Xuất khẩu hàng hóa:

Một phần của tài liệu Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 (Trang 43 - 44)

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991, đặc biệt là từ năm 1995 đến nay đã không ngừng tăng trưởng và trở thành động lực chính, quan trọng của sự phát triển kinh tế. Tốc độc tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối cao, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nếu so sánh năm 2012 với năm 1986 thì kim ngạch xuất khẩu tăng gấp khoảng 145 lần (114.572,7 triệu USD/789,1 triệu USD).

Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều nhóm hàng "chủ lực" đạt kim ngạch lớn. Nếu như năm 2004 chỉ có 6 nhóm hàng/mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thì năm 2012 là 18, năm 2012 là 22, trong đó 8 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD và 14 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục, chủ yếu là châu Á. Các thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. "Câu lạc bộ" các thị trường xuất khẩu (năm 2012) đạt 1 tỷ USD của Việt Nam gồm 25 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thấp nhất là Cộng hòa Áo: 1,67 tỷ USD, cao nhất là Mỹ : 19,67 tỷ USD.

Về xuất khẩu hàng hóa/GDP, nếu năm 1985 mới đạt 5% thì năm 1995, sau khi đẩy mạnh mở cửa hội nhập (Mỹ bỏ cấm vận, Việt Nam gia nhập ASEAN…) đã đạt 26,2%; năm 2000, sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ đã đạt 46,4%; năm 2008, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đạt 64,3%; năm 2013 đã đạt 77% - cao hơn nhiều trước đổi mới, trước mở cửa hội nhập. Đây cũng là tỷ lệ thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới. Từ chỉ số này, có thể

kỳ vọng sau khi tham gia Hiệp định TPP, tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa, nếu Việt Nam tranh thủ được các cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các nền kinh tế thành viên TPP.

Một phần của tài liệu Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w