1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN pptx

17 237 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 190,95 KB

Nội dung

1 ĐỀ TÀI : HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN  I/ĐặT VấN Đề : Nhà trường là một trung tâm dạy và học , vì vậy với chức năng quản lí thì không thể xem nhẹ , phải khẳng định được tầm quan trong của việc quản lí chuyên môn là rất cần thiết . Đó là điều kiện cần và đủ để đem lại hiệu quả thiết thực cho đơn vị . Chính vì thế , qua nhiều năm làm công tác quản lí , bản thân luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát mảng chuyên môn . Điều đó đã giải quyết được vấn đề chất lượng của học sinh , tay nghề của giáo viên một cách thuận lợi khả quan mà bất kì một hiệu trưởng nào cũng mong muốn . Đó là lí do tôi chọn đề tài này , xin trình bày một số biện pháp đã làm được thể hiện trong sáng kiến kinh nghiệm này qua đề tài : “hiệu trưởng với công tác quản lí chuyên môn” II/Nội dung , biện pháp giải quyết 1 / Qúa trình phát triển kinh nghiệm 2 Trước đây khi nói đến chuyên môn ai cũng luôn nghĩ đó là công việc chính của phó hiệu trưởng . Hàng tháng hiệu trưởng chỉ duyệt kế hoạch chuyên môn sau đó bổ sung góp ý một số vấn đề chung rồi giao khoán cho phó hiệu trưởng phụ trách . Bản thân hiệu trưởng theo dõi , kiểm tra , đôn đốc như các mảng công việc khác trong nhà trường . Hàng tuần các buổi sinh hoạt tổ vẫn diễn ra đều đặn . Hàng tháng việc phân công dự giờ lẫn nhau , chuyên đề hội giảng vẫn tiến hành bình thường . Tuy nhiên vẫn không đem lại kết quả khả quan . - Các buổi sinh hoạt tổ nghèo nàn , thời gian họp thường rất ít . Tổ trưởng lúng túng , tổ viên không có ý kiến , không khí nặng nề khi có BGH dự . Nội dung họp thường lập đi lập lại một số vấn đề như : đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn , kỉ luật lao động của từng giáo viên trong tổ ; thông báo lịch báo giảng , giảm tải , xét thi đua trong tuần Nói chung không trao đổi chuyên môn theo đúng tên gọi của phiên họp . - Chuyên đề , hội giảng cũng như các tiết dự giờ thường hạn chế nhấn mạnh phần kiến thức trọng tâm , vận dụng phương pháp thiếu phát huy tính tích cực của học sinh . - Chất lượng học tập và giảng dạy chưa đạt yêu cầu cao . Số học sinh thi lại cuối năm còn nhiều , số học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi ít . 3 - Từ thực trạng đó bản thân có suy nghĩ phải cải tiến cách dạy , cách học thế nào để mang lại tính khả thi cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường . Những đối tượng trực tiếp góp phần thành công cần có kế họach bồi dưỡng thật cụ thể , thật chi tiết . a) Bồi dưỡng giáo viên : - Hướng dẫn giáo viên trong tổ biết nghiên cứu sách tham khảo soạn giảng đạt yêu cầu qua tất cả các môn như : xem một lần bài dạy , xem mục đích yêu cầu và danh mục ĐDDH cần có , thiết kế bài dạy dựa vào kiến thức trọng tâm (ở MĐYC) soạn kĩ câu hỏi gợi mở phát huy tính chủ động của học sinh , đặc biệt chú ý soạn phần củng cố bài vì đó là khâu quan trọng để đánh giá sự tiếp thu của học sinh . Thực hiện hàng năm trước ngày khai giảng giúp giáo viên có bước chuẩn bị khi bắt tay vào việc soạn giảng bài đầu tiên . Cuối năm nhà trường chấm chọn và khen những bài soạn đạt chất lượng và tổ chức một lần thi soạn giáo án bắt thăm chọn môn . - Hướng dẫn cụ thể cách đánh giá một tiết dạy qua các mặt nội dung , phương pháp và hiệu quả để mỗi giáo viên đều biết tự đánh giá tiết dạy của bản thân , của đồng nghiệp một cách chắc chắn . Nhà trường đã tổ chức dự giờ chấm mẫu vào thời điểm tháng 9 của mỗi năm học thực hiện theo từng tổ trên cơ sở đó phát huy tinh thần tự học tự bồi dưỡng của bản thân mình . - Giới thiệu trình tự sinh hoạt tổ chuyên môn như chuẩn bị gì ? nói gì ? làm gì ? khi tham gia sinh hoạt chuyên môn , mỗi tuần để đạt hiệu quả thiết thực . 4 - Hướng dẫn trình tự soạn kế hoạch chủ nhiệm tháng để xây dựng được nền nếp lớp thật tốt là tiền đề giúp học sinh tốt , tránh viết lung tung lẫn lộn giữa công tác chủ nhiệm và công tác của tổ chuyên môn . Khi vạch kế hoạch chủ nhiệm cần cụ thể các mặt :  Chủ đề tháng  Thực học tuần  Xây dựng nền nếp  Phụ đạo học sinh yếu TIếNG VIệT em , TOÁN em  Bồi dưỡng học sinh giỏi em  Chấm VSCĐ và rèn chữ viết lần  Sinh hoạt thi đua điểm 10 môn giữa các tổ  Liên hệ gia đình học sinh lý do  Thông báo của trường  Tổng kết tháng 5 - Hướng dẫn trình tự sinh hoạt lớp và tổ chức chuyên đề minh hoạ cho tất cả giáo viên học tập . - Phát động phong trào “ Phụ đạo học sinh yếu” và đưa vào tiêu chuẩn thi đua từng học kì . - Quy định dự giờ lẫn nhau mỗi tháng 2 tiết sau đó nêu những mặt hạn chế , phát huy thêm những mặt sáng tạo thông qua trao đổi trong buổi họp tổ liền kề . - Hàng tuần , hàng tháng căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng học sinh và qua rút kinh nghiệm những mặt tồn tại qua bài làm , tìm nguyên nhân khắc phục . Giáo viên chủ nhiệm lớp phải giảng dạy lại các kiến thức bị hỏng của học sinh lớp mình . Sau đó báo cáo lại sự tiến bộ của học sinh . - Triển khai lại chuẩn kiến thức kĩ năng của từng lớp cho từng giáo viên học tập nắm vững được chương trình toàn cấp để thuận lợi khi truyền đạt kiến thức . - Giao chỉ tiêu mỗi giáo viên chụ trách nhiệm bồi dưỡng hai em viết đẹp làm nòng cốt của lớp mình . Vận dụng tốt văn bản hướng dẫn “chấm vở sạch chữ đẹp” theo quy trình và thời gian thực hiện ở mỗi tháng được hướng dẫn qua chuyên đề minh hoạ “rèn chữ viết” và mỗi giáo viên được thực hành viết mẫu dựa vào nội dung thi viết đẹp hàng năm dành cho học sinh . quan tâm rèn luyện chữ viết cho học sinh vào cuối mỗi buổi học . 6 - Giới thiệu cho giáo viên đọc những bài hay , những sáng kiến khả thi của đồng nghiệp đăng ở chuyên san để học tập , áp dụng . b) Bồi dưỡng tổ trưởng : - Thực hiện tốt kiểm tra nội bộ hàng tháng về hoạt động chuyên môn và công khai dân chủ việc thực hiện quy chế chuyên môn của mỗi giáo viên , xếp loại tổ trong các phiên họp HĐGD tháng . - Hướng dẫn tổ trưởng làm tốt vai trò từ khâu vạch kế hoạch mỗi tháng đến trình tự điều động một buổi họp tổ . Ví dụ :  Kế hoạch tháng :  Thực hiện chươngtrình tuần  Họp chuyên môn 4 lần vào các ngày  Dự giờ tiết ngày  Hội giảng môn bài ngày  Kiểm tra chéo giữa các lớp : chuyên đề ngày lớp  Khảo sát chất lượng môn ngày 7  Phổ biến nội dung giảm tải  Thông báo ĐDDH được sử dụng của môn  Xây dựng nền nếp trong tổ : ôn bài đầu giờ , trật tự , phát biểu ý kiến  Thông báo của trường  Xếp loại thi đua và tổng kết hoạt động tháng của tổ  Trình tự sinh hoạt tổ : tham khảo trình tự theo hướng dẫn của SGD năm 1997-1998 . Tổ trưởng được diễn giải , minh hoạ các mục trong phần trao đổi chuyên môn .  Chương khó , bài khó về nội dung , phương pháp được tổ trưởng giao cho mỗi tổ viên chuẩn bị ( có phân công trong phiên họp trước )  Đánh giá tiết dạy được dự trong tuần theo trình tự được hướng dẫn sau đó tổ trưởng phải rút ra được những điểm tốt cần phát huy trong tổ .  Nêu trình tự một môn học có cải tiến phương pháp bên cạnh giới thiệu một tiết học cụ thể kèm theo . 8  Giới thiệu trình bày kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm , giảng dạy giáo dục học sinh được tổ đề ra cùng thực hiện sau đó báo cáo kết quả rút kinh nghiệm bổ sung các mặt tồn tại để hoàn chỉnh thành một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tổ .  Sinh hoạt chuyên san có liên quan đến dạy và học được tổ trưởng giới thiệu và cùng bàn bạc và cùng trao đổi để vận dung theo thực tế trong tổ  Thống nhất các nền nếp dạy học trong tổ do tổ trưởng phổ biến dựa theo kế hoạch tháng được duyệt cả tổ thực hiện và đánh giá vào phiên họp sau .  Tổ trưởng nhắc lại các văn bản hoặc thông báo mà BGH đã phổ biến để giáo viên trong tổ cùng thực hiện đúng thời gian , đúng quy định . Đồng thời thông báo sử dung ĐDDH , thực hiện giảm tải có trong tuần .  Thông báo của tổ phải cụ thể các phần việc sau :  Thực hiện chương trình (tổ trưởng đọc lịch báo giảng )  Họp chuyên môn ngày  Phân công tổ viên chuẩn bị các môn học  Phân công dự giờ lẫn nhau  Thông báo hội giảng môn ngày 9  Thống nhất đề khảo sát chất lượng tuần môn Ghi chu :Tổ trưởng có chuẩn bị kỉ phần thông báo thì phiên họp sau mới đi vào nội dung thiết thực - Kiểm tra nghiêm túc việc họp tổ hàng tuần , mỗi phiên họp đều có BGH thay phiên nhau cùng dự , có ý kiến cụ thể về nội dung , cách trao đổi trong khi họp , thẳng thắn phê bình nhắc nhở những mặt chưa tốt , khen các vấn đề được tổ giải quyết một cách sáng tạo , có sức thuyết phục cao . - Mỗi tổ trưởng đều trực tiếp phụ trách các tiết dạy hội giảng của tổ mỗi tháng 1 lần cho cả tổ dự và dự giờ tất cả giáo viên trong tổ 1 lần / tháng cùng một môn học và có ý kiến rút kinh nghiệm về nội dung phương pháp trong phiên họp tổ cuối mỗi tháng . - Bản thân tổ trưởng mỗi tháng 1 lần chấm bài khảo sát của học sinh trong cả tổ để nắm tình hình học tập của từng học sinh trong tổ . Trực tiếp báo cáo lên BGH xin ý kiến chỉ đạo . - Cuối mỗi tháng cả tổ cùng đánh giá công việc của tổ dựa vào kế hoạch tháng đạt hay chưa đạt ghi cụ thể vào biên bản và chịu trách nhiệm trước BGH về quản lí chuyên môn của tổ phụ trách . c ) Bồi dưởng Phó hiệu trưởng : 10  Sinh hoạt cụ thể nhiệm vụ phụ trách chuyên môn theo nhiệm vụ năm học của trường được BGH duyệt ở đầu mỗi năm học .  Giao việc , hướng dẫn tỉ mỉ vào đầu tháng các công việc chuyên môn dựa theo công tác tháng của trường được duyệt . Sau đó xem kế hoạch , góp ý bổ sung thêm (nếu có) cho Phó Hiệu trưởng hoàn thành thuận lợi .  Cuối mỗi tuần báo cáo kết quả thực hiện cùng những đề xuất cho tuần tới .  Bản thân Phó Hiệu trưởng phải nắm vững các phần việc dành cho tổ trưởng cho tổ viên được hiệu trưởng hướng dẫn trước đó và trực tiếp giải quyết những vướng mắc khi họ gặp khó khăn .  Hàng tháng ngoài dự giờ thường xuyên , bản thân Phó Hiệu trưởng phải dự đủ các tiết hội giảng tổ và báo cáo ĐYC hoặc chưa ĐYC khi không có Hiệu trưởng cùng dự .  Sau mỗi chuyên đề tổ chức tại trường những thắc mắc của giáo viên đưa ra Phó Hiệu trưởng trực tiếp trao đổi , phải khẳng định đúng , sai không trả lời chung chung . Hiệu trưởng có ý kiến khi thấy cần thiết , sau đó góp ý riêng cho Phó Hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung thêm . Từ đó công việc quản lí chuyên môn sẽ được tiến dần từng bước không mặc cảm trước giáo viên . [...]... chuyên môn là nơi bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên đạt hiệu quả nhanh nhất bằng mọi biện pháp hỗ trợ cho tổ hoạt động đúng chức năng của nó d) Ngành - Hàng năm đều dự giờ chấm chọn giáo viên dạy giỏi để giáo viên có bước phấn đấu liên tục - Có biện pháp xử lí đối với các tổ chuyên môn hoạt động kém hiệu quả để các tổ trưởng tự khắc phục nhược điểm 15 III/ KẾT LUẬN Qua nhiều năm làm công tác quản lí. .. nhược điểm 15 III/ KẾT LUẬN Qua nhiều năm làm công tác quản lí , bản thân luôn đặt công tác chuyên môn lên hàng đầu 1 phần cũng do năng khiếu và cách suy nghĩ của bản thân Điều đó đã đem lại thành tích tốt cho đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu “ Trường tiên tiến xuất sắc” Quản lí chuyên môn đối với công việc của một hiệu trưởng không còn là vấn đề khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu lên lớp , tay nghề... lí tốt công việc chuyên môn - Chọn tổ trưởng và sẳn sàng thay thế khi thiếu trách nhiệm 13 - Phải xem công việc dự giờ , chuyên đề , hội giảng là công tác chính phải có trách nhiệm trước giáo viên - Phải gần gũi giúp đỡ , xây dựng cách dạy cách học cho đơn vị cùng với Phó Hiệu trưởng chuyên môn tiến hành song song từ lúc tựu trường đến tổng kết năm học b) Tổ chuyên môn - Qui định giờ họp , số lần... tiến quản lí chuyên môn phù họp thực tế - Vững vàng về trình độ , nghiệp vụ chuyên môn , nắm chương trình toàn cấp học về nội dung lẫn phương pháp - Tham khảo tài liệu sách hướng dẫn trước khi góp ý để đi sâu vào vấn đề trọng tâm - Phổ biến kịp thời các văn bản chuyên môn mang tính thường xuyên hoặc định kì phải lặp lại để tránh sai sót do quên - Chọn hình thức “thi đua” để quản lí tốt công việc chuyên. .. trong tháng có theo dõi kiểm tra nhắc nhở - Hướng dẫn tổ trưởng và tổ viên trình tự , sự chuẩn bị và ích lợi khi sinh hoạt tổ ngay từ phiên họp đầu tiên - Bản thân tổ trưởng nhạy bén , xử lí nhanh các tình huống , năng động với việc được giao , BGH góp ý ngay khi cùng dự họp tổ - Cuối mỗi tháng dành thời gian trao đổi riêng mảng dạy , học với các tổ trưởng , lắng nghe ý kiến và chỉ đạo bổ sung những tồn... nhiệm về việc thực hiện qui chế chuyên môn của tất cả giáo viên  Nắm tình hình học tập của học sinh từng lớp và lập sổ theo dõi học sinh yếu của lớp Ra đề và chấm bài khảo sát chất lượng mỗi tháng một lần , tính tỉ lệ ĐYC của mỗi lớp báo cáo xếp loại thông báo kết quả trong họp HĐGD  Hướng dẫn quy trình kiểm tra , xếp loại mảng chuyên đề về chuyên môn trong công tác kiểm tra nội bộ của trường ...  Ngoài ra với cách làm trên bước đầu thực hiện thay SGK lớp 1 đã đem lại kết quả khả quan : 100% học sinh lớp 1 thực hiện đạt 4 kỉ năng đọc , viết , nghe , nói ở cuối năm 2 ) Kiểm nghiệm lại kinh nghiêm :  Trải qua một quá trình phấn đấu tập trung vào lĩnh vực chuyên môn một cách sâu sát đã khắc phục được những nhược điểm trong lĩnh vực dạy và học , tạo điều kiện cho từng bước đi lên Với cách làm... đạo bổ sung những tồn tại trong sinh hoạt tổ - Trước 4 lần kiểm tra định kì đều phải góp ý tổ trưởng sạon đề cương , biện pháp ôn tập để đạt chất lượng - Dự giờ xây dựng tiết hội giảng cho tổ mỗi tháng 14 - Các phiên họp đầu năm BGH cần chịu khó họp trước cùng các tổ trưởng sắp xếp nội dung , gợi ý giúp tổ trưởng tiến hành phiên họp ngay sau đó được trôi chảy , không lúng túng - Chịu trách nhiệm về... công tác kiểm tra nội bộ của trường  Qua 5 năm thực hiện vừa chỉ đạo vừa rút kinh nghiệm bổ sung kết quả đã đạt :  Các phiên họp tổ đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ tốt cho dạy và học Cuối năm vừa qua đạt 2 tổ lao động và 1 tổ lao động xuất sắc  Nề nếp chuyên môn ngày càng vững vàng  Tay nghề giáo viên được nâng lên , hạn chế dần loại trung bình , không giáo viên yếu kém Từ 25% giáo viên... môn một cách sâu sát đã khắc phục được những nhược điểm trong lĩnh vực dạy và học , tạo điều kiện cho từng bước đi lên Với cách làm trên áp dụng thành công tại đơn vị nhiều năm liền và cũng đã báo cáo điển hình trong phạm vi Huyện Nguyên nhân thành công chính là sự nhiệt tình , tính kiên trì bền bỉ không ngại khó chịu nghĩ , chịu làm của bản thân và cả tập thể sư phạm 12 Mặt tồn tại của nó là phải . pháp xử lí đối với các tổ chuyên môn hoạt động kém hiệu quả để các tổ trưởng tự khắc phục nhược điểm 16 III/ KẾT LUẬN Qua nhiều năm làm công tác quản lí , bản thân luôn đặt công tác chuyên. 1 ĐỀ TÀI : HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHUYÊN MÔN  I/ĐặT VấN Đề : Nhà trường là một trung tâm dạy và học , vì vậy với chức năng quản lí thì không thể xem nhẹ. : hiệu trưởng với công tác quản lí chuyên môn” II/Nội dung , biện pháp giải quyết 1 / Qúa trình phát triển kinh nghiệm 2 Trước đây khi nói đến chuyên môn ai cũng luôn nghĩ đó là công

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w