Năm 2013: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP Trong vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 (Trang 49 - 51)

đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22%và tăng 9,9%.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 1091,1 100,0 108,0 Khu vực Nhà nước 440,5 40,4 108,4

Khu vực ngoài Nhà nước 410,5 37,6 106,6

Khu vực có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài 240,1 22,0 109,9

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách Nhà nước ước tính đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với năm 2012.

Câu hỏi mở: Có nên cải cách luật thuế để thúc đẩy tiết kiệm không? không?

Trả lời: Nên cải cách luật thuế để thúc đẩy tiết kiệm.

Như ta đã biết, Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước của bất cứ quốc gia nào. Trong các công cụ kinh tế mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế xã hội, thuế có vai trò rất quan trọng. Nếu các chính sách thuế được ban hành hợp

lý, phù hợp với khả năng của nền kinh tế thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định và lâu dài. Ngược lại, một chính sách thuế không phù hợp sẽ gây trở ngại lớn cho nền kinh tế, thậm chí có thể gây nên khủng hoảng kinh tế và rối loạn chính trị.

Tiết kiệm quốc dân bằng tiết kiệm tư nhân cộng với tiết kiệm của chính phủ. Hệ thống tài chính của một quốc gia bao gồm những định chế trong nền kinh tế giúp cho tiết kiệm của người này ăn khớp với đầu tư của người khác. Tiết kiệm và đầu tư là những nhân tố cơ bản quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Đối với nền kinh tế nói chung, tiết kiệm nhất định phải bằng đầu tư.

Thị trường tài chính là các định chế qua đó người muốn tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp vốn cho người muốn vay. Hai thị trường tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế của chúng ta là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu. Trong đó, đặc tính thứ ba của trái phiếu liên quan đến chính sách thuế - tức là cách xử lý của luật thuế đối với lãi thu được từ trái phiếu. Như vậy, nếu sự thay đổi của luật

thuế nhằm khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn, kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn và mức đầu tư cao hơn.

Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nó. Và tiết kiệm là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất dài hạn của một quốc gia. Nếu một quốc gia có cách nào đó để tăng tỷ lệ tiết kiệm lên mức phổ biến ở các nước khác, tốc độ tăng trưởng

GDP sẽ tăng và theo thời gian, công dân nước đó có mức sống cao hơn.

Một nguyên lý khác trong Mười Nguyên lý của kinh tế học là: mọi người phản ứng với các kích thích. Nhiều nhà kinh tế đã sử dụng nguyên lý này để chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm thấp ở một quốc gia một phần là do luật thuế không khuyến khích tiết kiệm. Vì tiết kiệm bị đánh thuế ít hơn so với luật thuế hiện tại, các hộ gia đình tăng tiết kiệm của họ bằng cách tiêu dùng phần nhỏ hơn trong thu nhập của mình. Họ dùng phần tiết kiệm tăng thêm để gửi vào ngân hàng hay mua thêm trái phiếu. Với chi phí vay tiền thấp hơn, các hộ gia đình và doanh nghiệp có động cơ vay nhiều hơn để tài trợ cho mức đầu tư lớn hơn. Như vậy, nếu sự thay đổi của luật thuế nhằm

khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn, kết quả sẽ là lãi suất thấp hơn và mức đầu tư cao hơn.

Tuy nhiên, mặc dù ảnh hưởng của cải cách luật thuế đến sự gia tăng tiết kiệm được các nhà kinh tế thừa nhận rộng rãi, nhiều nhà kinh tế đề nghị cải cách thuế nhằm làm tăng tiết kiệm với mục đích thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng. Bên canh đó một số nhà kinh tế khác lại cho rằng có hoài nghi về ảnh hưởng của các chính sách

như vậy đến tiết kiệm quốc dân. Sự hoài nghi này còn có nguyên nhân ở niềm tin của họ vào tính công bằng của các chương trình cải cách. Họ lập luận rằng trong nhiều trường hợp, sự thay đổi thuế chủ yếu có lợi cho nhóm người giàu - những người ít cần giảm thuế nhất.

Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, khi việc giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới thì phương hướng chung để sửa đổi hoàn thiện chính sách thuế là mở rộng diện tích đánh thuế và hạ bớt mức thuế, thu hẹp độ chênh lệch giữa các mức thuế. Việc làm này sẽ kích thích tiêu dùng và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời, động viên các doanh nghiệp đầu tư vốn vào các dự án để mở rộng và phát triển sản xuất, động viên các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh cả ở những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội không thuận lợi. Như vậy, nên cải cách các luật thuế, các chính sách thuế theo hướng hợp lý, phù hợp với khả năng của nền kinh tế thì nó sẽ thúc đẩy tiết kiệm quốc dân, làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và lâu dài./.

Một phần của tài liệu Thực trạng NX, NFI và tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2013 (Trang 49 - 51)