1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu các cây thuốc tại thị trấn, nhà mình ở

19 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU TRƯỜNG dh KINH TẾ - KỸ THUẬT KHOA DƯỢC  BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÁC LOÀI THỰC VẬT DÙNG LÀM THUỐC THUỘC NGÀNH ĐỊA Y, RÊU, DƯƠNG XỈ, THÔNG ĐẤT THÁP BÚT GVHD: THS. NGUYỄN VINH HIỂN Lớp : DS02A4 Họ và tên : NGÔ THỊ NGỌC NỮ  Năm 2010  1 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Trong thế giới thực vật đa dạng, phong phú, có rất nhiều loại cây dùng làm thuốc. Nhưng ta cứ ngỡ rằng chỉ những cây thực vật bậc cao, có thân, lá, cành lớn thì mới có giá trị dược liệu cao.Thực tế cho ta thấy, cả những thực vật dù nhỏ bé, dù xuất hiện sớm, nguyên thủy đến mấy cũng là một kho thuốc vô cùng quý giá .Như Địa y, xuất hiện cách đây hơn 400 triệu năm, chỉ là những sợi nấm bao lấy những cục tảo lục và vi khuẩn Cyano lơ/ dương, vậy mà cho ta rất nhiều vị thuốc quý. Hay như Dương xỉ, xuất hiện từ thời trung cổ, cũng được dùng làm thuốc ở khắp các nước từ Malaixia, đến Indonexia, Philipin, Ấn Độ, … Ngoài ra rêu, thông đất, tháp bút cũng cho ta nhiều vị thuốc cổ truyền quý giá. Trong tập tiểu luận này, em xin trình bày một số cây thuốc thuộc các ngành Địa y, Dương xỉ, Rêu, Thông đất, Tháp bút. PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH  CÁC CÂY DÙNG LÀM THUỐC THUỘC NGÀNH ĐỊA Y Trên trái đất, có lẽ không một loại sinh vật nào lại độc đáo bằng địa y. Chúng độc đáo không chỉ bởi gồm nhiều loại sinh vật bặc thấp gộp lại mà còn bởi có màu sắc rực rỡ, nổi bậc với màu đỏ, cam, nâu, vàng và màu xanh củng những hình thù vô cùng đa dạng. Địa y đã xuất hiện cách đây 400 triệu năm. Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa một loại tảo và nấm. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên. Trong cuộc sống chung này, tảo và nấm đều có vai trò nhất định, không bên nào lệ thuộc hoàn toàn vào bên nào. Hình thức sống đó gọi là cộng sinh. Hiện nay có khoàng 13.500 đến 18.000 loại nấm địa y thuộc họ nấm nang ( cái chén) Ascomycetes, 20 loại nấm địa y thuộc họ nấm đảm ( viên đạn) Basidiomycetes cùng 40 loài tảo và vi khuẩn địa y. Các thành viên trong địa y luôn tương hổ bảo vệ nhau cùng tồn tại. Tảo và vi khuần Cyano cho địa y chất diệp lục để có thể sánh 2 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU ngang với cây cối quang hợp tổng hợp thức ăn từ nước và CO2 cũng như cung cấp vitamin cho nấm. Ngược lại, nấm cũng bảo vệ tảo và vi khuẩn Cyano khỏi bị khô, bị nắng gắt bằng cách bao bọc xung quanh. Nhờ thế địa y địa y lan tỏa rất nhanh và ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng có thể sống trên sa mạc nóng bỏng, hấp thụ hơi nước từ sương (một đám địa y khô có thể hấp thụ được một lượng nước nặng gấp 3 đến 35 lần nó), sống được trên băng tuyết và hai vùng cực nam, bắc lạnh gía của trái đất trên bề mặt mọi chất liệu. Thậm chí vẫn sinh sôi tốt khi ở ngoài không gian. Địa y tựu chung có bốn dạng : dạng Foliose giống với lá dẹt và mỏng ; dạng Crustose vẩy sừng ẩn giữa vỏ cây và sỏi đá chiếm 75 % các loại địa y ; dạng Fruticose cây bụi mọc ngược hoặc rũ xuống , là loại địa y bặc cao nhất với những nhánh gần giống với cây thật , và nổi bặc là loại địa y rêu tuần lộc ở Bắc cực , dạng Squamulose lá bắc với nhừng thùy nhỏ tròn. Ngoài vẻ đẹp, địa y còn là một kho thuốc quý giá với 600 sinh tố ăn được, chữa bệnh và làm thuốc nhuộm . tất cả các loại địa y đều ăn được ngoại trừ rêu Sói vì có độc chất cao nên người Nga đã dùng chúng để đầu độc chó sói. Nhiều nơi đã dùng địa y để làm thức cho người và gia súc, họ ăn sống, nấu chin, hoặc nghiền lấy nước, phơi khô để lộc lấy tinh bột và pha chế vào bánh mì và canh.Về dinh dưỡng, địa y không chứa chất béo và cơ bản chứa Carbonhydrate một chất ga giúp tiêu hóa tốt . Thời trung cổ, nhiều nước đã dùng địa y chữa bệnh như Cetraria islandica cỏ phổi( kết cấu giống như lá phổi) để chữa bệnh ho lao, viên phổi ; santhoria barietina địa y vàng (có màu sắc từ vàng nhạt đến vàng đậm) chữa bệnh vàng da ; Pettigera địa y chó ( thể quả giống như răng chó) chữa bệnh dại ; Usnea Florida chữa bệnh rụng tóc ; địa y đầu lâu ( mọc trên đầu lâu ) chữa chứng động kinh ; rêu Sói chữa bệnh da …Người ta cũng dùng những loại địa y có mùi thơm làm nước hoa và chất chống bay hơi,và dùng nước ép từ một số loại địa y làm giấy quỳ khi gặp axit nhẹ như ammonia sẽ biến thành màu xanh lơ và axit nặng như giấm sẽ biến thành màu đỏ. Tuy nhiên vì nạn phá rừng, việc xây dựng nhà cửa và sưu tập ồ ạt, nhiều loại địa y đã bị biến mất. Giờ đây rất khó tìm được loại địa y Usnea lonissima vốn chỉ sống ở những rừng già Tây Âu hay địa y Gymnoderma lineare vốn rất nhiều vào những năm 80 ở công viên quốc gia Great Smoky Mountains, Tennessee Mỹ . Do đó, gần đây hôi nghiêng cứu địa y và rêu của Anh và Mỹ đã cấm việc sưu tập địa y ở một số địa điểm cũng như có chính 3 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU sách nhân rộng chúng trong các trung tâm sinh học Anh , Mỹ , Canada , Hà Lan , Nhật Bản….đều có nhiều trường và khoa nghiên cứu địa y .  CÁC CÂY DÙNG LÀM THUỐC THUỐC THUỘC NGÀNH DƯƠNG XỈ Dương xỉ là một ngành lớn, da dạng với khoản 300 chi, 10.700 loài, một số đã hóa thạch, gồm 3 lớp :Lớp lưỡi rắn, Lớp tòa sen và Lớp Dương xỉ. Với nhiều cây được dùng làm thuốc trong y học. Quản trọng Quản trọng, Sâm bòng bong, Sâm chân rết - Helminthostachys zeylanica (L.) Hook., thuộc họ Lưỡi rắn - Ophioglossaceae. Mô tả: Cây thảo có thân gỗ mọc đứng cao 30-50cm, với những rễ to và nạc nom như chân rết. Cuống lá dài 20-30cm, dày, màu lục hay màu cánh gián. Phiến không sinh sản hình bàn tay xoè ra của các đoạn thon, thót hẹp dần về phía gốc và về phía ngọn, nguyên hay hơi có răng cưa không đều; phần sinh sản là bông dài 10-15cm, rộng 0,5-1cm, ngoằn ngoèo như con giun, nằm ở đầu một cái cuống đi từ gốc của phần không sinh sản. Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Helminthostachyos. Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và các nước Á châu nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi, cuối mùa hạ đầu mùa thu, trên các bãi cỏ đá vôi và cả ở núi đất. Thu hái thân rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Tính vị, tác dụng: Quản trọng có vị ngọt, tính mát; có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm. Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt. Ở Ấn Ðộ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Inđônêxia, cũng như ở Malaixia, Philippin, người ta dùng những chồi non để ăn sống hay nấu chín làm rau ăn, như kiểu ăn măng tây; thường các chồi non có nhiều phosphor, sắt. Thân rễ được dùng trị ho có nhiều đờm, hen 4 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU suyễn và ho lao. Liều dùng 12-20g rễ khô sắc uống. Dùng ngoài, giã thân rễ tươi đắp vết thương và rắn độc cắn, đồng thời sắc nước uống. Ở Malaixia, người ta dùng ăn với trầu không để chặn ho; ở Java dùng để trị lỵ, xuất tiết và giai đoạn đầu của bệnh lao phổi. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng trị bệnh đau dây thần kinh tọa. CỐT TOÁI BỔ (Cây Tổ Rồng, Tổ Phượng) Tên thuốc: Rhizoma Drynariae Tên khoa học: Polypodium fortunei O.Kuntze Họ Dương Xỉ (Polypodiaceae) Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ). Cây tổ rồng mọc bám chắc vào các cây cổ thụ hoặc ở hốc đá. Thứ củ già, khô, da màu nâu, thịt hồng hồng, không mốc mọt, không lẫn tạp chất hay rễ khác là tốt. Tính vị: vị đắng, chát, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: hành huyết, chỉ huyết, trừ phong, bổ Thận. Chủ trị: chữa bong gân, gẫy xương, chân tay mỏi, tê liệt. Trị các chứng Thận thấp, đau háng, đau xương. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 20g Cách bào chế Theo Trung Y: Dùng dao đồng cạo sạch lông vàng, thái nhỏ, tẩm mật ướt đều, đồ một ngày, phơi khô dùng. Nếu dùng gấp thì chỉ sấy khô, không đồ cũng được (Lôi Công) Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô dùng. 5 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU Có khi tẩm mật hoặc tẩm rượu, sao qua dùng. Dùng tươi: hái về bỏ hết lông tơ và các lá khô, rửa sạch giã nhỏ. Dấp một ít nước vào rồi nướng cho mềm, đắp lên các vết đau. Trong một ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ thì có thể lấy bã dấp lại nước rồi băng lại. Bảo quản: để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc - Thận suy biểu hiện như đau lưng dưới, yếu chân, ù tai, điếc hoặc đau răng: Dùng Cốt toái bổ với Bổ cốt chi, Ngưu tất và Hồ đào nhân để trị đau lưng dưới và yếu chân. Cũng có thể dùng Cốt toái bổ với Sinh địa hoàng và Sơn thù du để trị ù tai, điếc và đau răng. - Sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối Cốt toái bổ với Hổ cốt, Qui bản và Một dược. Kiêng ky: âm hư, huyết hư không nên dùng. Cốt toái bổ - vị thuốc dự phòng và điều trị loãng xương Cốt toái bổ là một trong những cây thuốc có tác dụng dự phòng và điều trị loãng xương, điều trị gãy xương và các bệnh về xương khớp khác. Để nghiên cứu tác dụng chống loãng xương, người ta đã thử nghiệm tác dụng của cốt toái bổ trên hoạt tính của protease là men có vai trò gây khởi đầu sự mất xương ở chuột cống và chuột nhắt trắng. Trong nghiên cứu này, cả cao chiết cồn và cao chiết nước đều có tác dụng ức chế mạnh các cathepsin K và L, là các yếu tố làm biến tính chất tạo keo trong xương, trong đó cao chiết cồn có tác dụng mạnh hơn. Cũng đã chứng minh trong thử nghiệm nuôi cấy tế bào và trên cơ thể động vật sống hiệu quả tốt của thân rễ cốt toái bổ trên sự tăng sinh các tế bào xương của người và hoạt tính điều hòa miễn dịch. Các tế bào tiền - xương được nuôi cấy với các nồng độ khác nhau của cốt toái bổ và đã nhận xét thấy các nồng độ thấp có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào xương và các nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Ngoài tác dụng chống loãng xương, cốt toái bổ còn có các hoạt tính dược lý khác như tác dụng tăng cường chức năng nội tiết sinh dục nữ (và như vậy cũng là tác dụng gián tiếp chống loãng xương), chống viêm và viêm khớp. Các bài thuốc có cốt toái bổ 6 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU Bài thuốc bổ khí huyết, bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương, dùng cho người cao tuổi, người suy nhược cơ thể, gãy xương: Cốt toái bổ 12g; đảng sâm, hoài sơn, ba kích, mỗi vị 16g; hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, cẩu tích, tục đoạn, mẫu lệ, mỗi vị 12g; thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày một thang hoặc nấu cao lỏng uống. - Bài thuốc bổ gân xương, phòng và điều trị loãng xương: Bột cốt toái bổ, bột sừng hươu nai, bột mẫu lệ, mỗi vị 2g. Làm thành viên uống, hay uống dạng bột trong một ngày. Uống liên tục trong thời gian dài. Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, yếu: Cốt toái bổ 16g; cẩu tích, củ mài, mỗi vị 20g; tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, thỏ ty tử, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa đau lưng, răng đau, ù tai do thận hư: Cốt toái bổ tán nhỏ 4-6g, cho vào bầu dục lợn, nướng chín ăn. - Chữa phong thấp đau nhức thuộc huyết: a. Phương thuốc ngâm rượu: Cốt toái bổ 40g, rễ gắm 120g, vỏ chân chim 100g, rễ rung rúc 80g; rễ bươm bướm (bạch hoa xà), rễ chiên chiến, mỗi vị 60g; xích đồng nam, bạch đồng nữ, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 40g. Nấu thành cao đặc rồi cho thêm rượu 40o thành 2 lít, ngâm trong 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, mỗi lần uống 30ml, ngày 2 lần. b. Phương thuốc viên: Cốt toái bổ 160g (nấu với mật, phơi khô), cẩu tích 240g (tẩm rượu nấu với nước muối, phơi khô), thạch hộc 160g (rửa với rượu, chưng kỹ, phơi khô), hy thiêm 160g (chưng với rượu và mật, phơi khô), rễ cỏ xước 160g (dùng tươi, rửa với rượu), vỏ chân chim 160g (sao), rễ gắm 160g (sao), quán chúng 100g (phơi chỗ râm), lá ké đầu ngựa 40g (phơi trong râm). Các vị tán bột, làm thành viên, uống mỗi lần 8-12g với nước gừng hay rượu. - Chữa thấp khớp mạn tính (thể nhiệt): Cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, thiên hoa phấn, thổ phục linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. - Thuốc đắp chữa bong gân, tụ máu: Cốt toái bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, rấp nước, gói vào lá chuối đã nướng cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại. Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày. 7 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU Cẩu tích Cẩu tích, Cây lông cu li - Cibotium barometz (L.) J. Sm., thuộc họ Cầu tích - Dicksoniaceae. Mô tả: Cây có thân thường yếu, nhưng cũng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoan- ngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải - ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len. Ổ túi bào tử 1 hay 2, có khi 3 hay 4 ở về mỗi bên của gân giữa bậc 3; các túi màu nâu nâu, có 2 môi không đều nhau; cái ở ngoài hình cầu, cái ở trong hẹp hơn, thuôn. Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Cibotii, thường gọi là Cẩu tích, Lông phủ ngoài thân rễ cũng được dùng. Nơi sống và thu hái: Cây phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi ở khắp các tỉnh từ Lào Cai. Hà Giang, qua Quảng Nam-Đà Nẵng đến Lâm Đồng. Thu hoạch thân rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu- đông, cắt bỏ rễ con và cuống lá, cạo hết lông vàng để riêng. Rễ củ đã cạo hết lông, rửa sạch, thái phiến hay cắt từng đoạn dài 4-10mm, phơi hay sấy khô. Cần bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng tẩm dược liệu với rượu để một đêm rồi sao vàng. Thành phần hóa học: Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố. Tính vị, tác dụng: Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp. Người ta đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, ức chế chủ yếu giai đoạn viêm cấp tính, cả tác dụng gây động dục kiểu oestrogen. Lông cẩu tích có tác dụng cầm máu có tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông. 8 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cẩu tích dung chữa phong hàn, thấp tê đau lưng, nhức mỏi chân tay, khó cử động, đau dây thần kinh toạ, chứng đi tiểu són không cầm, di tinh, bạch đới. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc. Lông vàng quanh thân rễ dùng đắp ngoài chữa các vết thương chảy máu. Người ta thường để nguyên thân rễ với 4 gốc cuống lá tạo hình con vật 4 chân có lông vàng (Kim mao Cẩu tích) rồi phun rượu vào tạo ẩm cho lông mọc nhiều để lấy lông dùng cầm máu. Hoặc lấy đoạn thân rễ có lông đem treo lên, thỉnh thoảng lại phun rượu để lông mọc tiếp. Đơn thuốc: 1. Chữa phong thấp, chân tay tê bại không muốn cử động Cẩu tích 20g, Ngưu tất 8g, Mộc qua 12g, Tang chi 8g, Tùng tiết 4g, Tục đoan 8g, Đỗ trọng 8g, Tần giao 12g, Quế chi 4g, nước 600ml, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 2. Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi, đái luôn, vãi đái, bạch đới, di tinh: Dùng Cẩu tích 15g, Thục địa 12g, Đỗ Trọng dây 10g, Dây tơ hồng (sao) 8g, Kim anh 8g, sắc uống. 3. Chữa phong thấp đau nhức khớp xương, tay chân yếu mỏi hoặc bại liệt co quắp: Dùng Cẩu tích 15g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 4g, Bạch chỉ 4g, sắc uống. Ghi chú: Người thận hư mà có nhiệt, bí tiểu tiện hoặc nước tiểu vàng đỏ, không nên dùng Cỏ bợ Rau bợ, Rau bợ nước, Cỏ chữ điền - Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Rau bợ - Marsileaceae. Mô tả: Cây thảo, có thân bò dưới đất, mảnh, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái một ở gốc các cuống lá; các bào tử quả này có lông dày. 9 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU Mùa sinh sản tháng 5-6. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Marsileae. Nơi sống và thu hái: Cây của vùng quanh cực ôn đới, mọc hoang, phổ biến ở ruộng nước và nơi ẩm ướt dọc bờ ao, bờ ruộng, chỗ nước cạn không chảy. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hoá học: Người ta đã biết trong Cỏ bợ có nước 84,2%, protid 4,6%, glucid 1,6%, caroten 0,72%, vitamin C 76mg%. Cỏ bợ còn chứa cyclolaudenol. Tính vị, tác dụng: Cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép. Ðể làm thuốc, thường dùng trị: 1. Suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng; 2. Viêm thận phù 2 chân, viêm gan, viêm kết mạc; 3. Sưng đau lợi răng; 4. Ðinh nhọt, sưng độc, sưng vú, tắc tia sữa, rắn độc cắn; 5. Sốt rét, động kinh; 6. Khí hư, bạch đới; 7. Thổ huyết, đái ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang, đái đường. Ngày dùng 20- 30g cây tươi phơi khô, sao vàng, sắc uống. Ðơn thuốc: 1. Tiêu khát, đái đường, dùng Cỏ bợ khô và Thiên hoa phấn lượng bằng nhau, tán nhỏ, hoà với sữa uống. 2. Sưng lở, nổi mẩn do nhiệt, giã Cỏ bợ tươi xoa hoặc vắt lấy nước uống. 3. Sỏi thận, sỏi bàng quang; giã nát lá tươi, thêm nước, gặn lấy nước trong uống sáng sớm, mỗi lần 1 bát, liên tiếp 5 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với búp non Dứa dại 20g, Ngải cứu 10g. Phèn đen 10g.  CÁC CÂY ĐƯỢC DÙNG LÀM THUỐC THUỘC NGÀNH RÊU 10 [...]... bị biến mất Chúng ta cần bảo vệ và phát triển các giống cây trên cũng như bảo vệ kho thuốc quý giá, và sức khỏe của bản thân mình Nhận xét của giáo viên: Bài làm có hình thức và bố cục tốt Nội dung đa đưa ra được một số đại diện cây thuốc ở các ngành Phần kết luận cần nêu: Đã thống kê được bao nhiêu cây thuốc? thuộc những lớp, ngành nào? Cây thuốc thuộc các ngành này chưa được nghiên cứu nhiều nên số... các vùng ôn đới và các vùng nhiệt đới Ở nước ta, cây mọc ở vùng cao Sapa, Tam Ðảo, Lang Bian Người ta thu hái các lá có túi bào tử trước khi chín và để cho chúng chín dần trên giấy đặt trong nhà, các túi bào tử được cho vào rây để tách bào tử ra Thành phần hóa học: Bào tử Thạch tùng chứa 3-4% chất khoáng, 3-4% đường, khoảng 50% dầu béo màu vàng và sáp, các sắc tố flavon Toàn cây chứa alcaloid Cây ở. .. Herba Arvensis, thường gọi là Vấn kinh Equiseti Nơi sống và thu hái: Cây rất phổ Âu và các nước ôn đới, trong các đồng nước ta, cây mọc ở các chỗ ẩm ướt, núi tìm thấy ở Sapa, tỉnh Lào Cai Người ta hái các chồi màu lục (không sinh sản) vào sạch, phơi khô biến ở châu ruộng Ở cao, chỉ mới thường thu cuối hè, rửa Thành phần hoá học: Cây chứa một hỗn hợp alcaloid gọi là equisetin; nicotin, palustrin; một... Đất nước ta vốn là một kho thuốc quý giá, biết tìm hiểu và sử dụng đúng là một cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh Trong vô vàn những bài thuốc quý có những cây thuốc xuất phát từ ngành địa y, dương xỉ, thông đất, tháp bút và rêu đã được trình bày như trên Tuy nhiên vì nạn phá rừng, việc xây dựng nhà cửa và sưu tập ồ ạt, nhiều loại cây thuốc thuộc các ngành trên đã bị biến... thường gặp ở vùng núi cao ẩm miền Bắc Việt Nam (Sapa), cũng có cùng công dụng  CÁC CÂY DÙNG LÀM THUỐC THUỘC HỌ THÔNG ĐẤT Thạch tùng Thạch tùng, Thông đá, Thăng kim thảo - Lycopodium clavatum L., thuộc họ Thông đất Lycopodiaceae Mô tả: Cây mọc trên đất có thân chính bò, có rễ ở phần giữa, các thân mọc đứng nhiều và dài, thường phân nhánh, các cành bên lưỡng phân thường mang các bông có cuống Lá ở trên... mang những vòng các nhánh mảnh, trải ra rồi mọc đứng lên Ở các mấu có 8-12 lá dạng vẩy tạo thành một bẹ màu nâu Các cành sinh sản cao 10-20cm, không phân nhánh và tận cùng ở đỉnh là một khối 11 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU hình trứng kéo dài tức là các bông lá bào vẩy có dạng đinh mang các túi bào tử ở Có cơ quan sinh sản vào cuối đông, tử gồm các mặt dưới đầu xuân Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Arvensis,... dài màu đo đỏ Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Funariae Nơi sống và thu hái: Loài phổ biến rộng khắp trên thế giới, thường mọc thành những đám dày đặc Ở nước ta, rêu này thường mọc ở nơi ẩm, đặc biệt ở những nơi bị đốt cháy, như trong lò đốt than củi ở độ cao 950-1100m trên núi Tam Ðảo (Vĩnh Phú) Thứ calvescens (Schwaegr.) Moot phổ biến trên tro thông trong các rừng thông ở vùng Ðà Lạt (Lâm Ðồng) Tính vị,... chỉ huyết, khư phong thông lạc Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây được dùng trị viêm hốc mũi, đòn ngã tổn thương, phổi nóng thổ huyết  CÁC CÂY ĐƯỢC DÙNG LÀM THUỐC THUỘC NGÀNH CỎ THÁP BÚT Cỏ tháp bút Cỏ tháp bút - Equisetum arvense L., thuộc họ Cỏ tháp bút Equisetaceae Mô tả: Cây thảo sống lâu nhờ thân rễ, thân khí sinh thuộc hai loại Các thân không sinh sản, có khi mọc nằm rồi đứng lên, có màu lục,... nhỏ hơn; túi bào tử hình thận, với 2 mảnh bằng nhau 15 Bài tiểu luận THỰC VẬT –DƯỢC LIỆU Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Hyperziae Hamiltonii Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam Cây mọc trên thân cây có rêu, trên đá vùng núi cao ở Bắc bộ và Trung bộ Người ta thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rồi đem phơi khô Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, không độc; có tác dụng thanh nhiệt... tả: Cây thảo có thân rễ dài nằm dưới đất, thân cao đến 1m rộng 510mm, màu lục có 3-6 cành, phân thành từng lóng dễ gãy ở mắt, Lá thành vòng ôm thân, có 6-30 răng thấp, màu sậm Bông bào tử xoan tròn dài ở ngọn, chót có mũi nhọn ngắn; vẩy mang túi bào tử hình khiên; bào tử hình cầu có 4 sợi đàn hồi Mùa sinh sản: tháng 10-12 Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Equiseti Ramosissimi Nơi sống và thu hái: Cây . thu hái: Cây rất phổ biến ở châu Âu và các nước ôn đới, trong các đồng ruộng. Ở nước ta, cây mọc ở các chỗ ẩm ướt, núi cao, chỉ mới tìm thấy ở Sapa, tỉnh Lào Cai. Người ta thường thu hái các chồi. sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và các nước Á châu nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi, cuối mùa hạ đầu mùa thu, trên các bãi cỏ đá vôi và cả ở núi đất. Thu hái thân rễ quanh. tả: Cây mọc trên đất có thân chính bò, có rễ ở phần giữa, các thân mọc đứng nhiều và dài, thường phân nhánh, các cành bên lưỡng phân thường mang các bông có cuống. Lá ở trên thân chính và trên các

Ngày đăng: 10/08/2014, 06:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w