Giai đoạn tạo tình huống có vấn đề: Giai đoạn này có nhiệm vụ kích thích thần kinh hoạt động, tạo cho học sinh một trạng thái hưng phấn cao độ, có nhu cầu hoạt

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÔN TIN HỌC ppt (Trang 40 - 41)

kinh hoạt động, tạo cho học sinh một trạng thái hưng phấn cao độ, có nhu cầu hoạt động và có thái độ sẵn sàng làm việc. Nội dung hoạt động của giáo viên là: tạo cho được “vấn đề nhận thức” tức là tạo cho được mâu thuẫn khách quan giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết”. Sau đó “cấy” mâu thuẫn khách quan đó vào tiến trình nhận thức của học sinh, tức là làm cho học sinh thấy được, cảm nhận được sự tồn tại hiển nhiên mâu thuẫn đó trên con đường học tập của mình. Tiếp theo giáo viên phải khơi nguồn tiềm lực ở học sinh để họ thấy họ đã có vốn liếng tri thức, chỉ cần họ cố gắng thì sẽ tự lực giải quyết được mâu thuẫn đó.

Nội dung hoạt động của học sinh trong giai đoạn này là tiếp nhận “bài toán nhậnthức”, tiếp nhận vấn đề và chuyển sang trạng thái sẵn sàng, tích cực hoạt động. thức”, tiếp nhận vấn đề và chuyển sang trạng thái sẵn sàng, tích cực hoạt động.

Điều cơ bản để phân biệt giai đoạn đặt vấn đề thông thường của dạy học truyềnthống với giai đoạn tạo tình huống có vấn đề trong dạy học nêu vấn đề là ở chỗ giáo thống với giai đoạn tạo tình huống có vấn đề trong dạy học nêu vấn đề là ở chỗ giáo viên làm cho học sinh nhận ra mâu thuẫn và chấp nhận mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” hay không, và có làm cho họ có được quyết tâm có sự nổ lực để tham gia giải quyết “bài toán nhận thức” đó không. Nếu giáo viên chỉ thông báo đề mục bài học và nội dung học sẽ không xuất hiện “bài toán nhận thức”, vì sẽ không xuất hiện một mâu thuẫn nào cả. Do đó giáo viên phải biết dùng mọi phương tiện, mọi biện pháp và thủ thuật để xây dựng nên mâu thuẫn, vạch ra mâu thuẫn. Không phải giáo viên nào cũng có đủ tư liệu khoa học, hiểu biết rộng về nghệ thuật sư phạm để làm điều đó khi dạy một đề tài cụ thể. Về phía học sinh cũng có tình trạng là khả năng cảm nhận khoa học khác nhau, nên năng lực tiếp nhận “bài toán nhận thức” cũng khác nhau, do vậy phải cố gắng đến mức cao nhất để có sự cảm nhận đó ở nhiều học sinh nhất.

Muốn cho phần lớn học sinh nhận ra và tiếp nhận “bài toán nhận thức” thì giáoviên nên tìm cách khai thác và xây dựng mâu thuẫn khách quan nói trên bằng cách viên nên tìm cách khai thác và xây dựng mâu thuẫn khách quan nói trên bằng cách xuất phát từ những bài toán đời thường, quen thuộc với họ. Từ đó mà làm xuất hiện những điều bất thường (như là bài toán mới) nhưng hợp với lôgic. Gắp điều bất thường sẽ gây ra sự bùng nổ thắc mắc, và do đó dễ gây sự tò mò, sự kích thích thần kinh hoạt động. Kế đến là tính hữu ích của việc giải quyết “bài toán nhận thức” về mặt lí thuyết cũng như về mặt thực tiễn sẽ là biện pháp dễ gây sự hứng thú. Biện pháp tiếp theo là sự vừa sức học sinh. Nếu mâu thuẫn quá đơn giản đã chứa đựng lời giải tường imnh từ kho tri thức cũ của học sinh thì không gây sự kích thích mà tạo ra sự thờ ơ coi thường. Ngược lại thì gây sự bất lực và cũng tạo ra sự thờ ơ do bi quan. Đồng thời, sự vừa sức nhưng vẫn đòi hỏi nỗ lực cá nhân, và khi cần cần có sự định hướng cho việc tìm kiếm lối ra.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÔN TIN HỌC ppt (Trang 40 - 41)