Tuy nhiên, các công trình nghiên cứutrên đây chủ yếu đi theo xu hướng luật chuyên ngành thực định tình hình viphạm pháp luật xảy ra trên thực tế, còn việc nghiên cứu các yếu tố có liên q
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Từ khi xã hội loài người được hình thành, các hoạt động chung của nhânloại đã được quản lý bởi các quy phạm xã hội nhất định Khi xã hội xuất hiệngiai cấp thì cách thức quản lý và điều chỉnh các hoạt động xã hội cũng thay đổi
Sự hình thành Nhà nước và sự ra đời của pháp luật đáp ứng cho sự thay đổi này.Nhà nước ban hành ra pháp luật nhằm hướng xã hội theo trật tự mà giai cấp thốngtrị mong muốn Nhưng mục đích đó không bao giờ được thực hiện một cách triệt
để và cho đến tận ngày nay điều đó vẫn còn tiếp tục biểu hiện ngay trong xã hộivăn minh vì có những lực lượng hay bộ phận dân cư chống lại Nhà nước, chống lạipháp luật và xã hội hoặc vì lý do nào đó mà họ đã vi phạm pháp luật
Trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng, hiện tượng vi phạmpháp luật vần tiếp tục xảy ra một cách phổ biến và đáng lo ngại, nhất là trongnhững năm gần đây khi chúng ta đổi mới cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế quản
lý kinh tế Những biến đổi xã hội tiêu cực do sự tác động của mặt trái củ nềnkinh tế thị trường đã ảnh hưởng nặng nề tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ và văn minh” mà chúng ta đang quyết tâm phấn đấu vàxây dựng, trong đó vi phạm pháp luật nổi lên như một hiện tượng tiêu cực đặcbiệt với những hậu quả nặng nề Các thống kê xã hội học và các báo cáo của các
cơ quan bào vệ pháp luật gần đây đã cho thấy tình trạng đáng báo động của hiệntượng này, buộc các nhà quản lý và bất kỳ người nào có trách nhiệm đều phảiquan tâm, lo lắng Nhận diện hiện tượng xã hội đặc biệt này một cách đúng đắntrở thành một yêu cầu cấp thiết phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống viphạm pháp luật trong thời gian sắp tới một cách có hiệu quả nhằm xây dựng một
xã hội như mục tiêu mà tất cả những người tiến bộ đều mong muốn đã nêu trên
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xuất phát từ lý do đó, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễncủa vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay có một ý nghĩa hết sức to lớn vàcũng là một yêu cầu cấp thiết đối với việc xây dựng một nhà nước pháp quyền
Trang 2“của dân, do dân và vì dân” mà ở đó pháp luật giữ vai trò thống trị, mọi ngườisống và làm việc theo Hiến pháp pháp luật.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, xảy ra ở mọi xã hội có pháp luật vàNhà nước nên nó được rất nhều các nhà quản lý cũng như các nhà luật học quantâm Cho đến nay ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về viphạm pháp luật nhưng chủ yếu đi theo từng mảng hay từng lĩnh vực cụ thể Ví
dụ, trong lĩnh vực hình sự, việc nghiên cứu tội phạm được đặc biệt chú ý nhưcác công trình nghiên cứu về vấn đề lỗi của PGS- TS Nguyễn Ngọc Hòa, vấn đềđồng phạm của TS Lê Thị Sơn, TS Trần Văn Độ và nhiều đề tài luận văn tốtnghiệp cử nhân luật, cao học luật và tiến sĩ luật học khác nghiên cứu từng tộihoặc nhóm tội phạm cụ thể Vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu hết các lĩnh vựcđược pháp luật điều chỉnh và hầu như ở lĩnh vực nào cũng có những chươngtrình, những vấn đề tài nghiên cứu về vi phạm pháp luật ở lĩnh vực ở lĩnh vực đónhư hành chính, dân sự, lao động, kinh tế, môi trường Trong số các công trìnhnghiên cứu đó thì các công trình nghiên cứu về tội phạm và tội phạm học làphong phú, toàn diện và triệt để hơn cả Tuy nhiên, các công trình nghiên cứutrên đây chủ yếu đi theo xu hướng luật chuyên ngành thực định tình hình viphạm pháp luật xảy ra trên thực tế, còn việc nghiên cứu các yếu tố có liên quanđến vi phạm pháp luật như vấn đề cơ sở để vi phạm hóa đối với một số hành vi
xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật, những yếu tố ảnh hưởng đến tìnhhình vi phạm pháp luật thì rất ít được quan tâm hoặc chủ yếu quan tâm ở mộtvài khía cạnh hẹp và trính khái quát không cao Chính vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài này nhằm góp phần nhỏ bé cho việc nghiên cứu tình hình vi phạm phápluật thêm phong phú và đa dạng hơn
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Có thể nói, vi phạm pháp luật là một vấn đề hết sức phức tạp, chính vì thếmục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích và khẳng định một số vấn đề
có tính chất lý luận trong đó bổ sung một số ý kiến của cá nhân trong quá trìnhnghiên cứu để có thể trao đổi một số vấn đề lý luận liên quan đến thực tiễn Từmục đích đó, luận văn tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Trang 3a Vi phạm pháp luật với một số quan điểm từ trước đến nay.
b Cơ chế của vi phạm pháp luật
c Cấu thành của vi phạm pháp luật
d Những nhân tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật
e Đặc điểm của tình hình vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
f Tình hình kiểm soát vi phạm pháp luật ở Việt Nam trong thời gian gần đây;
g Xu hướng của tình hình vi phạm và một số giải pháp phòng, chống viphạm pháp luật
4 Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận văn.
Ngoài việc xuất phát từ cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê-nin, tác giả đã sử dụng nhiềuphương pháp cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học,phỏng vấn, lịch sử theo yêu cầu của từng vấn đề
5 Những đóng góp mới của luận văn
Với tư cách là một luận văn tốt nghiệp của chương trình cao học luật, đề
tài nghiên cứu: “Vi phạm pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” đã góp phần khẳng định một số quan điểm lý luận về vi phạm pháp luật
như vấn đề lỗi của cá nhân, lỗi của tổ chức đồng thời đưa ra quan điểm riêng
về tiêu chí để dự báo tình hình vi phạm pháp luật và mạnh dạn dự báo xu hướngcủa tình hình vi phạm pháp luật ở một số lĩnh vực theo những tiêu chí trên.Ngoài ra, qua việc nghiên cứu tình hình vi phạm pháp luật của Việt Nam trongthời gian gần đây, luận văn đã có một số ý kiến nêu lên những kiến nghị và giảipháp cho công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong thời gian tới
6 Bố cục luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được chia thành hao chương:
1 Chương I: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật
2 Chương II: Tình hình vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng,chống vi phạm pháp luật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 4CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
1.1.1 Hành vi
Con người, trong quá trình tồn tại và phát triển đã có nhiều hoạt động tácđộng vào thế giới tự nhiên và khai thác những lợi ích vật chất để duy trì sự tồntại của mình và của giống nòi Trong quá trình đó, con người lại có quan hệ vớinhau Khi đó ngôn ngữ bắt đầu hình thành cùng với tư duy- con người trở thànhchủ thể có ý thức và hoạt động của con người dần được ý thức điều khiển Với
tư cách đó, loài người đã tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên để trở thành chủ thể
có tính độc lập và có khả năng làm chủ bản thân Các hoạt động của con ngườinhư vậy (bao gồm cả hành động và không hành động) được gọi là hành vi Cáchành vi ấy có thể chỉ là hành vi mang tính cá nhân nhưng cũng có khi mang tính
xã hội, có ảnh hưởng đến đời sống chung của cộng đồng Lợi ích của cá cộngđồng và của mỗi cá nhân được duy trì và đảm bảo nhờ sự phù hợp, thống nhấttrong các hoạt động Cũng có không ít những hành vi lệch chuẩn Nhưng muốnbiết được đâu là chuẩn đâu là không chuẩn thì phải xác định được có hành vihay không Vì vậy phải có cơ sở để xác định hành vi Cơ sở đó chính là các xử
sự được thể hiện ra bên ngoài của con người có sự kiểm soát của ý thức
Tuy nhiên, hành vi cũng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau túytheo quan điểm tiếp cận Hành vi được các nhà sinh vật học xem xét với tư cách
là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiếtthích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trường, hành vi của con người bị bóhẹp trong các hoạt động thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn tại cảu cáthể người trong môi trường đó Chuẩn mực để đánh giá hành vi chính là mức
độ thích nghi của cơ thể đối với môi trường Các nhà tâm lý học lại cho rằnghành vi của con người bao giờ cũng có mục đích, con người không phải là cá thểthích nghi thụ động
Trang 5Hành vi là tiêu chí quan trọng có bản để đánh giá con người Nó bị chiphối bởi nhiều nguyên tắc, nguyên lý, nhiều quan hệ Về mặt tâm lý cũng nhưmặt tự nhiên, cái sinh học của con người là nơi phát sinh và chứa đựng rất nhiềunhu cầu; những nhu cầu đó bị ức chế bởi khả năng xã hội trong việc thỏa mãnchúng Thông thường, nhu cầu cá nhân cao hơn và vượt ra ngoài khuôn khổ xãhội Đó là cái hạt nhân phát ra mọi quyết định trong việc ứng xử của con ngườitrước sự tác động của ngoại cảnh Nó là trung tâm điều tiết phẩm hạnh của conngười sao cho phù hợp với các quy luật của đời sống xã hội mà con người đãnhận thức được và qua đó đặt ra những quy tắc ứng xử tương ứng Việc điềuchỉnh các quan hệ xã hội thực chất là việc điều chỉnh hành vi con người Cóhàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng rất sớm đến hành vi như đạo đức,phong tục, tập quán, lễ nghi tôn giáo trong cuộc sống, trong đó có yếu tố ảnhhưởng rất lớn đến hành vi của con người theo những hướng nhất định là phápluật Chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật, các hành vi của con ngườitrở thành hành vi pháp lý.Con người, một năm là sản phẩm của lịch sử (của hoàncảnh tự nhiên và xã hội), mặt khác, là chủ thể sáng tạo ra quá trình lịch sử đó.Như vậy con người cũng chính là chủ thể sáng tạo ra các quy phạm, trong đó cócác quy phạm pháp luật Các quy phạm pháp luật cũng do con người xây dựngnên, đó là những quy tắc được ra theo yêu cầu của quản lý xã hội một cáchchung nhất Trong các hành vi của con người có hành vi hợp lý Hành vi đượccoi là hợp lý khi nó phù hợp với hoàn cảnh khách quan, với quy luật của sự vậnđộng Các nhà quản lý bao giờ cũng muốn trật tự xã hội diễn ra bởi các hành vihợp lý nhưng điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra vì người ta có thể nhậnthức được nhưng cũng có thể không nhận thức được các quy luật đó Vì vậy mà
ở mức độ tương đối,nhà quản lý muốn các hành vi xã hội xảy ra theo ý chí củamình Theo đó có hành vi hợp pháp và không hợp pháp Hành vi là hợp pháphay không hợp pháp được xác định bởi các quy phạm pháp luật và cũng chính vìvậy, sự xác định này còn phụ thuộc vào nhà làm luật
Trang 61.1.2 Hành vi pháp luật
Hành vi pháp lý là hoạt động có ý thức của con người diễn ra trong môitrường có sự điều chỉnh của pháp luật Những hoạt động đó có thể mang tínhtích cực hay tiêu cực của cá nhân hay tổ chức về mặt xã hội được xác định trướcbằng các quy phạm pháp luật Vì vậy, trong mọi trường hợp các hành vi phápluật chỉ có thể là hành vi hợp pháp hoặc là hành vi bất hợp pháp
1.1.2.1 Hành vi hợp pháp.
Hằng ngày, trong đời sống xã hội, các hoạt động của con người diễn ra rất
đa dạng, theo nhiều xu hướng, động thái, tính chất khác nhau, có mối quan hệvới nhau Các hoạt động sống của con người nói chung và có tính phổ biến làcác hành vi phù hợp với yêu cầu của cuộc sống, nhờ đó mà trật xã hội được duytrì, lợi ích của cá nhân, của cộng đồng được bảo đảm Xuất phát từ điều này màcác nhà cầm quyền trong bất kỳ một Nhà nước nào cũng đều đưa ra nhữngchuẩn mực cho cuộc sống dưới những hình thức pháp lý nhất định Khi xâydựng các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật đã xác định một “khung pháplý” chỉ ra hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống, đồng thời cũngchỉ ra cách ứng xử tương ứng cho con người vào hoàn cảnh đó Đó có thể là việcquy định về quyền, có thể là quy định về nghĩa vụ Hành vi pháp lý bị các quyphạm pháp luật điều chỉnh là hành vi khách quan do đòi hỏi của pháp luật
Nói chung, việc xác định một hành vi hợp pháp phải có căn cứ vào quyđịnh của pháp luật Một hành vi được coi là hợp pháp khi hành vi đó phù hợpvới pháp luật Cụ thể hơn nữa thì hành vi đó có thể là sự thực hiện một quyền –một xử sự được phép trong giời hạn mà quy phạm đã xác định (sử dụng phápluật) Hành vi đó có thể là một hành động tích cực của con người nhằm đáp ứngmột yêu cầu nào đó của Nhà nước hay của chủ thể khác có quyền (thì hành phápluật), hành vi đó cũng có thể là sự kiềm chế không thực hiện điều mà pháp luậtcấm (tuân thủ pháp luật) Như vậy, quy phạm pháp luật là căn cứ thực hiện vàlập trường đánh giá thống nhất về hành vi Phần lớn những hành vi loại nàymang tính tích cực, có lợi cho xã hội Tuy nhiên, không phải mọi hành vi có lợicho xã hội đều là hành vi hợp pháp
Trang 7Có quan điểm cho rằng: “hành vi hợp pháp là hành vi có ích cho xã hộiphù hợp với những quy định của pháp luật, là việc sử dụng (hoặc không sử dụngkhi pháp luật cho phép) các quyền chủ thể, là việc thực hiện các nghĩa vụ pháp
lý của các chủ thể quan hệ pháp luật”1 Tuy nhiên, hành vi phù hợp với pháp luậtchưa chắc đã phù hợp với thực tế hay đòi hỏi của cuộc sống Trên thực tế, khôngphải bao giờ sự quy định của pháp luật cũng là hợp lý Đó là khi những quyphạm pháp luật được xây dựng không tuân theo đòi hỏi khách quan của cuộcsống Có thể thấy một điều rõ ràng là đời sống xã hội thì luôn luôn biến đổi,trong khi đó, pháp luật lại có tính khuôn mẫu ổn định, có xu hướng đi sâu vàphản ánh sự phát triển của đời sống xã hội Hơn thế nữa, pháp luật ra đời còn ítnhiều bị chi phối bởi ý chí của những nhà làm luật Nếu họ công tâm, vì lợi íchchung và có trình độ để nhận thức các quy luật của đời sống xã hội thì pháp luậtxứng đáng là chuẩn mực để làm khuôn mẫu cho các vi xã hội Trong trường hợpngược lại, vì nhận thức chủ quan của nhà làm luật có khoảng cách với đời sống
xã hội do lợi ích ích kỷ hoặc do trình độ hạn chế không phản ánh được nhu cầu
và sự vận động khách quan của cuộc sống thì pháp luật có thể lại trở thành mộtlực cản đối với sự tiến bộ xã hội Khi đó những hành vi hợp pháp biết đâu lại là
có hại cho xã hội Nói cách khác, đó là pháp luật không phù hợp Trong trường
hợp này, hành vi hợp pháp có thể mang lại những kết quả không tốt, vì vậy mà
pháp luật không còn xứng đáng là chuẩn mực cho xã hội nữa Đã có không ítnhững văn bản pháp luật ra đời đã trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội,nhất ra đời trở thành lực cản cho sự phát triển của xã hội, nhất là khi đó là vănbản pháp luật có giá trị cao, vì các văn bản có giá trị thấp hơn được ban hànhtheo đó cũng có sự bất hợp lý tương ứng Những hành vi được thực hiện theoyêu cầu của những quy định như vậy là hành vi hợp pháp không hợp lý
Trong một số trường hợp, pháp luật quy định hợp lý (phù hợp với đòi hỏicủa quá trình vận động của tiến bộ xã hội) nhưng có thể có một khoảng cách vớicuộc sống, chẳng hạn nói lại có sự khác biệt với những quy phạm đạo đức haytôn giáo Hành vi khi đó là hợp pháp nhưng không hợp tình và không dễ gì
1 Học viện Chính trị quốc gia, (1998), Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội , tra.370
Trang 8được xã hội chấp nhận Không phải nói ở đâu xa, ngay trong bộ luật hình sựnăm 1985 của Việt Nam khi quy định về hành vi không tố giác tội phạm, nếungười thực hiện tội phạm là thân nhân hay bạn bè của người đi tố cáo thi hành
vì tố cáo của người đó mặc dù là phù hợp pháp luật nhưng chắc chắn không dễ
gì tránh được búa rìu dư luận Hành vi này, người sự điều chỉnh của pháp luật nócòn chịu sự điều chỉnh rất sâu sắc của đạo đức Chuyện này đã từng xảy không íttrong thực tế và vì vậy, hành vi đó lại bị lên án bởi dư luận xã hội Có lẽ chính vìthế mà trong Bộ luật hình sự của nước ta được sửa đổi vào năm 1999, hành vi tốcáo chỉ đặt ra cho một số tội có liên quan đến an ninh quốc gia
Với những phân tích trên ta thấy, việc đánh giá các quy định của pháp luật
về hành vi hợp pháp phải có nhiều tiêu chí hay căn cứ khác nhau Nếu việc quyđịnh của pháp luật thuần túy chỉ xuất phát từ ý chí chủ quan của nhà làm luật thì nókhó có điều kiện được thực hiện hóa thành hành vi xã hội tích cực của con người
vi Nó không có mối liên hệ nào với bên ngoài, với thế giới khách quan, nó
Trang 9không phải là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Ngày nay, điều này đã bị thayđổi theo sự tiến bộ xã hội.
Trong số những hành vi bất hợp pháp, không phải hành vi nào cũng làhành vi vi phạm pháp luật Một hành vi bất hợp pháp cần phải có thêm một sốdấu hiệu khác để có thể trở thành hành vi vi phạm pháp luật Ta sẽ làm rõ điềunày qua sự phân tích các dấu hiệu cụ thể của vi phạm pháp luật cùng với kháiniệm vi phạm pháp luật
1.1.3 Vi phạm pháp luật
Trong khoa học pháp lý, khái niệm vi phạm pháp luật được nhắc tới rấtnhiều ở các ngành luật Ví dụ, khái niệm vi phạm pháp luật hành chính lần đầutiên được định nghĩa trong pháp lệch xử phạt vi phạm hành chính ngày30/1101989: “Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thựchiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước màkhông phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạthành chính” hoặc được định nghĩa gián tiếp trong điều 1, khoản 2 Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995: “Xử lý vi phạm hành chính được áp dụngđối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lýnhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định củapháp luật phải bị xử phạt hành chính” Trong Bộ luật hình sự, vi phạm pháp luậthình sự bị coi là tội phạm và được định nghĩa “Tội phạm là hành vi nguy hiểmcho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực tráchnhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ trính trị, chế độkinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi íchhợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa” Nói chung, theo các cách xác định về vi phạm pháp luậttrên, vi phạm luôn luôn có các dấu hiệu trái pháp luật của hành vi, có dấu hiệulỗi (cố ý hoặc vô ý) nhưng chưa có một cách nhìn khái quát về vi phạm phápluật, thậm chí chưa có cả sự khái quát cho khái niệm vi phạm pháp luật với cácchủ thể là cá nhân hay tổ chức ngay trong một khoa học pháp lý cụ thể (ví dụ,
Trang 10khái niệm về vi phạm hành chính) Điều này sẽ được phân tích để làm rõ trong nộidung khái niệm vi phạm pháp luật ở phần dấu hiệu của vi phạm tiếp sau Đó là.
1.1.3.1 Dấu hiệu trái pháp luật của hành vi.
Có thể nói rằng đây là dấu hiệu đặc biệt quan trọng của vi phạm pháp luật.Những dấu hiệu khác chỉ có thể nhận biết được thông qua dấu hiệu này Nóichung trong các quan điểm hiện đại, không có quan điểm nào phủ nhận dấu hiệuhành vi Hành vi ở đây có thể là hành động, có thể là không hành động Hànhđộng là xử sự của con người thông qua các thao tác, hoạt động cụ thể tác độngvào thế giới khách quan làm biến đổi nó với những mức độ nhất định mà theotiếng Hán, đó là các “tác vi” Còn hành vi thể hiện dưới dạng không hành động
là xử sự của con người không thực hiện một việc gì đó, và còn được gọi là “bấttác vi” Hành vi bằng hành động thì luôn có tính xác định cụ thể, ngược lại hành
vi không hành động rất khó xác định vì chỉ có thể xác định được nếu nó nằmtrong mối quan hệ nào đó được pháp luật xác định Nếu không như vậy, nó cóthể chỉ là suy nghĩ hay tình cảm của con người Theo C.Mác thì “ngoài hành vicủa mình ra, tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải
là đối tượng của nó” Dưới cách nhìn của nhà làm luật thì hành vi trái pháp luật
phải là xử sự gây tác hại đến sự tồn tại và phát triển bình thường của trật tự xã hội Hành vi gây tác hại đó có thể là sự thực hiện những hành động mà pháp luật
cấm Loại hành vi này tác động lên thế giới khách quan, trực tiếp làm biến đổi
chúng, gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ theo ý chí của nhà làm luật Hành vi gây hai dưới dạng không hành động không trực
tiếp gây ra thiệt hại Nó được hiểu là sự trốn tránh thực hiện một nghĩa vụ nhất
định vì vậy mà đã không ngăn chặn được thiệt hại xảy ra hoặc một lợi ích chung đã không được thực hiện.
Một vấn đề nữa cần xác định ở đây là hành vi được hiểu như thế nào tronghoạt động của tổ chức Thông thường khi người ta nói tới hành vi là nói tới hoạtđộng của cá nhân Thực chất hoạt động của tổ chức phải thông qua tổng hợp cáchoạt động của cá nhân Nếu đã xác định vấn đề như vậy thì khi hành vi đượchiểu là xử sự có sự kiểm soát của ý thức và ý chí thì liệu có thể luôn luôn có sự
Trang 11thống nhất ý chí hay giữa các cá nhân trong tổ chức hay không khi các quyếtđịnh về hoạt động của tổ chức được thông qua theo nguyên tắc đa số Trongtrường hợp này, thiểu số những người không nhất trí thì trách nhiệm của họ sẽđược xác định như thế nào khi quyết định trên là trái pháp luật? Các tổ chức docon người thành lập nên, khi đó nó trở thành một thực thể độc lập với chủ thể đãthành lập ra nó Khi đã nói đến tổ chức người ta phải nói tới hoạt động của nó,
nó được sinh ra vì mục đích gì, ai sẽ là người đại diện, là người chịu trách nhiệmcho tổ chức và trước tổ chức Như vậy, việc xác định hành vi của tổ chức haycủa cá nhân phải xem cơ chế của hành vi
Nói với hành vi vi phạm pháp luật là ta nói tới thái độ tiêu cực của cácchủ thể có năng lực trước pháp luật Tuy nhiên, không phải cứ thực hiện hành vitrái pháp luật là mang lại hậu quả xấu cho xã hội Trong thực tế, có rất nhiềuhành vi trái pháp luật không những mang lại hậu quả xấu mà có khi nó còn cótính tích cực, là một biểu hiện của tiến bộ xã hội, thể hiện tính năng động củanhững chủ thể thực hiện nó Không khó khăn gì lắm để lấy ví dụ về nhữngtrường hợp này Đó là những giám đốc năng động thời kỳ bao cấp đã dám “vượtrào” để làm lợi cho doanh nghiệp, cho đơn vị của mình, mặc dù không có hạicho xã hội Khi pháp luật không còn phù hợp với thực tế nữa thì nó trở thành ràocản cho sự phát triển của xã hội, tiêu chuẩn để đánh giá tính hợp pháp của hành
vi sẽ không còn tính pháp lý nữa Cùng với sự xác định hành vi nào là hợp phápkhông phù hợp với thực tế thì sự xác định hành vi nào là trái pháp luật một cáchbất hợp lý đều dẫn đến sự phản ứng tiêu cực của xã hội Tất nhiên, điều nàykhông mang tính phổ biến mặc dù nó thường xảy ra ở những giai đoạn có tínhchất giao thời Hành vi kiểu “vượt rào” trên đây được coi là hành vi dũng cảm,thậm chí còn đáng khuyến khích vì nó buộc nhà làm luật trở nên linh hoạt hơnđáp ứng nhu cầu điều chỉnh của xã hội ngày càng phát triển
Những phân tích trên đây mới chủ yếu nói tới hành vi trái pháp luật –những hành vi thực hiện pháp luật không đúng hoặc không thực hiện pháp luậtnhưng chúng ta không thể quên một điều là muốn xác định được điều đó thì phải
có pháp luật và muốn có pháp luật thì phải có hoạt động xây dựng pháp luật
Trang 12Hoạt động này, trong nhiều trường hợp vừa là hoạt động xây dựng pháp luật vừa
là hoạt động thực hiện pháp luật Thế nhưng không phải bảo giờ hoạt động nàycũng có tính hợp pháp Nhiều khi các cơ quan nhà nước đã ban hành những vănbản trái với những văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, nhất là trái với Hiếnpháp và các đạo luật Tất nhiên, hoạt động này phải là hoạt động của cơ quan cóthẩm quyền và các văn bản pháp luật phải có tính thứ bậc theo quy định củapháp luật Chính vì được pháp luật quy định nên cũng đã có không ít các vănbản được ban hành trái pháp luật Vì là các văn bản tạo ra những khuôn mẫu chohành vi nên nó kéo theo sự trái pháp luật của hàng loạt các hành vi “hợp pháp”kiểu này Việc ban hành văn bản trái pháp luật xảy ra có thể là trái thẩm quyền(có thể là vượt cấp, có thể là không đúng hình thức) nhưng cũng có thể là tráivới nội dung quy định của các văn bản có hiệu lực cho xã hội nhưng nó tiếp taycho hàng loạt các hành vi trái pháp luật một cách “hợp pháp” nói trên
Hiện nay, sự phát triển của xã hội ngày càng dòi hỏi nhiều hơn sự thamgia của các tổ chức Các tổ chức được hình thành bằng rất nhiều cách thức khácnhau Có thể đó là sự kết hợp của nhiều thành viên tự nguyện thành lập ra vì mộtmục đích nào đó, cũng có thể tổ chức đó được Nhà nước thành lập vì những mụcđích khác nhau, chính vì thế mà hoạt động của chúng cũng có sự khác nhau Có
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, có tổ chức hoạt động trên lĩnh vựcquản lý, có tổ chức hoạt động trên lĩnh vực công ích nên tính chất, phạm vi,thẩm quyền có thể khác nhau Cũng chính vì lẽ đó mà hoạt động của chúng cũngtồn tại ở các dạng khác nhau Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự giống nhau ởchỗ, các hoạt động của chúng là sự kết hợp của nhều cá nhân với những vị trí vàvai trò khác nhau Đặc điểm nói chung của loại chủ thể này là hoạt động theonội quy, quy chế của riêng chúng, từ đó hoạt động trái pháp luật của chúng cóthể phát sinh ngay từ việc xây dựng nội quy quy chế Mặc dù các tổ chức hoạtđộng trên cơ sở của chế độ tự quản nhưng phải theo nguyên tắc “được làm tất cảnhững gì mà pháp luật không cấm” Thực ra, nguyên tắc này chỉ được đặt ra chocác tổ chức kinh tế, xã hội chứ không phải đặt ra cho các cơ quan nhà nước Nhưvậy, hoạt động trái pháp luật của tổ chức có thể là đã làm những cái mà pháp
Trang 13luật cấm, nhưng chỉ như vậy thì chưa hết Trong thực tế thì các tổ chức có thểkhông làm cái mà nhà nước bắt buộc phải làm Có thể lấy một ví dụ về trườnghợp này như việc một tổ chức kinh tế đã không thực hiện các biện pháp ngănchặn tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
1.1.3.2 Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể.
Sau khi đã xem xét dấu hiệu trái pháp luật của hành vi, phải xác định dấuhiệu năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể Như đã phân tích ở phần hành vitrên đây, ta thấy hành vi phải là xử sự của con người có sự kiểm soát của lý trí
và ý chí Lý trí và ý chí chỉ có thể xác định ở những chủ thể có ý thức Lý trí làkhả năng nhận thức sự vận động của thế giới khách quan, còn ý chí là khả năngđiều khiển và kiểm soát hành vi trên cơ sở của sự nhận thức đó Năng lực tráchnhiệm pháp lý của các chủ thể được Nhà nước quy định dựa trên khả năng đánhgiá và kiểm soát hành vi xã hội của con người trong những điều kiện cụ thể nhấtđịnh như lứa tuổi, học vấn Mỗi chủ thể lại có khả năng nhận thức, năng lựckiểm soát và điều khiển hành vi ở mức độ khác nhau Chính vì vậy, cần phảiphân hóa khả năng đó giữa các chủ thể Mỗi cá nhân là một thực thể thống nhấtcủa cái sinh vật và cái xã hội – một phần tử đơn nhất của cộng đồng xã hội, mộthiện tượng có tính lịch sử, có nhân cách – một bản sắc độc đáo của con người.Khoa học tự nhiên hiện đại và sự phát triển của khoa học nhân văn trong thời đạingay nay đã chứng minh rằng sự tồn tại hiện thực của mỗi con người cụ thể nóiriêng và là của cả xã hội nói chung quy định bởi nhiều quy luật Quy luật sinhhọc tạo thành phương tiện sinh học của con người, ví dụ, quy luật về sự phù hợpgiữa cơ thể với môi trường, quy luật về biến dị và di truyền; quy luật tâm lý – ýthức hình thành và hoạt động trên nền tảng sinh học của con người, như các quyluật hình thành tư tưởng, tình cảm, khát vọng, mục tiêu, lý tưởng, niềm tin và ýchí ;các quy luật xã hội quy định mối quan hệ giữa con người với con ngườinhư quy luật của sự phù hợp giữa kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng, quyluật về đấu tranh giai cấp Trong mỗi xã hội, con người có khả năng riêng biệt,cao thấp ở những trình độ nhất định Nhu cầu của mỗi cá nhân thường xuyên có
sự mâu thuẫn với khả năng đã thúc đẩy con người hoạt động và đấu tranh với
Trang 14chính mình, với xã hội Sự đấu tranh này có thể là tích cực, có thể là tiêu cực vìvậy, một chủ thể có khả năng nhận thức cao hơn, có thể điều khiển hành vi mộtcách hữu hiệu hơn thì điều kiện cho họ thực hiện sự đấu tranh có tính tích cựccũng cao hơn Ngược lại, những chủ thể mà khả năng nhận thức hạn chế thì khảnăng điều khiển hành vi cũng thấp hơn thậm chí có những chủ thể không cónhững khả năng này Như đã phân tích ở trên, con người là một thực thể thốngnhất của “cái sinh vật” và “cái xã hội”, trong đó “cái sinh vật” của con ngườimang tính bản năng như đói thì ăn, khát thì uống còn “cái xã hội” thì vô cùngphong phú và liên tục mở rộng Nó liên quan đến trình độ phát triển của đờisống xã hội Theo đó, con người ngày càng được tự do hơn vì làm chủ được bảnthân, làm chủ xã hội, tự nhiên và cũng chính vì thế mà Nhà nước cũng phải vậnđộng theo xu hướng tiến bộ đó bằng cách thừa nhận ngày càng rộng rãi quyền và
tự do của con người Điều đó đòi hỏi khả năng nhận tức về tự do cũng cao hơntheo trình độ phát triển của xã hội để có khả năng kiểm soát hành vi một cáchtương ứng Ngay ở mỗi con người, ở từng giai đoạn phát triển của mình, khảnăng đó cũng khác nhau do độ tuổi, kết quả tiếp thu tri thức của các thế hệ trước,
sự đúc rút kinh nghiệm sống và còn phụ thuộc vào cả môi trường xã hội Vì vậy
mà không thể có một tiêu chuẩn chung cho mọi chủ thể trong xã hội và cho mọiquan hệ xã hội Tính chất phức tạp hay giản đơn của từng loại quan hệ xã hội sẽđòi hỏi những năng lực nhận thức và ứng xử tương ứng Đối với mỗi cá nhân,năng lực đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nó phụ thuộc trực tiếp vào độtuổi và trạng thái thần kinh (sức khỏe tâm thần) của con người Trong Bộ luậtDân sự của nước ta được ban hành năm 1995, năng lực chủ thể xác định cho cánhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi Nếu như năng lực phápluật là cái mọi người có như nhau (xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng) thì nănglực hành vi là cái để phân biệt về khả năng thực hiện năng lực đó, khả năng gánhchịu trách nhiệm về hậu quả do việc thực hiện năng lực đó trong thực tế Cụ thể,trong bộ luật này, năng lực hành vi được xác định theo độ tuổi tương ứng vớicác mức độ :từ 0 đến chưa đủ 6 tuổi thì chưa có năng lực hành vi, từ đủ 6 tuổiđến chưa đủ 15 tuổi có năng lực hành vi để tham gia vào những quan hệ dân sự
Trang 15giản đơn có giá trị nhỏ để phục vụ cho nhu cầu tối thiểu, từ đủ 15 đến chưa đủ
18 tuổi được tham gia nhiều hơn vào các quan hệ dân sự thông thường nếu có tàisản để đảm bảo trừ trường hợp cần có sự đồng ý của cha mẹ từ 18 tuổi trở lênthì được tham gia vào mọi quan hệ dân sự Cùng với độ tuổi, như đã nói ở trên,sức khỏe tâm thần là yếu tố không thể thiếu để con người có thể nhận thức thếgiới một cách bình thường Như vậy, pháp luật đã phải tính đến khả năng gánhchịu hậu quả do hành vi của chủ thể thực hiện
Ngay trong một loại quan hệ pháp luật thì thời điểm này cũng khác thờiđiểm khác do quan điểm của nhà làm luật tương ứng với trình độ phát triển xãhội Chẳng hạn, Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 củanước ta là một ví dụ Theo bộ luật hình sự 1985 thì những người từ đủ 14 tuổiđến chưa đủ 16 tuổi thì chỉ chịu trách nhiệm về tội nghiêm trọng với lỗi cố ý,còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về hình sự về mọihành vi phạm tội Trong khi đó Bộ luật năm 1999, do tính chất của các hành vicần phải được phân hóa chính xác hơn, nên dộ tuổi từ đủ 14 đến 16 phải chịutrách nhiệm về tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý và tội đặc biệt nghiêmtrọng Thực ra việc quy định đó đã xuất phát từ khả năng về nhận thức và điềukhiển hành vi một cách rõ ràng hơn và cũng từ đó mà khả năng gánh chịu về hậuquả cũng được xác định chính xác cho chủ thể thực hiện hành vi Tuy nhiên,pháp luật lại phải có chức năng mô hình hóa, do vậy mà nó không thể quy địnhchi tiết cho từng cá nhân cụ thể mà chỉ có thể quy định tương ứng với từng loạichủ thể Việc quy định này cơ ưu điểm là mang tính quy phạm phổ biến, kháiquát nhưng khi xem xét vào các trường hợp cụ thể thì nhiều khhi nó không hợp
lý lắm Không phải bao giờ một người có đủ 16 tuổi cũng “khôn hơn” một người
14 tuổi hoặc không phải bao giờ những người có đủ 18 tuổi cũng “khôn” nhưnhau Môi trường sống, chế độ giáo dục, quan hệ xã hội, quan hệ gia đình sẽtrực tiếp “dạy khôn” người ta ở các mức độ khác nhau Một điều đặc biệt nữa làthể trạng sức khỏe tâm thần của mỗi con người cụ thể Ngay trong một conngười đang ở trong trạng thái tâm thần bình thường, cũng có khi minh mẫn sángsuốt, cũng có khi căng thẳng, mất bình tĩnh và do vậy mà có thể đã không nhận
Trang 16thức một cách bình thường và không dễ dàng có thẻ kiemr soát được hành vi củachúng mình Ngoài ra, do diễn biến của tình hình sức khỏe hoặc những sự kiệnbất thường xảy ra trong cuộc sống mà những khả năng nêu trên của con người bịthay đổi (có thể là tốt lên có thể là xấu đi, thậm chí có thể còn bị mất) Nhữngtrạng thái này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi thực hiện các hoạt động códấu hiệu trái pháp luật Trường hợp này, ta dùng thuật ngữ “hoạt động” thay thếcho thuật ngữ “hành vi” sẽ chính xác hơn vì hành vi phải là xử sự có sự kiểmsoát của ý chí và lý trí của những người có ý thức cùng thới thể trạng tâm thầnbình thường.
Trong nhiều trường hợp, người có năng lực hành vi thông thường nhưngvẫn thực hiện hành vi trái pháp luật mà không ý thức được việc mình làm là hợppháp hay bất hợp pháp Điều đó không phải do trạng thái sức khỏe tâm thần củangười thực hiện hành vi Họ vẫn khẳng định xử sự của họ là đúng Rõ ràng, kinhnghiệm sống, kiến thức được trang bị hằng ngày của người ta là chưa đủ để đápứng yêu cầu của pháp luật, của cuộc sống Ngay trong hoạt động của nhân viênnhà nước những người luôn được coi là người có năng lực hành vi trong hoạtđộng của mình nhưng hoạt động của những người này không pải luôn luônđúng.Thực tế đã chứng minh điều này mà cụ thể là những trường hợp làm sai donon kém về trình độ nghiệp vụ chứ chưa nói tới việc họ làm sai.Cái khó của nhàlàm luật là chỉ có thể xác định cụ thể lứa tuổi hay thể trạng sức khỏe tâm thầncủa con người ở trạng thái chung nhất mà thực tế lại vô cùng phong phú , đadạng và phức tạp
Bên cạnh hành vi được xác định trên cơ sở của lứa tuổi và sức khỏe tâmthần thì pháp luật còn xác định bổ sung về khả năng chịu trách nhiệm pháp lýđối với các chủ thể bằng tài sản Ví dụ trong trường hợp những người đã có đủ
15 đến chưa đủ 18 tuổi thì có thể tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luậtdân sự một cách độc lập nếu có tài sản để đảm bảo như quy định của Bộ luật dân
sự của nước ta
Những phân tích trên đây chủ yếu mới dừng lại ở năng lực của cá nhân chứ chưanói tới năng lực của pháp nhân hay tổ chức Xuất phát từ đặc điểm của từng loại
Trang 17chủ thể mà pháp luật quy định cho chúng có địa vị pháp lý khác nhau Các chủthể là tổ chức có tư cách độc lập với người thành lập ra nó Sự thừa nhận, sự chophép thành lập hoặc được Nhà nước thành lập đã cho thấy sự có mặt của các tổchức là cần thiết, có tính khách quan khi chúng tham gia vào cào hoạt động cóích cho xã hội Muốn một tố chức có hoạt động có ích thì tổ chức ấy phải cầnphải có những bảo đảm về mặt pháp lý và thực tế Chính những đảm bảo này sẽ
là sự thể hiện cụ thể nhất, trực tiếp nhất về năng lực của tổ chức Năng lực tráchnhiệm pháp lý của tổ chức được thực hiện thông qua những người đại diện hợppháp cho tổ chức Những người đại diện hợp pháp cho tổ chức Những người đạidiện hợp pháp cho tổ chứckhi hoạt động nhân danh tổ chức Đó là những ngườiđược coi như đã nhận được sự uỷ quyền của tập thể Thực ra, sự quyết định của
tổ chức là quyết định của tập thể, trong đó mỗi cá nhân có một phần trách nhiệmgắn với những lợi ích mà họ có thể có được do những quyết định ấy Họ sẽ làngười phải chấp nhận tình trạng “được ăn, thua chịu” sau khi đã tham gia vào tổchức và đã thực hiện sự uỷ quyền cho người đại diện (thường được thể hiệntrong các nghị quyết của tổ chức như đại hội cổ đông, bầu ra những người lãnhđạo) Trong trường hợp những quyết định cảu tổ chức được ban hành bởi nhữngngười đại diện cho tổ chức vượt thẩm quyền mà tổ chức đã uỷ quyền thì cá nhânnày sẽ phải là người chịu trách nhiệm về phần vượt quá đó Thực chất năng lựctrách nhiệm pháp lý của chủ thể là tổ chức được xác định là khả năng gánh chịuhậu quả pháp lý từ hoạt động của tổ chức Nhưng điều đó không có nghĩa làtrách nhiệm được chia đều cho các chủ thể tham gia vào tổ chức Chính vì vậy,cần có sự phân hoá trách nhiệm cho cá nhân khi tham gia hoạt động của tổ chức.Tất nhiên, phải có cơ chế cho việc phân hoá này Ví dụ trong trường hợp bồithường thiệt hại do một thànhv iên hoặc của nhóm thành viên trong tổ chức gây
ra khi hoạt động nhân danh tổ chức, người ta không thể đi đòi bồi thường ở từng
cá nhân mà tổ chức phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thay, sau đó tổchức có quyền yêu cầu các cá nhân phải bồi thường ngược lại cho mình Nhưvậy, năng lực trách nhiệm của tổ chức thực chất suy cho cùng cũng là sự xácđịnh cho cá nhân, được thực hiện thông qua các cá nhân và cuối cùng cá nhân
Trang 18vẫn là người gánh chịu Điều này liên quan rất chặt chẽ với vấn đề lỗi sẽ đượcxác định ở nội dung sau.
1.1.3.3 Dấu hiệu lỗi.
Nếu như trong dấu hiệu trái pháp luật của hành vi xác định sự tác động,ảnh hưởng của hành vi lên các quan hệ xã hội,dấu hiệu năng lực trách nhiệmpháp lý xác định khả năng nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi của chủ thể
để gánh chịu hậu quả của hành vi thì dấu hiệu lỗi là sự xác định thái độ, mức độtiêu cực cảu chủ thể khi thựuc hiện hành vi
Trong các công trình nghiên cứu, các văn bản pháp luật hay trong giáotrình giảng dạy pháp luật ở bậc đại học… hầu hết lỗi đều được xác định là thái
độ hoặc trạng thái tâm lý của củ thể đối với hành vi và hậu quả của nó Có thểthấy hàng loạt các ví dụ về khái niệm này Chẳng hạn: “lỗi là trạng thái tâm lýcủa chủ thể đối với hành vi, cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra”2 hay “Lỗi
là trạng thái tâm lý của người vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó đối vớihành vi vi phạm pháp luật của mình”3 hoặc “Lỗi là trạng thái tâm lý của ngườithực hiện hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội”4; cũng có khi trựctiếp đồng nhất lỗi trong tội phạm với lỗi nói chung là: “… thái độ tâm lý củangười phạm tội với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện và đối với hậu quảcủa hành vi đó”5
Nói chung, theo những cách hiểu trên đây thì lỗi đều được hiểu là hoạtđộng tâm lý bên trong của các chủ thể vi phạm pháp luật Nó thuộc mặt chủquan của vi phạm pháp luật Có thể nói đây là một khái niệm hết sức phức tạp.điều phức tạp đầu tiên mà nó cho thấy là lỗi mà một hoạt động tâm lý bên trongcủa chủ thể và vì vậy nó không thể cân, đong, đo, đếm được, do đó nó là mộtkhái niệm rất trừu tượng và khó khái quát Thứ hai, các khái niệm trên hầu nhưmới nói tới lỗi với tư cách là hoạt động tâm lý của cá nhân (hoặc con người cụthể) chứ chưa nói tới loại chủ thể là tổ chức Thực ra nếu nói lỗi là hoạt động
2 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Truờng đại học Luật Hà Nội, 2002, Hà Nội, tr.494
3 Giáo trình luật hành chính Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, 2000, tr.129
gia, 1998, tr.373.
Trang 19tâm lý bên trong của con người thì liệu có thể nói tổ chức có lỗi được haykhông? Như ở phần trên đã phân tích thì hoạt động của tổ chức là hoạt độngphức tạp do sự kết hợp của nhiều người, trong khi đó thì mỗi cá nhân là mộtthực thể độc lập, có nhân cách, có suy nghĩ, tình cảm và nhu cầu khác nhau Mặtkhác, các tổ chức do con người thành lập ra nhưng bản thân tổ chức cũng là mộtchủ thể có tư cách riêng, độc lập với những người đã thành lập ra nó Chính vìnhững lý do trên mà buộc chúng ta phải xem lại hoặc là khái niệm lỗi hoặc làphải xác định tư cách của chủ thể là cá nhân hay tổ chức trong vi phạm phápluật, nếu không thì không thể có khái niệm vi phạm pháp luật nói chung cho cả
cá nhân và cho cả tổ chức Mâu thuẫn này đã xảy ra trong thực tế Nếu như luậthình sự khẳng định tội phạm chỉ có thể là các cá nhân thì vấn đề sẽ trở nên đơngiản, nhưng không phải chỉ có pháp luật hình sự đièu chỉnh các quan hệ xã hội
mà có rất nhiều ngành luật tham gia điều chỉnh và vì vậy cùng khôgn chỉ có kháiniệm tội phạm mà còn có nhiều khái niệm khái niệm vi phạm pháp luật khác tuỳtheo sự quy định của từng ngành luật hoặc tuỳ từng quan niệm Chẳng hạn cóquan điểm khẳng định rằng: “… lỗi luôn là của cá nhân Vì vậy, tổ chức khôngthể có lỗi dưới góc độ pháp lý được … trong cấu thành vi phạm hành chính của
tổ chức, do không thể xác định được lỗi của nó nên ở đây yếu tổ chủ quankhông có ý nghĩa gì cả Chỉ cần tổ chức đó có biểu hiện xâm hại đến các kháchthể trong lĩnh vực quản lý nhà nước, trái pháp luật hành chính là xem như đủ cơ
sở để coi là chủ thể của vi phạm hành chính”6
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là lỗi có luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc trongtất cả các vi phạm pháp luật mà không hoặc là phải xem xét lại khái niệm lỗi.Như ta đã xem xét ở trên thì lỗi là trạng thái (hay thái độ) tâm lý của chủ thể đốivới hành vi và hậu quả của hành vi, trong khi đó thì hoạt động của một tổ chứcnhất định nhất định phải có sự kết hợp của nhiều người còn mỗi người lại cóhoạt động tâm lý riêng, có cáh đánh giá khác nhau về tính hợp pháp của hành vi,
về hậu quả của hành vi đó Nói cách khác, thì mỗi cá nhân sẽ có một trạng tháitâm lý độc lập Nếu muốn xác định lỗi cho chủ thể là tổ chức thì phải xem lỗi
6 Trường đại học luật Hà Nội, giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2000, tr.123,133.
Trang 20của từng cá nhân ở trong tổ chức và thực tế thì không có lỗi chung của tổ chứcđược đây là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm cuối cùng cho chủ thể viphạm Chính vì mỗi con người là một thực thể độc lập trong một tập thể nhưnglại được phân công trách nhiệm cụ thể với chức năng, nhiệm thẩm quyền theo sựphân công hay uỷ quyền của tập thể, của tổ chức, do vậy mà những người hoạtđộng nhân danh tổ chức và vì lợi ích của tổ chức mà có lỗi thì đương nhiên lỗi
đó sẽ bị coi là lỗi của tổ chức và chính tổ chức phải chịu trách nhiệm về lỗi đó
Sự liên quan của các cá nhân trong tổ chức chính là do sự uỷ quyền nay Thực
ra, lỗi của tổ chức ở đây được xét một cách “kéo dài” từ thời điểm mà tổ chứcphân công hay uỷ quyền cho các cá nhân chịu trách nhiệm Tại thời điểm mà các
cá nhân nhận được trách nhiệm thì chính cá nhân đã được tự do ý chí, họ cóquyền nhận hay không nhận trách nhiệm đó Theo sự uỷ quyền thì cá nhânngười nhận được sự uỷ quyền gần như đương nhiên phải có một lợi ích gì ở đó.Mặt khác, nếu cá nhân người được uỷ quyền có hành vi thực hiện một cách tráipháp luật nhưng trong phạm vi được uỷ quyền thì hành vi của cá nhân đó chính
là hành vi của tổ chức , tổ chức trong trường hợp đó đã có sự lựa chọn, được “tự
do ý chí” và có khả năng “kiểm soát” hành vi của người mà mình đã uỷ quyềntại thời điểm uỷ quyền Việc xác định lỗi ở đây đã không còn trực tiếp là việcxác định lỗi trong trường hợp cụ thể xảy ra khi diễn ra hoạt động trái pháp luậtcủa cá nhân nữa và không chỉ còn là trạng thái tâm lý nữa Trong trường hợpnày, quan điểm cho rằng trong vi phạm pháp luật của tổ chức thì không cần xácđịnh lỗi được coi là hợp lý, vì rằng trong những trường hợp đó tổ chức đươngnhiên bị coi là có lỗi
Bên cạnh đó, hành vi vi phạm được thấy trong tổ chức có thể tồn tại dướimột dạng khác Đó là trường hợp cá nhân người được tổ chức uỷ quyền đã nhândanh tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó lại nằmngoài hoặc vượt quá phạm vi được uỷ quyền bởi tổ chức Trong trường hợp này,
tổ chức đã không xác định trước được hành vi có thể xảy ra ở người được uỷquyền vào lúc tổ chức tiến hành uỷ quyền cho người đó Khi đó, phải xác địnhhai trường hợp:
Trang 21- Tổ chức có biết và có thể kiểm soát được hành vi của cá nhân ngườiđược uỷ quyền.
- Tổ chức không biết và cũng không thể kiểm soát được hành vi của ngườiđược uỷ quyền
Trong truờng hợp thứ nhất, tổ chức vẫn phải liên đới chịu trách nhiệmcùng với cá nhân vi phạm, vì nếu không có danh nghĩa của tổ chức thì cá nhân
đó không thể thực hiện được hành vi vi phạm Trong điều kiện đó, tổ chức cóthể chấm dứt sự uỷ quyền hoặc ngăn chặn người đã lợi dụng danh nghĩa của tổchức để thực hiện hành vi vi phạm Khi đó, tổ chức vẫn có sự tự do ý chí vàđược lựa chọn một trong hai cách xử sự đã nếu trên Nói cách khác, tổ chức vẫn
bị xác định là chủ thể có lỗi trong trường hợp này Nếu xác định như vậy thì rất
có thể xảy ra truờng hợp bán hoặc cho thuê tư cách pháp nhân như đã từng xảy
ra ở hàng loạt doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong thờigian gần đây Đó là những doanh đã ra đời mà không hoạt động hoặc tham giavào các hoạt động mua đi bán lại hoá đơn hàng hoá để kiếm lợi bất chính sau khiLuật doanh nghiệp có hiệu lực và Chính phủ bỏ rất nhiều các loại giấy phép con.Việc cho thuê doanh nghiệp gắn liền với những lợi ích của chính người cho thuê
và người cho thuê cũng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc cho thuê doanhnghiệp của chính mình và sự vi phạm của người đi thuê Việc xác định như vậy
có ý nghĩa rất lớn trong quản lý và đặc biệt là chế độ hậu kiểm trong quản lýkinh tế ở các doanh nghiệp Chính vì vậy, tính có lỗi của tổ chức ở đây được xácđịnh do tổ chức hoàn toàn có thể biết trước và điều khiển hành vi cũng như hậuquả của hành vi do người mà mình đã trao trách nhiệm thực hiện
Trong trường hợp thứ hai, người được uỷ quyền thực hiện hành vi ngoàiphạm vi uỷ quyền mà tổ chức không thể biết và cũng không thể kiểm soát, thì cóthể khẳng định tổ chức không có lỗi căn cứ để kết luận như vậy là dựa vào khảnăng được tự do ý chí của tổ chức trong trường hợp này đã khôgn còn ý nghĩa,người thực hiện hành vi đã nằm ngoài sự kiểm soát của tổ chức.Khi đó cá nhânngười thực hiện hành vi chính là chủ thể có lỗi, là người phải chịu trách nhiệm
về hoạt động cuả chính mình
Trang 22Trong các trường hợp tổ chức là người có lỗi thì người đại diện cho tổchức sẽ thay mặt tổ chức lãnh nhận trách nhiệm của người :“có trạng thái tâm lýcủa chủ thể đối với hành vi và hậu quả của hành vi”.
Vấn đề nữa cần xác định ở đây là lỗi của tổ chức cần phải phân biệt thànhlỗi cố ý hay vô ý Việc phân biệt này có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng phảichịu trách nhiệm về hậu quả do hành ci ci phạm gây ra vì nó được coi là “thuớc
đo trách nhiệm pháp lý” Như đã phân tích ở trên, lỗi được xem xét một cách
“kéo dài” nên lỗi được phân biệt chủ yếu dựa vào thái độ của các chủ thể khi uỷquyền và khi được uỷ quyền
Từ những dấu hiệu của vi phạm pháp luật, có thể xây dựng định nghĩa vi
phạm pháp luật Nói chung, trong cách hiểu truyền thống về vi phạm pháp luật
người ta thường nghĩ đến chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân nhất là khái niệm
về tội phạm trong khoa học luật hình sự Từ những phân tích trên đây về dấuhiệu trái pháp luật của hành vi, đâu hiệu lỗi và năng lực trách nhiệm pháp lý củachủ thể, có thể xây dựng một khái niệm vi phạm pháp luật khả dĩ có thể dungnạp được một cách chung nhất cho tất cả các chủ thể vi phạm dù là cá nhân hay
tổ chức Nó còn có một ý nghĩa khác nữa nếu như hành vi của chủ thể là tổ chức
có thể tội phạm hoá, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khả năng gây thịêt hại cho
xã hội do vi phạm pháp luật của các tổ chức ngày càng lớn và cần được hình sựhoá Theo những phân tích trên thì vi phạm pháp luật được hiểu như sau:
Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện trong điều kiện họ có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình.
So với những cách hiểu trước về vi phạm pháp luật, khái niệm này khôngtrực tiếp đề cập vấn đề lỗi mà nói một cách gián tiếp để khi xác định một viphạm pháp luật sẽ không mắc phải sự cân nhắc vấn đề có hay không có lỗi vàchủ thể vi phạm là ai, cứ thoả mãn những nội dung trên thì mặc nhiên có thể xácđịnh được một vi phạm pháp luật Mặt khác, trong cấu thành của vi phạm phápluật, mặt chủ quan sẽ nếu vấn đề một cách chi tiết hơn vấn đề lỗi, đồng thời khinói tới tính trái pháp luật của hành vi có thể thấy khi các quan hệ xã hội được
Trang 23pháp luật bảo vệ thì không một hành vi nào xâm hại tới nó mà không có tính tráipháp luật cả.
1.2 Cơ chế của hành vi vi phạm pháp luật
Cơ chế hoạt động của hành vi vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố,những bộ phận có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hoạtđộng của chủ thể tạo nên hành vi vi phạm pháp luật Những bộ phận, những yếu
xu hướng nhu cầu vượt quá khả năng Đó cũng là lúc các hoạt động của ý thứcđảm nhiệm vai trò điều khiển hoạt động của con người Đây chính là sự khácbiệt căn bản giữa con người xã hội với con người sinh vật trong thể thống nhấtcủa bản chất con người Cái sinh học trong aon người là nơi phát sinh và chứa
Trang 24đựng rất nhiều nhu cầu; những nhu cầu đó bị ức chế bởi khả năng xã hội trongviệc thoả mãn chúng.
Thông thường, nhu cầu cá nhân cao hơn và vượt ra ngoài khuôn khổ xãhội Sự mâu thuẫn, ức chế giữa cái tự nhiên mang bản năng sinh vật đó với cái
xã hội tạo thành nội dung cuộc sống nội tâm của mỗi con người cụ thể Đó là hạtnhân phát ra mọi sự quy định trong việc ứng xử của con người trước sụ tác độngcủa ngoại cảnh, là động lực để hình thành lên các hành vi mang tính xã hội củamỗi cá nhân, trong đó có các hành vi vi phạm pháp luật
1.2.1.2 Yếu tố tâm lý – ý thức
Như đã phân tích ở trên, động lực để hình thành lên hành vi xuất phát từnhu cầu và sự mâu thuẫn, ức chế giữa cái tự nhiên mang bản năng sinh vật vớicái xã hội trong đời sống nội tâm của mỗi con người cụ thể Nếu cơ chế sinh họcnói trên là yếu tố vật chất thì yếu tố tâm lý- ý thức là yếu tố tinh thần- yếu tốquan trọng nhất để khẳng định tư cách người trong các hoạt động mang tính xãhội Khả năng làm chủ bản thân của con người trực tiếp được thể hiện ở yếu tốnày Nếu cơ chế sinh học của con người mang tính bản năng gắn liền với cácphản xạ không điều kiện thì các hoạt động tâm lý- ý thức gắn liền với quá trìnhhình thành các phản xạ có điều kiện do bản chất của ý thức là sự phản ánh thếgiới khách quan vào bộ não và được cải biến ở trong đó Các hoạt động này diễn
ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh củ não bộ người, ohuj thuộc vào haotjđộng của bộ não nên khi bộ não tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ rối loạn Rõràng trong cơ chế hành vi của con người, sự quan hệ, tác động qua lại lẫn nhaugiữa hai yếu tố sinh lý và yếu tố tâm lý- ý thức đã tạo ra sự thống nhất bên trongcủa hành vi con người Đôi khi, hoạt động của con người cũng có khi xảy ra tìnhtrạng vô thức- một hiện tượng tâm lý điều khiển những hoạt động của con người
ở bên ngoài phạm vi của ý thức hoặc không có sự chỉ đạo trực tiếp của ý thức Những hoạt động này mang tính tự động so thói quen hoặc chưa bao giờ ý thứcđược Khi xét một hành vi xem nó có phải là vi phạm pháp luật hay không cầnphải phân tích kỹ trường hợp này
Trang 25Những hoạt động sinh lý có sự kết hợp với hoạt động tâm lý- ý thức củacon người là cơ sở có tính vật chất để xác định tính có lỗi trong hành vi của chủthể gắn với điều kiện chủ thể và mặt chủ quan trong vi phạm pháp luật Thiếubất cứ yếu tố nào, sẽ không có hành vi, không có vi phạm pháp luật Tuy nhiên,
để có thể nhận thức được một hành vi thì hành vi phải có hình thức biểu hiện cụthể ra bên ngoài, phải có mối liên hệ với thế giới khách quan Trong phần dấuhiệu của vi phạm pháp luật ở trên ta thấy, không thể truy cứu trách nhiệm pháp
lý nếu như không có vi phạm pháp luật và cũng không thể có vi phạm pháp luậtnếu không có hành vi Những biểu hiện của hoạt động sinh lý kết hợp với hoạtđộng của tâm lý – ý thức sẽ chưa phải là hành vi nếu chưa biều hiện ra bênngoài, hay nói cách khác, đó mới chỉ có thể là suy nghĩ, tình cảm hay ước mơ
mà thôi Chính vì lẽ đó, trong cơ chế của hành vi vi phạm, ta không thể khôngxét mối liên hệ giữa hoạt động sinh lý và hoạt động tâm lý- ý thức với thế giớikhách quan Theo đó, hành vi vi phạm phải có cơ chế biểu hiện bên ngoài
1.2.2 các biểu hiện bên ngoài
Các biểu hiện bên ngoài của hành vi chính là biểu hiện “sống” của conngười, thể hiện mối quan hệ của con người với thế giới khách quan Không có
sự liên hệ với thế giới con người không tồn tại, không có hành vi và vì vậy cũngchẳng có vi phạm pháp luật Nhờ có hoạt động trong mối liên hệ với thế giới màngười ta có thể chấp nhận thức được con người với tư cách là chủ thể sáng tạo,độc lập với thế giới Những hoạt động này của con người rất đa dạng, phong phúnhưng tựu trung thì nó được biểu hiện dưới hai hình thức tác động chủ yếu sau:
1.2.2.1 Sự tác động chủ động đến các quan hệ xã hội
Ban đầu khi con người còn ở thời kỳ mông muội, còn ăn hang ở lỗ thìgiống như loài vật, họ cũng phải đấu tranh sinh tồn bằng các hoạt động mangtính tích cực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, Nhưng nói chung, các hoạtđộng này ban đầu chủ yếu mang tính bản năng và về sau có sự bổ sung kinhnghiệm so các thế hệ trước truyền lại Khi các quan hệ xã hội còn mang nặngtính cộng đồng do tính độc lập của cá nhân còn hạn chế thì sự hợp tác của conngười trở nên rất chặt chẽ Ngược lại, quá trình lao động đã sáng tạo ra những
Trang 26con người ngày càng có ý thức cao hơn, kinh nghiệm sống nhiều hơn nhất là khi
“người khôn của khó” thì con người dần dần tha hóa thành các cá nhân độc lập,tách dần khỏi đời sống cộng đồng với tính ích kỷ Họ cố gắng chứng minh ưuthế vượt trội của bản thân với cộng đồng, với các cá nhân khác bằng nhiều cách
Từ chỗ họ chủ yếu sống bằng các hoạt động săn bắn hái lượm chuyển sang trồngtrọt và chăn nuôi, từ chỗ hưởng “lộc trời” sang chỗ phải sản xuất nên họ phảitính toán sao cho họ phải được lợi nhiều nhất Lòng tham nảy sinh cũng với sựích kỷ đã đưa con người đến chỗ có những hành vi sai lệch, xâm phạm tới lợiích của cộng đồng, của người khác Các hành vi ấy từ đơn giản đến phức tạp đềuchủ động tác động tiêu cực đến lợi ích xã hội, xâm phạm tự do của người khác,gây thiệt hại cho cộng đồng Các hành vi này được thể hiện qua các thao tác vụthể của con người như trộm cắp, cướp phá, đâm chém và cao hơn, tinh vi hơnnhư lừa đảo, tham ô, hối lộ, móc ngoặc Trong nền kinh tế thị trường hiện này
ở Việt Nam, cơ chế này càng có bộ lộ rõ nét và gây ra hậu quả thường rấtnghiêm trọng Trong cơ chế tác động trực tiếp của hành vi lên các quan hệ xãhội như vậy thì sự thể hiện yếu tố tâm lý cũng như yếu tố tâm lý- ý thức cũngthường rất rõ ràng, mạnh mẽ Hoạt động loại này thường dễ xác định lỗi củachủ thể trong mặt chủ quan vì sự tác động loại này thường có đối tượng hoặcmục tiêu rõ ràng Nó trực tiếp làm biến đổi trạng thái xã hội, trực tiếp phá vỡ trật
tự xã hội mà nhà nước đã thiết lập Vì lẽ đó, biểu hiện của hành vi trong sự tácđộng chủ động đến các quan hệ xã hội loại này là hành vi gây hại nên bị Nhànước cấm
1.2.2.2 Sự tác động thụ động đến các quan hệ xã hội.
Trong các hoạt động xã hội của con người, phần lớn các hành vi xã hội là
có tính hữu ích Những cách tác động nói trên được coi là sự chống đối xã hội,
vì vậy Nhà nước đã cố gắng loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội bằng cáchcấm đoán hay không cho phép Tuy nhiên như đã phân tích ở trên thì việc quyđịnh của pháp luật không chỉ có tính chất cấm đoán mà vì việc bảo vệ lợi ích của
xã hội, Nhà nước cần phải có các quy định có tính chất đòi hỏi đối với conngười sống trong xã hội đó phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định Nếu như
Trang 27trong các họa động thông thường, việc thực hiện một hoạt động nào đó nhằmthỏa mãn một mục đích, một nhu cầu của con người thì việc né tránh thực hiệnmột điều gì đó của con người cũng là để bảo vệ hay giữ lại một lợi ích của họ.
Do vậy, con người con người sẽ có sự cân nhắc cái được cái mất khi thực hiệnmột hành vi Trong quan hệ với nhà nước, với xã hội, tự do của con nguwogikhông chỉ là sự kiềm chế không thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật cấm
mà còn phải có những hoạt động tích cực để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội
và của Nhà nước, và nhờ vậy lợi ích của các thành viên trong xã hội trong đó cólợi ích của bản thân người thực hiện hành vi được bảo vệ Trong phạm vi hẹp thìkhi không thực hiện một hành vi nào đó thì cá nhân người không thực hiện mộthành vi nào đó thì cá nhân người không thực hiện hành vi có thể được lợi (nhưnhặt được của rơi nhưng không trả lại người mất) hoặc tránh được một sự thiệthại nào đó (như không bán vật liệu dùng để xây nhà khi Nhà nước trưng mua để
hộ đê và vì vậy họ đã lựa chọn cách xử sự như vậy Đây là một sự tác động thụđộng đến các quan hệ xã hội và nó được hiểu là sự từ chối hay trốn tránh thựchiện một nghĩa vụ trước xã hội Thông thường, hành vi này được đạo đức điềuchỉnh nhưng thiêu sự bảo đảm nên nó khó kiểm soát và khó phát hiện Mối liên
hệ giữa hoạt động cảu ý thức với thế giới khách quan là không rõ ràng trongnhững trường hợp này nên lỗi là vấn đề cũng rất khó xác định
1.2.3 mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài của hành vi
vi phạm pháp luật
Những phân tích trên đây ít nhiều đãn cho thấy mối liên hệ giữa hoạtđộng bên trong (gồm các vấn đề tâm, sinh lý và ý thức) và những biểu hiện rabên ngoài của hành vi (tác động trực tiếp thông qua các thao tác hay gián tiếpthông qua sự trốn tránh thực hiện một nghĩa vụ) Sẽ không thể có hành vi nếuthiếu một trong hai yếu tố đó vì hoặc là hoạt động của người mới chỉ dừng lại ởsuy nghĩ, tình cảm, hoặc nó chỉ là các thao tác, động tác nằm ngoài sự kiểm soátcủa ý thức Điều đó buộc người ta phải đặt các đối tượng xem xét có phải làhành vi vi phạm pháp luật hay không trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cótính xác định về thời gian cung như không gian Khi xét cấu thành của vi phạm
Trang 28pháp luật thì việc xác định mối liên hệ trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Đó là
có hành vi trái pháp luật không, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậuquả không, có xác định được thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậuquả của hành vi hay không, chủ thể thực hiện hành vi có động cơ gì, quan hệ xãhội nào mà chủ thể hướng tới khi thực hiện hành vi…
Trong các quan hệ khác nhau thì vai trò của các yếu tố trên đây sẽ khácnhau Trong trường hợp này các yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định nhưngtrong trường hợp khác yếu tố bên ngoài giữ vai trò quyết định ở những chủ thể
cụ thể Cũng từ việc xác định được mối liên hệ này, có thể xác định được cảtrách nhiệm pháp lý tương ứng theo lỗi – thước đo trách nhiệm pháp lý
1.3 Cấu thành của vi phạm pháp luật
1.3.1.Cấu thành cơ bản
Một vi phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứutrách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định Nó bao gồm các yếutố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của vi phạm pháp luật.Thiếu một trong những yếu tố này thì sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luậttrong thực tế Việc xác định từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứutrách nhiệm pháp lý, nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau,đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, xác định cácbiện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, thậm chí còn tìm ra được nguyênnhân của vi phạm pháp luật
1.3.1.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Điều đầu tiên để nhận diện một vi phạm pháp luật là dựa vào mặt kháchquan của nó Đó là những biểu hiện thực tế ra bên ngoài của vi phạm pháp luật,thể hiện mối quan hệ cụ thể của chủ thể vi phạm với quan hệ xã hội bị xâm hại(khách thể) của vi phạm pháp luật Đó là toàn bộ “sự thật” tồn tại của sự tácđộng trực tiếp hay gián tiếp trong cơ chế hành vi vi phạm và vì vậy nó cung cấpđầy đủ, trung thực và khách quan nhất những cơ sở cho việc xem xét các yếu tốcòn lại Sự thật chỉ có một, nhưng những trạng thái diễn biến thay đổi thì vôcùng Điều mấu chốt của vấn đề ở đây là “sự thật” càng được sớm làm sáng tỏ,
Trang 29được chứng minh thì sự biến đổi này càng bị hạn chế và mặt khách quan sẽ bị
“phơi bày” một cách chính xác và ít bị sai lệch bởi các yếu tố ngoại cảnh, thờigian… “Sự thật” nói tới ở đây bao gồm những nội dung:
1 Hành vi trái pháp luật;
2 Hậu quả của hành vi đó;
3 Mối quan hệ nhân quả giữa hanh vi và hậu quả;
4 Các yếu tố bên ngoài liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật như: thờigian, địa điểm, công cụ, phương tiện
a Hậu quả của hành vi
Theo diễn biến thông thường của quá trình hiện thực hóa hành vi thì trình
tự của vi phạm xảy ra theo trật tự 1, 2, 3 nêu trên nhưng "hiện trường" mà hành
vi để lại và luôn có thể xác định được lại là dấu hiệu hậu quả và như vậy, và nhưvậy, muốn tìm hiểu "sự thật" thì phải xét quá trình ngược: từ hậu quả đến hành
vi và tìm mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả vì hậu quả là trạng thái thực tế của
sự biến đổi khách quan, là kết quả do sự tác động của hành vi lên các quan hệ xãhội mà pháp luật bảo vệ để lại Hậu quả lớn hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ thể hiệnmức độ tác động trái pháp luật của hành vi Hậu quả ở đây thường được đồngnhất với sự thiệt hại cho xã hội mà vi phạm pháp luật gây ra Tuy nhiên khôngphải lúc nào cũng vậy Nhiều khi cái "hậu quả" mà hành vi gây ra lại là một kếtquả có ích cho xã hội- cái mà nhà làm luật đã "không lường trước" được khi quyđịnh tính trái pháp luật cho hành vi Vì vậy, việc xác định tính trái pháp luật vàtính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải được nhìn nhận ở hai góc độ khácnhau Góc độ thứ nhất là xem trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội do tác độngcủa hành vi Góc độ thứ hai là xem lại cơ sở các định tính trái pháp luật củahành vi khi xây dựng luật
Từ góc độ thứ nhất, có thể thấy trạng thái của biến đổi xã hội do tác độngcủa hành vi theo hướng tích cực hay tiêu cực ta thường xét hậu quả theo hướngtiêu cực tức là mức độ gây hại của hành vi, giúp ích cho việc đánh giá mức độtrách nhiệm pháp lý tương ứng Tất nhiên, mức độ gây hại càng cao thì tráchnhiệm pháp lý càng lớn Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trong
Trang 30việc xác định cấu thành tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với viphạm pháp luật (nhiều, ít hay chưa có thiệt hại thực tế) Cũng cần nói tới trạngthái biến đổi của các quan hệ pháp luật bị tác động bị tác động bởi hành vi tráipháp luật để phân biệt các vi phạm pháp luật cấu thành hình thức hay cấu thànhvật chất Hậu quả trong thực tế không phải bao giờ cũng "vật chất hóa" đượcdưới các dạng có thể cân, đong, đo, đếm mang tính định lượng Nhiều khi nócần được định tính hơn là định lượng vì có những vi phạm chỉ cần có hành vitrái pháp luật mà chưa gây thiệt hại thực tế Hậu quả ở đây chỉ mới dừng lại ởnguy cơ gây thiệt hại thực tế, trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội bị xâm hạiđược thể hiện dưới dạng là sự tôn nghiêm của pháp luật đã bị xem thường, trật
tự pháp luật bị phá vỡ, uy quyền của Nhà nước không được tôn trọng Xem xét
hậu quả của hành vi dưới góc độ này thì vừa xác được tính trái pháp luật, vừa xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi.
Theo góc độ thứ hai thì có thể thấy được tư tưởng và kỹ thuật pháp lý củanhà làm luật khi xác tính trái pháp luật cho một hành vi nào đó Như đã nói ởtrên, không phải bao giờ trạng thái biến đổi của quan hệ xã hội do hành vi tráipháp luật cũng có ý nghĩa tiêu cực, mang lại kết quả xấu Khi xét trạng thái biếnđổi đó, ta nên xuất phát từ các cơ sở xác định tính trái pháp luật cảu hành vi viphạm Nhân danh lợi ích Nhà nước, trật tự xã hội một cách thái quá sẽ triệt tiêu
tự do cá nhân và hơn nữa làm mất khả năng sáng tạo của con người, biến conngười thành một cái máy chỉ biết thực hiện các "lệnh" và mang tính thụ động.Ngược lại quá đề cao quyền tự do cá nhân thì lợi ích Nhà nước, xã hội sẽ khó bề
kiểm soát Nhìn dưới góc độ thứ hai này thì hậu quả của hành vi trái pháp luật
chính là một thực tế kiểm nghiệm mức độ hợp lý của các quy phạm pháp luật xác định tính trái pháp luật của một hành vi.
b Hành vi trái pháp luật
Sau khi xét các biểu hiện của hậu quả để truy cứu trách nhiệm pháp lý, tatìm ngược lại hành vi, nguyên nhân gây ra hậu quả Thông thường, hậu quả cànglớn thì sự tác động của hanh vi lên các quan hệ xã hội càng mạnh mẽ và càng
Trang 31chứng tỏ tính nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật và do vậy hành vithường được đánh giá qua hậu quả.
Về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật luôn là dấu hiệu bắt buộc của mọi viphạm pháp luật Trong khi đó, hậu quả không phải bao giờ cũng có thể nhậnthức được khi nó không được "vật chất hóa" bằng các thiệt hại xảy ra trong thực
tế Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng vi phạm pháp luật ẩn dokhông hoặc khó xác định được hành vi, đặc biệt là dạng hành vi không hànhđộng Do vậy, việc xác định hành vi phải dựa vào tính chất biến đổi của quan
hệ xã hội bị tác động (kể cả trong cơ chế tác động chủ động hay bị động như đãphân tích ở phần cơ chế của hành vi vi phạm Thực ra, việc xét sự biến dạng, sựthay đổi của quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ cũng rất phức tạp Chẳng hạnnhư hành vi đưa và nhận hối lộ Bình thường, các hành vi dạng này luôn không
có tính công khai, thậm chí còn diễn ra một cách lén lút và được che đậy mộtcách rất kỹ như hứa làm hay không làm một việc gì đó trước khi thực hiện hành
vi đưa và nhận hội lội Quan hệ xã hội bị biến dạng ở đây không trực tiếp bị gây
ra bởi hành vi đưa hay nhận hối lộ mà nó liên quan đến việc “tiếp tay” của ngườinhận (có chức vụ quyền hạn) khi làm việc gì đó (qua hành động cụ thể) hoặckhông làm một việc mà theo chức trách, người đó phải thực hiện và vì thế đãgây thiệt hại cho xã hội Như vậy cái biến dạng ở đây cụ thể biến dạng hành vitrái pháp luật (lệnh chuẩn): cơ chế phức tạp thì khả năng gây hại của nó càngcao, do đó, nhiều khi thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng đã phải xác định tínhnguy hiểm của nó Tính nguy hiểm của hành vi trong trường hợp này là nguy cơthực tế đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội cần được bảo vệ
Theo sự xác định trên đây thì xem xét hành vi phải dựa vào cả tính chất,mức độ nguy hiểm của hành vi và khả năng biến dạng trên thực tế của quan hệ
xã hội được bảo vệ, và khi đó luôn phải xem xét mối quan hệ giữa hành vi vàhậu quả (nhất là hậu quả trực tiếp là các thiệt hại của các quan hệ xã hội khi bịbiến dạng)
Trang 32c Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Khi xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thông thường hậuquả được hiểu theo nghĩa hẹp là thiệt hại thực tế đã xảy Trong mối quan hệ này,đương nhiên hành vi phải là cái có trước, giữ vai trò nguyên nhân, hậu quả cósau và là kết quả tất yếu của hành vi Khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hậu quả,cần phải phân tích các yếu tố tác động trong cơ chế hành vi Theo chủ nghĩa duyvật biện chứng ở cặp phạm trù nhân quả thì nguyên nhân bao gồm những yếu tố,
bộ phận của sự vật hiện tượng, tương tác với nhau và gây ra sự biến đổi ở một
sự vật, hiện tượng nào đó, còn hậu quả chính là biểu hiện cụ thể của sự việc,hiện tượng đã bị biến đổi sau khi bị tác động Như vậy, trong quan hệ nhân quảgiữa hành vi và hậu quả, hành vi với tư cách là nguyên nhân phải là cái gây ranhững biến dạng cho các quan hệ xã hội mà nó tác động tới Theo đó thì hậu quảkhông thể nhiều hơn kết quả của sự tác động Việc xem xét như vậy là để tránhhiện tượng suy diễn hay “nâng quan điểm” theo chủ thể tiến hành truy cứu theokiểu “con gà không bị đánh chết thì nó đẻ ra nhiều quả trứng và nó trở thànhnhiều con gà con” Do vậy, hậu quả phải là thiệt hại thực tế (theo nghĩa hẹp).Nói tới mối quan hệ này, ít nhiều ta thấy sự liên quan của nó đến việc xác địnhlỗi (với hành vi và hậu quả) rồi động cơ, mục đích của vi phạm trong mặt chủquan của vi phạm pháp luật Có nhiều khi thiệt hại xảy ra trong thực tế còn cóthể bị gây ra bỏi nhiều nguyên nhân khác, do vậy, phải “khoanh vùng tác động”của hành vi Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác điều tra, xác định chứng
cứ, đòi hỏi phải sơm phát hiện và làm rõ vi phạm, tránh được những điều kiệnngoại cảnh, thời gian ảnh hưởng đến “hiện tượng” sau sự tác động của hành vi
Cùng với hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậuquả trong mặt khách quan, yếu tố điều kiện , toàn cảnh, công cụ, phương tiện viphạm cũng cần xem xét để thấy một cách đầy đủ, toàn diện hơn đối với một viphạm pháp luật Nó vừa là “hiện tượng”, vừa là “môi trường”, “điều kiện” của viphạm Ngoài sự tác động của hành vi đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ,
sự trợ giúp hay hạn chế sức tác động của các điều kiện, phương tiện ngoại cảnh
có thể làm tăng lên hay giảm đến sự nguy hiểm của hành vi.Hành vi nào xảy ra
Trang 33trong hoàn cảnh thuận lợi mà chủ thể vi phạm nhận thức được nó, chủ động tạo
ra hay lợi dụng được để vi phạm thì hành vi này có tính nguy hiểm cao hơn vàthường hành vi xảy ra trong điều kiện này là có sự chủ động, chuẩn bị từ trước,
do đó khả năng gây thiệt hại sẽ cao hơn đồng thời với khả năng che giấu hành vi
vi phạm sẽ dễ dàng được thực hiện
1.3.1.2 Khách thể của vi phạm
Theo cách hiểu phố biến thì khách thể của vi phạm pháp luật là nhữngquan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị các hành vi vi phạm pháp luậtxâm hại
Khi nói tới cấu thành của vi phạm pháp luật thì việc xác định khách thểcủa vi phạm là một yếu tố rất có ý nghĩa Việc xác định các quan hệ xã hội đượcpháp luật bảo vệ thể hiện thái độ của Nhà nước liên quan chặt chẽ với những cơ
sở để quy định một hành vi là vi phạm pháp luật, trong đó tùy từng giai đoạn màNhà nước có ưu tiên bảo vệ cho các quan hệ xã hội ấy ở các mức độ khác nhaudựa theo những cơ sở đó Sự ưu tiên đó sẽ xác định quan hệ xã hội nào, ở thờiđiểm nào là quan trọng hơn, từ đó, Nhà nước sẽ có thái độ phản ứng như thế nàoqua việc xác định trách nhiệm quản lý tương ứng cho một hành vi bị quy định là
vi phạm
Khách thể của vi phạm pháp luật được xác định qua đối tượng mà hành vi
vi phạm pháp luật tác động tới (chủ động hay thụ động trong cơ chế hành vi viphạm) Tuy nhiên, không phải cứ đối tượng tác động giống nhau thì khách thể làmột Điều này còn tùy thuộc vào việc xác định:
- Đối tượng ấy nằm trong quan hệ nào;
- Mục đích của chủ thể khi tác động tới đối tượng;
Việc xác định khách thể nếu không căn vào hai cơ sở trên thì có thể dẫntới việc quy kết hành vi về mặt khách quan, loại bỏ mối liên hệ giữa các bộ phậncòn lại của vi phạm pháp luật, từ đó truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ khôngchính xác Trong khoa học luật hình sự và hành chính, người ta chia khách thểcủa vi phạm ở 3 cấp độ: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp,trong đó việc xác định khách thể trực tiếp liên quan chặt chẽ đến việc truy cứu
Trang 34trách nhiệm quản lý Cùng một đối tượng tác động nhưng có thể là 2 khách thểkhác nhau bị xâm hại Ví dụ: A đâm B, đối tượng tác động là B nhưng phải xemmục đích của A là giết hay gây thương tích cho B Muốn xác định được như vậythì buộc người tiến hành truy cứu phải xem xét hành vi trong mặt khách quancủa vi phạm này, trong đó hậu quả cũng có một vị trí cũng khá quan trọng Tuyvậy, có nhiều trường hợp hậu quả như nhau nhưng có thể vẫn kết luận khác nhauđối với hành vi Ví dụ, giết người không đạt giống với gây thương tích và vì vậykhách thể có thể bị xác định nhầm khi truy cứu trách nhiệm quản lý từ quyền bấtkhả xâm phạm về sức khỏe thành quyền bất khả xâm phạm về tính mạng
Một hành vi có thể cùng một lúc tác động lên hay nhiều khách thể (ví dụtội cướp hay tội hiếp dâm) và khách thể sau cùng bị xâm hại được coi như phùhợp với mục đích của chủ thể vi phạm
Có quan điểm khi phân chia các vi phạm pháp luật thì căn cứ vào kháchthể (các quan hệ xã hội) bị xâm hại Điều đó có cơ sở vì mối quan hệ xã hội ởnhững giai đoạn khác nhau thì có mức quan trọng khác nhau, nhất là khi xácđịnh nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay lợi ích quốc gia nhằm vi phạm hóađối với một loại hành vi nào đó Quan hệ nào ảnh hưởng nhiều đến trật tự xãhội, đến quyền, tự do của con người, đến lợi ích của giai cấp thống trị thì đươngnhiên nó được Nhà nước và giai cấp thống trị ưu tiên trong việc duy trì và bảo
vệ Khi xác định quan hệ xã hội nào quan trọng thì Nhà nước sẽ có thái độ phảnứng tương ứng với hành vi xâm hại quan hệ xã hội đó Với tư cách của ngườiđại diện hợp pháp chính thức cho xã hội, Nhà nước hoàn toàn có quyền xác địnhnhư vậy Có nhiều trường hợp, cùng một khách thể bị xâm hại nhưng do mức độxâm hại (xác định bởi tính nguy hiểm và hậu quả của hành vi) mà hành vi nàychỉ bị coi là vi phạm hành chính, hành vi kia có thể bị coi là tội phạm Do vậy,việc xác định trách nhiệm pháp lý tương ứng với vi phạm pháp luật còn tùythuộc vào hành vi thực tế xâm hại các quan hệ xã hội như thế nào Ví dụ, cùng làhành vi trộm cắp, khách thể bị xâm hại ở đây là quyền tài sản của công dân (haytập thể hoặc Nhà nước…) nhưng giá trị tài sản dưới 500.000đ thì chỉ bị xử lýhành chính nếu không phải là tái phạm, còn từ 500.000đ trở lên thì bị truy cứu
Trang 35trách nhiệm hình sự Thực ra, khách thể ở đây vẫn được xác định là có vị trí quantrọng trong cấu thành của vi phạm pháp luật bởi lẽ khách thể đó bị xâm hại nhiềuhay ít thì có trách nhiệm pháp lý nặng hay nhẹ tương ứng với hành vi xâm hại
Một điều cũng cần xác định nữa là thái độ tâm lý của chủ thể (mặt chủquan) khi thực hiện hành vi Trong thực tế, việc xâm hại nhầm đối tượng haykhách thể rất có thể xảy ra Trong ý thức chủ quan của chủ thể khi thực hiệnhành vi là hướng tới xâm hại khách thể này nhưng thực tế là khác với ý thức chủquan đó Vì vậy, khi nói rằng chủ thể có lỗi bởi họ có khả năng nhận thức vềhành vi và hậu quả của hành vi và vì thế mà truy cứu trách nhiệm pháp lý theothực tế khách thể bị xâm hại (do nhầm lẫn là có khi khó tránh khỏi) thì có “oan”cho họ không? Thực chất, nếu truy cứu trách nhiệm pháp lý theo bản chất củahành vi thì chỉ nên coi sự nhầm khách thể là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ sovới khách thể theo ý thức chủ quan của chủ thể
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý muốn bảo đảm tính chính xác thì ngoàiviệc xác định từng bộ phận cấu thành chính xác thì còn phải xem xét mối liên hệgiữa các yếu tố với nhau như một chỉnh thể thống nhất và không thể tách rời
1.3.1.3 Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của quan hệ pháp luật là toàn bộ những hoạt động tâm lýbên trong của chủ thể vi phạm khi thực hiện hành vi Đây là vấn đề hết sức trừutượng và chỉ có thể nhận thức được nhờ xét mối quan hệ giữa chủ thể với hoàncảnh thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan Nếu quan niệm như vậy thì mặtchủ quan chỉ có thể biết được, đánh giá được qua sự suy xét (mang tính chủquan của người áp dụng) Mặt chủ quan được xác định gồm 3 yếu tố
Trang 36a Lỗi
Trở lại khái niệm “lỗi” đã được phân tích trong phần dấu hiệu của viphạm pháp luật “lỗi” được hiểu là thái độc (hoặc trạng thái) tâm lý của chủ thểđối với hành vi và hậu quả của nó tại thời điểm thực hiện hành vi Phần trướckhi phân tích dấu hiệu của vi phạm pháp luật về lỗi đã nói tới lỗi của cá nhân vàcủa tổ chức, trong đó lỗi của tổ chức suy cho cùng vẫn được quy về cho cá nhân
Vì vậy phần này chỉ nói tới lỗi trong hoạt động tâm lý của cá nhân
Một chủ thể được xác định có lỗi khi thực hiện hành vi nếu như chủ thể
đó có điều kiện nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi và có thể kiểm soátđược hành vi ấy Trong thực tế có hiện tượng là không ít người khi thực hiệnhành vi mà không ý thức về hành vi (không thuộc trường hợp vô thức) vì người
ta không biết về thực chất tính gây thiệt hai của hành vi Khi nói “có điều kiệnnhận thức được tính nguy hiểm của hành vi” là nói tới cả điều kiện chủ quan vàkhách quan mặc dù khi nói tới lỗi là ta chỉ nói trong phạm vi mặt chủ quan làhoạt động tâm lý bên trong Do đó, ở đây cần phân biệt giữa lỗi vô ý do cẩu thả
vì không nhận thức trước được tính nguy hiểm của hành vi với việc không có cả
ý thức với hành vi như một thói quen xử sự theo tập quán (ví dụ như hoạt độngphá rẫy, đối tượng của bà con người dân tộc thiểu số theo tập quán du canh, ducư) Khi đó, liệu có thể xét lỗi với cách hiểu là trạng thái (thái độ) tâm lý củachủ đề thực hiện hành vi không? Mục đích của hành vi ở đây là có nương, rẫy đểcanh tác chứ hoàn toàn họ không ý thức về việc phá hủy rừng, hủy hoại môitrường Bản thân lỗi không tồn tại một cách độc lập trong trạng thái ý thức củacon người mà chỉ có thể khi nó liên hệ với thế giới khách quan thì “trạng tháitâm lý” mới được bộc lộ Thế giới khách quan ở đây bao gồm cả môi trường xãhội mà chủ thể của hành vi trái pháp luật hoạt động liên quan đến các hoạt độngsống đến khả năng xử sự của con người do mức độ hiểu biết và năng lực nhậnthức Thông thường ta hay nói tới tính công khai, phổ biến của pháp luật nên ta
dễ đi đến quy kết mọi người phải biết luật và phải tuân thủ luật nhưng thực tếkhông phải bao giờ cũng vậy Từ chỗ đó, cần phải có cách nhìn nhận lại về lỗi.Theo đó thì lỗi là trạng thái tâm lý có thực ở chủ thể vi phạm (diễn biến, thái độ
Trang 37tâm lý đối với hành vi và hậu quả của hành vi tại thời điểm thực hiện hành vi)hay lỗi được các chủ thể áp dụng pháp luật trong truy cứu trách nhiệm pháp lýđối với vi phạm pháp luật quy kết theo thiện thực biểu hiện ở mặt khách quan.Trường hợp này, khoa học luật hình sự gọi là quy tội khách quan và không đượcchấp nhận trong thực tế Ngay trong việc phân loại lỗi theo tính chất của hành vithành 4 loại lỗi là cố ý trực tệp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tựtin thì cũng phải dựa vào hiện thực biểu hiện trong mặt khách quan chứ khôngthể “phẩu thuật bộ não” để tìm hiểu diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể được.Nhờ có mặt khách quan như đã phân tích ở trên đây mà “thái đọ tâm lý của chủthể thực hiện hành vi” là thái độ đối với hành vi như thế nào và với hậu quả gìmới có thể xác định được.
Một trường hợp đặc biệt được luật hình sự Việt Nam quy định là hành vitrái pháp luật hình sự của người say thì vẫn bị coi là có tội và vẫn bị truy cứutrách nhiệm pháp lý và điều này được lý giải là chủ thể đó đã tự đặt mình (khiđang biết) vào trạng thái không nhận thức và kiểm soát hành vi Sự lý giải này
có chỗ chưa ổn ở hai khía cạnh
1 Lỗi phải xét ở tại thời điểm thực hiện hành vi chứ không xét ở thời điểmcòn nhận thức về hành vi để đặt mình vào trạng thái không nhận thức được
2 Có trường hợp chủ thể không nhận thức được đo say
Theo khía cạnh thứ hai, lý giải này có thể loại trừ lỗi do sự cưỡng bức vềthân thể; còn ở khía cạnh thứ nhất, người ta không ý thức được việc đặt mìnhvào tình trạng thái không nhận thức được là để làm gì vì trong thực tế, phần lớnngưở ra mới dễ bị kích động bởi những tác nhân bên ngoài Như vậy thái độ tâm
lý của chủ thể không xác định cho hành vi và hậu quả của nó là cái gì từ trước,nên chủ thể có lỗi thực hay bị quy kết? Điều này cần được làm rõ để đảm bảo sựthống nhất trong cách định nghĩa về tội phạm và trường hợp đặc biệt của ngườisay khi thực hiện hành vi pháp luật Nó có liên quan đến việc người thực hiệnhành vi có ý thức trước và trong khi thực hiện hành vi hay không? (diễn biếntâm lý có thực hay diễn biến tâm lý được quy kết khi truy cứu pháp lý)
Trang 38Trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, việc xác định lỗi là mộtvấn đề vô cùng phức tạp và tế nhị Trong nội dung khái niệm vi phạm pháp luật
đã nêu ở phần trên, dấu hiệu lỗi không cần xác định trực tiếp mà chỉ cần xácđịnh người thực hiện hành vi có điều kiện nhận thức về hành vi và kiểm soátđược hành vi (có điều kiện lựa chọn ứng xử hợp pháp) ở thời điểm thực hiệnhành vi Trong điều kiện ấy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lý người ta mới xétchủ thể thực hiện hành vi theo lỗi gì trong 4 loại lỗi
Trong mọi trường hợp, lỗi cố ý trực tiếp bao giờ cũng có mục đích củachủ thể vi phạm với đặc trưng “mong muốn hậu quả xảy ra”, lỗi cố ý gián tiếpthì có thể có, có thể không có mục đích với hậu quả nhưng sẽ có mục đích khácnằm ngoài hậu quả đã được ý thức Ví dụ: không cứu người bị thương thì ý thức
về hậu quả có thể là chết người nhưng mục đích là trốn tránh trách nhiệm hoặcđược việ khác, với đặc trưng của lỗi là để mặc hoặc chấp nhận hậu quả Với lỗi
vô ý do quá tự tin, chủ thể thực hiện hành vi đã loại trừ hậu quả trong ý thức làkhông muốn chấp nhận hậu quả xảy ra còn hậu quả xảy ra, chủ thể đã khônglường hết từ trước về khả năng thực tế Theo đó, chủ thể không muốn chấp nhậnhậu quả vì cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra nên mới thực hiện hành vi hoặc có
ý thức ngăn chặn hậu quả theo khẳ năng hiện có của bàn thân hoặc hoàn cảnh.Việc xác định lỗi vô ý do cẩu thả lại căn cứ vào “thái độ đã không nhận thức vềhậu quả của hành vi trong điều kiện có thể nhận thức được” Trong trường hợpnày, chủ thể thực hiện thực hành vi đã không xác định mối quan hệ giữa hoạtđộng của mình đối với môi trường xung quanh diễn ra hoạt động ấy Việc phânbiệt lỗi hay không có lỗi là dựa vào điều kiện “có thể nhận thức được” về hậuquả của hành vi và “không thể nhận thức được” Trong điều kiện “không thểnhận thức được” thì hậu quả xảy ra không chỉ nằm ngoài ý muốn mà còn là nằmngoài ý thức và thường là do những sự biến khách quan đem lại
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng việc xác định điều kiện có lỗi
là chủ thể có thể nhận thức được về hành vi trong ý thức phải đặt trong mối liên
hệ với môi trường hoạt động của mình và chủ thể đó có thể kiểm soát được hành
vi của mình bằng cách lựa chọn xử sự phù hợp Khi đó, không thể nói rằng lỗi
Trang 39được xác định bởi trạng thái khi thực hiện hành vi là có thực hay không có thực
và cũng không thể nói là sự quy kết do cảm nhận chủ quan của người áp dụngpháp luật
Ngoài việc phải gắn với mặt khách quan thì khi xét lỗi, cũng cần lưu ýđến dấu hiệu chủ thể Thông thường dấu hiệu chủ thể được xem xét ở hai khíacạnh là khả năng ý chí và lý chí gắn với độ tuổi Tuy vậy, trong điều kiện môitrường xã hội mà chủ thể sống và năng lực bản thân của mỗi chủ thể lại có sựkhác nhau nên điều kiện “có thể nhận thức được” và “không thể nhận thứcđược” là khác nhau Điều này sẽ được phân tích kỹ ở dấu hiệu chủ thể trong cấuthành vi phạm pháp luật
b Động cơ, mục đích
Đối với mọi vi phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc không thể thiếu trong mặtchủ quan, còn động cơ và mục đích sẽ được xem xét có tính chất bổ sung trừmột số hành vi vi phạm đòi hỏi chúng là dấu hiệu bắt buộc Động cơ và mụcđích của người vi phạm cũng có thể làm tăng lên hay giảm đi tính chất nguyhiểm của hành vi Mục đích, động cơ của vi phạm pháp luật không phải bao giờcũng là xấu thậm chí trong một số trường hợp, nó còn là mục đích, động cơ tốt.Nhưng trong việc xác định động cơ hay mục đích, việc mô tả trong cấu thànhcủa vi phạm chủ yếu được thể hiện là trong cấu thành cơ bản để buộc tội hay xácđịnh vi phạm và trong cấu thành tăng nặng để xác định bổ sung trách nhiệmpháp lý cho chủ thể vị phạm Còn động cơ, mục đích tốt, trong sáng thì ít đượcthể hiện trong cấu thành giảm nhẹ của vị phạm Phải chăng trong trường hợpnày, pháp luật chưa thực sự trở thành một đại lượng công bằng
Nhiều khi, việc tìm hiểu nguyên nhân vi phạm được thực hiện thông quaviệc xác định động cơ, mục đích thực hiện hành vi của chủ thể vi phạm Vì lẽ đó
mà ngoài việc để truy cứu trách nhiệm pháp lý, người ta còn có thể tìm ra biệnpháp khắc phục nguyên nhân từ việc xem xét động cơ, mục đích của sự vi phạmpháp luật
Trang 401.3.1.4 Chủ thể của vi phạm pháp luật
Dù vi phạm pháp luật được thể hiện bởi cá nhân hay tổ chức thì cuối cùngviệc xác định vi phạm như thể nào đều phải thông qua hành vi cụ thể của cánhân, người thực hiện hành vi Việc xác định chủ thể vi phạm là tổ chức chủ yếu
là nói tới quy mô và tính chất của sự liên kết hành vi của các cá nhân vi phạm,
do vậy xét cá nhân với tư cách chủ thể vi phạm là có thể thấy được chủ thể là tổchức và để cá thể hóa trách nhiệm pháp lý
Khi nói chủ thể vi phạm pháp luật phải là chủ thể có năng lực trách nhiệmpháp lý tức là chủ thể đó có khả năng nhận thức, đánh giá và kiểm soát hành viđồng thời phải có khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý phát sinh từ việc thựchiện các hành vi đó Nội dung dấu hiệu năng lực chủ thể của vi phạm pháp luật,chủ yếu là nói tới khả năng nhận thức, đánh giá kiểm soát hành vi theo khả năng
ý chí và lý chí (điều kiện cần) và lứa tuổi (điều kiện đủ) Khi có điều kiện cần
và đủ, chủ thể đã có một tư cách độc lập của một cá nhân cách trong các mốiquan hệ xã hội, trong đó họ có cả quyền và nghĩa vụ để được hưởng sự bảo đảm
từ xã hội và có trách nhiệm đóng góp cho cho cái bảo đảm từ xã hội ấy Tự do là
xử sự của con người mà không hạn chế quyền của người khác tức là bảo đảm xãhội sẽ được thực hiện Những xử sự của con người bị lệch chuẩn (tức là lệch sovới yêu cầu của nhóm hay của xã hội) sẽ xâm phạm đến do người khác, từ đó họphải chịu sự điều chỉnh của xã hội theo hướng “đền bù” và bị trừng trị Là một
cá nhân tồn tại trong xã hội, mỗi chủ thể phải “tự cân đối” quyền và trác nhiệmtrên cơ sở chung mà pháp luật đã xác định, nhưng không phải mọi chủ thể đềugiống nhau cả về vị trí tuệ, thể chất và kinh nghiệm cũng nhưa địa vị và môitrường xã hội Những chủ thể có điều kiện môi trường xã hội giống nhau, đượchưởng chế độ giáo dục xã hội giống nhau thì phân biệt khả năng gánh chịu hậuquả và trách nhiệm trước xã hội theo lứa tuổi, kinh nghiệm Những chủ thểngang nhau về lứa tuổi, sức khỏe lại được phân biệt có khả năng chịu tráchnhiệm về hậu quả điều kiện xã hội mà họ sống Hiện nay, việc truy cứu tráchnhiệm pháp lý chủ yếu mới chỉ căn cứ vào lứa tuổi và trạng thái sức khỏe mà ítchú ý đến các điều kiện mà con người sống Điều này chủ yếu xảy ra khi chủ thể