Trong những năm qua, có thể nói xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Xuất nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Nếu xuất khẩu bình quân đầu người năm 1976 mới đạt 4,5 USD, thì năm 2013 đã đạt 1.473 USD, cao gấp 327,3 lần. Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2013 đã cao gấp 167,5 lần, trong đó thủy sản gấp 63,4 lần; hạt tiêu gấp 42,9 lần; hạt điều gấp 200,8 lần; rau quả gấp 23,8 lần. Một số mặt hàng tuy vào các thời kỳ sau mới xuất khẩu, nhưng năm 2013 đã đạt quy mô lớn, trong đó có 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Quý I2014, đã có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. Có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao trên thế giới. Cơ cấu mặt hàng mấy năm nay đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế giảm (từ 55,8% năm 2000 xuống còn khoảng 34% năm 2013), tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng (tương ứng từ 44,2% lên 66%); trong nhóm hàng chế biến, hoặc đã tinh chế, hàng có kỹ thuật, công nghệ cao hơn (như điện thoại, máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) tăng cao hơn.
Phần I: Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 1. Thực trạng NX giai đoạn 1998 – 2013: 1.1. Sơ lược về xuất khẩu ròng - NX: - Xuất khẩu X (export): là việc người nước ngoài mua các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. - Nhập khẩu IM (import): là việc người dân trong nước mua các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài. - Xuất khẩu ròng (NX) của một nước bằng giá trị xuất khẩu của nó trừ đi giá trị nhập khẩu. Xuất khẩu ròng cũng được gọi là cán cân thương mại. + Nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì NX > 0: thặng dư thương mại. + Nếu X < IM, NX < 0: thâm hụt thương mại. 1.2. Thực trạng NX giai đoạn 1998 – 2013: - Điểm sáng trong bức tranh xuất- nhập khẩu Việt Nam: Trong những năm qua, có thể nói xuất - nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Xuất - nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Nếu xuất khẩu bình quân đầu người năm 1976 mới đạt 4,5 USD, thì năm 2013 đã đạt 1.473 USD, cao gấp 327,3 lần. Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2013 đã cao gấp 167,5 lần, trong đó thủy sản gấp 63,4 lần; hạt tiêu gấp 42,9 lần; hạt điều gấp 200,8 lần; rau quả gấp 23,8 lần. Một số mặt hàng tuy vào các thời kỳ sau mới xuất khẩu, nhưng năm 2013 đã đạt quy mô lớn, trong đó có 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Quý I/2014, đã có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. Có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao trên thế giới. Cơ cấu mặt hàng mấy năm nay đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế giảm (từ 55,8% năm 2000 xuống còn khoảng 34% năm 2013), tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng (tương ứng từ 44,2% lên 66%); trong nhóm hàng chế biến, hoặc đã tinh chế, hàng có kỹ thuật, công nghệ cao hơn (như điện thoại, máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) tăng cao hơn. Xuất khẩu hàng hóa/GDP vào năm 1988 mới đạt 18,9%, thì năm 2013 đã đạt 77,6%, cao gấp 4,1 lần năm 1988 và thuộc loại khá cao trên thế giới. Nếu tính cả xuất và nhập khẩu/GDP đã đạt 155,2%; nếu tính cả xuất khẩu dịch vụ thì đạt 1 169,1%, nằm trong tốp 5 nước có tỷ lệ cao nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ độ mở của nền kinh tế Việt Nam thuộc loại khá rộng. Về hàng hóa của Việt Nam, nếu năm 1986 hàng Việt Nam mới có mặt ở 33 nước và vùng lãnh thổ, thì đến nay, đã có mặt ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường đạt kim ngạch lớn. Năm 2013, có 27 nước và vùng lãnh thổ đạt từ 1 tỷ USD trở lên (Hoa Kỳ 23,87 tỷ USD, Nhật Bản 13,65 tỷ USD, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 13,26 tỷ USD, Hàn Quốc 6,63 tỷ USD…); quý I/2014 đã có 8 thị trường. Trong quan hệ với nước ngoài, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước nhập siêu lớn sang xuất siêu. Nếu năm 1976, Việt Nam nhập siêu 801,4 triệu USD; tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu lên đến 360%. Từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đã xuất siêu hàng hóa (năm 2012 là 749 triệu USD, năm 2013 là 9 triệu USD). Quý I/2014, Việt Nam xuất siêu 1,1 tỷ USD và khả năng năm 2014 sẽ xuất siêu tiếp ở quy mô cao hơn 2 năm trước. Cán cân thương mại được cải thiện, cùng một số yếu tố khác đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, tăng an toàn tài chính và thanh khoản của quốc gia. Xuất khẩu dịch vụ năm 2013 đạt 10,5 tỷ USD, cao gấp gần 2,5 lần năm 2005, bình quân 1 năm tăng 12,1%, là tốc độ khá cao. Khả năng quy mô xuất khẩu dịch vụ sẽ tiếp tục tăng tốc do Việt Nam mở cửa, hội nhập nói chung và mở cửa, hội nhập về dịch vụ ngày một sâu rộng hơn. Trong cả giai đoạn 2007-2011, xuất khẩu đã tăng 2,4 lần, từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 19,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu 16%/năm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có rất nhiều khó khăn, nhưng tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của cả nước đạt hơn 200 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011 và gấp 3,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng GDP (lên đến 3,6 lần). Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và hệ số tốc độ tăng đạt cao như trên đã cho thấy, xuất khẩu là lối ra, là động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Từ năm 2007, tình hình nhập khẩu cũng bắt đầu biến động mạnh. Tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007 và 28,6% năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhập khẩu giảm còn 13,3% năm 2009. Tuy nhiên, nhập khẩu đã nhanh chóng phục hồi, năm 2010 tăng 20% và năm 2011 tăng 25,9%. Trong giai đoạn 2007-2011, nhập khẩu tăng 2,4 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 106,7 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình trong cả giai đoạn 2007- 2011 là 18,9%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP đạt đỉnh khoảng 88,6% vào năm 2008, sau đó giảm xuống còn 72,0% vào năm 2009, rồi lại tăng lên 87,1% vào năm 2011. Năm 2012, giá trị nhập khẩu đạt 113,79 tỷ USD, tăng 6,6 % so với năm 2011. Nhìn chung, mức độ tăng nhập khẩu có thấp hơn giai đoạn trước đó (nhập khẩu tăng 2,8 lần và tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 22,6%/năm). Nhập khẩu dường như chỉ tăng nhanh đột biến ngay sau khi nước ta gia nhập WTO, nhưng sau đó tăng chậm lại. Điều này có thể là do Việt Nam đã dần thích ứng với cuộc chơi trong WTO, ở cả cấp hoạch định chính sách và cấp doanh nghiệp. Nhập khẩu tăng trước hết là để bù đắp chênh lệch đầu tư - tiết kiệm do đầu tư tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng mạnh là do: (i) Thu nhập tăng, cộng với hiệu ứng thu nhập từ tài sản tăng; (ii) Giảm thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu; (iii) Nhu cầu sản xuất trong nước (kể cả của khu vực FDI, nhất là phương thức gia công - xuất khẩu còn khá phổ biến. Sau khi gia nhập WTO, nhập siêu hàng hóa tăng mạnh, đạt 14,2 tỷ USD vào năm 2007 và 18,0 tỷ USD năm 2008 (so với 5,1 tỷ USD năm 2006). Sau đó, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách của Chính phủ, nhập siêu giảm xuống 12,9 tỷ USD vào năm 2009, và 9,8 tỷ USD năm 2011. Riêng năm 2012, lần đầu tiên sau gần 20 năm Việt Nam xuất siêu với 284 triệu USD. Tính theo tỷ lệ kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa trên GDP, độ mở thương mại của Việt Nam đã tăng gần như liên tục, từ 130,4% năm 2005 lên 157,4% vào 3 năm 2008. Sau khi sụt giảm vào năm 2009, độ mở thương mại tăng trở lại kể từ năm 2010 và đạt tới 166,1% vào năm 2011, năm 2012 đạt khoảng 182% cao nhất từ trước tới nay. Tình hình xuất - nhập khẩu giai đoạn 1998 – 2013 của Việt Nam: Năm Tổng xuất nhập khẩu (Triệu USD) Xuất khẩu (Triệu USD) Nhập khẩu (Triệu USD) 1998 20.818 9.324 11.494 1999 23.143 11.520 11.622 2000 30.084 14.449 15.635 2001 31.190 15.027 16.162 2002 36.439 16.706 19.733 2003 45.403 20.176 25.227 2004 58.458 26.504 31.954 2005 69.420 32.442 36.978 2006 84.717 39.826 44.891 2007 111.244 48.561 62.682 2008 143.399 62.685 80.714 2009 127.045 57.096 69.949 2010 157.075 72.237 84.839 2011 203.656 96.906 106.750 2012 228.310 114.529 113.780 2013 (Sơ bộ) 264.260 132.135 132.125 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 4 Nhóm hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng % % % % % % % Xuất khẩu 14482743 100 15029290 100 16706052 100 20149324 100,0 26485035 100 32447129 100 3982622 100 1, Hàng CN nặng và khoáng sản 5382112 37.2 5247265 34.9 5304319 31.8 6485151 32.2 9641865 36.4 1170143 2 36.1 1442864 1 36.2 2, Hàng CN nhẹ và TTCN 4903124 33.9 5368259 35.7 6785652 40.6 8597362 42.7 10870825 41 1329337 5 41 1638958 1 41.2 3, Hàng Nông sản và NSCB 2563354 17.7 2421273 16.1 2396634 14.3 2671950 13.2 3383623 12.8 4467357 13.8 5352445 13.4 4, Hàng Lâm sản 155660 1.1 176047 1.2 197744 1.2 195284 1 180563 0.7 252464 0.7 297595 0.8 5, Hàng Thủy sản 1478493 10.2 1816365 12.1 2021703 12.1 2199577 10.9 2408159 9.1 2732501 8.4 3357960 8.4 6,Vàng phi tiền tệ 7216 0,02 Nhập khẩu 15636528 100 16217931 100 19745554 100 25255778 100 31968820 100 36761116 100 44891116 100 I. Tư liệu sản xuất 14668259 93.8 14930521 92.1 18192359 92.1 23288007 92.3 29833450 93.3 33768646 91.9 41382713 92.2 1, Máy móc , thiết bị, PT vận tải, phụ tùng 4781525 30.6 4948883 30.5 5879922 29.8 7983715 31.6 9207528 28.8 9285358 25.3 1104076 4 24.6 2, Nguyên, nhiên vật liệu 9886734 63.2 9981638 61.5 1231243 7 62.3 15304292 60.6 20625922 64.5 2448328 8 66.6 3034194 9 67.6 II. Hàng tiêu dùng 968269 6.2 1287410 7.9 1553195 7.9 1967771 7.7 2135370 6.7 2992470 8.1 3508403 7.8 1. Lương thực 290 0 3263 0.02 439 0.002 710 0 1318 0 3809 0.01 7184 0.02 2. Thực phẩm 301798 1.9 479705 3 486227 2.5 597414 2.4 776368 2.4 1100181 3 1238888 2.8 3. Hàng y tế 333828 2.1 328364 2 361422 1.8 413291 1.6 439588 1.4 527078 1.4 598808 1.3 4. Hàng tiêu dùng khác 332353 2.1 476078 2.9 705107 3.6 956356 3.7 918096 2.9 1361402 3.7 1663523 3.7 III.Vàng phi tiền tệ 1878568 4,2 5 Nhóm hàng 2007 2008 2009 2010 2011 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng % % % % % Xuất khẩu 48561354 100 62685130 100,0 57096274 100,0 72236665 100,0 96905674 100 1, Hàng CN nặng và khoáng sản 16646691 34.3 23209379 37,0 17621816 30,9 22402866 31,0 34722580 35,8 2, Hàng CN nhẹ và TTCN 20710104 42.6 24896399 39,7 25580341 44,8 33336943 46,1 40339640 41,6 3, Hàng Nông sản và NSCB 7032822 14.5 9239573 14,7 8352811 14,6 10639418 14,7 14447533 14,9 4, Hàng Lâm sản 408333 0.8 468742 0,7 463359 0,8 803902 1,1 1220704 1,3 5, Hàng Thủy sản 3763404 7.8 4510116 7,2 4255330 7,5 5016910 6,9 6112415 6,3 6,Vàng phi tiền tệ 16478 0,03 360920 0,6 822617 1,4 36626 0,2 62802 0,1 Nhập khẩu 62764688 100 80713829 100,0 69948810 100,0 84838553 100,0 106749854 100,0 I. Tư liệu sản xuất 58104643 92.6 71715882 88,9 63093222 90,2 75495982 89,0 94551494 88,6 1, Máy móc , thiết bị, PT vận tải, phụ tùng 17966215 28.6 22566743 28,0 22081543 31,6 25152379 29,6 31592924 29,6 2, Nguyên, nhiên vật liệu 40138428 64 49149139 60,9 41011679 58,6 50343602 59,3 62958570 59,0 II. Hàng tiêu dùng 4660045 7.4 6269864 7,8 6473294 9,3 8377932 9,9 10125322 9,5 1. Lương thực 2528 0.004 3765 0,01 41243 0,1 7856 0,0 3484 0,0 2. Thực phẩm 1555199 2.5 2190208 2,7 2085451 3,0 2838439 3,3 3711054 3,5 3. Hàng y tế 763746 1.2 890208 1,1 1158578 1,7 1311966 1,5 1589775 1,5 4. Hàng tiêu dùng khác 2338572 3.7 3185683 3,9 3188022 4,6 4219671 5,0 4821009 4,5 III.Vàng phi tiền tệ 1315981 2,1 2728083 3,4 382294 0,5 964639 1,1 2073038 1,9 Bảng 1. Trị giá Xuất - nhập khẩu phân theo cơ cấu ngành hàng của kế hoạch Nhà nước năm 2000 - 2011 (Nguồn: Bộ Công Thương) 6 - Những vấn đề đặt ra: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về xuất nhập khẩu hiện còn nhiều việc phải làm để khắc phục những hạn chế, bất cập và ứng phó với những thách thức không nhỏ. Một là, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm gia công và nguyên liệu thô. Ví dụ như trong năm 2012, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nguyên liệu thô khai thác còn lớn (chỉ tính riêng dầu thô, than đá, quặng và khoáng sản đã đạt trên 9,65 tỷ USD, chiếm 8,4%). Nông, lâm - thủy sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế chiếm tỷ trọng cao (đạt khoảng 27 tỷ USD, chiếm 23,6%). Hàng gia công, lắp ráp còn lớn (chỉ tính riêng dệt may, giày dép, xơ sợi dệt các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện và một số loại khác có kim ngạch trên 33 tỷ USD, chiếm 29%). Chỉ với 3 nhóm trên đã chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Hai là, giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp. Mặc dù, xuất khẩu của Việt Nam đang dần xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại chiếm lĩnh thị trường trên thế giới chủ yếu ở nhóm hàng hóa cơ bản, như: dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn, nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới, có chi phí lao động thấp. Khá nhiều các mặt hàng xuất khẩu, kể cả những mặt hàng có kim ngạch lớn chưa có thương hiệu riêng, xuất khẩu thường phải thông qua đối tác khác, nên giá bán thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Việt Nam chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam hiện nay, ở chừng mực nào đó, chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô nhiễm. Ba là, còn nhập siêu lớn ở những thị trường gần, phần lớn thị trường không phải là công nghệ nguồn, thậm chí là kỹ thuật - công nghệ thấp, hoặc đã được họ 7 chuyển giao lại trong quá trình hiện đại hóa. Lý do cơ bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm phụ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ). Năm 2012, Việt Nam nhập siêu từ 28 thị trường, trong đó lớn nhất là Trung Quốc với gần 16,4 tỷ USD; Hàn Quốc: 9,96 tỷ USD, Đài Loan: 6,45 tỷ USD… Điều đáng buồn là, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không chỉ là nguyên phụ liệu, mà còn bao gồm công nghệ sản xuất, hàm nghĩa Việt Nam đang nhập khẩu công nghệ lạc hậu và cũ kỹ của khu vực, trong lúc chưa tiếp cận được công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển. Điều này dẫn đến việc càng khó tăng năng suất trong tương lai, cũng như khó có thể giúp Việt Nam bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, chưa nói là sa vào bẫy thu nhập trung bình. Bốn là, khối đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của khối này vẫn giữ được đà tăng ấn tượng (18,3%), bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. So với Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước trong khu vực ASEAN, như: Philippines, Malaysia, Thái Lan, thì động lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ và có phần vượt hơn. Động lực này có sự đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp FDI, với giá trị xuất khẩu lên đến 60,04 tỷ USD, tăng 33,8 % so với năm trước; trong khi giá trị nhập khẩu của khối này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 52,7 % tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tương đương với 59,94 tỷ USD, tăng 22,7 % so với năm 2011. Điều này được giải thích là do họ vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh và thị trường, trong khi hàng loạt doanh nghiệp trong nước vẫn đang suy yếu. Hiện trạng này cho thấy, sức khỏe và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa là rất có vấn đề. Năm là, xuất siêu đạt được chưa thật bền vững. Suốt thời kỳ 1994-2011, giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn so với giá trị xuất khẩu. Điều đáng lo ngại là thâm hụt thương mại tăng dần theo thời gian. Nếu trong năm 2005 thâm hụt thương mại đạt khoảng 4,54 tỷ USD, thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 18,03 tỷ USD, gấp gần 4 lần trong vòng chỉ 3 năm. Năm 2009 mức thâm hụt là 12,85 tỷ USD gấp 3 lần so với năm 2005. Trong năm 2011, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào 9,84 tỷ USD. Tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán kéo dài sẽ tạo áp lực lên việc phá giá đồng nội tệ và điều chỉnh lãi suất. Về lâu dài, thâm hụt cán cân thanh toán được bù đắp bằng nguồn ngoại tệ từ khu vực FDI, kiều hối. Nếu không đủ, thì Chính phủ 8 phải đi vay thông qua việc điều chỉnh chênh lệch giữa lãi suất tiền đồng với lãi suất ngoại tệ, từ đó gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ và ảnh hưởng đến lạm phát cũng như mức tăng giá nói chung. Tuy nhiên, năm 2012, cán cân thương mại có sự đảo chiều, lần đầu tiên trong gần 20 năm kể từ 1993 Việt Nam xuất siêu. Song, khả năng xuất siêu của Việt Nam không bền vững do những hạn chế, bất cập về mô hình kinh tế như đã đề cập ở trên. Một điểm đáng lưu ý là nguyên nhân của xuất siêu năm 2012 chủ yếu do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam quá yếu, nhập khẩu nguyên, vật liệu sản xuất giảm mạnh. 2. Thực trạng NFI gia đoạn 1998 – 2013 của Việt Nam: 2.1. Sơ lược về NFI – đầu tư ra nước ngoài ròng: - Khi các cư dân trong nước mua tài sản nước ngoài nhiều hơn số tài sản trong nước mà người nước ngoài mua thì sẽ có một luồng vốn ròng từ trong nước chảy ra nước ngoài. NFI = I D – I F > 0 - Nếu nước ngoài mua nhiều tài sản trong nước hơn số tài sản nước ngoài mà người trong mua thì khi đó sẽ có luồng vốn ròng chảy từ nước ngoài vào trong nước. NFI = I D – I F < 0 2.2. Thực trạng NFI Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013: 2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ 1998 – 2013: 2.2.1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1998 – 2013: - Đánh giá chung: Hàng trăm dự án FDI với quy mô lớn đầu tư vào Việt Nam mỗi năm đã khẳng định tiềm năng, lợi thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể: Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu USD) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu USD) 1998 285 4873.4 2372.4 1999 327 2282.5 2528.3 2000 391 2762.8 2398.7 2001 555 3265.7 2225.6 2002 808 2993.4 2884.7 2003 791 3172.7 2723.3 2004 811 4534.3 2708.4 9 2005 970 6840.0 3300.5 2006 987 12004.5 4100.4 2007 1544 21348.8 8034.1 2008 1171 71726.8 11500.2 2009 1208 23107.5 10000.5 2010 1237 19886.8 11000.3 2011 1191 15618.7 11000.1 2012 1287 16348 10046.6 2013 1530 22350 11500 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. (Nguồn: Tổng cục thống kê) - Phân theo ngành kinh tế: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2012) Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD) (*) Tổng số 14522 210521.6 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 493 3263.0 Khai khoáng 78 3182.0 Công nghiệp chế biến, chế tạo 8072 105938.7 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 87 7488.9 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 28 1234.2 Xây dựng 936 10052.0 Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 902 2898.3 Vận tải, kho bãi 350 3492.8 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 331 10605.8 Thông tin và truyền thông 828 3941.7 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 76 1321.7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 388 49760.5 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 1336 1101.5 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 114 193.3 Giáo dục và đào tạo 163 462.9 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 82 1222.2 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 137 3629.2 10 [...]... của mình 3 Thực trạng tỷ giá hối đoái giai đoạn 1998 – 2013: - Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác Tỷ giá hối đoái được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Tỷ giá chính thức VND/USD2 có xu hướng đi theo một chu kỳ rõ rệt gồm hai giai đoạn: giai đoạn suy thoái... sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam Từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng tiền FII vào Việt Nam, nguồn cung USD đã tăng mạnh Trên thực tế vào nửa đầu năm 2007 và từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư cung về USD khiến cho tỷ giá NHTM3 giảm xuống sàn biên độ VND đã lên giá trong giai đoạn này Tỷ giá đã có những biến động mạnh trong năm... tư nước ngoài và tăng dự trữ ngoại hối Năm 2012 và 2013, mặc dù CPI lần lượt tăng 6,81% và 6,04% so với cuối kỳ và tăng bình quân tới 9,21% và 6,6% song giá USD chỉ tăng tương ứng có 0,18% và 1,09% chứng tỏ tỷ giá hối đoái không chỉ ổn định trong chính sách và thể hiện ở tỷ giá hối đoái chính thức giao dịch liên ngân hàng mà còn ở thực tế trên thị trường tiền tệ II Phân tích vai trò của mở cửa nền... 2011, đến nay NHNN đã duy trì tỷ giá hối đoái khá ổn định và thậm chí là không thay đổi tỷ giá trong suốt cả năm 2012 Và cho đến giữa năm 2013 mới có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức ở mức 1% đồng thời duy trì biên độ dao động của tỷ giá giao dịch tại các NHTM là +/-1% Điều này đã góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được sức mua đối ngoại của đồng Việt Nam, trong bối cảnh sức mua... giá hối đoái của đồng Việt Nam so với ngoại tệ Hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đôla Mỹ thay cho việc công bố tỷ giá chính thức Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán giao ngay của đồng Việt Nam đối với đôla Mỹ tối đa không vượt quá biên độ ±0,1% do NHNN quy định so với tỷ giá. .. cung và giảm cầu ngoại tệ, nhờ đó giảm khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức trong quý II và nửa đầu quý III/2010 Tuy nhiên, các NHTM tiếp tục đặt giá ở mức trần hoặc gần với trần biên độ của tỷ giá chính thức Và từ đầu tháng 7/2010, tỷ giá thị trường tự do lại bắt đầu tăng lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường ngoại hối về sự phá giá của. .. việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của NHNN sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra là hợp lý Nhưng đây mới chỉ là những biện pháp cấp bách mang tính chất đối phó để giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt về tỷ giá hối đoái nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược lâu dài, ổn định đối 26 với vấn đề tỷ giá hối đoái 3.2 Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 26/02/1999 đến nay: - Giai đoạn từ 26/02/1999... 2010-2011, bình quân lượng kiều hối gửi về Việt Nam theo đường chính thức thông qua hệ thống ngân hàng mỗi năm khoảng 9 tỷ USD; riêng năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam còn rất khó khăn, lượng kiều hối gửi về Việt Nam vẫn không giảm, dự tính năm 2013, kiều hối trên 10 tỷ USD Như vậy, nếu tính từ năm 2006 đến nay, thì tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 55 tỷ USD Đây là một lượng tiền... trường ngoại hối như trong năm 2009 Cụ thể là các NTTM vẫn tiếp tục đặt tỷ giá tại trần biên độ của tỷ giá chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do có lúc đã tăng lên những mức cao chưa từng có vào cuối năm 2010 Đến ngày 11/2/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%... khủng hoảng, VND mất giá khá mạnh; và 24 khi giai đoạn suy thoái kết thúc, nền kinh tế đi vào ổn định thì tỷ giá lại được neo giữ tương đối cứng nhắc theo đồng USD 3.1 Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động giai đoạn (7/1997 – 26/02/1999): Đây là giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra ở khu vực Đông Nam Á, điểm xuất phát là Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khu vực và có tầm ảnh hưởng . 34% năm 2013), tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng (tương ứng từ 44,2% lên 66%); trong nhóm hàng chế biến, hoặc đã tinh chế, hàng có kỹ thuật, công nghệ cao hơn (như điện thoại, máy. 106.750 2012 228.310 114.529 113.780 2013 (Sơ bộ) 264.260 132.135 132.125 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) 4 Nhóm hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị. 2.9 705107 3.6 956356 3.7 918096 2.9 1361402 3.7 1663523 3.7 III.Vàng phi tiền tệ 1878568 4,2 5 Nhóm hàng 2007 2008 2009 2010 2011 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá