1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps

64 354 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 693 KB

Nội dung

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA    TỔNG LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN Hà Nội, 2008 2 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI GIỚI THIỆU 1 MỞ ĐẦU 2 I. TỔNG QUAN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIẾN 4 1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU 4 1.1.1. Một số khái niệm 4 1.1.2. Các nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu 5 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN 10 1.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN 11 1.2. CƠ SỞ KHUNG ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN 16 II. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN TỚI MỘT SỐ QUỐC GIA CÓ BIỂN VÀ VIỆT NAM 19 2.1. BĂNGLAĐÉT 19 2.2. TRUNG QUỐC 26 2.3. VIỆT NAM 36 2.3.1. Nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn 36 2.3.2. Bão và nước dâng do do bão 39 2.3.3. Nguy cơ xói lở 41 2.3.4. Sản xuất nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch 43 2.3.5. Đa dạng sinh học và hệ sinh thái 46 2.3.6. Giao thông và cơ sở hạ tầng 48 2.3.7. Nước sạch và vệ sinh môi trường 49 III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG CAO Ở VIỆT NAM 49 3.1. CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH 51 3.2. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 53 3.3. TÀI CHÍNH 55 3.4. NÂNG CAO NĂNG LỰC, GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG 56 3.5. HỢP TÁC QUỐC TẾ 56 IV. KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 1 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Trong đó, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc. Biến đổi khí hậu mà tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7 0 C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng với tốc độ ngày càng cao. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên và tính chất biến đổi phức tạp của các hệ thống khí hậu trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học về môi trường hàng đầu trên thế giới đều khẳng định: các loại khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người đã làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên. Biến đổi khí hậu đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia do những ảnh hưởng hiện nay và hiểm họa trong tương lai đối với xã hội loài người. Các hiện tượng khí hậu dị thường và thiên tai liên tục diễn ra ở nhiều vùng trên thế giới. Các nhà khoa học từ lâu cũng đã lên tiếng cảnh báo hiểm họa nghiêm trọng này nhưng chỉ cho đến gần đây, loài người mới thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện cuộc chiến thực sự chống lại sự biến đổi khí hậu. Để có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thế giới cần tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ các nước công nghiệp và huy động sự tham gia nhiều hơn nữa của các nước đang phát triển, đề ra các biện pháp khuyến khích các nước này hạn chế mức phát thải, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu mới nhất của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đang phát triển thuộc nhóm các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ sự biến đổi khí hậu này. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược quốc gia nhằm đối phó và thích ứng với sự biến đổi khí hậu của Việt Nam là một việc làm cấp thiết trong thời gian tới. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia biên soạn Tổng luận “TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU VÀ SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIẾN” nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có cách nhìn bao quát hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu tòan cầu, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với xu thế này. TRUNG TÂM THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA 1 MỞ ĐẦU Trong những năm 80, bằng chứng khoa học về khả năng biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm chung ngày càng tăng. Từ năm 1990, một loạt các hội nghị quốc tế đã đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp để có một hiệp ước toàn cầu về vấn đề này. Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã hưởng ứng bằng cách thiết lập nhóm Công tác Liên Chính phủ để chuẩn bị cho các cuộc hiệp thương của Hiệp ước. Đã có sự tiến bộ nhanh chóng, một phần do sự nỗ lực của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) và các cuộc họp về biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đáp lại kiến nghị của Nhóm Công tác, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại khóa họp năm 1990 đã thành lập Ủy ban Hiệp thương Liên Chính phủ cho một Công ước khung về Biến đổi khí hậu (INC/FCCC). INC/FCCC đã được ủy nhiệm soạn thảo một Công ước khung và các công cụ pháp lý bất kỳ liên quan được coi là cần thiết. Những nhà thương thuyết từ hơn 150 quốc gia đã gặp nhau trong 5 phiên họp trong khoảng thời gian từ tháng 2/1991 đến tháng 5/1992 và đã chấp nhận Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu vào ngày 9 tháng 5 năm 1992 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York. Ngay sau đó, tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển, hay thường gọi là Hội nghị Thượng đỉnh, đã được tổ chức vào tháng 6 năm 1992, ở Rio de Janeiro, Braxin, 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ký Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Công ước là nhằm “ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”. Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khung về Biến đổi khí hậu có hiệu lực kể từ ngày 16/2/2005 bằng sự phê chuẩn của Nga (tháng 10/2004). Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra Chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện "Cơ chế phát triển sạch"(CDM). Bản thỏa thuận nêu cam kết của các nước công nghiệp hóa giảm phát thải sáu loại khí nhà kính ở mức 5% vào năm 2012. Tháng 12/2007, Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Bali, Inđônêxia, các đại biểu đến từ gần 190 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ đã cố gắng tìm ra một lộ trình cho các cuộc đàm phán về một công ước nóng lên toàn cầu mới sẽ có hiệu lực vào năm 2012, khi kết thúc thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto. Hội nghị Bali có ba mục tiêu chính: (1) Mở đầu các đàm phán về ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn sau năm 2012; (2) Đưa ra lịch trình đàm phán quốc tế; (3) Đạt được Thỏa thuận quốc tế mới nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Các quyết định đưa ra tại Hội nghị Bali lần này sẽ mở đầu cho quá trình đạt được các thỏa thuận vào đầu năm 2009, là một dấu hiệu thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế cùng ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội nghị các Bên lần này đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập một chương trình nghị sự ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai. 2 Báo cáo “Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2007 cho biết: Mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1m thì sẽ gây hiểm họa lớn đối với các nước có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp ở ven biển. Theo Báo cáo Tình trạng môi trường biển của Chương trình hành động toàn cầu thuộc UNEP (2006), thì hiện nay, gần 40% dân số thế giới sống tại các vùng ven biển hẹp (chỉ chiếm 6,7% diện tích bề mặt Trái Đất) và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mật độ dân số tại khu vực bờ biển có thể tăng từ 77 người/km 2 năm 1990, lên tới 115 người/km 2 năm 2025. Với nguy cơ nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đối với các cộng đồng ven biển là không thể tránh khỏi. Còn theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2007), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trước sự biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (GDP). Nước biển dâng 3-5m đồng nghĩa với một thảm họa có thể xảy ra ở Việt Nam. Việt Nam phải xây dựng kịch bản thích ứng và đối phó chi tiết vấn đề khí hậu và nước biển dâng, để từ đó đưa ra các chính sách, chương trình hành động đúng, bởi biến đổi khí hậu không chỉ đơn giản là vấn đề của từng ngành, mà liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác. Như vậy, Trái đất nóng lên, nước biển dâng cao và biến đổi khí hậu đến nay không còn là vấn đề riêng của một nước nào mà đó là vấn đề chung, là trách nhiệm của toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đang rất nỗ lực xây dựng và thực hiện các hành động chiến lược nhằm thích ứng với sự nóng lên toàn cầu, ngăn ngừa và hạn chế tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu như nước biển dâng. Tài liệu này tổng hợp chung về tình hình biến đổi khí hậu và đánh giá những ảnh hưởng của sự gia tăng mực nước biển đối với một số quốc gia có biển trong khu vực, dựa trên tổng hợp thông tin từ các Báo cáo lần thứ 4, xuất bản năm 2007 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Báo cáo “Ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh” của Ngân hàng Thế giới (WB), Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tài liệu về thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Bănglađét cùng một số kết quả điều tra khảo sát của các nhà khoa học Việt Nam. Hy vọng rằng những đánh giá trên sẽ cung cấp thông tin cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược và các chương trình nhằm thích ứng với sự biến đổi khí hậu, giảm thiểu những tổn thất do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 3 I. TỔNG QUAN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIẾN 1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU 1.1.1. Một số khái niệm Hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16 o C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO 2 , bụi, hơi nước, mêtan (CH 4 ), CFC Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO 2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO 2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển Trái đất làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO 2 => CFC => CH 4 => O 3 =>NO 2 . Sự gia tăng nhiệt độ Trái đất do Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường Trái đất. Biến đổi khí hậu Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò tăng tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2 , CH 4 , N 2 O, HFCs, PFCs và SF 6 . 4 - CO 2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra tử các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH 4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N 2 O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22. - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. - SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. 1.1.2. Các nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm qua (1995-2006) được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,74 0 C (0,56 0 C đến 0,92 0 C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là 0,6 0 C (từ 0,4 0 C đến 0,8 0 C) (1901-2000). Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. Khí CO 2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất do các hoạt động của con người tạo ra. Từ năm 1970 đến năm 2004, phát thải hàng năm của loại khí này tăng khoảng 80%. Xu thế giảm dài hạn khí thải CO 2 trên một đơn vị năng lượng đã bị đảo ngược sau năm 2000. 5 Năm 2005, nồng độ CO 2 trong khí quyển là 379 ppm và CH4 là 1.774 ppm, vượt xa mức tự nhiên trong hơn 650.000 năm qua. Nồng độ CO 2 trên toàn cầu tăng chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thay đổi mục đích sử dụng đất (hoạt động này chỉ góp một phần nhỏ). Tăng nồng độ CH 4 chủ yếu do nông nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch. Tốc độ tăng CH 4 cũng đã giảm kể từ những năm đầu thập kỷ 90. Kể từ 1750, nồng độ CO 2 , CH 4 , N 2 O trong khí quyển toàn cầu tăng rõ rệt do các hoạt động của con người và hiện nay vượt xa so với mức của thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, làm tan chảy cả các khối băng đã tồn tại qua hàng nghìn năm. Hầu hết sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu quan sát được từ giữa thế kỷ 20 có thể do tăng nồng độ khí nhà kính. Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở các lục địa (trừ Nam Cực) đã tăng lên đáng kể. Nóng lên toàn cầu làm gia tăng mực nước biển. Từ năm 1961, mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng cao với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm (từ 1,3-2,3 mm/năm) và từ năm 1993 ở mức 3,1mm/năm (từ 2,4- 3,8 mm/năm), do sự dãn nở vì nhiệt, tan các mũ băng và những tảng băng ở vùng cực. Tốc độ băng tan diễn ra nhanh nhất trong thời gian từ 1993 đến 2003 thể hiện sự biến đổi trong một thập kỷ, chứ chưa phải là một xu thế tan chảy dài hạn rõ ràng. Nóng lên toàn cầu làm giảm lượng băng và tuyết. Dữ liệu vệ tinh từ năm 1978 chỉ ra rằng, trung bình hàng năm, diện tích băng biển ở Bắc cực giảm khoảng 2,7%/thập kỷ (từ 2,1-3,3%/thập kỷ), mức giảm lớn nhất trong mùa hè là 7,4%/thập kỷ (5,0-9,8%/thập kỷ). Độ che phủ băng và tuyết ở vùng núi nhìn chung giảm ở cả hai bán cầu. Từ năm 1900 đến 2005, lượng mưa tăng đáng kể ở các khu vực phía đông của Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á, nhưng giảm ở Sahel, Địa Trung Hải, Nam Phi và các khu vực Nam Á. Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán đã tăng lên từ những năm 1970. Rõ ràng là trong hơn 50 năm qua: số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở hầu hết các khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở nên thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện tượng như mưa lớn tăng ở hầu hết các khu vực và kể từ năm 1975 phạm vi ảnh hưởng của mực nước biển cao tăng trên toàn thế giới. Bão nhiệt đới gia tăng, xuất hiện với cường độ mạnh ở Bắc Đại Tây Dương từ khoảng năm 1970 và không thấy tăng lên ở những nơi khác. Cũng không có xu thế rõ ràng về số lượng các cơn bão nhiệt đới hàng năm. Khó có thể xác định được xu hướng lâu dài về hoạt động của bão, đặc biệt trước năm 1970. Nhiệt độ trung bình của Bắc bán cầu trong nửa sau của thế kỷ 20 cao hơn bất kỳ giai đoạn 50 năm nào trong 500 năm gần đây và có thể cao nhất trong ít nhất 1300 năm qua. Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu lục và hầu hết các đại dương chỉ ra rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng bởi những biến đổi khí hậu khu vực, đặc biệt là nhiệt độ tăng. Những biến đổi về tuyết, băng và các vùng đất đóng băng, kích thước các hồ băng và sự bất ổn ở các vùng núi và vùng đóng băng khác dẫn đến những thay đổi ở một số hệ sinh thái ở Nam Cực và Bắc Cực. 6 Một số hệ sinh thái dưới nước cũng bị ảnh hưởng do tăng lưu lượng nước, ảnh hưởng đến cấu trúc nhiệt và chất lượng nước sông hồ. Với các hệ sinh thái trên cạn, mùa xuân đến sớm hơn, xu thế dịch chuyển lên các cực và dịch chuyển lên cao đối với một số hệ động vật, thực vật có liên quan đến hiện tượng nóng lên gần đây. Còn với các hệ sinh thái biển và nước ngọt, những thay đổi về hệ động vật, thực vật và sự phong phú của tảo, sinh vật phù du và cá liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của nước, cũng như liên quan đến những thay đổi về độ che phủ của băng, độ mặn, hàm lượng ôxy và sự lưu thông của nước. Có thể tóm lược những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến các khu vực trên thế giới như sau: Châu Phi - Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về nước do biến đổi khí hậu. - Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước mưa có thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Phi sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và tăng tình trạng suy dinh dưỡng. - Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ 5%-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). - Năm 2080, diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ 5%-8% theo các kịch bản khí hậu. Châu Á - Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ giảm. - Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển. - Biến đổi khí hậu kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn. Ôxtrâylia và New Zealand - Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một số điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có Rạn san hô Great Barrier và các vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Ôxtrâylia. - Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền nam và đông Ôxtrâylia, tại miền Bắc và một số vùng Đông New Zealand. - Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền đông nam Ôxtrâylia và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ được hưởng những lợi ích ban đầu. 7 [...]... hưởng khi mực nước biển dâng cao 1m Tác động của mực nước biển dâng cao đến GDP cao hơn chút ít so với tác động đến dân số Các vùng đất ngập nước cũng chịu tác động đáng kể cho dù nước biển chỉ dâng 1m Sẽ có 7,3% các vùng đất ngập nước ở 84 nước bị ảnh hưởng khi mực nước biển dâng cao 5m Với mỗi chỉ thị, WB đưa ra danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất Theo đó, với kịch bản nước biển dâng cao 1m, Bahamas... ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN Các nghiên cứu về tác động của mực nước biển dâng cao thường tập trung vào đánh giá các tác động và sự ứng phó Năm 2001, Smit và các cộng sự đã đưa ra khung đánh giá, trên cơ sở khung của Klein và Nicholls (1999) làm nền tảng cho thực hiện diễn giải và so sánh Mực nước biển, cho dù do nguyên nhân nào thì nó cũng có những tác động như tăng xói lở và ngập lụt... Latin và Caribê (25 nước) ; Trung Đông và Bắc Phi (13 nước) ; Châu Phi cận Xahara (29 nước) ; Đông Á (13 nước) ; và Nam Á (4 nước) Với mỗi nước và khu vực, các nhà khoa học đánh giá tác động của mực nước biển dâng cao theo 6 chỉ thị: đất đai, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), diện tích đô thị và đất ngập nước Cuối cùng, các tác động này được tính toán theo các kịch bản về mực nước biển dâng cao từ... là 3,4% Nước biển dâng sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sinh kế và sự tồn tại của những cộng đồng tại các vùng ven biển thấp này Trong 50 năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5mm/năm Mực nước biển dâng cao ở các địa phương có sự khác biệt lớn, trong đó có ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo địa chất và hoạt động do con người, tùy địa phương nhưng cùng góp phần làm mực nước biển dâng cao tương... bình toàn cầu tăng khoảng 30C (tương ứng từ năm 1980-1999) Khi nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 3,5 0C, dự báo mô hình cho thấy trên toàn cầu sẽ có từ 40%-70% loài tuyệt chủng 9 1.2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN Do những hoạt động khác nhau của con người, nồng độ CO2 và các khí nhà kính khác tích luỹ trong khí quyển của Trái đất và gây ra nóng lên toàn cầu Mực nước biển dâng. .. cao tương đối Mực nước biển dâng cao tương đối ở khu vực có ý nghĩa quan trọng hơn so với mực nước biển dâng cao toàn cầu Tốc độ nâng kiến tạo ở Qinhoangdao và bán đảo Sơn Đông cao hơn so với tốc độ nước biển dâng nên mực nước biển khu vực này hạ thấp chút ít Các vùng đồng bằng ven biển và châu thổ của các con sông lớn nằm trên đới địa chất có tốc độ sụt lún 13mm/năm Tốc độ sụt lún của nền đất còn bị... và cao Nóng lên toàn cầu và nước biển dâng có thể tiếp diễn trong nhiều thế kỷ do tính phức tạp và sự phản hồi của các quá trình khí hậu, thậm chí ngay cả khi nồng độ các khí nhà kính đã ổn định Sau năm 2100, sự thu hẹp của dải băng Greenland sẽ tiếp diễn, góp phần làm cho mực nước biển dâng cao hơn Các mô hình hiện nay cho thấy dải băng tan chảy hoàn toàn sẽ làm cho mực nước biển dâng cao khoảng 7m... xây dựng ở khu vực ven biển Trước nguy cơ nước biển dâng, các tài sản này sẽ bị đe doạ và tiềm năng du lịch thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng Với một nước có địa hình thấp trũng như Bănglađét, thì các tác động của nước biển dâng là quá rõ ràng Các hoạt động sinh kế của người dân và các hệ sinh thái quan trọng bị ảnh hưởng Nước biển dâng sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của Bănglađét Chính vì... đường bờ biển dạng bùn trong 20 năm qua cho thấy các hoạt động khai thác cát, giảm phù sa và nước biển dâng góp phần gây xói lở bờ biển, tương ứng với 50%, 40% và 10% Như vậy có thể thấy rõ, xói lở vùng ven biển Trung Quốc là hậu quả của sự kết hợp giữa các quá trình tự nhiên và các hoạt động con người Gia tăng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và tầng ngậm nước là một hậu quả khác của nước biển dâng, ... cực, các tác động đặc biệt là những tác động do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp - Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống truyền thống của các cộng đồng bản địa Các nhỏ đảo - Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở và các thảm hoạ ven biển khác, đe dọa cơ sở các hạ tầng có ý nghĩa quan trọng, nơi ở và các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các . mực nước biển dâng cao 1m. Tác động của mực nước biển dâng cao đến GDP cao hơn chút ít so với tác động đến dân số. Các vùng đất ngập nước cũng chịu tác động đáng kể cho dù nước biển chỉ dâng. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN Các nghiên cứu về tác động của mực nước biển dâng cao thường tập trung vào đánh giá các tác động và sự ứng phó. Năm 2001, Smit và các cộng sự đã đưa ra. HỌC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN 10 1.3. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI MỰC NƯỚC BIỂN 11 1.2. CƠ SỞ KHUNG ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DÂNG CAO NƯỚC BIỂN 16 II. ẢNH HƯỞNG CỦA

Ngày đăng: 11/08/2014, 06:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alex de Sherbinin, Andrew Schiller, Alex Pulsipher, Climate change and the risks of settlement in the low elevation coastal zone, Magazine of the International Human Dimensions Programme on Global Environmental Change, October 2007, Issue 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alex de Sherbinin, Andrew Schiller, Alex Pulsipher, "Climate change and the risks ofsettlement in the low elevation coastal zone
2. Coleen Vogel, Three Cities and Their Vulnerabilities to Climate Hazards, Magazine of the International Human Dimensions Programme on Global Environmental Change, Issue 2, October 2007 ã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Coleen Vogel, "Three Cities and Their Vulnerabilities to Climate Hazards, Magazineof the International Human Dimensions Programme on Global EnvironmentalChange
3. Vũ Thanh Ca, Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Đạo, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Tân Được, Nguyễn Thanh Tâm, Các kết quả đánh giá về khả năng xảy ra sóng thần trên các vùng bờ biển ở Việt Nam, Hội thảo “Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam”, Hà Nội, tháng 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Thanh Ca, Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Xuân Đạo, Nguyễn Hoàng Anh, NguyễnTân Được, Nguyễn Thanh Tâm, "Các kết quả đánh giá về khả năng xảy ra sóng thầntrên các vùng bờ biển ở Việt Nam", Hội thảo “Xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sóngthần cho các vùng bờ biển Việt Nam
4. Nguyễn Quang Cầu, Sự truyền triều và xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long và xu thế xâm nhập sâu của chúng, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tập san năm 2005, http://www.hcmussh.edu.vn/USSH/Magazine Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Cầu
7. Y. D. Chen, Q. Zhang, T. Yang, C. Xu, X. Chen, and T. Jiang, Behaviors of extreme water level in the Pearl River Delta and possible impacts from human activities , Hydrology and Earth System Sciences Discussions, Shanghai, 5 December 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y. D. Chen, Q. Zhang, T. Yang, C. Xu, X. Chen, and T. Jiang, "Behaviors of extremewater level in the Pearl River Delta and possible impacts from human activities
8. Fan Daidu, Li Congxian, Complexities of China’s Coast in Response to Climate Change, Advances in Climate Change Research, Article ID: 1673-1719 (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fan Daidu, Li Congxian, "Complexities of China’s Coast in Response to ClimateChange
9. Md. Golam Mahabub Sarwar, Impacts of Sea Level Rise on the Coastal Zone of Bangladesh, Lund University International Masters, Programme in Environmental Science, Nov. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Md. Golam Mahabub Sarwar, "Impacts of Sea Level Rise on the Coastal Zone ofBangladesh
10. GS.TS Phan Nguyên Hồng, Ảnh hưởng của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và khả năng ứng phó, Tạp chí Biển, tháng 7+8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS Phan Nguyên Hồng, "Ảnh hưởng của nước biển dâng đến hệ sinh thái rừngngập mặn và khả năng ứng phó
11. PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Cục Quản lý tài nguyên Nước, Thực trạng suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra đối với quản lý, Tạp chí Khí tượng thủy văn, 5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Lê Bắc Huỳnh, Cục Quản lý tài nguyên Nước, "Thực trạng suy giảm nguồnnước ở hạ lưu các lưu vực sông và những vấn đề đặt ra đối với quản lý
12. IPCC, Climate Change 2007: Synthesis Report, 2007, www.ipcc.ch/pdf/assessment- report/ar4/syr/ar4_syr_spm.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: IPCC, "Climate Change 2007: Synthesis Report
13. Gs.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, Quá trình biến đổi khí hậu, Tạp chí Khí tượng thuỷ văn, tháng 11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gs.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, "Quá trình biến đổi khí hậu
14. John Pilgrin, Tác động của mực nước biển dâng đến các sinh cảnh quan trọng ở Việt Nam, Báo cáo tham luận Ngày đa dạng sinh học quốc tế tại Việt Nam, Hà Nội, 5/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: John Pilgrin, "Tác động của mực nước biển dâng đến các sinh cảnh quan trọng ở ViệtNam
15. John Church, Sea-level rise and global climate change, World Climate Research Programm, 02/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: John Church, "Sea-level rise and global climate change
16. Ths. Nguyễn Thị Phương, Phân viện Khí tượng Thủy văn &Môi trường phía Nam, Một số nét về mặn vùng hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai, Tạp chí Khí tượng thuỷ văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ths. Nguyễn Thị Phương, Phân viện Khí tượng Thủy văn &Môi trường phía Nam,"Một số nét về mặn vùng hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai
17. Robert J. Nicholls, OECD Workshop on the Benefits of Climate Policy: Improving Information for Policy Makers Case study on sea-level rise impacts, Dec.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Robert J. Nicholls, OECD Workshop on the Benefits of Climate Policy: "ImprovingInformation for Policy Makers Case study on sea-level rise impacts
18. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, Bùi Văn Vượng, Các thuỷ vực ven bờ biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, tháng 7/2007, No.1, trang 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, Bùi Văn Vượng, "Các thuỷ vực venbờ biển Việt Nam
20. Zhu Jianrong, Wu Hui, Shen Huantitng, Impact of the three gorges dam and project pumping water from the changjiang river into north china on the saltwater intrusion in the changjiang estuary, State Key Laboratory of Estuarine and Coastal Research, East China Normal, University, Shanghai 200062 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Zhu Jianrong, Wu Hui, Shen Huantitng, "Impact of the three gorges dam and projectpumping water from the changjiang river into north china on the saltwater intrusionin the changjiang estuary
21. Susmita Dasgupta, The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, World Bank, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Susmita Dasgupta, "The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: AComparative Analysis
5. National Climate Change Programme, People’s Republic of China, 2007. http://www.ccchina.gov.cn/WebSite/CCChina/UpFile/File188.pdf Link
6. National Adaptation Programme of Action (NAPA), Government of the People’sRepublic of Bangladesh, November 2005,http://unfccc.int/resource/docs/napa/ban01.pdf Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên toàn cầu (Nguồn: IPCC 2007) - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Hình 1. Sự thay đổi nhiệt độ đại dương và đất liền trên toàn cầu (Nguồn: IPCC 2007) (Trang 14)
Bảng 1. Tác động của mực nước biển dâng cao đến khu vực Đông Á - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 1. Tác động của mực nước biển dâng cao đến khu vực Đông Á (Trang 16)
Bảng 2. Tác động của mực nước biển dâng cao ở Nam Á - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 2. Tác động của mực nước biển dâng cao ở Nam Á (Trang 17)
Hình 2. Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Hình 2. Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á (Trang 18)
Hình 3. Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á Nguồn: WB 2007 - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Hình 3. Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ở Đông Á Nguồn: WB 2007 (Trang 19)
Hình 5.  Cơ sở khung đánh giá Tính tổn thương và tác động của sự  dâng cao nước biển đối với vùng ven biển - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Hình 5. Cơ sở khung đánh giá Tính tổn thương và tác động của sự dâng cao nước biển đối với vùng ven biển (Trang 20)
Bảng 4. Các kịch bản và nhiệt độ và nước biển dâng theo IPCC (2007) - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 4. Các kịch bản và nhiệt độ và nước biển dâng theo IPCC (2007) (Trang 21)
Bảng 5: Nước biển dâng và những ảnh hưởng tiềm tàng ở Bănglađét - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 5 Nước biển dâng và những ảnh hưởng tiềm tàng ở Bănglađét (Trang 22)
Bảng 6. Số liệu thống kê 14 đơn vị hành chính ven biển ở Trung Quốc - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 6. Số liệu thống kê 14 đơn vị hành chính ven biển ở Trung Quốc (Trang 29)
Bảng 10. 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 10. 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m (Trang 43)
Bảng 11. Các kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam - Tác động của BĐKH toàn cầu và sự dâng cao nước biển pps
Bảng 11. Các kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w