Tổ chức triển khai thực hiện:

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm tỉnh Lào Cai pptx (Trang 31 - 37)

1. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ: Rà soát, đánh giá lại chất lượng, năng lực đội ngũ giảng viên Trường Chính trị và Trung tâm bồi dưỡng Chính trị các huyện, thành phố. Kiện toàn, bổ sung đảm bảo đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng chỉ tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn của các đoàn thể trong 5 năm và hàng năm theo tiến độ của Đề án.

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch -

Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục & Đào tạo, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh và các huyện uỷ, thành uỷ - UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện từng nội dung đào tạo, bồi dưỡng của Đề án cụ thể theo từng năm trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.

- Tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thuộc khối Đảng, đoàn thể, chính quyền và các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong 5 năm. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chất lượng, tiến độ thực hiện kế hoạch và định kỳ hàng năm báo cáo việc triển khai các nội dung của Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án sau khi kết thúc giai đoạn 1 của Đề án (cuối năm 2008). Tổng kết, đánh giá hiệu quả của Đề án khi kết thúc vào cuối năm 2010.

- Phối hợp với các ngành chức năng để tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng sau đào tạo.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch, phân bổ

chỉ tiêu đào tạo học sinh tại các Trường Dân tộc nội trú và học sinh cử tuyển tại các trường Đại học, Cao đẳng theo chỉ tiêu được giao hàng năm. xây dựng quy chế quản lý cán bộ, học sinh, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài. phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh và các ngành chức năng thống nhất nội dung, chương trình, hoàn thiện, chuẩn hoá các giáo trình cơ bản, quy trình đào tạo.

4. Ban Dân tộc: Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số của

tỉnh, phối hợp cùng Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và Sở Giáo dục - Đào tạo xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.

5. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối và Bố trí nguồn ngân sách, đảm

bảo nguồn ngân sách cho nhu cầu, kế hoạch đã được duyệt. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc triển khai các hạng mục đầu tư và sử dụng kinh phí của của các cơ sở đào tạo để nguồn kinh phí được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

6. Các cơ sở đào tạo trong tỉnh có trách nhiệm chủ động triển khai kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng được giao. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp tuyển sinh, giảng dạy, thi cử, rèn luyện, đào tạo nâng cao chất lượng giảng viên. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trong quá trình đào tạo.

7. Các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Đảng, Đoàn thể, các huyện, thành phố có trách nhiệm thường xuyên quán triệt và trực tiếp chỉ đạo công

tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình. Hàng năm tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chủ động lập kế hoạch đào tạo hoặc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng theo từng nội dung Đề án đã quy định.

+ Sau đây là định hướng về vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh trong các năm từ năm 2006 – 2010

- Năm 2006:

Mục tiêu về vấn để giải quyết việc làm là: Tạo việc làm, giải quyết việc

làm mới cho 9.000 lao động. trong đó lao động được đào tạo nghề 6.785 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 27,3%, trong đó lao động được đào tạo 17,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 3,34%. thời gian sử dụng lao động trong nông thôn 79,3%.

Kết quả thực hiện: Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề được

quan tâm và đa dạng về hình thức. Uớc tính cả năm giải quyết việc làm mới cho 9.000 lao động, đào tạo tại chỗ và liên kết đào tạo cho 6.785 người, đạt kế hoạch giao. Các cấp, các ngành đã chú trọng hơn đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số, vùng quy hoạch đô thị và đào tạo định hướng cho người lao động có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài.

- Năm 2007:

Mục tiêu giải quyết việc làm: Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho

9.580 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 29,5%, trong đó lao động được đào tạo nghề CNKT: 19,3%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 3,13%; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn 90,07%.

Kết quả đạt được: Hết năm 2007 dự kiến giải quyết việc làm mới cho

9.580 lao động, đạt KH giao. Đã phê duyệt 114 dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm với tổng số tiền 18 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu qủa kế hoạch xuất khẩu lao động giai đoạn 2006- 2010: Đã cho phép 03 đơn vị được tuyển lao động xuất khẩu; từ đầu năm đến nay đã có 225 lao động đi xuất khẩu, tăng 50% so năm 2006. Đào tạo nghề cho khoảng 6.995 người, trong đó lao động nông thôn chiếm 52%; thực hiện liên kết đào tạo nghề cho 245 lao động thuộc các dự án Mỏ sắt Quí Xa, Đồng Sin Quyền...

- Năm 2008:

Mục tiêu giải quyết việc làm: Tạo việc làm mới cho 9.400 lao động. Tỷ

lệ lao động qua đào tạo: 31,5%, trong đó lao động được đào tạo nghề công nhân kỹ thuật: 21,2%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 2,9%; thời gian sử dụng lao động trong nông thôn tăng lên 80,8%.

Kết quả đạt được: Đã tập trung ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động trong vùng giải phóng mặt bằng, … Mở rộng ngành nghề đào tạo phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời tranh

thủ sự giúp đỡ của các trường Trung ương và trong khu vực để dạy nghề cho lao động trong tỉnh, gắn công tác dạy nghề với giải quyết việc làm. Ước tính năm 2008 giải quyết việc làm mới cho 9.400 lao động, đạt 100% KH. Đào tạo nghề cho trên 12 nghìn người, đạt 102,55% KH, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.329 người.

- Năm 2009:

Mục tiêu giải quyết việc làm: Tạo việc làm mới cho 9.000 lao động, giảm tỷ

lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 2,65%; tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 81,5%. Đào tạo nghề cho 7.658 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo: 33,5%, trong đó đào tạo nghề: 22,96%.

Kết quả đạt được:

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, mặt bằng và lao động, khuyến khích và định hướng phát triển các thành phần kinh tế… tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm cải thiện đời sống người lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ cao, công nhân kĩ thuật lành nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn để phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh giải quyết việc làm, khuyến khích tạo động lực vươn lên làm giàu, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tăng cường hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân và đảm bảo công bằng xã hội, ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010 (19/01/2011 5:22 CH )

CHỈ TIÊU Mục tiêu đề án, dự án Kết quả đến năm 2010

So sánh với mục

tiêu Đề án: Đào tạo nghề cho người lao động

Tổng số lao động được đào

tạo (người) 47.000 50.370 Vượt

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (người)

35,5% 38,5% Vượt

Tỷ lệ qua đào tạo nghề (người) 25% 25% Vượt

Đề án: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, thôn, bản, giai đoạn 2006 – 2010.

1. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách:

Trung học phổ thông (người) 207 287 Vượt

Trung học cơ sở (người) 304 304 Đạt

Đại học và cao đẳng (người) 100 100 Đạt

Trung cấp lý luận chính trị

(người) 504 504 Đạt

2. Đội ngũ công chức được đào tạo:

Trung học phổ thông (người) 400 400 Đạt

Trung học cơ sở (người) 169 170 Vượt

Đại học và cao đẳng (người) 36 193 Vượt

Tin học văn phòng (người) 189 393 Vượt

Đề án: Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện, thành phố giai đoạn 2006 – 2010.

Đào tạo về lý luận chính trị

(người) 380 569 Vượt

vụ:

Trình độ tiến sỹ 08 09 Vượt

Trình độ thạc sỹ 210 190 K.đạt

Đại học chuyên môn 200 362 Vượt

Đào tạo cử tuyển người DT thiểu số (HS)

250 316 Vượt

Đào tạo kiến thức quản lý nhà

nước (người) 120 416 Vượt

Đào tạo kỹ năng và kiến thức bổ trợ (người)

Một phần của tài liệu Chính sách việc làm tỉnh Lào Cai pptx (Trang 31 - 37)