1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhiệm vụ của dịch giả _1 docx

7 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 164,13 KB

Nội dung

Nhiệm vụ của dịch giả Nói đúng ra, với thử nghiệm giải thích này có vẻ như là sau nhiều đường vòng vô ích chúng ta lại quay trở về với lý thuyết dịch truyền thống. Nếu trong các bản dịch tính chất họ hàng của các ngôn ngữ phải được chứng thực, thì làm thế nào tính chất ấy thực hiện được điều đó, nếu không phải là chuyển tải chính xác hết mức hình thức và nghĩa của bản gốc? Chắc chắn là lý thuyết đang nói đến ở đây sẽ khó có thể đưa ra định nghĩa về tính chính xác này và, sau chốt, không có khả năng nhìn nhận cái gì là cốt yếu trong các bản dịch. Nhưng trên thực tế tính chất họ hàng của các ngôn ngữ được chứng thực trong một bản dịch theo cách sâu sắc và xác quyết hơn nhiều so với trong sự giống nhau về bề mặt và không thể định nghĩa giữa hai tác phẩm văn chương. Để nắm bắt mối liên quan chân thực giữa bản gốc và bản dịch, cần phải tiến hành một sự kiểm tra với cách thức hoàn toàn tương đồng với các bước lập luận mà sự phê phán nhận thức sử dụng nhằm chỉ ra tính bất khả của lý thuyết phản ánh. Cũng như ở đó người ta cho thấy trong nhận thức không có tính khách quan nào, thậm chí không có lời tuyên xưng tính khách quan nào, nếu nhận thức đồng nghĩa với các phản ánh của cái thực, thì ở đây người ta chứng tỏ là không bản dịch nào là khả thể nếu bản chất tối hậu của nó là muốn giống như bản gốc. Bởi trong cuộc sống sau này của nó, cái không xứng đáng với cái tên ấy nếu không phải là chuyển dịch và đổi mới của cái sống động, bản gốc bị chuyển hóa. Ngay cả những từ đã được xác định rõ vẫn tiếp tục trưởng thành. Cái vào thời một tác giả từng là một xu hướng của ngôn ngữ văn chương anh ta có thể bị tàn lụi sau này, chỉ là để làm nảy sinh các xu hướng nội tại trong sáng tạo văn chương. Cái từng có một âm hưởng trẻ trung sau đó có thể thật cũ kỹ, cái từng được sử dụng rộng rãi lại có thể mang một âm hưởng cổ lỗ. Tìm kiếm cái cốt yếu của những biến chuyển ấy, cũng như của sự thay đổi thường hằng của nghĩa, trong chủ quan tính của các thế hệ sau này chứ không phải trong cuộc sống của chính ngôn ngữ và các tác phẩm của nó, sẽ giống như là - thậm chí theo quan điểm của một thứ chủ nghĩa tâm lý thô sơ nhất - lẫn lộn nguyên nhân và bản chất một cái gì đó, nhưng, nói một cách chặt chẽ nhất, sẽ là, thông qua tính bất lực của tư tưởng, từ chối một trong những tiến trình lịch sử mạnh mẽ nhất và giàu tính sản sinh nhất. Và dù cho có định biến nét bút cuối cùng của tác giả thành cú đòn ân huệ cho tác phẩm, thì người ta cũng sẽ không thể nhờ thế mà cứu được cái lý thuyết dịch chết ngắc này. Bởi, cũng như chuyện âm hưởng và tầm quan trọng của các tác phẩm văn chương lớn hoàn toàn chuyển hóa sau các thế kỷ, ngôn ngữ mẹ đẻ của dịch giả cũng chuyển hóa. Cần phải nói hơn thế nữa: trong khi lời lẽ của nhà văn còn sống ở bên trong ngôn ngữ của anh ta, thì số phận của bản dịch lớn nhất cũng là hòa nhập vào sự phát triển ngôn ngữ của nó và chết đi khi ngôn ngữ này được đổi mới. Dịch cách xa cái đẳng thức cằn cỗi của hai thứ tử ngữ đến mức, trong số mọi hình thức, cái hình thức thích hợp hơn cả với nó là hình thức gắn liền với sự chú tâm tới sự trưởng thành của ngôn ngữ bản gốc và tới những nỗi đau đớn khi sinh ra của ngôn ngữ chính nó. Tính chất họ hàng của các ngôn ngữ lộ ra trong dịch hoàn toàn không phải nhờ vào sự giống nhau mơ hồ giữa bản gốc và bản sao của nó. Cũng như thường thì rất rõ rằng tính chất họ hàng không nhất thiết bao hàm sự giống nhau. Trong bối cảnh này, quan niệm tính chất họ hàng vẫn hòa hợp với cách sử dụng ở nghĩa hẹp của nó, trong cả hai trường hợp, căn cước và nguồn gốc không đủ để định nghĩa cho tính chất họ hàng, mặc cho, chắn chắn vậy, trong việc định nghĩa cách sử dụng hẹp hơn, khái niệm nguồn gốc là tối cần thiết. - Tính chất họ hàng của các ngôn ngữ có thể dựa trên cái gì nếu không phải là dựa trên lịch sử? Dù thế nào thì cũng không phải là dựa trên sự tương đồng giữa các tác phẩm văn chương hoặc các từ. Đúng hơn thì mọi tính chất họ hàng mang tính xuyên lịch sử giữa các ngôn ngữ đều dựa trên việc trong mỗi ngôn ngữ ấy, được hình dung như một chỉnh thể, chỉ có một và vẫn điều đó được hướng tới, tuy vậy điều này lại không thể đạt tới được bằng riêng rẽ một trong hai ngôn ngữ ấy, mà chỉ có thể bằng tổng lượng các ý hướng bổ trợ lẫn nhau của chúng, nói một cách khác là ngôn từ thuần khiết. Quả thực, tuy trong các ngôn ngữ khác nhau, mọi yếu tố riêng lẻ, từ, câu, cấu trúc đều loại trừ lẫn nhau, nhưng những ngôn ngữ này lại hoàn chỉnh cho nhau ở các ý hướng. Để nắm bắt chính xác quy luật này, một trong những quy luật nền tảng của triết học về ngôn ngữ, cần phải, ở bên trong ý hướng, phân biệt cái được hướng tới với cách thức người ta hướng tới nó. Trong “Brot” và “pain”, cái được hướng tới chắc chắn là cùng như nhau, nhưng cách thức hướng tới thì lại không như vậy. Theo cách thức hướng tới hai từ biểu đạt một cái gì đó khác nhau với người Đức và người Pháp, với họ hai từ này không thể đổi chỗ cho nhau và thậm chí, xét cho cùng, có xu hướng loại trừ nhau, trong khi, xét đến cái được hướng tới, được tóm lấy một cách tuyệt đối, chúng lại biểu đạt một điều cùng như nhau. Trong khi cách thức hướng tới đối nghịch nhau ở hai từ này, nó lại được hoàn chỉnh trong hai ngôn ngữ xuất phát của mình. Quả thực, trong hai ngôn ngữ ấy cách thức hướng tới được hoàn chỉnh nhằm tạo nên cái được hướng tới. Trong các ngôn ngữ được xem xét một cách riêng lẻ và do vậy là không hoàn chỉnh, cái mà chúng hướng tới không bao giờ có thể đạt đến được theo cách tương đối tự trị, như trong các từ và các câu được xem xét một cách tách biệt, mà chịu một sự biến chuyển liên tục, cho đến khi chúng tới được trạng thái làm nảy sinh sự hài hòa của mọi cách thức hướng tới này, như là ngôn từ thuần khiết. Cho đến khi ấy điều này vẫn bị giấu đi trong các ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu các ngôn ngữ này cứ tiếp tục tăng trưởng như vậy cho đến tận cùng thời gian, thì chính dịch sẽ là cái tóm bắt được ngọn lửa cuộc sống vĩnh cửu của các tác phẩm và sự hồi sinh không có điểm cuối của các ngôn ngữ. Dịch liên tục đưa sự tăng trưởng thần thánh của các ngôn ngữ này vào kiểm tra, nhằm biết được những gì mà chúng che giấu nằm cách Khải ngộ một khoảng cách bao xa, có thể hiện diện trong hiểu biết về khoảng cách này đến mức độ nào. Quả đúng là thông qua đây cần phải công nhận rằng toàn bộ dịch là một cách thức có thể nói rằng tạm bợ nhằm đọ lại với những gì làm cho các ngôn ngữ xa lạ với nhau. Một giải pháp tức thời và sau chốt thay vì tạm bợ và thời điểm cho đặc tính xa lạ này nằm ngoài khả năng của con người; dù thế nào thì nó cũng vượt quá mọi nỗ lực mang tính trực tiếp. Tuy nhiên, một cách gián tiếp, sự tăng trưởng của các tôn giáo làm chín muồi hạt giống che giấu bên trong một sự phát triển cao hơn của ngôn từ. Mặc dù dịch, khác với nghệ thuật, không thể tự tuyên xưng tính thường hằng cho các sản phẩm của mình, mục tiêu của nó không thể chối cãi vẫn là một tầng bậc sau chốt, mang tính xác quyết và quyết định của mọi sáng tạo ngôn từ. Bên trong bản dịch, bản gốc lớn lên và nâng mình lên trong một bầu khí quyển có thể nói rằng cao hơn và thuần khiết hơn của ngôn từ, nơi chắc chắn là bản gốc ấy không thể sống lâu dài, và ngoài ra còn xa nó mới đạt đến được mọi phần trong hình thức của mình, tuy nhiên nó vẫn ra được ít nhất một tín hiệu về hình thức ấy, với một sự xâm nhập có tính cách kỳ diệu, chỉ ra cái nơi chốn được hứa và bị cấm nơi các ngôn ngữ hòa giải và hoàn chỉnh lẫn nhau. Cái nơi chốn này, nó không đến được trót lọt, nhưng chính đó là nơi trú ngụ của cái đã khiến cho dịch lớn hơn là liên lạc truyền đạt. Để đưa ra một định nghĩa chính xác hơn về cái tâm điểm cốt yếu này, có thể nói rằng đó lại chính là cái bất khả dịch, trong một bản dịch. Ngay cả khi toàn bộ nội dung bề mặt đều đã được rút ra và truyền đạt, thì vẫn luôn còn có cái không thể chạm tới, chính là nơi công việc của dịch giả thực thụ nhằm vào. Không giống các từ ở bản gốc, điều này là bất khả dịch vì mối liên hệ giữa nội dung và ngôn từ rất khác biệt giữa bản gốc và bản dịch. Quả thực, nếu ở bản gốc nội dung và ngôn từ tạo thành một chỉnh thể nào đó so sánh được với chỉnh thể của một thứ quả và lớp vỏ của nó, thì ngôn từ của bản dịch lại bao phủ lên nội dung như một cái áo choàng hoàng gia với những nếp li xếp rộng. Bởi nó dẫn chiếu tới một ngôn từ cao hơn nó và vì thế mà, trong tương quan với nội dung của chính mình, không tương xứng, bị bắt ép, xa lạ. Sự tách rời này ngăn cản chuyển dịch và cùng lúc làm cho nó trở nên vô ích. Bởi mọi bản dịch một tác phẩm thuộc về một thời điểm xác định trong lịch sử ngôn ngữ, liên quan tới một khía cạnh xác định của bản thân nội dung tác phẩm này, đại diện cho tất cả bản dịch sang mọi ngôn ngữ khác. Như vậy dịch - thật mỉa mai - bứng chuyển bản gốc vào một mảnh đất xác quyết hơn, ít nhất là ở đặc điểm người ta sẽ không thể chuyển chỗ đi khỏi đó nữa bằng bất cứ chuyển dịch nào, mà chỉ có thể, hướng về mảnh đất ấy, luôn nâng nó lên cao hơn nữa và ở các thời điểm khác. Không phải là vô ích khi từ “mỉa mai” có thể gợi lên ở đây một số tư tưởng của các nhà lãng mạn. Trước những người khác, họ đã có một nhận thức về cuộc đời các tác phẩm mà dịch là một trong những lời chứng xuất sắc nhất. Chắc chắn là họ không hẳn nhận thức nó như bản chất vốn có, nhưng họ đã dồn toàn bộ sự chú ý của mình vào sự phê phán, cái cũng đại diện, nhưng ở một mức độ nhỏ hơn, cho một thời điểm trong cuộc sống sau này của các tác phẩm. Tuy nhiên, ngay cả khi lý thuyết của họ không mấy để tâm tới dịch, thì công trình quan trọng của các dịch giả cũng không phải là không chứng nhận một cảm thức về bản chất và phẩm giá của dạng thức này. Cảm thức ấy - mọi thứ đều chỉ ra như vậy - không nhất thiết phải lớn nhất ở bản thân nhà văn; thậm chí còn có thể nói rằng hẳn ở anh ta, với tư cách nhà văn, nó có ít chỗ nhất. Bản thân lịch sử không biện minh cho thành kiến chung theo đó các dịch giả quan trọng là nhà văn và các nhà văn tầm tầm là những dịch giả kém. Một loạt dịch giả lớn, như Luther, Voss, Schlegel, có tư cách dịch giả ở tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với tư cách nhà văn; những người khác, trong số những người lớn hơn cả, như Hölderlin và George, nếu nhìn nhận tổng thể tác phẩm của họ, không thể bị coi như chỉ là nhà văn. Với lý do còn lớn hơn, không phải như là các dịch giả. Quả thực, cũng như dịch là một hình thức tự thân, có thể hiểu nhiệm vụ của dịch giả như là một nhiệm vụ tự thân và một cách chính xác phân biệt nó với nhiệm vụ của nhà văn. Nhiệm vụ đó là phát hiện ý hướng, nhắm đến ngôn ngữ được dịch ra, xuất phát từ đó mà khơi dậy ở ngôn ngữ này tiếng vọng của bản gốc. Đây chính là một nét biện biệt bản dịch với tác phẩm văn chương, bởi ý hướng của tác phẩm văn chương không bao giờ hướng tới ngôn ngữ như nó vốn có, trong tính toàn thể của nó, mà chỉ là, theo cách ngay lập tức, một số tập hợp của các nội dung ngôn từ. Trong khi đó, bản dịch không giống tác phẩm văn chương, nó không đắm chìm vào bên trong khu rừng rậm ngôn ngữ, mà ở lại bên ngoài không đi vào, đối diện với khu rừng, hướng đến cái điểm duy nhất trong ngôn ngữ của nó ngõ hầu vang vọng được tiếng dội lại của tác phẩm trong ngôn ngữ khác. Không chỉ ý hướng của nó nhằm đến một điều khác với ý hướng của tác phẩm văn chương, nghĩa là một ngôn ngữ xét trong tổng thể bắt nguồn từ một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt được viết bằng một ngôn ngữ nước ngoài, mà bản thân nó cũng đã khác: ý hướng của nhà văn là ngây thơ, nguyên gốc, trực giác; ý hướng của nó là phái sinh, tối hậu, có tính ý niệm. Bởi công việc của nó được điều hành bởi mô thức lớn về một sự hòa trộn nhiều ngôn ngữ nhằm tạo nên một ngôn từ đúng duy nhất. Thế nhưng, ngôn từ này, nơi các câu, các tác phẩm và lời đánh giá khác nhau, khi được xét từng cái một, không làm sao hiểu được nhau - và vậy nên luôn cần đến dịch - lại chính là nơi bản thân các ngôn ngữ, được hoàn thiện và hòa giải trong cách thức biểu đạt của chúng, nhất trí với nhau. Nếu có khi nào có tồn tại một ngôn từ chân lý, nơi những điều bí mật tối hậu, mà mọi suy tư đều nỗ lực tìm kiếm, được lưu giữ không chút xung đột và bản thân chúng cũng im lặng, thì cái ngôn từ chân lý ấy chính là ngôn từ chân chính. Và ngôn từ này, với dự cảm và sự miêu tả tạo nên sự hoàn hảo duy nhất mà triết gia có thể hy vọng, đã bị giấu đi ngay ở trong các bản dịch, một cách rất tập trung. Triết học không có vị nữ thần nào, và dịch cũng không có vị nữ thần nào. Nhưng cả hai đều không thô lậu, như các nghệ sĩ tình cảm chủ nghĩa vẫn thường khăng khăng. Bởi có tồn tại một bản mệnh triết học, mà đặc tính cơ bản nhất là niềm khao khát đối với cái ngôn từ tự tuyên bố ra trong dịch phẩm này. “Các ngôn ngữ khiếm khuyết ở chỗ nhiều, thiếu đi cái tối cực: nghĩ chính là viết không kèm phụ liệu, không tiếng thì thầm, mà vẫn lặng câm lời lẽ bất tử, trên trái đất này sự đa dạng của những cách nói ngăn bất kỳ ai phát ra được những từ nếu chỉ có một duy nhất sẽ được vật chất hóa như là chân lý.” Nếu tư tưởng mà những từ của Mallarmé kia gợi ra là khả dĩ đối với triết học theo một lối nghiêm ngặt, thì dịch, với những mầm mống mà nó mang trong mình của một ngôn từ như vậy, nằm ở giữa quãng đường nối tác phẩm văn chương và học thuyết. Tác phẩm của nó có kém rõ nét hơn, nhưng cũng in dấu ấn sâu đậm ngang bằng trong lịch sử. . phẩm của họ, không thể bị coi như chỉ là nhà văn. Với lý do còn lớn hơn, không phải như là các dịch giả. Quả thực, cũng như dịch là một hình thức tự thân, có thể hiểu nhiệm vụ của dịch giả như. kiến chung theo đó các dịch giả quan trọng là nhà văn và các nhà văn tầm tầm là những dịch giả kém. Một loạt dịch giả lớn, như Luther, Voss, Schlegel, có tư cách dịch giả ở tầm quan trọng lớn. vụ của dịch giả như là một nhiệm vụ tự thân và một cách chính xác phân biệt nó với nhiệm vụ của nhà văn. Nhiệm vụ đó là phát hiện ý hướng, nhắm đến ngôn ngữ được dịch ra, xuất phát từ đó mà

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w