I. TỔNG QUAN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ DÂNG CAO
2.3.4. Sản xuất nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch
Sản xuất nông nghiệp
Nước biển dâng cao khiến tình hình nhiễm mặn đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh ven biển Việt Nam. Nhiễm mặn làm tăng độ dẫn điện tăng. Quá trình nhiễm mặn không chỉ đem lại hậu quả khó khăn cho sản xuất mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân. Tại các điểm nhiễm mặn hầu như không thể trồng được loại cây màu nào, phần lớn các diện tích nhiễm mặn hiện đang bị bỏ hoang chờ thau chua, rửa mặn mới có thể khôi phục sản xuất trở lại. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2004, đồng bằng sông Cửu Long có hơn 200.000 ha lúa và hoa màu bị khô hạn và nhiễm mặn. Nước mặn đã làm hàng trăm ha lúa hè thu ở Trà Vinh, Hậu Giang bị mất trắng.
Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất. Tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50%. Các vùng ven biển Việt Nam có dân số khoảng 18 triệu người, chiếm gần ¼ dân số cả nước trong đó diện tích đất sử dụng chỉ chiếm 16% tổng diện tích cả nước. 58% dân cư vùng ven biển chủ
yếu sống dựa và nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 10.000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghề cá.
Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nhưng các nhà khoa học đang cảnh báo nguy cơ thu hẹp diện tích đất canh tác và những biến đổi bất thường của khí hậu mà khu vực này này có thể phải đối mặt. Theo thống kê, Đồng
Hộp 3. Biến đổi khí hậu và phát triển con người ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trong 15 năm qua, Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc về phát triển và con người. Mức đói nghèo đã giảm và chỉ số xã hội được nâng cao khiến Việt Nam sớm đi trước về hầu hết mọi Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG). Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa thực sự đối với những thành tựu này và không đâu nghiêm trọng hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam có lịch sử lâu đời về đối phó với thời tiết khắc nghiệt, nằm trong vùng bão, với bờ biển dài và châu thổ sông ngòi chằng chịt và gần như đứng đầu trong danh mục các nước bị thiên tai. Trung bình mỗi năm có 6-8 trận bão. Nhiều trận để lại sự tàn phá nặng nề, gây thương vong lớn, phá hoại nhà cửa, thuyền bề và cướp trắng mùa màng. 8000 km đê sông, đê biển của đất nước, trong đó có nhiều đoạn do nhân dân đào đắp bao thể kỷ mới nên, đã minh chứng cho quy mô đầu tư quốc gia vào công tác quản lý rủi ro.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đặc biệt quan ngại. Là một trong những vùng dân cư đông đúc nhất Việt Nam, đây là nơi cư ngụ của 17,2 triệu người và cũng là vựa lúa của đất nước, đóng vai trò tối quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia. Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất một nửa lượng lúa gạo của Việt Nam, đồng thời chiếm phần lớn thuỷ sản và trái cây.
Phát triển nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong xóa đói giảm nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tư vào thuỷ lợi, hỗ trợ tiếp thị và khuyến nông đã giúp nông dân tăng cường sản xuất, cấy trồng 2 thậm chí 3 vụ một năm. Nông dân đã đắp đê xây kè để bảo vệ đồng ruộng khỏi ngập lụt khi bão to mưa lớn.
Biến đổi khí hậu gây đe dọa ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1m vào 2100.
Với Đồng bằng sông Cửu Long thấp trũng, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% đất của đồng bằng này có nguy cơ nhiễm mặn cục độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9% nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng này sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm.
Những biến đổi này sẽ tác động tới phát triển con người ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù mức đói nghèo đã và đang giảm, bất bình đẳng đang gia tăng, một phần là do nhiều người không có đất. Vẫn còn 4 triệu người đói nghèo ở Đồng bằng này. Nhiều người trong số này thiếu sự chăm sóc y tế cơ bản và tỷ lệ trẻ em bỏ học khá cao. Đối với nhóm này, ngay cả một sụt giảm nhỏ về thu nhập hay mất cơ hội việc làm do lũ lụt sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với dinh dưỡng, sức khoẻ và giáo dục. Người nghèo phải chịu nguy cơ gấp đôi. Khả năng số người này sinh sống ở những vùng dễ ngập lụt là cao hơn- song khả năng sống trong những ngôi nhà kiên cố, vững chắc thì thấp hơn.
bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích gần 35.000 km2 , trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên hơn và khó dự đoán.
Hầu hết nông dân Việt Nam có rất ít đất canh tác, đặc biệt là nông dân vùng ven viển. Tại các vùng nông thôn Bắc Bộ và Trung Bộ bình quân đất canh tác trên đầu
người chỉ khoảng 1,2-1,3 sào Bắc Bộ (360m2). Các vùng ven biển miền Trung đất đai
bị bạc màu và khô cằn, vì sinh kế người dân buộc phải tìm cách khai thác tài nguyên biển và ven bờ, phá huỷ các hệ sinh thái có giá trị cực quỳ quan trọng như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, bãi triều… Vì vậy, việc mất đi một phần rất lớn quỹ đất trồng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, cùng quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Việt Nam trước một thách thức rất nghiêm trọng.
Nuôi trồng thuỷ sản
Có thể nói, trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thuỷ sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Năm 2007, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả năm 2007 đạt 3.752 triệu USD, tăng 4% so với kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006. Cùng với sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, nhìn chung cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Hết tháng 1/2008, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 120 ngàn tấn, tăng 5% so với kế hoạch, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007.
Biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế ở các vùng ven biển Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển được coi là ngành có tăng trưởng quan trọng, có giá trị xuất khẩu cao và cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ở các vùng ven biển Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2006, hai cơn bão Chanchu và cơn bão Xangsane đã ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chế biến thuỷ sản các tỉnh ven biển miền Trung: 3.974 ha đầm nuôi cá, tôm bị ngập kéo theo 494 tấn cá tôm bị phá huỷ, 951 tầu thuyền đánh cá bị chìm, ước tính thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Tháng 11/2007, do ảnh hưởng của bão số 7, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông và ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc hoạt động mạnh đã làm hạn chế các hoạt động khai thác thuỷ sản. Tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Khánh Hoà, Phú Yên, đây là những nơi có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá biển, nhuyễn thể, cua, ghẹ lớn. Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa qua, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đổi nhanh khiến cho các đối tượng nuôi khác như tôm hùm, rong sụn tại một số địa phương như Khánh Hoà, Phú Yên bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Ở Việt Nam có tới 58% dân cư vùng ven biển có sinh kế chủ yếu dựa và nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 10.000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghề cá. Một điểm đáng được quan tâm đối với cộng động dân cư ven biển là đa số những người làm nghề đánh bắt thủy sản là những người nghèo trong xã hội. Do sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm, nền tảng kinh tế của mọi cộng đồng dân cư ven biển không được ổn định. Từ đó phát sinh những vấn đề xã hội mà chính quyền ở các địa phương giải quyết. Sản xuất nông nghiệp lượng lương thực giảm sẽ đẩy giá bán cao lên, số người nghèo gia tăng, người suy dinh dưỡng ngày càng nhiều... Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như xóa đói nghèo.