Về hoạt động nhập khẩu hàng hóa:

Một phần của tài liệu Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 (Trang 44 - 46)

Hoạt động nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ:

Năm 1995 so với 1985, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp gần 5 lần (8.155,4 triệu USD/1.857,4 triệu USD), năm 1996 kim ngạch nhập khẩu là 11.143,6 triệu USD, tăng gấp khoảng 4 lần so với năm 1996. Năm 2012 so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng gấp hơn 2.5 lần (113.792,7 triệu USD/44.891,1 triệu USD).

Điều đáng lưu ý trong khoảng thời gian từ năm 1986 - 2014, Việt Nam luôn luôn ở trong tình trạng nhập siêu (trừ năm 1992 có thặng dư là 40 triệu USD và năm 2012 là 78 triệu USD) và giá trị kim ngạch nhập siêu ngày càng tăng: từ 348 triệu USD năm 1990 lên 5,064 tỷ USD năm 2006, năm 2010 là 13.172 tỷ USD. Thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan và Singapore.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, chiếm đến trên 80% kim ngạch xuất khẩu, hàng tiêu dùng khoảng 10% kim ngạch nhập khẩu, còn lại các hàng hóa khác. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn khu vực kinh tế trong nước.

Về nhập khẩu hàng hóa/GDP, nếu năm 1985 là 13,2%, thì năm 1995 là 39,2%, năm 2000 đạt 49,6%, năm 2008 là 82,8% - đạt đỉnh điểm từ trước tới nay và cao hơn nhiều tỷ lệ tương ứng của xuất khẩu (năm 2013 đạt 76,9%, thấp hơn 2008 và thấp

hơn tỷ lệ của xuất khẩu). Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ/GDP, nếu năm 2005 là 71,5%, thì năm 2010 là 85,6% và năm 2013 đạt 83,9%.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 11/2013 là 22,98 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 11,99 tỷ USD, giảm 4,9% và nhập khẩu là 10,99 tỷ USD, giảm 12,2%. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 11 đạt mức thặng dư hơn 1 tỷ USD. Tính đến hết tháng 11/2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt 240,39 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó xuất khẩu là 120,57 tỷ USD, tăng 15,7% và nhập khẩu là 119,81 tỷ USD, tăng 15,3%. Cán cân thương mại hàng hoá 11 tháng/2013 thặng dư 762 triệu USD, gấp gần 3 lần mức thặng dư của 11 tháng/2012.

Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có t ổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng/2013 là 142,26 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 74,19 tỷ USD, tăng 27,9% và nhập khẩu là 68,07 tỷ USD, tăng 24,4%.

2.4. Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ODA và kiều hối:

Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực năm 1988, FDI vào Việt Nam ngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và số nước, vùng lãnh thổ. Tính đến hết năm 2012, tổng vốn FDI đăng ký là 242.613 triệu USD, vốn thực hiện là 102.551 triệu USD.

Thu hút FDI đã góp phần tăng vốn đầu tư phát triển. Cụ thể: Thời kỳ 1996- 2000, FDI bình quân là 25,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư phát triển, thời kỳ 2001-2005, các con số tương ứng: 39,1 nghìn tỷ đồng và 15,7 %, thời kỳ 2006-2010 là 156,3 nghìn tỷ đồng và 23,3%. Khu vực doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động trực tiếp, và hàng chục triệu lao động gián tiếp, tạo gần 20 % tổng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.

Việt Nam không chỉ là nước nhận FDI, mà còn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tính đến hết năm 2007, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 265 dự án, với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 800 triệu USD. Các dự án đầu tư ra nước ngoài được thực hiện ở 37 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt là châu Á với 180 dự án, chiếm 68% tổng số dự án và 1,3 tỷ USD (chiếm 65% tổng vốn đăng ký). Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là nước nhận đầu tư lớn nhất của Việt Nam, với 98 dự án (chiếm 37% tổng số dự án) và 104 tỷ USD (chiếm 51% tổng số vốn đăng ký). Các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, với 113 dự án (chiếm 42,6% tống dự án) và 1,3 tỷ USD (chiếm 75% tổng số vốn đăng ký)

Một phần của tài liệu Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w