Nhiệm vụ của dịch giả _3 ppt

5 117 0
Nhiệm vụ của dịch giả _3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhiệm vụ của dịch giả Trong bất kỳ trường hợp nào, trước một tác phẩm nghệ thuật hoặc một hình thức nghệ thuật, việc dẫn chiếu tới người đón nhận cũng không mang lại lợi ích gì cho sự nhận biết tác phẩm hoặc hình thức đó. Không chỉ là chuyện mọi liên hệ với một công chúng xác định hay các đại diện của nó đều dẫn đến sai lầm, mà ngay bản thân khái niệm về một người đón nhận “lý tưởng” cũng gây hại cho mọi thuyết lý về nghệ thuật, bởi điều này chỉ làm một việc là đặt tiền giả định cho sự tồn tại và bản chất con người nói chung. Cũng như vậy, nghệ thuật tiền giả định về bản chất thực thể và tinh thần của con người, nhưng nó lại không hề tiền giả định sự chú tâm của mình, trong bất kỳ tác phẩm nào. Bởi không bài thơ nào hướng tới độc giả, không bức tranh nào hướng tới người xem, không bản giao hưởng nào hướng tới thính giả. Có phải một bản dịch được tạo ra cho các độc giả không hiểu được bản gốc? Có vẻ như điều này đã là đủ để giải thích sự khác biệt giữa một bản dịch và bản gốc ở cấp độ nghệ thuật. Ngoài ra dường như đó cũng là lý do duy nhất có thể có cho việc nói lại “cùng một điều”. Nhưng một tác phẩm văn chương “nói” cái gì? Nó truyền đạt cái gì? Rất ít, với người hiểu văn chương. Cái cốt yếu mà nó sở hữu không phải sự truyền đạt, không phải thông điệp. Tuy nhiên một bản dịch, cái tìm cách truyền lại, sẽ chỉ có thể truyền lại sự truyền đạt, và do đó là một cái gì đó rất không cốt yếu. Mặt khác đây cũng chính là một trong các dấu hiệu của một bản dịch tồi. Nhưng những gì một tác phẩm văn chương chứa đựng bên ngoài sự truyền đạt - và ngay cả dịch giả tồi cũng sẽ nhất trí đó là cái cốt yếu - không phải thường xuyên được cho là cái không thể nắm bắt, cái bí hiểm, cái “tính thơ” ư? Thế nên để đưa lại được những điều ấy dịch giả chỉ có thể tự mình cũng làm công việc của nhà thơ? Rồi từ đây lại có dấu hiệu thứ hai đặc trưng cho bản dịch tồi, theo những gì đã nói ở trên thì có thể gọi tên là một sự truyền lại không chính xác một nội dung không cốt yếu. Điều này sẽ luôn đúng khi bản dịch cứ khăng khăng phục vụ độc giả. Tuy nhiên, nếu nó được dành cho độc giả, thì bản gốc cũng phải dành cho độc giả. Nếu đó không phải lẽ tồn tại của bản gốc, thì làm sao chúng ta hiểu nổi bản dịch khi xuất phát từ mối liên quan ấy? Dịch thuật là một dạng thức. Để nắm bắt được nó như một dạng thức, cần phải quay trở lại với bản gốc. Bởi chính bản gốc, thông qua tính khả dịch của mình, chứa đựng quy luật của dạng thức này. Vấn đề tính khả dịch ở một tác phẩm rất mù mờ. Nó có thể biểu nghĩa: trong tổng số độc giả của mình, liệu tác phẩm này có bao giờ tìm được dịch giả đủ năng lực hay không? Hoặc là, và thích đáng hơn: từ bản chất của mình liệu nó có chấp nhận, và do vậy - theo biểu nghĩa của dạng thức này - kêu gọi dịch thuật hay không? Về nguyên tắc, câu hỏi thứ nhất chỉ có thể nhận về một câu trả lời mơ hồ, tuy nhiên câu hỏi thứ hai lại nhận được một câu trả lời tất yếu. Chỉ có suy nghĩ hời hợt mới chối từ nghĩa tự thân của câu hỏi thứ hai, và mới coi hai câu hỏi này là tương đương. Nhưng ngược lại, cần phải nhấn mạnh rằng một số khái niệm về quan hệ vẫn giữ được biểu nghĩa chính xác của mình, thậm chí còn là chính xác nhất, nếu chúng không ngay lập tức bị đem dẫn chiếu độc nhất vào con người. Chẳng hạn có thể nói về một cuộc đời hoặc một khoảnh khắc không thể nào quên, ngay cả khi mọi người đều đã quên rồi. Bởi vì, nếu bản chất của cuộc đời hay khoảnh khắc này đòi hỏi người ta không quên chúng, thì định đề đó sẽ không chứa đựng điều gì sai, mà chỉ là một đòi hỏi người ta không thể nào đáp ứng đầy đủ, và cùng lúc hẳn cũng có cả việc chuyển tới một địa hạt nơi đòi hỏi ấy sẽ tìm được một hồi đáp: ký ức của Chúa. Cũng như vậy, sẽ phải hướng tới tính khả dịch của các tác phẩm ngôn từ, ngay cả khi với con người chúng là bất khả dịch. Nhìn nhận trong tính nghiêm ngặt của khái niệm dịch, những tác phẩm ấy lại không phải là khả dịch ở một mức độ nào đó ư? - Sau khi đã thực hiện sự bóc tách này, vấn đề là biết được liệu có phải đòi hỏi việc dịch ở một số tác phẩm ngôn từ nhất định hay không. Bởi về nguyên tắc chúng ta có thể cho rằng, nếu dịch là một dạng thức, thì tính khả dịch phải mang tính cốt yếu ở một số tác phẩm. Khi nói rằng một số tác phẩm về bản chất là khả dịch, chúng ta không muốn nói rằng dịch là cốt yếu với chúng, mà rằng tính khả dịch của chúng có một ý nghĩa nhất định, mang tính nội tại ở các bản gốc. Việc một bản dịch, cho dù tốt đến mấy, không bao giờ có ý nghĩa với bản gốc, là rất hiển nhiên. Tuy vậy, nhờ tính khả dịch của bản gốc, bản dịch và nó ở trong một mối tương liên rất chặt chẽ. Thậm chí có thể nói rằng mối tương liên này càng mật thiết hơn vì với bản thân bản gốc, nó không còn chút quan trọng nào nữa. Hoàn toàn được phép nói tương liên đó mang tính tự nhiên và, chính xác hơn, mối tương liên của cuộc sống. Cũng giống như là các biểu hiện của cuộc sống, không có ý nghĩa gì với hiện tượng sống, lại có với nó tương liên mật thiết nhất, bản dịch cũng bắt nguồn từ bản gốc theo cách ấy. Chắc chắn là bắt nguồn từ cuộc sống sau này của bản dịch nhiều hơn là từ cuộc sống của nó. Bởi bản dịch đến sau bản gốc và, với các tác phẩm quan trọng, những tác phẩm không bao giờ tìm được dịch giả tiền định cho mình vào thời điểm ra đời, nó đặc trưng cho giai đoạn sống sau này của chúng. Quả thực, chính trong cái thực tại giản đơn của các tác phẩm nghệ thuật, không có lấy một ẩn dụ nào, mà ta phải hình dung các ý tưởng về cuộc sống và sự sống sau này cho chúng. Ngay cả vào những quãng thời gian tư duy mang nặng thành kiến hẹp hòi nhất, vẫn tồn tại dự cảm rằng sự sống không chỉ bó hẹp ở tính thực thể hữu cơ. Nhưng vấn đề không hẳn là mở rộng vương quốc của cuộc sống dưới cây vương trượng yếu ớt của tâm hồn, như Fechner từng định làm; cũng không phải là định nghĩa cuộc sống từ những yếu tố thuộc về đặc tính động vật còn kém tính xác quyết hơn, như là cảm giác, cái chỉ có thể tùy lúc mà đặc trưng hóa được cho nó. Chỉ có thể thực thi đầy đủ sự công bằng cho khái niệm cuộc sống nếu thay vì đó mà công nhận cuộc sống ở tất cả những gì có lịch sử, chứ không chỉ những gì được dàn dựng cho lịch sử. Bởi cần phải xuất phát từ lịch sử, chứ không phải từ tự nhiên, càng không phải là cái tự nhiên nhiều biến thể như cảm giác và tâm hồn, mà rốt cuộc định vị lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy với triết học đã nảy sinh nhiệm vụ hiểu toàn bộ cuộc sống tự nhiên xuất phát từ cuộc sống này, cái cuộc sống rộng lớn hơn, cuộc sống của lịch sử. Và, dù thế nào đi nữa, sự sống sau này của các tác phẩm không phải là dễ dàng nhận biết hơn rất nhiều so với sự sống sau này của các loài động vật ư? Lịch sử các tác phẩm nghệ thuật lớn nói với chúng ta các ngọn nguồn của chúng, sự sáng tạo ra chúng vào thời kỳ của nghệ sĩ, và giai đoạn sống sau đó của chúng, về nguyên tắc là vĩnh viễn ở những thế hệ tiếp sau. Cái sự sống sau này ấy, khi có được, mang tên là vinh quang. Những bản dịch lớn hơn sự truyền lại sinh ra khi một tác phẩm đến được thời kỳ vinh quang, trong cái cuộc sống sau này của nó. Vì lẽ ấy sự tồn tại của chúng nương nhờ vào vinh quang này nhiều hơn là bản thân chúng góp phần cho vinh quang ấy, như các dịch giả tồi cứ đồng loạt khăng khăng đòi ghi nhận cho công việc của mình. Bên trong chúng cuộc sống của bản gốc, với sự đổi mới thường hằng, có được bước phát triển dài lâu nhất và trải rộng nhất. Bước phát triển này, với tư cách là bước phát triển của một cuộc đời độc đáo và cao cấp, được xác định bởi một mục đích tính độc đáo và cao đẳng. Cuộc đời và mục đích tính - mối tương liên có vẻ hiển nhiên, thế nhưng lại gần như không thể nhận thức được, chỉ lộ ra khi cái mục đích mà tất cả mục đích tính riêng lẻ của cuộc đời nhằm tới không được tìm kiếm trong chính bản thân phạm vi cuộc đời này, mà ở một cấp độ cao hơn. Mọi hiện tượng cuộc sống có một mục đích tính, cũng như chính mục đích tính ấy, rốt cuộc đều góp phần phục vụ cho biểu hiện của bản chất cuộc sống, cho sự tái hiện ý nghĩa của nó, chứ không phải là cho cuộc sống. Vì vậy mà xét cho cùng mục đích tính của dịch nằm ở chỗ diễn đạt mối liên quan mật thiết nhất của các ngôn ngữ. Nó không thể làm lộ ra, thiết lập nên bản thân mối liên quan bị che giấu đó; nhưng nó có thể tái hiện mối liên quan thông qua việc thực hiện mối liên quan ấy, theo lối manh nha hoặc tăng dần. Và sự tái hiện một ý nghĩa bị che giấu bằng thử nghiệm, thông qua mầm mống sự sáng tạo ý nghĩa, là một dạng thức tái hiện vô cùng độc đáo, gần như không hề có tương đương nào trong phạm vi cuộc sống ngoại ngôn ngữ. Bởi cuộc sống ngoại ngôn ngữ sở hữu, trong các tương đồng và ký hiệu, những dạng tham chiếu khác với sự thực hiện tăng dần, bao gồm dạng chờ đợi, thông báo. - Nhưng mối liên quan được hình dung như vậy, cái mối liên quan rất mật thiết giữa các ngôn ngữ ấy, là mối liên quan của một sự hội tụ độc đáo. Điều này nằm ở đặc điểm các ngôn ngữ không xa lạ với nhau, mà, một cách tiên nghiệm và loại trừ đi mọi liên hệ về lịch sử, có họ hàng ở những gì chúng muốn diễn đạt. . sẽ luôn đúng khi bản dịch cứ khăng khăng phục vụ độc giả. Tuy nhiên, nếu nó được dành cho độc giả, thì bản gốc cũng phải dành cho độc giả. Nếu đó không phải lẽ tồn tại của bản gốc, thì làm. đựng quy luật của dạng thức này. Vấn đề tính khả dịch ở một tác phẩm rất mù mờ. Nó có thể biểu nghĩa: trong tổng số độc giả của mình, liệu tác phẩm này có bao giờ tìm được dịch giả đủ năng lực. ký ức của Chúa. Cũng như vậy, sẽ phải hướng tới tính khả dịch của các tác phẩm ngôn từ, ngay cả khi với con người chúng là bất khả dịch. Nhìn nhận trong tính nghiêm ngặt của khái niệm dịch,

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan