TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG CẢM NHẬN CỦA TRẺ

16 206 0
TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG  CẢM NHẬN CỦA TRẺ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG CẢM NHẬN CỦA TRẺ “Đặc điểm cơ bản của trẻ em tuổi vị thành niên là thay đổi và cải tạo các mối quan hệ với những người xung quanh” (I.X. Kôn: Tâm lý học lứa tuổi vị thành niên, Matxcơva, 1989: tr. 106). Như chúng ta đã thấy dù với bất kỳ lý do nào mà trẻ em phải rời gia đình đi lao động tại các thành phố lớn thì những hệ quả mà việc ra đi để lại đối với trẻ em cũng khó có thể nhìn nhận hết được. Trẻ em cần có những môi trường lành mạnh để phát triển một cách tốt nhất. Trẻ em rất dễ bị tổn thương, dễ bị cám dỗ. Trong khi một số trẻ em được chăm sóc, quan tâm thì nhiều trẻ em cùng tuổi với họ phải tự lao động kiếm sống. Thậm chí nhiều em phải rời gia đình tới kiếm sống tại cách thành phố lớn và mất đi cái quyền cơ bản nhất của mình: quyền được sống trong chính gia đình mình. Nếu nói về lý do khiến các em phải ra đi lao động kiếm sống thì chúng ta phải đề cập đến cả hai khía cạnh: “lực hút” và “lực đẩy” (12) . Bởi cả hai khía cạnh này là nền tảng, ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức trẻ em tiếp nhận những nét văn hoá đô thị. Điều đầu tiên phải nói đến ở đây là khía cạnh “lực đẩy”. Hai yếu tố “lực hút” và “lực đẩy” kết hợp lại dẫn đến quyết định ra đi của nguồn lao động ngoại tỉnh tới các thành phố lớn. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất khiến phần lớn trẻ em phải ra đi kiếm sống là vì lý do nghèo đói (13) . Đặc biệt, đối với những trẻ em gái với vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Trẻ em gái có thể hiểu rõ những khó khăn của cha mẹ và sớm hình thành tình thương yêu, đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Và chính vì vậy các em mong muốn được giúp đỡ gia đình, mong muốn được san sẻ gánh nặng của cha mẹ. Đối với những trẻ em gái còn đang đi học và vẫn muốn có tiền để không phải nghỉ học đồng thời giúp đỡ cha mẹ thì lao động giúp việc gia đình theo thời vụ là một giải pháp tốt nhất và có thể coi là an toàn nhất. Thời gian thích hợp để các em đi lao động giúp việc là khoảng thời gian nghỉ hè và những ngày nghỉ tết - thời điểm các em được nghỉ học. Đi giúp việc gia đình vào dịp 3 tháng hè đã không còn là công việc mới mẻ đối với nhiều địa phương hay nhiều gia đình ở nông thôn. Nhưng đi giúp việc gia đình vào dịp tết là một công việc nhiều thiệt thòi đối với bất cứ người lao động nào và còn thiệt thòi hơn nhiều nữa là đối với những trẻ em gái. Ở lứa tuổi mà đáng ra các em phải được vui chơi mà không phải lo lắng đến tiền bạc thì một số em phải quên đi cái niềm hạnh phúc được xum vầy với gia đình ngày tết. Đó quả là một quyết định can đảm, một sự hi sinh lớn lao. Nhưng cho dù có vì lý do gì thì việc tới thành phố làm việc đối với một đứa trẻ là một thử thách lớn. Và một cách vô tình hay hữu ý thì việc tiếp nhận những nét văn hoá của người dân thành phố là không thể tránh khỏi. Tuỳ vào môi trường lao động mà những ảnh hưởng củatác động đến các em cũng khác nhau. Ở đây cụ thể là môi trường của mỗi gia đình mà các em đến giúp việc. Mỗi gia đình có một cách sinh hoạt, cách sống khác nhau và mỗi thành viên trong 1 gia đình cũng có một cách sống, một khía cạnh nào đó mà các em có thể cho là đáng để học tập . Dù sao thì những gì mà các em tiếp nhận được trong quá trình lao động cũng có 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Mỗi em sẽ có cách tiếp nhận, chọn lọc hay loại bỏ những nét văn hoá mới đó. 3.1 Quan niệm sống 3.1.1 Quan niệm về gia đình hành phúc Như đã đề cập ở trên, gia đình là nền tảng cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, tìm hiểu quan niệm của trẻ về một gia đình hạnh phúc là điều cần thiết để bước đầu phân tích những cảm nhận cũng như thay đổi của trẻ với vấn đề gia đình sau khi trẻ đã có điều kiện tiếp cận với hình thức gia đình ở đô thị. Sau một thời gian dù ngắn hay dài giúp việc gia đình tại Hà Nội thì các em vẫn có được cảm nhận nào đó về gia đình- môi trường làm việc của các em. Trong quá trình làm việc tại gia đình ấy, các em sẽ được tiếp cận với những luồng văn hoá mới, những cách sống mới mà các em có thể tiếp nhận một cách thụ động, không thể ngờ tới. Tết cổ truyền của người Việt Nam là dịp tất cả các thành viên trong gia đình quây quần. Đối với một số gia đình thì có lẽ đây là dịp duy nhất trong cả năm có thể họp mặt đầy đủ tất cả các thành viên. Đó chính là hoàn cảnh tốt nhất để các em hiểu được cuộc sống của gia đình thành phố. Mặt khác, một điều hạn chế là cũng vì đây là dịp tết nên mọi người trong gia đình trở nên rộng rãi và quan tâm đến nhau nhiều hơn mức bình thường. Vì lẽ đó, có thể các em chỉ nhận thấy những điều tốt đẹp- một mặt của gia đình họ mà thôi. Nhưng, dù sao thì các em cũng có những nhận xét cá nhân về họ. “ Tết nhà em vui lắm ! Bạn bè em suốt ngày tụ tập đi chơi. Nhưng năm nay ăn tết ở nhà cô chú (gia đình thuê lao động ) thì không vui bằng! Cô chú coi em như con cái trong nhà nhưng mà gia đình cô chú không tình cảm gì cả, mọi người dửng dưng lắm! Em thấy ngày tết thì mọi người phải thân thiện với nhau nhưng nhà cô chú ngày tết chỉ như là ngày nghỉ thôi!”. (Hoa) Theo ý kiến riêng của mỗi em thì hình mẫu của một gia đình hành phúc có sự khác biệt nhau. Hoa cho rằng, một gia đình như gia đình của em là một gia đình đình hạnh phúc. Tôi được biết, gia đình đình em có 3 chị em. Hai em sau của Hoa đều là em trai (Một em học lớp 9 và 1 em 5 tuổi). Bố của Hoa là người rất chăm chỉ, hiền lành, ít nói và “Bố mẹ rất ít khi cãi nhau!” (Hoa). Với Hoa thì cuộc sống gia đình của Hoa là rất đầm ấm vì vậy khi tới làm việc tại gia đình ấy Hoa cảm thấy cách sống của họ không thân thiện và tình cảm. Chắc rằng, em sẽ nghĩ đấy là cách sống của gia đình thành phố. Trong trường hợp của Hoa thì chính chuẩn mực về gia đình của bản thân Hoa đã chi phối cách nhìn nhận, đánh giá về gia đình tại nơi mà em làm việc. Từ cảm nhận về gia đình mình mà Hoa cho rằng sống như gia đình người chủ lao động là không hạnh phúc. Đối với Lan thì với em một gia đình hạnh phúc là gia đình có bố, mẹ hoà hợp và có đủ ăn, đủ mặc. “ Em thấy gia đình cô chú (gia đình thuê lao động ) thật vui vẻ! Bố mẹ em đánh nhau suốt! Từ ngày bố em có vợ hai đến giờ, gia đình em chưa bao giờ có một cái tết vui vẻ cả! Nhà em nghèo lắm cho nên tết chưa chắc đã có quần áo mới chứ nói gì đến trong năm! ” (Lan). Gia đình vốn luôn nghèo đói nên Lan rất muốn đi học nhưng lại phải bỏ học để đi làm. Cũng vì nghèo nên Lan rất ít khi có quần áo mới. Với Lan thì gia đình của em chưa bao giờ có hạnh phúc. Lan luôn phải chứng kiến bạo lực gia đình. Vì vậy, Lan cho rằng những khiếm khuyết của gia đình em là những yếu tố cơ bản quy định về một gia đình hạnh phúc. Còn đối với Hồng, hạnh phúc là có mẹ chăm sóc, lo toan mọi việc cho gia đình . Hạnh phúc là cả gia đình được quây quần bên nhau. Đó là những mơ ước của em. Và khi một gia đình có những điều mà em mong muốn cho gia đình mình thì em tin rằng gia đình ấy thật là hạnh phúc! “ Mẹ em mất 10 năm rồi, em không có chị gái, chỉ có anh trai nên tết đến em phải lo chuẩn bị tết cho gia đình. Buồn lắm chị ạ! Tết ở Hà Nội sướng chị nhỉ! Đến mọi việc trong nhà cũng chẳng phải làm, thuê người như em về làm hết để chơi cho thoải mái. Nhà hai bác (người thuê lao động ) thích lắm! Bố mẹ và con cái đều vui vẻ, lại hay trêu nhau nữa!” (Hồng). Như vậy, đối với các em thì việc nhìn nhận thế nào là một gia đình hạnh phúc? rất rõ ràng. Tôi nhận thấy rằng, những gì mà các em mong muốn cho gia đình mình thì sẽ là những tiêu chí để nhận xét về một gia đình hạnh phúc. Hoa hài lòng với gia đình mình vì vậy em tin rằng mình đang có một gia đình hạnh phúc. Hồng do mất mẹ từ nhỏ nên em mong muốn có mẹ và với em thì một gia đình có đầy đủ cả bố và mẹ là hạnh phúc rồi! Còn Lan thì do nhà quá nghèo và bố mẹ chưa bao giờ hoà hợp nên với em thì chỉ cần bố mẹ đừng đánh nhau nữa, gia đình có đủ ăn, đủ mặc đã là niềm hạnh phúc lớn! 3.1.2 Quan niệm về người con ngoan Những trẻ em gái bao giờ cũng thường tỏ ra biết lo lắng, giúp đỡ bố mẹ sớm hơn những trẻ em nam. Vì vậy, các em gái luôn sớm gánh vác một phần khó khăn của gia đình. Các trẻ em gái ý thức được một người con ngoan là phải biết giúp đỡ gia đình nên luôn tự lo liệu những công việc nhà, chăm sóc em thay mẹ và lớn hơn nữa là kiếm tiền để đóng góp vào kinh tế gia đình. Do người phụ nữ có vai trò quan trọng đối với gia đình nên việc họ phải bỏ lại con cái ở quê nhà cho chồng hay bố mẹ chăm sóc là họ đã ra đi với quyết tâm kiếm tiền, quyết tâm thay đổi đời sống kinh tế của gia đình. Nhưng đối với một số phụ nữ, cũng vì vai trò làm vợ và làm mẹ không cho phép họ có thể rời bỏ con cái đi làm xa. Vì vậy, họ buộc phải để con gái lớn thay mẹ đi làm kiếm tiền. Đó chính là một trong nhiều lý do làm tăng số lượng lao động trẻ em hoạt động trong nghề giúp việc gia đình này. Và không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của sự ra đi này trong việc cải thiện đời sống gia đình họ ở quê nhà. Gánh nặng gia đình mà các em phải mang theo quả thật là khó khăn cho những trẻ em còn đang ở tuổi ăn tuổi lớn. Các em đã bị tách khỏi sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, tình cảm của gia đình, bạn bè để một mình sống và làm việc trong một gia đình hoàn toàn xa lạ với vai trò của một người lao động thực thụ mà có lẽ các em chưa từng biết đến bao giờ. Quá trình lao động sẽ giúp các em tạo dựng tính độc lập cao trong đời sống cũng như trong công việc. “ Mẹ em mất cách đây 10 năm, lúc ấy em út của em mới có 3 tuổi thôi! Em là con gái lớn phải thay mẹ em lo cơm nước, dọn dẹp cho cả nhà. Ngoài ra em còn phải thay mẹ chăm em út để bố em đi làm kiếm tiền nuôi 3 anh em” (Hồng). Mặt khác, do điều kiện kinh tế thiếu thốn ở nông thôn khiến các em từ bé đã phải học cách giúp đỡ bố mẹ những công việc thông thường. Lớn dần lên thì những công việc cũng nhiều lên và nặng nhọc hơn. Giúp đỡ gia đình đã trở thành một đức tính cần thiết vốn có của trẻ em nông thôn. Khi được hỏi thế nào là một người con ngoan thì các em đều trả lời rằng, một người con ngoan là biết vâng lời, hiền lành, chăm chỉ lao động và biết kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Như vậy, biết kiếm tiền giúp đỡ gia đình là một trong những tiêu chí để xác định một người con ngoan. Do đó hành động đi lao động giúp việc ở Hà Nội cũng là một hành động vì gia đình của một người con ngoan. “ Gia đình em không phải là nghèo nhưng để nuôi cả mấy chị em em đi học thì đó là việc mà bố mẹ không thể làm được. Em là chị cả trong nhà, em phải có trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ nên em mới đi giúp việc để kiếm thêm ít tiền đi học!” (Hoa) 3.2.3 Quan niệm về học tập Việt Nam là một nước rất coi trọng vấn đề giáo dục. Luật Phổ cập giáo dục tiểu học miễn phí đối với tất cả trẻ em đã đem đến những thành quả nhất định. Mặc dù vậy, với thực trạng nghèo đói thì việc các em có thể tiếp tục theo học hết cấp tiểu học và học cao hơn nữa là rất khó khăn đối với nhiều gia đình ở khu vực nông thôn. Nhiều em buộc phải bỏ học để lao động kiếm sống, phải đương đầu với những thử thách mà đáng ra ở tuổi các em phải được đến trường. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những mặc cảm tự ti và những mặc cảm này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sự hình thành nhân cách của các em. Đặc biệt là các trẻ em gái. Trước nguy cơ phải bỏ học do gia đình không thể chi trả những khoản chi phí học tập, một số em muốn tiếp tục đi học phải tìm cách lao động kiếm tiền. Do vậy, nhiều em gái đã tranh thủ những ngày nghỉ học để đi lao động giúp việc tại các thành phố lớn. Đây là loại công việc không vất vả như lao động ở quê nhưng đòi hỏi một sự khéo léo nhất định. Tiền công 10 ngày tết năm 2005 là 400 nghìn cũng bằng với số tiền lương 1 tháng đi giúp việc vào những ngày hè. Với số tiền này, các em có thể có đủ tiền chi trả cho 1 học kỳ hoặc có thể 1 năm học của mình. Những trên thực tế, trong tổng số tiền mà các em kiếm được thì các em chỉ được cầm một nửa để chi trả cho việc học tập (200 nghìn đồng), số còn lại được bố mẹ sử dụng. Nhưng dù sao thì với số tiền này các em vẫn sẽ có thể tiếp tục đi học . “Hè này em định đi làm giúp việc tiếp để kiếm tiền học năm sau nhưng em mà đi thì nhà lại neo người quá! Đứa em trai em hè năm nay cũng thi lên cấp 3 nên lại càng cần tiền. Em muốn đi học cao lên nữa! Em thấy ở Hà Nội người ta học nhiều nên kiếm được nhiều tiền. Em không muốn phải làm ruộng nữa! Nhà em không phải là nghèo lắm nhưng để có thể nuôi được cả 3 chị em em đi học thì không được. Mẹ em năm nay cũng yếu rồi. Năm ngoái mẹ cũng bắt em nghỉ học nhưng em không chịu!” (Hoa). Vì ước mơ được học cao lên, được thoát khỏi cảnh giầm mưa giãi nằng ngoài đồng ruộng Hoa đã xác định con đường đi cho mình vì một tương lai tốt đẹp hơn. Khi có dịp ra Hà Nội, tiếp súc với nhịp sống đô thị Hoa đã hiểu rằng, muốn có cuộc sống tốt hơn thì không gì bằng con đường học tập! Đó chính là một cách tiếp nhận tích cực mà em thu được sau quá trình lao động giúp việc ở Hà Nội. “Em thích đi học vì đi học sẽ không vất vả như làm ruộng. Em muốn kiếm tiền để đi học trên thành phố chứ ở nhà là lại phải lấy chồng sớm! Mà em không thích lấy chồng ở quê đâu! Lấy chồng ở quê rồi lại ở nhà làm ruộng thôi!” (Hồng). Hồng có những suy nghĩ hơi khác Hoa một chút. Tôi cảm thấy rằng Hồng nghĩ học tập là nền tảng cho em thoát khỏi làm nông nghiệp, học tập sẽ giúp em có thể có điều kiện tới thành phố làm việc rồi từ đó lấy chồng thành phố. Còn Hoa, học tập, tri thức là nền tảng giúp em thoát khỏi nghèo đói. Như vậy, cuộc sống đô thị đã đem đến cho các em một mục đích mới trong cuộc sống. Đấy chính là những suy nghĩ về việc hướng nghiệp trong tương lai. 3.2 Quan hệ gia đình - xã hội 3.2.1 Trong gia đình Từ những thay đổi trong quan niệm sống về gia đình, trẻ em gái cũng thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá, cách giúp đỡ gia đình của mình. Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ trong gánh nặng cơm áo, Hoa mặc dù rất muốn tiếp tục đi giúp việc gia đình vào dịp mùa hè này để có tiền đi học vào năm học sau nhưng vì em trai của Hoa năm nay phải thi chuyển cấp nên Hoa nhận thấy nếu Hoa đi làm xa thì bố mẹ ở nhà sẽ không có người giúp đỡ công việc đồng áng. “ Không biết hè này em có đi làm được nữa không! Em trai em năm nay cũng thi chuyển cấp nên nhà thiếu người để làm việc” (Hoa - 16 tuổi). Như vậy, Hoa còn phải băn khoăn nhiều trước khi đưa ra quyết định: đi hay ở. Những cho dù quyết định như thế nào thì chắc rằng Hoa cũng sẽ lựa chọn con đường thuận lợi cho gia đình. Đối với trường hợp của Lan, sau một thời gian lao động xa nhà dường như Lan đã lớn lên nhiều. “ Giờ nó lớn lên nhiều rồi! Nó cũng đã hiểu mẹ nó sống khổ như thế nào vì bố nó. Giờ nó cũng biết nói chuyện phải trái với bố nó mà bố nó không nói gì được đấy!” (Mẹ của Lan). Theo như lời của mẹ Lan thì Lan cũng đã hiểu rõ hơn về tình trạng gia đình mình. Em đã biết thông cảm trước những khó khăn của mẹ khi bố mình có vợ hai. Cũng từ sự hiểu biết đó, Lan đã có thể nói chuyện thẳng thắn với bố mình với tư cách là một người trưởng thành mà bố Lan không thể không lắng nghe và công nhận sự chín chắn ấy. Từ những quan niệm về một gia đình hạnh phúc, một người con ngoan, các em đã cố gắng góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc gia đình và chứng tỏ vai trò của một người con ngoan, có hiếu. 3.2.2 Với bạn bè, thầy cô Thông qua mối quan hệ bạn bè các em có thể trao đổi, giao lưu và trau dồi, tiếp thu thêm nhiều nét văn hoá mới để mở rộng sự hiểu biết, hoàn thiện cách ứng xử trong xã hội và hoàn thiện chính bản thân mình. Ông cha ta đã từng có câu “ Học thầy không tày học bạn”. Chính vì lẽ đó mà thông qua mối quan hệ bạn bè các em có thể bộc lộ rõ nét nhất những suy nghĩ, những trải nghiệm của bản thân, cách sống mà các em đã lựa chọn. Mối quan hệ bạn bè của các em ở trường, lớp vẫn không có nhiều thay đổi. Bởi trên thự tế, hai trong ba trường hợp mà tôi nghiên cứu thường rất ít khi kết bạn ở trên lớp, trường. Hầu hết mối quan hệ với các bạn học chỉ là mối quan hệ xã giao, không thân thiết. Các em có mặc cảm vì mình con nhà nghèo, vì mình phải đi giúp việc gia đình, sợ các bạn chê cười…Đó chính là sự thay đổi đầu tiên và lớn nhất mà tôi nhận thấy. Nhất là khi có người coi giúp việc gia đình là một công việc của người nghèo khổ đến nỗi phải đi hầu hạ người khác. “ Chị đừng nói cho các bạn ở lớp em biết là em đi làm ở Hà Nội nhé! Em xấu hổ lắm!” (Hoa). Đấy là câu nói của Hoa khi tôi đề nghị Hoa cho tôi cùng đi đến trường. Như vậy, em đi lao động giúp việc tại Hà Nội các bạn em ở lớp không hề hay biết “Em sợ chúng nó biết lại nghĩ này nghĩ nọ về em. Em không còn đi học thì không sao nhưng đang còn đi học thì ngại lắm!” (Hoa). Mặc dù, đối với phần đông các em phải đi lao động giúp việc là đã chấp nhận nhiều thiệt thòi nhưng các em vẫn lo lắng trước những điều không hay có thể xảy ra. Và điều mà các em lo lắng nhất là sợ mang tiếng xấu. Cũng vì lẽ đó mà các em cố gắng hạn chế những mối quan hệ không cần thiết ở trường. Điều này khiến các em không có nhiều bạn thân để có thể chia sẻ với nhau về cuộc sống ngoài trường học. “ Ở trường em không có nhiều bạn đâu! Trong lớp em chỉ chơi thân với 3 đứa ở xóm trên thôi! Mà khi đi làm tết ở Hà Nội em cũng phải nói dối chúng nó là em đi chơi nhà cô ở Thái Bình” (Hoa). Khi được hỏi vì sao không muốn cho bạn bè ở trường biết mình đi giúp việc thì Hồng đã trả lời rằng: “ Em thấy ngại lắm! Em sợ phải nói ra việc mình đi làm cứ như là phơi bày chuyện nhà mình nghèo ra. Vả lại chuyện đi làm người ở cho người khác cũng chẳng hay ho gì!”. (Hồng). Huyện Quảng Xương gồm có 41 xã, thị trấn. Mỗi xã, thị trấn có 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, Nhưng cả huyện trước đây chỉ có 4 trường phổ thông trung học và hiện nay có thêm 3 trường dân lập, bán công phổ thông trung học nữa. Điều này cho thấy một thực trạng đáng buồn là phần lớn các trẻ em của xã không thể học lên cấp III. Đối với Lan thì đi học luôn là mơ ước của em. Đang học dở lớp 6 thì phải bỏ học để lao động kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Em kể: “ Bạn học của em đều ở trong xã, trong làng em nên nhiều lắm! Nhưng chúng nó toàn rủ nhau bỏ học thôi! Bạn cùng lớp của em đã bỏ học gần hết rồi”. Vì bỏ học đã gần 2 năm nên bạn học cùng lớp của em cũng không còn. Em lại đi làm xa nhà liên tục nên bạn cũ chỉ còn vài người trong cùng làng mà em thỉnh thoảng có liên lạc qua thư. Những mối quan hệ bạn bè ngoài trường học thông thường cũng gắn liền với mối quan hệ bạn bè trên lớp khi mà các em còn đi học. Những người bạn thân cũng thường là bạn học của các em. “ Em chỉ có 3 đứa bạn thân học cùng lớp và cũng chơi với nhau ở nhà thôi! Nhà chúng nó ở cùng xã nhưng khác làng. Ở làng em những đứa con gái bằng tuổi em đều bỏ học đi làm xa hết nên em cũng không có bạn để chơi. Mà bọn con trai ở đây thì không chơi được. Chúng nó toàn yêu đương linh tinh thôi!” (Hoa) Tuổi 15, 16 thì ở nông thôn đã có người đến hỏi làm vợ hoặc đặt quan hệ yêu đương. Vì vậy mối quan hệ bạn bè khác giới phức tạp hơn nên các em muốn tiếp tục học cao lên cảm thấy e ngại. “ Em muốn quyết tâm không là ruộng nữa nên không muốn lấy chồng ở quê đâu! Em sẽ cố gắng đi học ở thành phố rồi lấy chồng thành phố vì ở quê khổ lắm! Ở thành phố thì nhà có nghèo cũng không phải làm [...]... điểm tính cách của từng cá nhân và những suy tính, dự định trong tương lai Những trải nghiệm cuộc sau khoảng thời gian lao động giúp việc tại Hà Nội đã được chứng minh thông qua suy nghĩ, hành động đối với quá trình kết bạn của các em tại quê nhà với những mục đích cụ thể, rõ ràng Tại thời điểm diễn ra hoạt đông lao động giúp việc thì các đối tượng nghiên cứu vẫn còn đi học Quá trình lao động giúp việc... học Quá trình lao động giúp việc gia đình này mang tính chất là lao động theo thời vụ Các em tranh thủ dịp được nghỉ học để lao động kiếm thêm tiền giúp đỡ gia đình Vì vậy, muốn tìm hiểu cả về mối quan hệ giữa trẻ em và thầy, cô giáo của trẻ Trên thực tế thì mối quan hệ với thầy, cô giáo và các em vẫn không có gì thay đổi Bởi do từ trước trẻ em và các thầy, cô giáo chỉ tiếp xúc ở lớp, ở trường mà thôi... phải là việc của họ mà!” (Hoa) “ Trong lớp em có nhiều bạn bỏ học lắm nên có thêm em nghỉ học nữa thì cũng chẳng sao!” Đó là câu trả lời của Lan khi tôi hỏi về thái độ của thầy, cô giáo của em khi em bỏ học để đi làm Như vậy, do giáo viên và học sinh không có mối quan hệ gần gũi, nên hầu như không có thay đổi gì giữa quan hệ của trẻ em gái và thầy,cô giáo của mình Nghèo đói đã khiến cho nhiều trẻ em không... trong tư duy, tình cảm của trẻ em gái Những ví dụ vừa nêu trên có thể cho thấy sự khác biệt về tâm sinh lý của mỗi trẻ Do điều kiện lao động, nền tảng gia đình, đặc điểm tính cách, lứa tuổi khác nhau mà trẻ em có cách tiếp nhận luồng văn hoá mới- văn hoá đô thị khác nhau Những gì mà các em có thể cảm nhận được trong quá trình làm việc cũng giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc sống: về gia đình, bạn bè, thầy... Những suy nghĩ hay quyết định trong định hướng nghề nghiệp cũng cho các em những lựa chọn mới Như vậy, tác động của quan hệ lao động này không hề nhỏ đối với những trẻ em gái đang ở thời điểm tìm cách khẳng định mình Và rõ ràng các em đang bị lạm dụng trên nhiều hình thức khác nhau: lạm dụng sức lao động, lạm dụng về tâm lý và phải hứng chịu cảnh bạo lực gia đình thường xuyên… Đặc biệt là các em không... ngày làm việc của tôi như thế nào, tôi đi đâu, nói chuyện với ai thì một người đi vắng cả ngày cũng sẽ biết rõ Người dân sống ở nông thôn thường hay qua lại, giúp đỡ nhau Tình cảm hàng xóm láng giềng rất thân thiết Chính vì lẽ đó mà những người dân nông thôn khi ra sinh sống và lao động tại thành phố sẽ cảm thấy bị hạn chế các mối quan hệ xã hội “ Hôm đầu tiên em ở nhà cô chú (người thuê lao động) , lúc... quan hệ với hàng xóm của người dân đô thị cũng khiến các em có một cách đánh giá nhìn nhận riêng Tuỳ và khả năng nhận xét, đánh giá của mỗi cá nhân mà họ tự lựa chọn cho mình một cách sống mà họ cho là phù hợp Những điều mà các em tiếp thu được ở Hà Nội cũng chính là những kinh nghiệm cuộc sống có ảnh hưởng tới những suy nghĩ và hành động của các em tại quê nhà Cách sống riêng biệt của người dân thành... và đưa ra những nhận xét, đánh giá Khi các em cho rằng cách sống ấy hợp lý thì chắc rằng các em cũng sẽ muốn làm theo và có thể có cả khả năng ngược lại Tuỳ vào cách đánh giá và lựa chọn riêng của mỗi người mà các em tự chọn cho mình một cách sống riêng Tiểu kết: Những ảnh hưởng của thời gian đi giúp việc gia đình tại Hà Nội đã để lại không ít những hệ quả trong tư duy, tình cảm của trẻ em gái Những... thói quen để ý đến hàng xóm xem họ làm gì nữa nên khi về quê em bị người ta nói là khinh người, không chịu để ý đến ai ” (Lan) Đó là câu chuyện của Lan sau khi em đã có một khoảng thời gian dài gần 2 năm sống và lao động tại Hà Nội Do điều kiện môi trường lao động mà em buộc phải thay đổi những thói quen để thích nghi với điều kiện mới Rồi lâu dần, cách sống mới đó đã trở thành quen thuộc Nhưng cách... đi học thêm cũng chưa bao giờ đến nhà cô giáo” (Hồng) Do đặc điểm của điều kiện sống không thuận lợi nên việc học tập của trẻ em ở nông thôn không phải là việc quan trọng nhất đối với gia đình Vì vậy, muốn tiếp tục đi học trong khi gia đình không có đủ tiền thì buộc các em phải tự mình kiếm tiền Trong trường hợp này thì công việc lao động giúp việc là một công việc khá thuận lợi và có thể kiếm được . TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG CẢM NHẬN CỦA TRẺ “Đặc điểm cơ bản của trẻ em tuổi vị thành niên là thay đổi và cải tạo. cách của trẻ. Vì vậy, tìm hiểu quan niệm của trẻ về một gia đình hạnh phúc là điều cần thiết để bước đầu phân tích những cảm nhận cũng như thay đổi của trẻ

Ngày đăng: 05/11/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan