- Vấn đề đặt ra cần đảm bảo tính chân thực, đương nhiên có thể đơn giản hoá vì lý do sư phạm trong trường hợp cần
B a b
2.6. Hướng dẫn công việc ở nhà
Hướng dẫn công việc ở nhà bao gồm: Hướng dẫn học lý thuyết.
Hướng dẫn bài tập ở nhà.
Chuẩn bị cho bài sau về mặt kiết thức, dụng cụ...
Nội dung chủ yếu là hướng dẫn bài tập ở nhà. Việc giải bài tập ở nhà là một dạng hoạt động độc lập của học sinh, nhưng ở đây học sinh phải làm việc không có sự giúp đỡ trực tiếp và tại chỗ của thầy giáo. Cũng như toàn bộ việc dạy học, việc giải bài tập ở nhà cũng là một bộ phận của quá trình dạy học và do đó cũng nhằm vào những mục đích nhất định. Các chức năng của loại bài tập này là:
- Củng cố kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực. - Tạo tiền đề xuất phát cho giờ học sau.
- Làm tư liệu và phương tiên để dạy nội dung của tiết sau.
Trong việc hướng dẫn bài tập ở nhà, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Thứ nhất, các hạn chế số lượng bài tập ở mức hợp lý, tránh gây nên tình trạng học sinh không có thời gian để học các môn khác và tham gia các hoạt động khác.
Thứ hai, cần lựa chọn thời điểm thích hợp để hướng dẫn bài tập, căn cứ vào mối liên quan về mặt nội dung với những tri thức học được trên lớp và những bài tập đã làm trên lớp. Đối với các bài tập về nhà, có thể hướng dẫn bài này ở thời điểm này, bài kia ở thời điểm khác chứ không nhất thiết phải đợi đến cuối tiết học mới hướng dẫn tất cả các bài tập cùng một lúc.
Thứ ba, nội dung bài tập về nhà cần được cân nhắc cẩn thận đối chiếu với mục đích yêu cầu và hoàn cảnh lớp học và phải được thầy giáo đưa vào kế hoạch dạy học một cách chủ động. Không được coi việc ra bài tập về nhà là một giải pháp cho trường hợp có những phần nội dung mà thầy chưa kịp dạy, những phần tiết học mà thầy chưa kịp tiến hành do lỡ bị động thiếu thời gian.
Cần lựa chọn, sắp xếp bài tập về nhà phù hợp với trình độ học sinh, cố gắng tạo được sự lạc quan gây được niềm tin tưởng cho người học. Những bài tập đầu tiên mà khó quá thường hạn chế tác dụng này. Vì vậy, cần đặc biệt coi trọng việc sử dụng những mạch bài tập phân bậc và có thể ra những bộ phận bài tập phân hoá cho từng loại đối tượng học sinh.
Chương III