I. TỔNG QUAN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ DÂNG CAO
2.3.2. Bão và nước dâng do do bão
Việt Nam có lịch sử lâu dài đối phó với thiên tai và có nhiều biện pháp ứng phó khi có thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, trong những năm gần đây từ 2001 cho đến nay, do biến đổi khí hậu thời tiết có những diễn biến thất thường, thiên tai xảy ra dồn dập, cường độ ác liệt hơn.
Bão là hiện tượng thời tiết nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam. Hàng năm có gần 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 3-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam gây ra những thiệt hại lớn về người và của. Năm 2006 là năm điển hình về tần suất bão đổ bộ vào Việt Nam. Nhiều cơn bão xuất hiện với cường độ mạnh và có hướng di chuyển tương đối phức tạp. Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung.
Bão thường kết hợp với hiện tượng nước dâng do bão, tạo thành gió và sóng do gió. Gió bão mạnh sẽ tạo ra sóng lớn và sóng này làm tăng cao mực nước biển nhiều hơn tác dụng của gió tại vùng ven bờ. Trong thời gian 30 năm qua, người ta ghi nhận được có một nửa số trong số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã làm dâng cao mực nước trên 1 mét và có 11% số cơn bão làm dâng cao mực nước biển trên 2 mét. Một số trường hợp rất đặc biệt, bão có thể tạo thành nước dâng cao đến vài mét. Ở một số vùng ven biển, nguồn cung cấp bùn cát thông thường giảm và hệ quả là bão thường tạo nên sóng và làm cho đường bờ biển hạ thấp đi một cách nhanh chóng, làm cho nước dâng do bão gây ra xâm nhập sâu hơn vào đất liền.
Bảng 10. 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m Tỉnh Tổng diện tích(km2) Diện tích bị ngập(km2) % bị ngập Bến Tre 2.257 1.131 50.1 Long An 4.389 2.169 49,4 Trà Vinh 2.234 1.021 45,7 Sóc Trăng 3.259 1.425 43,7 TP.Hồ Chí Minh 2.003 862 43,0 Vĩnh long 1.508 606 39,7 Bạc Liêu 2.475 962 38,9 Tiền Giang 2.397 783 32,7 Kiên Giang 6.224 1.757 28,2 Cần Thơ 3.062 758 24,7 Tổng cộng 29.827 11.474 38,6
Nguồn: Jeremy Carew-Ried-Giám đốc Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường (ICEM), 2007
Cơn bão số 9 có tên quốc tế là Durian đổ bộ vào đất liền nước ta từ sáng 04/12/2006. Theo thống kê sau hơn một ngày tàn phá tại vùng biển và đất liền Nam Trung bộ Việt Nam, cơn bão đã cướp đi sinh mạng và làm mất tích trên 70 người, hàng nghìn người bị thương cùng hàng trăm tàu thuyền bị nhấn chìm, hàng nghìn công trình dân dụng bị tốc mái, sập đổ, hư hỏng nặng. Nước dâng do bão Durian gây ra lớn, khoảng 0,3-0,7m.
Bão số 6 (Xangsane) đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 9/2007 là một trong những cơn bão mạnh nhất trong khoảng 20 năm qua. Bão đã làm mực nước dâng trên diện rộng, dọc khu vực ven biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng, đặc biệt là ở khu vực ven biển Thừa Thiên Huế. Tại Thừa Thiên-Huế (khu vực Vĩnh Tu) mức nước dâng cao tới 2,18m, tại Quảng Bình-Quảng Trị (Lệ Thuỷ-Triệu Phong) là 1,78m.
Nước biển dâng cao ngoài ảnh hưởng của bão còn do nguyên nhân sóng thần. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống quan trắc sóng thần nên chưa ghi nhận được thông tin nào về sóng thần ở vùng biển nước ta. Khu vực biển Đông nằm kế cận với hai đới động đất mạnh trên thế giới là vành đại động đất Thái Bình Dương và Địa Trung Hải xuyên Á. Tuy nhiên, dải ven biển nước ta nằm khác xa với nguồn gây sóng thần. Với khoảng cách 1.200km từ vùng nguồn tới ven biển Nam Trung Bộ và xa hơn nữa đối với các vùng dân cư thuộc đồng bằng sông Hồng và thì thời gian truyền sóng thần đủ để giảm thiểu tốn thất và người và tài sản.
Trong khoảng thời gian từ 1627 đến 1994, tại khu vực Biển Đông và lân cận đã xảy ra 73 trận động đất có kèm theo sóng thần. Theo các kết quả điều tra của các nhà
khoa học Việt Nam và dựa vào phân tích chi tiết về các trận động đất xảy ra trên Biển Đông, các cơn bão và điều kiện thời tiết cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, sóng thần mà người dân ghi nhận trong thời gian vài chục năm gần đây đều bị nhầm lẫn với nước dâng do bão hoặc sóng ngắn. Tuy nhiên, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành đánh giá về khả năng và cảnh báo nguy cơ xảy ra sóng thần trên bờ biển Việt Nam và đề ra biện pháp ứng phó nhằm giảm thiệt hại. Gần đây nhất, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất lớn thứ tư kể từ năm 1900 đã xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Inđônêxia. Trận động đất được đánh giá là có cường độ hơn 9,0 độ Rích te đã gây ra một dải đứt gẫy dài tới 1.200km và tạo ra sóng thần có độ cao hơn 12m tại nhiều khu vực. Trận sóng thần này không gây hậu quả gì đối với lãnh thổ nước ta nhưng những tài liệu thu thập được đã cho thấy nhiều vùng xuất hiện hiện tượng triều giả (hiện tượng dao động của mặt nước các hồ, sông, cảng biển gần kín khi thì dồn về bên này hoặc bên kia của bờ hồ mỗi khi có động đất lớn kèm theo sóng thần). Mực nước hồ tại khu vực Thác Cạn dâng lên khoảng 30cm, sau đó lại hạ xuống. Ngoài ra, hiện tượng trên còn xảy ra tạo nhiều hồ nước ở bán đảo Cà Mau.