Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
398 KB
Nội dung
CHƯƠNG 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÔN TIN HỌC 1.1 MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Bộ môn Tin học phải cùng với các bộ môn khác tham gia thực hiện mục tiêu của nhà trường phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có học vấn vững chắc, có nhân cách hoàn thiện và có năng lực bảo vệ, xây dựng đất nước phồn vinh. Là một trong những môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, bộ môn Tin học phải cung cấp những tri thức cơ bản, làm nền tảng để học sinh có thể tiếp tục đi sau vào tìm hiểu và xây dựng khoa học Tin học hoặc tiếp thu những tri thức của các lĩnh vực kĩ thuật công nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh vực của công nghệ thông tin. Vì vậy việc xác định mục tiêu dạy học môn Tin học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt nam, từ đặc điểm và vị trí môn Tin học trong nhà trường. 1.1.1 Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục Việt nam được Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “ Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó với tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa và văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt nam có ý thức công đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ”. Luật giáo dục nước ta cũng đã cụ thể hoá tại chương II, mục 2 điều 23 là: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Môn Tin học, cũng như mọi môn học khác, căn cứ vào mục tiêu trên để xác định ra những nhiệm vụ cụ thể của môn học, tổ chức hoạt động đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đã đề ra. 1.1.2 Đặc điểm môn Tin học Việc xác định mục tiêu dạy học môn Tin phải căn cứ đặc điểm môn Tin học, bao gồm: Đặc điểm thứ nhất là tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng: Tính trừu tượng của Tin học là ở chỗ nó nghiên cứu các phương pháp công nghệ và kĩ thuật xử lí thông tin một cách tự động. Bản thân khái niệm thông tin đã là trừu tượng, quá trình xử lí thông tin (thu nhập, lưu trữ, biến đổi và truyền nhận) dựa trên những thành tựu của những ngành khoa học mang tính trừu tượng cao như Vật lí, Toán học, Lí thuyết thông tin, vì thế Tin học mang đặc điểm trừu tượng hoá cao độ. Sự trừu tượng hoá trong Tin học diễn ra trên những bình diện khác nhau. Có những khái niệm Tin học là kết quả của sự trừu tượng hoá những đối tượng vật chất cụ thể, chẳng hạn khái niệm biến, khái niệm về mảng, bản ghi Nhưng cũng có nhiều khái niệm là kết quả của sự trừu tượng hoá những cái trừu tượng đã đạt được trước đó, chẳng hạn những khái niệm tham biến hình thức, mảng có phần tử là mảng, bản ghi Tính trừu tượng cao độ chỉ che lấp chứ không hề làm mất tính thực tiễn của Tin học. Tin học có nguồn gốc thực tiễn. Mảng ra đời trước hết do nhu cầu xử lí thông tin trên những danh sách. Bnả ghi ra đời do nhu cầu quản lí ghồ sơ nhân sự, vật tư Tin học học có tính thực tiễn phổ dụng: Là một tiến bộ khoa học mũi nhọn của thời đại, Tin học học nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Nó cung cấp 1 những phương pháp và cộng cụ hiệu quả giúp con người khai thác và xử lí thông tin, là công cụ phục vụ tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hoá, dich vụ và đặc biệt quan trọng trong công tác quản lí. Ngày nay Tin học, nói rộng hơn là công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành mũi nhọn chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách kinh tế, khoa học và công nghệ ở những nước phát triển. Sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật truyền thông đã đưa đến những chuyển biến to lớn và cơ bản trong công nghệ thiết lập các mạng Tin học về việc hình thành trong thực tế các siêu xa lộ cao tốc thông tin như Intranet, Internet. Đặc điểm thứ hai là tính logic và tính thực nghiệm của Tin học: Khi xây dựng những phần mềm, hay ngôn ngữ lập trình, người ta dùng suy diễn logic, xuất phát từ những dữ liệu chuẩn người ta xây dựng lên các các dữ liệu có cấu trúc. Khi trình bày môn Tin học trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu của từng cấp học, bậc học, nói chung là vì lí do sư phạm, người ta có thể châm chước, nhân nhượng về tính logic: mô tả (không định nghĩa) một số khái niệm không phải là nguyên thuỷ, thừa nhận (không chứng minh) sự đúng đắn của chương trình sau một số phép thử với một số tập dữ liệu. Tuy nhiên giáo trình Tin học phổ thông cũng vẫn mang tính logic, hệ thống: trí thức trước chuẩn bị cho tri thức sau, tri thức sau dựa vào tri thức trước. 1.1.3 Vị trí môn Tin học Môn Tin học là môn học công cụ. Do tính trừu tượng cao độ, Tin học có tính thực tiễn phổ dụng. Những tri thức và kĩ năng Tin học cùng với những phương pháp làm việc trong Tin học đã trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác, là công cụ để hoạt động trong đời sống thực tế và vì vậy là một thành phần không thể thiếu của trình độ văn hoá phổ thông của con người mới. Về mặt tri thức và kĩ năng, môn Tin học trong nhà trường cần làm cho tất cả mọi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đều nắm được những yếu tố cơ bản của Tin học, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và hoạt động, có thể nhanh chóng bước vào những ngành nghề đòi hỏi sử dụng công nghệ này. Cụ thể là học sinh có những hiểu biết về Tin học và máy tính điện tử, có khái niệm về thuật giải và làm quen với tư duy thuật giải. Học sinh biết lập trình để giải những bài toán đơn giản, trước hết là những bài toán trong sách giáo khoa Toán, Lí, Hoá, từ đó chuẩn bị những tri thức kỉ năng và phong cách làm việc cần thiết để sau này có thể đi sâu hơn về lĩnh vực lập trình. Học sinh biết làm việc với một số hệ điều hành, một số phần mềm như soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ngoài việc tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh những tri thức và kỉ năng Tin học cần thiết, môn Tin học còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo. Học sinh thấy rõ hiệu lực mạnh mẽ của công nghệ thông tin và nhận thức được cần có những phẩm chất nào của người lao động trong thời đại mới. Với những lí do trên, trong trường phổ thông môn Tin học giữ một vị trí hết sức quan trọng. Việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ của môn Tin học không thể không tính tới vị trí của môn học này trong nhà trường phổ thông. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục chung, căn cứ vào đặc điểm và vị trí môn Tin học, bộ môn Tin học ở trường phổ thông cần đạt được những mục tiêu cụ thể (hay những nhiệm vụ cụ thể) sau đây: + Vũ trang cho học sinh những tri thức, kỉ năng cơ bản, cơ sở của Tin học, từ đại cương về Tin học đến phương pháp lập trình giải các bài toán trên một ngôn ngữ lập trình nào đó. Từ đó làm cho họ có khả năng, có kỉ năng khai thác những thành tựu mới của khoa học Tin học và vận dụng Tin học vào thực tiễn. Tiến thêm một bước nữa, bộ môn Tin học phải cung cấp cho học sinh những 2 hiểu biết cơ bản về những ứng dụng của Tin học vào trong các quá trình công nghệ, trong thông tin liên lạc, trong các quá trình sản xuất, trong quản lí kinh tế, xã hội, Đó chính là nhiệm vụ giáo dưỡng của bộ môn Tin học. + Trên cơ sở cung cấp những tri thức cơ bản, có hệ thống, bộ môn Tin học còn phải rèn luyện cho học sinh những năng lực trí tuệ chung như kỉ năng tư duy trừu tượng, kỉ năng thực hành cần thiết. Về tư duy, cần hình thành và phát triển các thao tác chủ yếu: tư duy logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá. Về thực hành cần chú trọng đến kỉ năng sử dụng máy tính, kỉ năng vận dụng Tin học vào thực tiễn. Cũng cần chú ý luyện tập cho học sinh thói quen gắn liền các thao tác tư duy với các kỉ năng thực hành như là một thể thống nhất trong hoạt động nhận thức. Nếu làm tốt nhiệm vụ này học sinh có thể tiếp tục tự lực học tập một cách thường xuyên, học tập suốt đời một cách có hiệu quả. + Tin học là khoa học nghiên cứu về thông tin và những quá trình xử lí thông tin một cách tự động, các quy luật biến đổi thông tin tuân theo những quy luật tự nhiên. Vì vậy thông qua việc dạy Tin học mà hình thành cho học sinh những quan niệm, những phương thức tư duy và hoạt động đúng đắn, phù hợp với những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời phải làm cho học sinh biết sử dụng các tri thức Tin học để làm bằng chứng kiểm nghiệm những quan điểm đó. Từ đó có được nhân sinh quan khoa học trong lối sống, trong sự xây dựng nhân cách của người lao động, đạo đức phẩm chất của người chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người khỏi sự mù quáng, lạc hậu. Đây chính là nhiệm vụ giáo dục của bộ môn Tin học. + Cuối cùng bộ môn Tin học phải đảm bảo chất lượng phổ cập, đồng thời phải có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học, cung cấp cho đất nước những nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 3 1.2. CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC BẬC TRUNG HỌC Trong nội dung giáo dục tin học có những yếu tố tin học là một bộ phận quan trọng, thậm chí là nền móng để hình thành những yếu tố khác của nội dung đó. Bộ phận này là nội dung tin học của chương trình. Nó bao gồm các mạch nội dung chương trình Tin học của cả 3 cấp: Tiểu học, THCS, THPT và được cụ thể hoá cho từng lớp ở cả 3 cấp. 1.2.1. Các mạch nội dung Tiểu học THCS THPT Các mạch nội dung (lớp) 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Một số khái niệm cơ bản của Tin học + + * Hệ điều hành + * Soạn thảo văn bản + + + + * Bảng tính + Đồ họa + + + * Phần mềm trình chiếu + Đa phương tiện + * Thuật toán + * * Lập trình + * CSDL. Hệ quản trị CSDL + * Mạng và Internet + * Tin học và xã hội + * Chú thích: * : Những kiến thức chính thức học + : Những kiến thức chuẩn bị 1.2.2. Kế hoạch dạy học Thời lượng Tiểu học THCS THPT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số phút mỗi tiết 35 35 35 45 45 45 45 45 45 45 Số tiết mỗi tuần 2 2 2 2 2 2 2 2 1,5 1,5 Số tuần mỗi năm 35 35 35 35 35 35 35 35 35 35 Số tiết học mỗi năm 70 70 70 70 70 70 70 70 52,5 52,5 Chú thích: Ở tiểu học, Tin học là môn học tự chọn (không bắt buộc) Ở THCS, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc) Ở THPT, Tin học là môn học bắt buộc 1.2.3. Nội dung Tin học ở từng lớp TIỂU HỌC PHẦN I 1. Thông tin xung quanh ta 2. Bước đầu làm quen với máy tính 3. Sử dụng phần mềm trò chơi 4. Bước đầu sử dụng một vài thiết bị thông dụng 5. Soạn thảo văn bản đơn giản; gõ văn bản, mở văn bản đã có 6. Sử dụng phần mềm đồ hoạ 7. Sử dụng phần mềm học tập PHẦN II 1. Bước đầu sử dụng một vài thiết bị thông dụng 2. Sử dụng phần mềm học tập 3. Soạn thảo văn bản: chọn phông chữ, định dạng trang và lưu trữ 4. Sử dụng phần mềm đồ họa 4 5. Sử dụng phần mềm âm nhạc 6. Sử dụng phần mềm vi thế giới (LOGO): vẽ hình, tính toán PHẦN III 1. Khai thác phần mềm học tập 2. Sử dụng phần mềm đồ hoạ 3. Soạn thảo văn bản: hoàn chỉnh sản phẩm và in 4. Khai thác phần mềm vi thế giới (LOGO): tạo lập một số thủ tục với các lệnh điều khiển TRUNG HỌC CƠ SỞ PHẦN I 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học 2. Hệ điều hành - Khái niệm hệ điều hành - Tệp và thư mục 3. Soạn thảo văn bản - Phần mềm soạn thảo văn bản - Soạn thảo văn bản Tiếng Việt - Bảng -Tìm kiếm và thay thế - Vẽ hình trong văn bản - Chèn một đối tượng và văn bản 4. Khai thác phần mềm học tập PHẦN II 1. Bảng tính điện tử - Khái niệm bảng tính điện tử - Làm việc với bảng tính điện tử - Tính toán trong bảng tính điện tử - Đồ thị - Cơ sở dữ liệu 2. Khai thác phần mềm học tập PHẦN III 1. Lập trình đơn giản - Thuật toán và ngôn ngữ lập trình - Chương trình TURBO PASCAL (TP) đơn giản - Tổ chức rẽ nhánh - Tổ chức lặp - Kiểu mảng và biến có chỉ số - Một số thuật toán tiêu biểu 2. Khai thác phần mềm học tập PHẦN IV 1. Mạng máy tính và Internet - Khái niệm mạng máy tính và Internet - Tìm kiếm thông tin trên Internet - Thư điện tử - Tạo trang WEB đơn giản 2. Phần mềm trình chiếu 3. Đa phương tiện (Multimedia) 4. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virut 5. Tin học và xã hội 5 2.4. Quan điểm phát triển chương trình Tin học là môn học mới được chính thức đưa vào chương trình dạy học ở trường phổ thông nên trước hết cần định hướng một cách tổng thể về nội dung, phương pháp dạy, kiểm tra, đánh giá của môn học. Tiếp theo tiến hành xây dựng chương trình cấp học, lớp học nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh được lãng phí và tình trạng chồng chéo giữa các cấp học, các môn học của cùng cấp học. Cùng với việc xây dựng chương trình dạy học cần triển khai các hoạt động đồng bộ: chính sách, biên chế giáo viên, phòng máy, xây dựng mạng giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên, thiết bị dạy học. Tin học là ngành khoa học phát triển rất nhanh, cứ vài năm phần cứng và phần mềm lại thay đổi và được nâng cấp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông và kỹ năng cơ bản để chương trình không bị nhanh lạc hậu. Tránh cả 2 khuynh hướng khi xác định nội dung: hoặc chỉ thiên về lý thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát triển những kỹ năng và thao tác. Xuất phát từ điều kiện của từng địa phương và đặc trương của môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một cách linh hoạt với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu chung của môn học và nâng cao nếu có điều kiện. Khuyến khích học ngoại khoá. Chương trình có tính "mở": có phần bắt buộc và phần tự chọn để linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của môn học. 2.5. Giải thích - hướng dẫn 2.5.1. Định hướng về phương pháp dạy học - Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến các đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào giảng dạy Tin học: + Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; + Dạy học hợp tác; + Dạy học theo quan điểm hoạt động; + Dạy học dựa trên đề án. Cần có máy tính và phần mềm để dạy và học Tin học. Máy tính cá nhân được liên tục nâng cấp về tốc độ xử lý, về dung lượng bộ nhớ, phần mềm cũng liên tục được phát triển, do đó SGK không nên quá phụ thuộc vào một loại máy tính cũng như phần mềm nào đó và cần tăng cường kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành. Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh có kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tinh. Máy tính là giáo cụ trực quan - HS làm quen với menu, biểu tượng trên màn hình. Máy tình còn là phương tiện học tập - HS dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa học được. 2.5.2. Định hướng về đánh giá về kết quả học tập của học sinh Vì tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính và cách tìm tòi hướng giải quyết vấn đề theo phương pháp công nghệ cho nên ngoài kiểm tra viết nên chú ý: - Đánh giá HS qua thực hành: Kỹ năng sử dụng máy tính và các phàn mềm. - Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: Tìm hướng giải quyết và biết kựa chọn công cụ thích hợp. - Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm - Đánh giá qua hội thoại 2.5.3. Vận dụng theo đặc điểm nhà trường, địa phương, các loại đối tượng HS. - Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trương của môn học nên việc tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cần phải được thực hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu phổ cập và nâng cao nếu có điều kiện. - Nếu có đủ máy tính, bài thực hành được dạy ở phòng máy, mỗi HS một máy. 6 - Trường hợp không có đủ cho mỗi HS một máy hoặc do yêu cầu của bài học thì có thể cho HS học và thực hành theo nhóm. Nếu có điều kiện nên bố trí một số giờ cho học sinh đi tham quan các cơ sở công nghệ thông tin. - GV cần cho học sinh thực hành các đề tài thiết thực liên quan đến học tập của bản thân và cuộc sống xã hội của địa phương. - Những trường có điều kiện nên khuyến khích học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn về Tin học. - Ở Tiểu học, Tin học là môn học tự chọn (không phải bắt buộc) nên dạy từ lớp nào là tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương. Tuy nhiên, chương trình ở cấp Tiểu học phù hợp với lứa tuổi từ lớp 3 trở lên. Vì thế các nội dung tương ứng trong chương trình được đặt tên là phần I, phần II, phần III. Ví dụ, có thể có phương án triển khai chương trình như sau: phần I cho lớp 3, phần II cho lớp 4, phần III cho lớp 5. - Ở THCS, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc), các nội dung tương ứng trong chương trình được đặt tên là phần I, II, III, IV. Trường hợp triển khai dạy từ lớp 6 thì các phần I, II, III, IV tương ứng với các lớp 6, 7, 8, 9. Trong trường hợp điều kiện thực tế về GV, trang thiết bị … khi được phép của Bộ giáo dục và đào tạo thì chương trình này có thể triển khai bắt đầu từ lớp 6 và không bắt buộc phải học hết tất cả các phần. - Vì ở Tiểu học và THCS, Tin học là môn tự chọn nên chương trình môn Tin học ở THPT được xây dựng trên giả thiết là học sinh chưa được học Tin học ở cấp học dưới. - Bên cạnh những kiến thức đã được xây dựng cho từng cấp học, dưói đây là một số nội dung có thể lựa chọn để dạy trong các chủ đề tự chọn. + Đồ hoạ + Thiết kế nhờ máy tính + Phần mềm trình chiếu + Soạn thảo văn bản nâng cao + Chế bản điện tử + Bảng tính điện tử + Thuật toán + Lập trình + Cơ sở dữ liệu + Đa phương tiện + Internet + Thiết kế trang Web + Âm nhạc + Robot + Và những nội dung khác 1.3. NỘI DUNG TIN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nội dung dạy học có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của con người, đó là một biểu hiện của mối liên hệ giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Thật vậy, mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó là các hoạt động được thực hiện trong quá trình hình thành hoặc vận dụng nội dung đó. Dạy học là một quá trình phức tạp nên ta cần xem xét những hoạt động trên những bình diện khác nhau liên hệ với nội dung dạy học. Cũng như các môn học khác, việc dạy học Tin học cần được thực hiện trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Khi cần dạy một nội dung Tin học cho học sinh, người GV phải biết phân tích nội dung đó liên quan với những hoạt động nào, tiếp tục phân tích một số hoạt động trong đó lại đựoc phân 7 tích thành những hoạt động thành phần rồi căn cứ vào mục tiêu tiết học, trình độ học sinh và trang thiết bị hiện có mà lựa chọn cho học sinh tập luyện và thực hiện một số trong những hoạt động tiềm tàng trong nội dung cần dạy. Nội dung Tin học ở nhà trường phổ thông liên hệ mật thiết trước hết là với những dạng hoạt động sau đây: nhận dạng và thể hiện, những hoạt động tin học phức hợp, những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Tin học, những hoạt động trí tuệ chung và những hoạt động ngôn ngữ. 3.1. Nhận dạng và thể hiện Nhận dạng và thể hiện là hai dạng hoạt động theo chiều hướng trái ngược nhau liên hệ với một định nghĩa, một câu lệnh hay một phương pháp. 3.1.1. Nhận dạng và thể hiện một khái niệm Nhận dạng một khái niệm (nhờ một định nghĩa tường minh hoặc ẩn tàng) là phát hiện xem đối tượng cho trước có thoả mãn định nghĩa đó hay không Thể hiện một khái niệm (nhờ một định nghĩa tường minh hoặc ẩn tàng) là tạo một đối tượng thoả mãn định nghĩa đó (có thể còn đồi hỏi thoả mãn một số yêu cầu khác nữa). Chẳng hạn, sau khi học sinh đã học cách khai báo tên mỗi đối tượng do người lập trình tự đặt ra, GVcó thể đòi hỏi họ thực hiện hai hoạt động trên qua 2 ví dụ sau đây: Ví dụ 1: Hãy cho biết mỗi tên đặt sau đây đúng hay là sai quy tắc: VD, 8A, X Y, To, B9, In (nhận dạng tên đối tượng). Dựa vào quy tắc đặt tên đã học, HS sẽ phát hiện ra các tên sai là 8A vì bắt đầu là chữ số, X Y chứa dấu cách trong tên, To và In trùng với từ khoá (trong ngôn ngữ lập trình Pascal). Ví dụ 2: Hãy đặt tên gợi ý nghĩa cho các đối tượng sau đây: - ước chung lớn nhất của 2 số, bội chung nhỏ nhất của 3 số; - HS, Họ và đệm, Tên, Ngày sinh, điểm Toán học kỳ I thi lần 1, điểm Toán học kỳ I thi lần 2, điểm Toán học kỳ II thi lần 1, điểm Toán học kỳ II thi lần 2. 3.1.2. Nhận dạng và thể hiện một câu lệnh Nhận dạng một câu lệnh là xét xem một đoạn văn bản cho trước có đúng cú pháp của câu lệnh đó hay không, còn thể hiện một câu lệnh là viết một đoạn văn bản theo đúng cú pháp của câu lẹnh đó. Ví dụ: Nhận dạng của câu lệnh rẽ hai nhánh dạng đủ để gán giá trị lớn nhất trong hai biên a và b cho biến Max. IF a > b THEN Max := a; ELSE Max: = b; Câu lệnh trên sai ở chỗ có dấu ; ở cuối lệnh đầu 3.1.3. Nhận dạng và thể hiện một phương pháp Trong quá trình học Tin học và sử dụng máy tính, HS được học nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như chèn hình ảnh vào văn bản, tạo marco, tạo mục lục một cách tự động trong soạn thảo VB, tạo biểu tượng cho chương trình ứng dụng, sao chép thư mục trong Window. Nhận dạng một phương pháp đã học là phát hiện xem một dãy tình huốngcó phù hợp với phương pháp đó hay không, còn thể hiện một phương pháp là tạo một dãy tình huống phù hợp với các bước của phương pháp đã biết. Ví dụ 1: Giả sử ta đã dạy cho HS phương pháp tìm phần tử nhỏ nhất của mảng là đầu tiên khởi tạo giá trị cho một biến ( giả sử đặt tên là NN), biến đó sẽ được dùng để lưu trữ giá trị nhỏ nhất của mảng, sau đó duyệt tất cả các phần tử của mảng để so sánh các phần tử này với NN, nếu NN lớn hơn phần tử đang duyệt thì gán phần tử đó cho NN. Sau đó, ta yêu cầu HS lập một chương trình Pascal để tìm phần tử nhỏ nhất của mảng một chiều gồm n phần tử. (Bài tập này đòi hỏi HS thể hiện phương pháp tìm phần tử nhỏ nhất của một mảng). 8 Ví dụ 2: Với giả thiết HS đã học phương pháp tìm phần tử nhỏ nhất của một mảng, ta yêu cầu HS kiểm tra xem chương trình dưới đây có cho phép tìm được phần tử nhỏ nhất của mảng một chiều gồm n phần tử hay không. (Bài tập này yêu cầu HS nhận dạng phương pháp tìm phần tử nhỏ nhất của một mảng). Program Mang; USES CRT; Const n = 6; var A: array [1 n] of REAL; k: byte; Tg: Real; BEGIN CLRSCR; Writeln(' Cho tung phan tu cua mang '); FOR k:=1 to n do Begin Gotoxy ( 11*k - 10); Readln( A[k]; End; Tg:= A[1]; For k:= 2 to n do If A[k] < Tg Then Tg := A[k]; Writeln( Tg : 0: 3); Readln; END. 3.2. Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong Tin học Trong quá trình học tập có những hoạt động rất quan trọng trong môn Tin học, nhưng cũng diễn ra ở cả những môn học khác nữa, đó là: lật ngược vấn đề, xét tính giải được (có nghiệm, nghiệm duy nhất, nhiều nghiệm), phân chia trường hợp, chuyển từ ngữ nghĩa sang cú pháp và chuyển từ cú pháp sang ngữ nghĩa v v… Những hoạt động như vậy giúp chúng ta tư duy mềm dẻo, linh hoạt, làm cơ sở cho những khám phá ra cái mới, đặt ra những bài toán mới và tìm cách giải quyết bài toán đặt ra. Ví dụ 1: Trong Pascal có hàm Upcase(x) đổi kí tự viết thường sang kí tự viết hoa, nhưng lại không có sẵn hàm chuẩn đổi kí tự viết hoa sang viết thường. Liệu có thể tự tạo ra một hàm để làm việc này hay không? (Lật ngược vấn đề). Với sự hiểu biết về các hàm ord(x) và chr(x), HS có thể tìm ra được câu trả lời: đó là hàm chr(ord(x)+32). Thật là bổ ích và thú vị nếu HS quan tâm và hiểu biết những hành động đảo ngược nhau thể hiện ở hai hàm đảo ngược nhau như hàm chr(x) và hàm ord(x), hàm upcase(x) và hàm chr(ord(x)+32, ở hai thủ tục đảo ngược nhau như VAL và STR, ở hai việc làm (trong Word) đảo ngược nhau như gộp một số cột vào thành một cột và chia một cột ra thành nhiều cột. Ví dụ 2: Trong lập trình để giải phương trình bậc hai ax 2 +bx+c=0, ta phân biệt hai trường hợp âm và không âm, tiếp đó trong trường hợp thứ hai lại phân biệt =0 và >0 (phân chia trường hợp); trong mỗi trường hợp ta xét xem phương trình có nghiệm hay không, nếu có nghiệm thì bao nhiêu nghiệm (xét tính giải được). Ví dụ 3: Hai HĐ trí tuệ phổ biến trong tin học mà ta đặc biệt quan tâm là HĐ chuyển từ ngữ nghĩa sang cú pháp và chuyển từ cú pháp sang ngữ nghĩa. Các HĐ này rất hay dùng khi GV dạy các câu lệnh trong một ngôn ngữ cụ thể nào đó, vì ta phải cho HS hiểu một mặt là nghĩa của kí hiệu, của câu lệnh, của đoạn trình, của chương trình và mặt khác là cú pháp tương ứng. 3.3. Những hoạt động trí tuệ chung 9 - Những hoạt động trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so sánh, xét tương tự, trừu tượng hoá, khái quát hoá, được tiến hành thường xuyên khi HS học tập môn Tin học, nhưng không đặc thù so với những môn học khác. Ví dụ sau khi HS đã học thuật toán tìm phần tử lớn nhất của dãy 3 số nguyên a 1 , a 2 , a 3 , bằng HĐ xét tương tự họ sẽ viết được thuật toán tìm phân tử nhỏ nhất của dãy 4 số thực b 1 , b 2 , b 3 , b 4 , tiếp đó nhờ khái quát hoá sẽ viết được thuật toán tìm phần tử nhỏ nhất của dãy n số thực c 1 , c 2 ,… c n . 3.4. Hoạt động ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện, là hình thức biểu đạt của tư duy. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, nhờ đó khách quan hoá chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không thể sử dụng được. Năng lực ngôn ngữ của con người gồm hai mặt là: - Tiếp nhận, lĩnh hội (nghe, đọc) văn bản của người khác. - Tạo lập, chế tác (nói, viết) ra văn bản của mình. HĐ ngôn ngữ nói được HS thực hiện khi họ phát biểu, giải thích một định nghĩa, một mệnh đề nào đó, đặc biệt là bằng lời lẽ của mình tường thuật lại nội dung bài học. Ví dụ ta yêu cầu HS phát biểu bằng lời câu lệnh lặp với số lần định trước FOR biến:= biểu thức 1 TO (DOWNTO) biểu thức 2 DO câu lệnh Ta chờ đợi ở HS phát biểu sau: "Từ biểu thức 1 đến biểu thức 2 biến nhận bao nhiêu giá trị thì câu lệnh được thực hiện bấy nhiêu lần". Ta có thể cho HS A trình bày một vấn đề nào đó. Trước đó, ta thông báo yêu cầu sau khi nghe HS A trình bày xong, mỗi người phải cho ý kiến phản hồi trong đó có 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt và 3 điều đề nghị cải tiến. Như vậy, mỗi HS phải chuẩn bị trong khi nghe HS A trình bày, sau đó diễn đạt lại theo sự hiểu biết và bằng ngôn ngữ của mình, biểu lộ sự đồng tình, bác bỏ hay bình luận và bổ sung cho những vấn đề mà HS A chưa hoàn thiện. HĐ ngôn ngữ viết được rèn luyện khi HS thực hành soạn thảo văn bản, viết lời giải bài tập, bài kiểm tra, làm khóa luận, … HĐ ngôn ngữ còn được luyện tập ở những tình huống: - Ghi tóm tắt bài giảng - Sắp xếp những từ khoá, câu lệnh, khai báo để có chương trình cho máy tính giải bài toán cụ thể nào đó. - Nhìn hình vẽ gọi tên, nói các chức năng, cách thức HĐ của từng bộ phận của máy tính, của những thiết bị ngoại vi của máy tính. - Lập báo cáo thống kê, kết xuất thông tin trong Excel, trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. - Viết thuật toán cho một bài toán nào đó bằng liệt kê từng bước, bằng những dạng khác nhau mà HS đã học. Chuyển thuật toán từ dạng sơ đồ khối sang dạng liệt kê từng bước hoặc ngược lại. Chương II PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC TIN HOC 2.1 KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Dạy học là một hoạt động có tính đặc thù của con người. Hoạt động này có đặc tính nổi bật, đó là một hoạt động nhận thức. Trong thực tế, hoạt động nhận thức diễn ra trước tuổi đến trường, ở mọi nơi và suốt đời cho tất cả mọi người. Tuy nhiên ở trong nhà trường, hoạt động nhận thức được tổ chức và có định hướng, được điều khiển và kiểm tra chặt chẽ. Nó diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học các bộ môn khoa học. Khi bàn về phương pháp dạy học trong trường phổ thông ta chỉ giới hạn ở quá trình dạy học. 10 [...]... pháp dạy học, trước hết phải thấy rằng đay là một hoạt động phức tạp, gồm hoạt động dạy và hoạt động học Đối tượng của hoạt động dạy là học sinh và nội dung khoa học của các môn học Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên Mục đích của hoạt động dạy là: học sinh nắm vững nội dung môn học và có nhân cách phát triển, có đạo đức và có năng lực hành động Hoạt động học có đối tượng là nội dung môn học, có... xuất phát từ nội bộ Tin học Gợi động cơ từ nội bộ Tin học là nêu lên vấn đề Tin học xuất phát từ nhu cầu Tin học, từ việc xây dựng khoa học Tin học, từ những 23 phương thức tư duy và hoạt động Tin học Gợi động cơ theo cách này là cần thiết vì hai lẽ: Thứ nhất, như đã nêu ở trên, việc gợi động cơ từ thực tế không phải bao giờ cũng thực hiện được Thứ hai, nhờ gợi động cơ từ nội bộ Tin học, học sinh hình... được rằng học Tin thực chất là học làm Tin, do đó học lý thuyết cần kết hợp với luyện tập thường xuyên, tức là vừa học vừa luyện là một đặc điểm của bộ môn này Khi đi vào các dạng bài tập trong một lĩnh vực nội dung, cần cho học sinh thấy vai trò của từng dạng bài tập trong việc học tập lĩnh vực nội dung này, trong môn Tin cũng như trong những môn học khác và đặc biệt là khoa học – công nghệ và trong... đích và gợi động cơ Thực ra chức năng điều hành này đã được nghiên cứu khá chi tiết ở mục 5.2 của chương này Bây giờ chỉ cần bổ sung một vài ý: Thứ nhất, thầy giáo cần bao quát cả mục đích toàn bộ lẫn mục đích bộ phận, cả mục đích lâu dài lẫn mục tiêu cụ thể trước mắt Trong cách nhìn này, mục đích bộ phận, trước mắt như sự biểu hiện của mục đích toàn bộ, như những cái mốc đánh dấu con đường đi đến mục. .. việc học có hiệu quả 2.3.3 Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học Mục đích dạy học không chỉ ở những kết quả cụ thể của quá trình học tập: ở tri thức và kỉ năng bộ môn, mà điều quan trọng hơn là ở bản thân việc học, ở cách học, ở khả năng đảm nhiệm, tổ chức thực hiện những quá trình học tập một cách hiệu quả Ý tưởng này ngày càng được nhấn mạnh trong lí luận và thực tiễn dạy học. .. vậy, mục tiêu chính không phải là nhằm vào giá trị của chương trình cần lập, mà là hướng vào việc cho học sinh tập ứng dụng những tri thức đã học trong quá trình giải bài tập và thông qua đó phát triển năng lực lập trình của họ Một mặt rất quan trọng là những ứng dụng thực tế của Tin học Trong trường hợp này, cần làm nổi bật và dần dần khắc sâu cách tiếp cận và giải quyết vần đề như sau: Bước 1: Tin học. .. những modul T 11, T12 cùng với những dữ liệu khác cấu trúc thành chương trình giải bài toán ban đầu T Dựa vào cách phân chia như trên ta thấy T 11 và T2 cần viết dưới dạng thủ tục Bài toán T12 cần viết dưới dạng hàm Ta có thể viết ba chương trình con trên cùng cấp Trong cách viết dưới đây chúng tôi đưa ra cách viết T 11 là con của T12, T12 cùng cấp với T2 để bạn đọc thấy một cách viết cấu trúc chương trình... tổ chức dạy học Căn cứ vào số lượng học sinh trong đơn vị học tập, ta có các hình thức dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm, dạy học theo từng cặp Mặt khác, tuỳ theo quá trình dạy học có khác nhau đối với từng loại đối tượng học sinh hay không người ta phân biệt dạy học đồng loạt với dạy học phân hoá Dạy học phân hoá lại được chia thành dạy học phân hoá nội tại ( phân hoá trong) và dạy học phân hoá... đó hoặc hoạt động đó Sự hiểu biết của học sinh và thời gian cần thiết 31 2.5 Những chức năng điều hành quá trình dạy học Mục này được viết chủ yếu dựa theo Walsch và Weber 19 75 Ở mục 2 của chương này đã liệt kê các chức năng điều hành quá trình dạy học Đó là một phương diện quan trọng của PPDH mà người thầy giáo thường sử dụng để lập kế hoạch dạy học từng tiết học Dưới đây sẽ lần lượt trình bày từng... kép:’,-b/(2*a):5 :1) Else Begin a:=2*a; c:=sqrt(c); writeln(‘Phương trình có hai nghiệm phân biệt:’); writeln(‘X1=’,(-b+c)/a:5 :1) ; writeln(‘X2=’,(-b-c)/a:5 :1) ; End; readln; 21 End d- Tập trung vào những hoạt động Tin học Trong khi lựa chọn hoạt động, để đảm bảo sự tương thích của hoạt động đối với mục đích dạy học, ta cần nắm được chức năng phương tiện và chức năng mục đích của hoạt động và mối liên hệ . CHƯƠNG 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÔN TIN HỌC 1. 1 MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Bộ môn Tin học phải cùng với các bộ môn khác tham gia thực hiện mục tiêu của nhà trường phổ. thông tin. Vì vậy việc xác định mục tiêu dạy học môn Tin học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt nam, từ đặc điểm và vị trí môn Tin học trong nhà trường. 1. 1 .1 Mục tiêu giáo dục Mục tiêu. tiểu học, Tin học là môn học tự chọn (không bắt buộc) Ở THCS, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc) Ở THPT, Tin học là môn học bắt buộc 1. 2.3. Nội dung Tin học ở từng lớp TIỂU HỌC PHẦN I 1. Thông