Nội dung chính của Đề án: A Về đào tạo:

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm tỉnh Lào Cai pptx (Trang 26 - 29)

A- Về đào tạo:

1. Đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cao.

1.1. Đào tạo cán bộ quản lý.

- Đào tạo cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức cho 200 cán bộ là lãnh đạo Trưởng, phó ngành. lãnh đạo các huyện, thành phố đương nhiệm và cán bộ trong diện quy hoạch dự nguồn kế cận các chức danh trên (nhóm A1).

- Đào tạo trung cấp lý luận chính trị hệ tại chức cho 120 cán bộ công chức là Trưởng, phó phòng cấp huyện và cán bộ trong diện quy hoạch dự nguồn kế cận các chức danh trên.

- Đào tạo dự nguồn kế cận các chức danh lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm hệ tại chức và tập trung cho 100 cán bộ diện quy hoạch (trong đó, cấp tỉnh: 70 người. cấp huyện: 30 người) và 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức

(trong đó, cấp tỉnh: 143 người. cấp huyện: 57 người) theo quy định của từng chức danh.

- Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo chỉ tiêu và nhu cầu thực tế hàng năm (từ 3 tháng đến 1 năm) cho công chức lãnh đạo, công chức chuyên môn từ ngạch chuyên viên chính (tương đương chuyên viên chính) trở lên và công chức nguồn về các nội dung: kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực. xây dựng, hoạch định chính sách. tổ chức, điều hành nền hành chính, kinh tế, giáo dục, y tế... và kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đào tạo 60 cử nhân chính trị hệ tập trung theo các chuyên ngành: xây dựng Đảng, tổ chức, kiểm tra, tư tưởng cho cán bộ, công chức trẻ dưới 35 tuổi trong diện quy hoạch hiện đang công tác trong các cơ quan chuyên môn thuộc khối Đảng cấp tỉnh, huyện (Kiểm tra, Tuyên giáo, Tổ chức, Dân vận).

1.2. Đào tạo cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cao.

- Đào tạo trình độ chuyên môn sau đại học cho 215 người là cán bộ chuyên môn và cán bộ kỹ thuật thuộc các ngành trọng yếu của tỉnh, dự kiến phân bổ như sau: + Tiến sỹ: 05 người thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp, Giáo dục - đào tạo... + Thạc sỹ: 100 người, thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp (khai khoáng, điện, chế biến, hoá chất), Nông - Lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm sinh), Giáo dục (sư phạm, quản lý), Y tế, Thương mại - Du lịch, Xây dựng (quy hoạch, kiến trúc), Giao thông...

+ Bác sỹ chuyên khoa cấp II: 10 người.

+ Bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa sơ bộ, định hướng: 100 người.

- Đào tạo cử nhân hành chính văn bằng 2 hệ tại chức cho 60 cán bộ, công chức hiện đang công tác trong lĩnh vực tham mưu, giúp việc cho HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện và công chức trong lĩnh vực tổ chức nhà nước cấp tỉnh để phát huy có hiệu quả công việc đang đảm nhiệm.

2. Đào tạo cán bộ chuyên môn, kỹ thuật.

2.1. Đào tạo 120 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật thuộc các ngành, các lĩnh vực, trong đó ưu tiên đào tạo đối với khu vực nông thôn, cụ thể như sau .

- Nhóm ngành kinh tế: 60 người thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp (mỏ, chế biến). Nông - Lâm nghiệp (thuỷ lợi, thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh). Xây dựng (kiến trúc, quy hoạch). Giao thông. Thương mại – Du lịch.

- Nhóm ngành Văn hoá - xã hội: Y tế (các chuyên khoa: y, dược): 60 người.

2.2. Đào tạo, bồi dưỡng trang bị các loại kiến thức theo tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức quy định:

- Đào tạo ngoại ngữ (tiếng Trung Quốc, tiếng Anh...) trình độ A, B, C và HSK(chứng chỉ do Bộ GD Trung Quốc cấp) trên 300 người là cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực hợp tác Quốc tế và các lĩnh vực liên quan đến công tác đối ngoại.

- Đào tạo tiếng dân tộc thiểu số (tiếng HMông) cho 250 người.

- Đào tạo tin học ứng dụng văn phòng cho 90% cán bộ, công chức chuyên môn cấp tỉnh, huyện.

- Đào tạo trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức theo từng ngạch công chức, viên chức.

2.3. Đào tạo tiền công vụ cho trên 60 công chức dự bị.

3. Đào tạo cán bộ chuyên sâu cho tương lai.

Đào tạo từ bậc đại học trở lên cho trên 100 cán bộ, công chức trẻ dưới 35 tuổi và học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong công tác và học tập theo nội dung đào tạo cán bộ chuyên sâu cho tương lai (đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ đối với cán bộ, công chức. đào tạo Đại học đối với học sinh). Trong đó, hàng năm lựa chọn tối đa không quá 30 học sinh xuất sắc tốt nghiệp loại giỏi và đạt lực học giỏi liên tục trong 03 năm học tại các trường THPT trong tỉnh để cử đi đào tạo tại các trường Đại học ở nước ngoài (chủ yếu là tại các trường ĐH của tỉnh Vân Nam - TQ) theo các lĩnh vực: Công nghiệp. Nông - Lâm nghiệp. Thương mại - Du lịch. Y tế. Xây dựng. Giao thông và Văn hoá - Thông tin.

- Đào tạo kiến thức về lý luận Chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức khác theo tiêu chuẩn của từng chức danh cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Từ nay đến hết năm 2010, xét tuyển được từ 200 đến 250 học sinh dân tộc thiểu số từ trường: Phổ thông dân tộc nội trú và các Trường THPT trong tỉnh để cử đi đào tạo cử tuyển bậc Đại học tại các Trường Đại học của Trung ương theo các chuyên ngành đào tạo.

B - Về bồi dưỡng:

Ngoài các nội dung về đào tạo. hàng năm tiến hành mở các lớp bồi dưỡng kiến

thức cập nhật thông tin cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. cán bộ công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn tỉnh, huyện theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức nhằm đắp ứng được yêu cầu nhiệm trong tình hình mới. Trong quá trình thực hiện các nội dung đào tạo trên, ưu tiên đào tạo đối với cán bộ, học sinh, sinh viên là nữ. Bên cạnh các nội dung chính của Đề án, trong giai đoạn 2006 – 2010 đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện nhiệm kỳ 2009 - 2014 và một số nội dung khác do yêu cầu cấp thiết của địa phương, của từng ngành, từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm tỉnh Lào Cai pptx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w