I. TỔNG QUAN VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ DÂNG CAO
2.3.3. Nguy cơ xói lở
Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ từ vài mét tới hàng chục mét mỗi năm và có xu hướng gia tăng mạnh trong một thập niên gần đây. Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây cũng góp phần gây ra sụt lở mạnh hơn. Sự tăng dòng chảy sông cũng là một nguyên nhân gây xói lở, nhưng thường chỉ xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn.
Ngoài các nguyên nhân do tự nhiên, tác động của con người trong việc làm tăng thiệt hại do xói lở cũng khá rõ ràng. Bờ biển nước ta dài hơn 3.000 km, song chỉ có 2.800 km đê biển, trong đó có 1.400 km đê trực tiếp với biển và khoảng 1.400 km đê cửa sông. Tuy nhiên, hệ thống đê ở nước ta hầu hết đê được đắp bằng đất (như đê lấn biến, ngăn mặn), do dân tự xây dựng hoặc đê bêtông cốt thép do nhà nước xây dựng. Trong số trên có nhiều đoạn đê đã yếu, hoặc xây dựng bằng các vật liệu có chất lượng kém và sử dụng các biện pháp xây dựng thủ công không phù hợp. Điều này dẫn tới các đoạn đê đó thường bị mối, đe doạ sạt lở và thẩm thấu qua chân công trình.
Dọc theo các đồng bằng ven biển miền Trung, hệ thống đê biển được xây dựng để bảo vệ cho người dân địa phương chống lại các hiện tượng bất thường như bão. Những hệ thống này có vai trò thiết yếu đối với nền nông nghiệp. Vì lý do nào đó mà các con đê này không ngăn được nước biển tràn vào hoặc bị vỡ thì ruộng đồng sẽ bị nước biển làm cho nhiễm mặn và không thể gieo trồng được trong nhiều năm. Tại nhiều tuyến đê, rừng ngập mặn còn bị phá huỷ để nuôi tôm, chặt cây lấy gỗ, hoặc tàn phá do chất độc hóa học, người dân lấn chiếm mặt đê để làm vườn, xây nhà. Chính các hoạt động này đã góp phần tạo điều kiện cho các hoạt động xói lở bờ biển diễn ra mạnh mẽ hơn.
Bảng 11. Các kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam
Kịch bản nước biển dâng cao ở Việt Nam (cm) so với năm 1990
Kịch bản phát thải 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Cao A1F1 Thấp 1,3 2,2 3,2 4,6 6,3 8,5 10,9 13,4 15,9 18,3 TB 3,0 4,8 7,1 10,0 13,7 18,2 23,2 28,6 34,1 39,7 Cao 4,9 8,1 12,0 16,8 22,9 30,5 39,1 48,5 58,2 68,0 A2 Thấp 1,3 2,2 3,2 4,2 5,6 7,1 8,7 10,6 12,7 14,9 TB 3,1 5,0 7,1 9,6 12,5 15,7 19,4 23,6 28,1 33,1 Cao 5,1 8,4 12,0 16,3 21,2 26,8 33,3 40,6 48,6 57,3 Trung bình A1B Thấp 1,2 2,2 3,2 4,6 6,1 7,6 9,3 10,8 12,2 13,5 TB 2,9 4,8 7,1 10,0 13,3 16,8 20,6 24,3 28,0 31,5 Cao 4,9 8,1 12,0 16,8 22,4 28,6 33,3 42,1 48,9 55,5 B2 Thấp 1,3 2,3 3,3 4,4 5,6 6,8 8,1 9,4 10,7 12,0 TB 3,1 5,1 7,5 10,0 12,8 15,8 18,8 22,0 25,3 28,8 Cao 5,1 8,5 12,6 17,1 22,0 27,3 33,0 38,8 48,0 51,3 Cao A1T Thấp 1,2 2,0 3,1 4,4 5,7 7,1 8,4 9,5 10,5 11,5 TB 2,9 4,6 6,9 9,6 12,79 15,9 19,0 22,2 25,1 27,9 Cao 4,9 7,8 11,5 16,2 21,5 27,1 33,0 38,8 44,6 50,0 B1 Thấp 1,3 2,3 3,5 4,6 5,9 7,1 8,1 9,4 10,0 10,6 TB 3,1 5,2 7,7 10,5 13,4 16,3 19,2 21,9 24,6 26,9 Cao 5,1 8,7 13,0 17,8 23,0 8,5 33,7 39,4 44,2 49,1
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, 2/2008
Đối với châu thổ sông Hồng, trước khi đạt đến trạng thái hiện nay, châu thổ này được bồi tụ trong một vịnh khá kín và có thuỷ triều biến độ lớn. Trên bình diện chung, châu thổ sông Hồng do sông thống trị, vai trò của thuỷ triều ở vị trí thứ hai và sông ở vị trí thứ ba. Gần một thế kỷ qua, châu thổ sông Hồng bồi lấn ra biển trung bình 28m/năm, có nơi 100-120m/năm như ở cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Tuy nhiên, khoảng một phần năm chiều dài bờ châu thổ sông Hồng đang bị xói lở mạnh, tiêu biểu là đoạn Hải Hậu dài 17 km bị xói lở với tốc độ 10-15m/năm trong nhiều năm qua.
Môi trường ven bờ châu thổ sông Cửu Long có triều thống trị, độ lớn triều trung bình 2,5m, cực đại 3m và độ cao sóng trung bình 0,9m. Tốc độ bồi lấn của châu thổ khoảng 45m/năm trước 2500 năm và 20-30m/năm sau 2500 năm. Tại mũi Cà Mau, tốc độ lấn biển tới 150m/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần gây, các nhà nghiên cứu môi trường Việt Nam cảnh báo, mũi Cà Mau - nơi vẫn được xem là có tốc độ lấn ra biển nhanh nhất nước ta đã và đang có biểu hiện bị xói lở khá mạnh. Tại khu du lịch Đồi Dương ở TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, nhiều năm nay cũng đã xảy ra tình
trạng xói lở liên tục với tốc độ khoảng 10m/năm, đoạn Bồ Đề bị xói lở với tốc độ 30- 50m/năm trên chiều dài 36km trong nhiều năm.
Hiện tượng ngập úng ở vùng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang, gây sạt lở lớn ở các vùng dân cư tập trung hai bờ trên nhiều khu vực từ Bắc vào Nam. Ở các vùng ven biển đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phếu trên diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông nghèo
phù sa như các hệ thống sông Thái Bình, Bạch Đằng, ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh
và hệ thống sông Đồng Nai ở vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu và Tp.Hồ Chí Minh. Tại
trạm Vũng Tàu, các nhà khoa học tính toán rằng, trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển đã dâng lên 160 mm. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nơi tại Tp. Hồ Chí Minh bị ngập nước khi triều cường, vừa làm cho mức độ xói lở bờ biển mạnh hơn. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục với phạm vi rộng hơn trong những năm tới .
Theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam trình bày tại Hội nghị đánh giá về thực trạng đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 24/3/2008: Bờ biển từ tỉnh Quảng Ngãi đến Bình Thuận hiện bị sóng biển xâm thực khá mạnh, nhiều khu vực có tốc độ sạt lở bờ biển từ 15- 30m/năm. Dải ven biển Đông từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến mũi Cà Mau cũng có một số đoạn bị sạt lở làm cho thảm rừng ngập mặn nhiều nơi bị thu hẹp dần, thậm chí có đoạn không còn rừng phòng hộ. Trong khi đó, hệ thống đê biển để bảo vệ đất liền lại đang xuống cấp nghiêm trọng. Còn trên các tuyến đê biển của miền bắc từ năm 2005 đến nay, đã có tới 165 vị trí sạt lở có chiều dài 252 km. Tình trạng sạt lở trong thời gian qua đang đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, các khu vực thành phố, thị xã và các khu tập trung dân cư...