định hướng chiến lược kết hợp với các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn, mà tổ chức sẽ có những định hướng tuyển dụng riêng mình Quá trình tuyển dụng bao gồm các bước sau: 2.2.1 Lập kế hoạch tuyển dụng Trong hoạt động tuyển dụng, một tổ chức cần xác định xem cần tuyển dụng bao nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển Do có một số người nộp đơn không... làm việc 2.2.2 Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng 2.2.2.1 Nguồn tuyển dụng từ bên trong tổ chức Những nhân viên hiện tại của công ty là đối tượng tuyển dụng có tiềm năng sử dụng ngay Hình thức dễ thấy của nguồn tuyển dụng này là việc điều chuyển nhân viên từ các bộ phận này sang bộ phận khác Đối với những người đang làm việc trong tổ chức, khi ta tuyển dụng những người này vào làm tại các vị trí... sản còn sử dụng được, chuyển nợ, kế hoạch giải quyết hiểm họa, phân chia rủi ro; … • Quản trị thông tin Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức Phòng quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những... • Giải pháp hạn chế những rủi ro này Giống như rủi ro từ nguồn tuyển dụng, rủi ro từ các hình thức tuyển dụng trên cũng là những rủi ro khách quan, doanh nghiệp khó có thể hạn chế tối đa nó Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục phần nào bằng cách linh hoạt trong lựa chọn và áp dụng các biện pháp này sao cho phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công việc cụ thể, sau khi cân nhắc rủi ro và lợi ích mang lại Ví . để quản lý những rủi ro do sai sót trong quá trình tuyển dụng nhân sự mang lại. Vậy, đứng ở góc độ của nhà quản lý, bạn sẽ có những biện pháp gì để giảm thiểu rủi ro trong tuyển dụng nhân sự? . sự của các Doanh nghiệp. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Quản trị rủi ro 1 1.1. Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro 1.1.1. Rủi ro là gì Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu. công ty kinh doanh đó. Rủi ro chuỗi có thể chia thành 4 nhóm: rủi ro kinh doanh, rủi ro thực hiện, rủi ro thanh khoản và rủi ro tai nạn. Bốn 1 Slide bài giảng Quản trị rủi ro, TS. Nguyễn Hải Quang,

Ngày đăng: 11/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    • 1. Quản trị rủi ro1

    • 2. Khái quát về tuyển dụng nhân sự2

    • 2.1. Khái niệm và tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự

      • 2.2. Quá trình tuyển dụng3

        • 2.2.1. Lập kế hoạch tuyển dụng

        • 2.2.2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng

          • 2.2.2.1. Nguồn tuyển dụng từ bên trong tổ chức

          • 2.2.2.2. Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài tổ chức

          • 2.2.3. Xác định nơi tuyển dụng và thời gian tuyển dụng

          • 2.2.4. Tìm kiếm và lựa chọn ứng viên

          • 2.2.6. Đánh giá quá trình tuyển dụng và hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập

          • CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG RỦI RO TRONG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

            • 1.4. Rủi ro trong việc xác định nơi và thời gian tuyển dụng

            • 1.5. Rủi ro trong tìm kiếm và lựa chọn ứng viên6

            • 1.6. Rủi ro trong đánh giá quá trình tuyển dụng.

            • 1.7. Rủi to trong hướng dẫn hội nhập

            • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan