Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
415,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Việc làm là một trong những vấn đề xã hội cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen tháng 3-1995 đã coi mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất của chiến lược phát triển của các nước trên thế giới đến năm 2000 và 2010. Người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Đối lập với việc làm, thất nghiệp là một tình trạng có tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, thất nghiệp là điều khó tránh. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết tình trạng thất nghiệp như thế nào. Dưới giác độ chính sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, một mặt, phải tạo chỗ việc làm mới, mặt khác phải tránh cho người lao động trước nguy cơ thất nghiệp (đào tạo, đào tạo lại tay nghề,.v.v.). Ngoài ra, phải có chính sách trợ cấp cho người lao động khi họ bị thất nghiệp. NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP. Một số khái niệm: - Lực lượng lao động: Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. - Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội… - Người thất nghiệp: Là người hiện chưa có việc làm nhưng có mong muốn và đang tìm việc làm. - Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động gồm: người đi học, nội trợ gia đình… Lực lượng lao động=Số người có việc làm + Số người thất nghiệp 1 - Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp được tính cho toàn bộ dân số là người trưởng thành sống ở khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn – trong độ tuổi lao động, phân theo nhóm tuổi, giới tính và khu vực địa lý. - Thất nghiệp được chia thành 2 chủ đề lớn: thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp tự nhiên biểu thị mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu, còn thất nghiệp chu kì biểu thị những dao động ngắn hạn của thất nghiệp xung quanh mức tự nhiên. Nguyên nhân gây nên thất nghiệp: - Nguyên nhân đầu tiên là thời gian cần thiết để công nhân tìm được việc làm thích hợp với sở thích và kĩ năng của họ. Trợ cấp thất nghiệp là chính sách của chính phủ có tác dụng ổn định thu nhập cho công nhân, lại làm tăng thất nghiệp tạm thời. - Nguyên nhân thứ hai gây ra thất nghiệp là do không có sự không ăn khớp giữa cung và cầu lao động trên các thị trường lao động cụ thế. Các chương trình đào tạo lại của chính phủ sẽ giúp công nhân dễ dàng chuyển đổi từ các ngành bị suy giảm sang các ngành đang mở rộng. - Nguyên nhân thứ ba lý giải vì sao nền kinh tế của chúng ta luôn có một số thất nghiệp là luật tiền lương tối thiểu. Thông qua việc làm tăng tiền lương của công nhân không có tay nghề và kinh nghiệm lên cao hơn mức cân bằng, luật tiền lương tối thiểu làm tăng lượng cung về lao động và giảm lượng cầu. Mức dư cung phát sinh biểu thị thất nghiệp bổ sung. - Nguyên nhân thứ tư của thất nghiệp là sức mạnh của công đoàn. Khi công đoàn lấy tiền lương trong các ngành có công đoàn cao hơn mức cân bằng, họ tạo ra tình trạng dư cung về lao động. - Nguyên nhân thứ năm của thất nghiệp được lý thuyết tiền lương hiệu quả gây ra. Theo lý thuyết này, doanh nghiệp hiểu rằng họ được lợi trong việc trả lương cao hơn mức cân bằng. Tiền lương cao hơn có thể cải thiện sức 2 khỏe của công nhân, giảm thiểu sự luân chuyển công nhân, nâng cao nỗ lực công nhân và chất lượng của họ. Tác động của thất nghiệp: Thất nghiệp có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. Đối với cá nhân, thất nghiệp gây ra sự mất mát thu nhập và tổn thương về mặt tâm lý. Đối với xã hội, thất nghiệp chu kỳ làm cho sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên. Lợi ích cơ bản của thất nghiệp là tạo điều kiện để xếp đúng việc làm và tăng năng suất lao động. II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. Vị trí địa lí: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 269 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km 2 (chiếm 2.44% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố của cả nước). Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp Trung Quốc với 203km đường biên giới. Đơn vị hành chính: Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện. - Thành phố Lào Cai : 12 phường và 5 xã. - Huyện Bảo Thắng : 3 thị trấn và 12 xã. - Huyện Bảo Yên: 1 thị trấn và 17 xã. - Huyện Bát Xát: 1 thị trấn và 22 xã. - Huyện Bắc Hà: 1 thị trấn và 20 xã. - Huyện Mường Khương: 1 thị trấn và 15 xã. - Huyện Sa Pa: 1 thị trấn và 17 xã. - Huyện Si Ma Cai: 13 xã. - Huyện Văn Bàn: 1 thị trấn và 22 xã. Tỉnh Lào Cai có 164 đơn vị cấp xã gồm: 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã. Điều kiện tự nhiên: 3 - Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m- 1000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. - Khí hậu: Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, bò lai sind… - Tài nguyên thiên nhiên: • Đất: Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. • Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào 4 Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. • Rừng: 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng, rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Động vật rừng Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. • Khoáng sản: Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. • Tài nguyên du lịch văn hóa: Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc nhất của vùng trung du miền núi bắc bộ và cả nước. Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa – một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hòa thuận. Lào Cai là một tỉnh rất phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa… Các dân tộc Tày, Giao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Ngoài ra còn có bãi đá cổ Sa Pa, đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng… Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể, Lào Cai còn sở hữu một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cũng là một trong những lợi thế của tỉnh trong việc kết hợp phát triển du lịch với thương mại tạo sức hấp dẫn du khách du lịch trong nước và quốc tế. - Dân số: Tổng dân số toàn tỉnh: 613075 người, trong đó: + Số người trong độ tuổi lao động: chiếm 52%. + Mật độ dân số bình quân: 96 người/ km 2 . Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64.09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc kinh chiếm 5 35,9%. Dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí… , Với những điều kiện trên Lào Cai có những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong đó có vấn đề việc làm. Thuận lợi: • Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới có 203km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Lào Cai nằm ở khu “đêm” giữa khu Việt Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Có điều kiện thuận lợi về mặt giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt. Tiềm năng lợi thế của tỉnh ngày càng được khai thác hiệu quả hơn. Lào Cai đã tạo được cơ sở quan trọng cho quá trình phát triển: được Trung ương xác định nằm tren hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, là vị trí cầu nối giữa Việt Nam với thị trường Tây Nam – Trung Quốc tạo dựng được mối quan hệ kinh tế đối ngoại tốt đẹp, một số dự án lớn, dự án trọng điểm và lợi thế của tỉnh bước đầu được khai thác và phát huy tác dụng… • Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ổn định và phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn 2006 -2010 đã có bước phát triển vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đối ngoại và an ninh quốc phòng… đó là nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch phát triển các năm tiếp theo. • Với truyền thống đoàn kết thống nhất, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm và những thành quả đạt được trong thời gian qua, Lào Cai đã trở thành điểm sáng, đã tạo được môi trường hấp dẫn, tạo được uy tín lớn đối với các nhà đầu tư, đối với chính phủ, các bộ ngành trung ương… là điều kiện tranh thủ được sự ủng hộ và nguồn lực cho đầu tư phát triến. Đảng và chính phủ tiếp có những chủ trương, chương trình dự án lớn ưu tiên, tập trung cho phát triển vùng cao, miền núi, vùng biên giới Tây Bắc còn nhiều khó khăn. 6 - Khó khăn: • Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo so với mặt bằng chung của cả nước. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Kết cấu hạ tầng còn yếu lém. Tích lũy nội bộ nền kinh tế thấp. Nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển còn nhỏ bé. • Trình độ dân trí còn thấp. Khả năg tiếp thu kiến thức văn hóa, tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, còn tư tưởng ỷ lại, ý thức tự vươn lên chưa cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước, chuyên môn kĩ thuật, ngoại ngữ… còn nhiều bất cập. Năng lực, quy mô sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh các sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, đặc biệt là xu thế hội nhập quốc tế. • Dự báo tình hình chính trị thế giới, trong khu vực và thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường là những khó khăn, thách thức cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA ĐỊA PHƯƠNG. Trong các năm qua chính sách giải quyết việc làm luôn được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai quan tâm và coi đó là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm tới, Lào Cai sẽ tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp và xây dựng nuông thôn là nhân tố trọng tâm và quyết định đến thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp xây dựng nông thôn mới khu vực chiếm 80% dân số, địa bàn chiến lược có nguồn nhân lực dồi dào. Kết hợp chặt chẽ việc gắn xây dựng nông thôn mới và đào tạo nghề cho nông dân, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, nhanh chóng chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh. Để phát triển được nguồn lao động và việc làm ủy cần phải làm những việc sau đây: 7 - Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm mới. chú trọng khuyến khích phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều lao động. Thực hiện tốt chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển làng nghề và kinh tế trang trại. - Tập trung nguồn vốn của Quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với các dự án thu hút nhiều lao động. Thực hiện tốt chính sách về nhà ở và phúc lợi xã hội để cải thiện đời sống người lao động trong các khu công nghiệp, nhất là lao động di cư đến các khu công nghiệp tập trung. các Trung tâm giới thiệu việc làm, tạo điều kiện phát triển thị trường lao động theo đúng quy hoạch. Đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp. đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn và nông dân ở nơi chuyển đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố lao động giữa các vùng, hỗ trợ cho người lao động nhập cư được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Có chính sách bảo đảm dịch vụ y tế và giáo dục cho trẻ em nhập cư. - Từng bước đưa xuất khẩu lao động trở thành một chương trình lớn, đồng bộ theo hướng mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt chú ý cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu để tham gia vào thị trường lao động có giá trị cao, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao mức sống của người dân. - Chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động, giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, ổn định cuộc sống cho người dân là một trong những mục tiêu quan trọng từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Kết quả bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 7 ngàn người, nhờ đó tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm còn 1,61%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 75%. Quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo năng khiếu cho họat động văn hoá, thể thao, du lịch của tỉnh. Trong giai đoạn 2006 -2010 tỉnh Lào Cai đã có bước đầu thành công trong việc đào tạo việc làm của tỉnh. 8 Bảng tổng hợp lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2006-2010 Đvt: người Năm Tổng số Khu vực Giới tính Thành thị Nông thôn Nam Nữ 2006 2007 2008 2009 2010 315485 71422 244063 164069 151416 + Lực lượng lao động có việc làm: Năm Tổng số Khu vực Giới tính Thành thị Nông thôn Nam Nữ 2006 2007 2008 2009 2010 314346 70628 243718 163371 150975 + Lực lượng lao động thất nghiệp: Năm Tổng số Khu vực Giới tính Thành thị Nông thôn Nam Nữ 2006 9 2007 2008 2009 2010 1139 794 345 698 441 Phân theo, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kĩ thuật Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chưa qua đào tạo 270963 Công nhân kĩ thuật không có bằng 1999 Đào tạo dưới 3 tháng 913 Sơ cấp nghề 3511 Có bằng nghề dài hạn 936 Trung cấp nghề 4995 Trung học chuyên nghiệp 13000 Cao đẳng nghề 490 Cao đẳng chuyên nghiệp 6647 Đại học 11353 Thạc sĩ 174 Tiến sĩ 5 Không có cơ sở dữ liệu 499 10 [...]... nghề công lập, gồm : + 02 Trung tâm giới thiệu việc làm (có chức năng dạy nghề) thuộc tỉnh Đoàn thanh niên Lào Cai và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội + 02 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm của 2 huyện là Bảo Thắng và Bắc Hà + Đầu tư xây dựng Trường CNKT Lào Cai theo Dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Các Trung tâm Giới thiệu việc làm và Đào tạo nghề thành lập bộ máy biên chế từ... có dữ liệu + Có việc làm: Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở 15 Trung học phổ thông Không có dữ liệu + Thất nghiệp: Trình độ học vấn 63033 576 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Mù chữ 12 Tiểu học 54 Trung học cơ sở 280 Trung học phổ thông 791 Không có dữ liệu 2 IV CÁC CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CỦA ĐỊA PHƯƠNG Trong giai đoạn 2006 – 2010 Đảng bộ Tỉnh Lào Cai cùng với ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra hai... 21 IV Giải pháp chủ yếu: 1 Về cơ chế chính sách: - Thực thiện tốt các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước đã ban hành đối với các đối tượng chính sách tham gia học nghề (lao động nông thôn, vùng giải phóng mặt bằng, dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách xã hội và đặc thù khác) và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề - Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển dạy... quyết việc làm: Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 9.580 lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 29,5%, trong đó lao động được đào tạo nghề CNKT: 19,3% Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 3,13%; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn 90,07% Kết quả đạt được: Hết năm 2007 dự kiến giải quyết việc làm mới cho 9.580 lao động, đạt KH giao Đã phê duyệt 114 dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm. .. hoạch đào tạo hoặc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo từng nội dung Đề án đã quy định + Sau đây là định hướng về vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh trong các năm từ năm 2006 – 2010 - Năm 2006: Mục tiêu về vấn để giải quyết việc làm là: Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 9.000 lao động trong đó lao động được đào tạo nghề 6.785 người Tỷ lệ lao động qua đào tạo 27,3%, trong đó lao động được... dưỡng nguồn cán bộ cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận 30 - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cơ sở đào tạo 3 Điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng sau đào tạo: - Bổ sung, sửa đổi Quyết định số 39/2002/QĐ.UB ngày 18/02/2002 của UBND tỉnh về quy định tạm thời một số chính sách hỗ trợ đào tạo... của tỉnh, đồng thời tranh 34 thủ sự giúp đỡ của các trường Trung ương và trong khu vực để dạy nghề cho lao động trong tỉnh, gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm Ước tính năm 2008 giải quyết việc làm mới cho 9.400 lao động, đạt 100% KH Đào tạo nghề cho trên 12 nghìn người, đạt 102,55% KH, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.329 người - Năm 2009: Mục tiêu giải quyết việc làm: Tạo việc. .. trình về vấn đề việc làm tròn tống số 7 chương trình và 29 đề án trọng tâm phát triển của toàn tỉnh Đó là đề án đào tạo nghề cho người lao động và đề án đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và cán bộ kĩ thuật cấp tỉnh, huyện, thành phố Sau đây chúng tôi xin trình bày một số phần tóm tắt của các đề án như sau: Thứ nhất là đề án: Đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010... hút cán bộ khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình tay nghề cao về công tác tại tỉnh Lào Cai cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay - Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo đối với các đối tượng đào tạo là cán bộ quản lý, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ dự nguồn - Xây dựng cơ chế, chính sách thu phí đào tạo đối với các đối tượng đi đào tạo để chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ngạch -... Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục & Đào tạo, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh và các huyện uỷ, thành uỷ - UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện từng nội dung đào tạo, bồi dưỡng của Đề án cụ thể theo từng năm trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện - Tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh hướng dẫn các cơ quan, . động: Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. - Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội… -. dữ liệu 2 IV. CÁC CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CỦA ĐỊA PHƯƠNG. Trong giai đoạn 2006 – 2010 Đảng bộ Tỉnh Lào Cai cùng với ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra hai chương trình về vấn đề việc làm tròn tống số. phương. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA ĐỊA PHƯƠNG. Trong các năm qua chính sách giải quyết việc làm luôn được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai quan tâm và coi đó là một mục tiêu