Sai lầm chiến lược của “Vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng pptx

3 542 1
Sai lầm chiến lược của “Vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sai lầm chiến lược của “Vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng Người Trung Quốc có câu: "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng/ Thừa tướng muôn đời Lưu Bá Ôn" để nói về tài năng xuất chúng của Gia Cát Lượng, quân sư của muôn đời. Gia Cát Lượng trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được tác giả bày tỏ thiện cảm, dốc nhiều trang viết, tô vẽ thêm cho nhân vật này nhiều khi tới mức huyền thoại. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét lại nhân vật lịch sử lỗi lạc này, thiết tưởng đó cũng là một điều thú vị. Theo chúng tôi biết, Gia Cát Lượng được giao phó định đoạt nhiều việc lớn không có nghĩa đầu óc của Gia Cát Lượng đã vượt hẳn chủ tướng Lưu Bị. Trước hết, chúng tôi muốn dừng lại quyết định của Lưu Bị bỏ chạy khỏi Tan Dã nhất quyết không cướp lấy Kinh Châu của Lưu Biểu (lúc này đã chết) như lời khuyên của các tướng lĩnh, trong đó có Gia Cát Lượng, mà lại bỏ chạy về Giang Lăng. Qua quyết định này, theo chúng tôi, Lưu Bị sáng suốt và có tầm nhìn chiến lược, hiểu sâu được cục diện chính trị - quân sự hơn hẳn Gia Cát Lượng. Nếu cướp lấy Kinh Châu, vừa mang tiếng bội nghĩa với người đã cưu mang mình đồng thời cũng chả lấy gì bảo đảm là sẽ giữ vững được thành trì khi trăm vạn quân Tào đang như thế chẻ tre. Làm sao giữ được thành khi mà lòng người trong thành còn chưa chịu, chưa phục? Chắc chắn Lưu Bị thấy rõ có chiếm được thành trì Kinh Tương thì sớm muộn cũng không giữ được. Lưu Bị thành công nhờ vào đấu pháp dựa vào lòng người, nếu làm ngược lại tức là sở đoản. Việc bỏ chạy về Giang Lăng giúp cho Lưu Bị bảo tồn được lực lượng, làm kiêu hùng thêm binh mã Tào Tháo mà chủ yếu đẩy mối xung đột Ngô - Ngụy chóng lên tới đỉnh điểm. Như vậy, việc bỏ chạy của Lưu Bị vừa là thủ đoạn tránh đòn vừa tạo cho mình ở vào cái thế “toạ sơn quan hổ đấu” - vốn là một trong những miếng võ sở trường của người Trung Quốc. Trong truyện, tác giả mô tả khá thi vị chuyến thuyết khách Giang Đông của Gia Cát Lượng và nếu không tỉnh táo thì không ít người cho là miệng lưỡi Gia Cát Lượng đã làm bùng nổ đại chiến Xích Bích. Theo chúng tôi, việc chinh phục Giang Nam để làm bá chủ thiên hạ là chủ kiến của Tào Tháo và người Giang Đông cũng biết rõ điều đó. Do đó, họ chẳng dại gì mà không liên minh với Lưu Bị để cùng chống lại một thế lực đang hãnh tiến như Tào Tháo. Nhìn vào cục diện lịch sử - chính trị - quân sự của giai đoạn đó, sự xô xát Ngô - Ngụy là điều tất yếu, đương nhiên. Lưu Bị là người hiểu rõ được tình thế lịch sử nên mới dám đưa ra những quyết sách tuy làm đau lòng bất mãn những hổ tướng như Quan, Trương, Triệu và cả Gia Cát Lượng, nhưng Lưu Bị vẫn kiên quyết. Điều này chứng tỏ Lưu Bị không phải là một tay vừa, trí tuệ không thể thấp hơn Gia Cát Lượng được. Việc bỏ chạy không chiếm lấy Kinh Tương làm đất căn bản chứng tỏ Lưu Bị là người dám bước qua cái lợi nhỏ trước mắt để mưu cầu cho đại cục. Sai lam chien luoc cua 1 Siêu thị điện máy nội thất Việt Long www.vietlongplaza.com.vn Một sự việc thứ hai chúng tôi muốn đưa ra để đánh lại Gia Cát Lượng, đó là việc ông ra lệnh cho Quan Vũ tiến đánh Uyển Thành của Ngụy làm cho Tào Tháo hoảng hốt tính chuyện dời đô. Theo chúng tôi đây là một sai lầm của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ là người chủ quan, kiêu ngạo, ông cũng thừa biết mối hận của Đông Ngô sau trận đại thắng Xích Bích mà không thu thêm được tấc đất nào, luôn tìm cách nhòm ngó Kinh Tương. Đây là một ván cờ mà Gia Cát Lượng tính không hết nước, để hở sườn. Làm sao một mình Quan Vũ có thể làm náo động được đất Trung Nguyên dày đặc nhân tài? Trong truyện, La Quán Trung thiên lệch mô tả là chỉ cần vài đường đại đao nữa là có thể kéo quân về tận Hứa Đô ca khúc khải hoàn. Sự dũng mãnh của Quan Vũ chỉ có thể tạo nên những chiến thắng cục bộ, không thể xoay chuyển toàn cục được. Việc cử Quan Vũ xâm phạm đất Ngụy là một cách điều binh khiển tướng nhằm vào những món lợi trước mắt mà không biết cách bảo vệ những gì là lợi ích lâu dài, chiến lược. Tại sao cử Vân Trường ra trận lại không sai tướng khác đến Kinh Tương để bảo vệ hậu cứ khi mà trong tay Khổng Minh còn có hàng chục hổ tướng sau khi bình xong Tây Thục? Sự sơ hở không phòng bị đã tạo cho sự bùng nổ mối hận Ngô - Thục, vốn âm ỉ từ sau trận đại chiến Xích Bích. Mất Kinh Tương dẫn tới cuộc giao tranh đẫm máu Ngô - Thục, tiêu tan mối giao hảo của họ hàng chục năm trời, sự giao hảo này nếu được duy trì chắc chắn cục diện lịch sử sẽ đổi khác. Một quyết sách sai đã làm đảo lộn tình thế lịch sử, sai lầm này trước hết thuộc về Gia Cát Lượng Một sự việc khác chúng tôi muốn đưa ra để cùng bàn xét, đó là chiến dịch Bình Man bảy lần bắt, bảy lần tha Mạnh Hoạch. Trong tiểu thuyết, chúng ta thấy La Quán Trung mô tả Gia Cát Lượng đã thu được những chiến thắng ngoạn mục. Sự mô tả này theo chúng tôi xuất phát từ tình cảm sùng kính Gia Cát Lượng, còn trong thực tế đây là một cuộc chinh phạt đầy khó nhọc, hao binh tổn tướng, là một sai lầm của Gia Cát Lượng dốc binh mã vào những quyền lợi trước mắt mà làm suy giảm những quyền lợi chiến lược. Cuộc chinh phạt này cộng với thất bại đẫm máu sau trận Hào Đình đã đẩy nhà Thục Hán đứng bên bờ vực của sự suy sụp, lòng dân bắt đầu chán nản. Do đó mà việc Bắc phạt sau đó 9 lần ra Kỳ Sơn không nên công cán gì chẳng qua là thủ pháp phòng ngự bằng phương pháp tấn công. Chắc chắn Gia Cát Lượng thấy trước nhà Thục Hán sẽ suy sụp ngay lập tức nếu bị nước Nguỵ tấn công, nên ông phải gượng cầm quân đi, mỗi lần ra trận không quá nửa năm đánh như đánh cầu may, không đủ lực áp đảo. Rõ ràng ở đây Gia Cát Lượng sửa chữa sai lầm bằng chính những hành vi sai lầm, điều này ông kém hơn Lưu Bị. Như chúng ta biết, trong suốt thời gian trước đó, tuy long đong lận đận nhưng Lưu Bị luôn kiềm chế, nhịn 2 nhục đợi thời cơ, bảo trọng lực lượng để tính kế lâu dài mưu cầu nghiệp lớn. Sự nóng vội của Gia Cát Lượng trong mưu sự đã dẫn tới kết cục bi thảm, ông mất ở tuổi 54 trên gò Ngũ Trượng. Đó là về những sai lầm chiến lược. Về chiến thuật không phải ông không có những sai sót, tỷ như ông dùng Mã Tốc là người Lưu Bị từng khuyên là không nên dùng, để cuối cùng chuốc lấy hậu quả mất Nhai Đình và Khổng Minh liều mạng dùng không thành kế để thoát chết. Chúng ta còn nhớ, lần ra quân cuối cùng việc Tư Mã ý vỗ tay cười lớn khi nghe tin ông cho đóng quân trên gò Ngũ Trượng, chứng tỏ ông cũng không hoàn toàn sáng suốt trong hầu hết các trận đánh. Trong tiểu thuyết, La Quán Trung gây cho người đọc cảm tưởng là do tại lòng trời không còn đứng về phía nhà Thục Hán, nên Gia Cát Lượng không làm nên nghiệp lớn mặc dù tài trí ông không thiếu. Theo chúng tôi, Gia Cát Lượng vẫn chỉ dừng lại là một quân sư có tài, có công lớn với nhà Thục Hán, nhưng ông không đủ sức xoay chuyển được lịch sử bởi những sai lầm có tính chiến lược trong việc điều binh khiển tướng của ông. bantinsom.com ( theo vietimes.com.vn ) Mua hàng trả góp tại Việt Long 3 . Sai lầm chiến lược của “Vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng Người Trung Quốc có câu: "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng/ Thừa tướng muôn đời Lưu Bá Ôn" để nói về tài năng xuất chúng của Gia. lệnh cho Quan Vũ tiến đánh Uyển Thành của Ngụy làm cho Tào Tháo hoảng hốt tính chuyện dời đô. Theo chúng tôi đây là một sai lầm của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ là người chủ quan,. trường của người Trung Quốc. Trong truyện, tác giả mô tả khá thi vị chuyến thuyết khách Giang Đông của Gia Cát Lượng và nếu không tỉnh táo thì không ít người cho là miệng lưỡi Gia Cát Lượng đã

Ngày đăng: 10/08/2014, 08:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Sai lầm chiến lược của “Vạn đại quân sư” Gia Cát Lượng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan