1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

39 1,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 614 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Vấn đề nghiên cứu 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Phương pháp nghiên cứu 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 5. Nội dung nghiên cứu 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 4 1.1. Khái niệm đầu tư công 4 1.1.1 Khái niệm đầu tư 4 1.1.2 Khái niệm đầu tư công 4 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công 5 1.3. Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế xã hội 8 1.4. Chỉ số đo lường hiệu quả kinh tế của đầu tư công 8 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 11 2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay 11 2.2. Tình hình đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay 12 2.3. Những thành tựu đã đạt được của quá trình đầu tư công 26 2.4. Một số vấn đề còn tồn tại trong đầu tư công tại Việt Nam 27 2.4.1. Một số vấn đề cơ bản 27 2.4.2. Hạn chế trong quản lý đầu tư công 29 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM 34 LỜI KẾT 39 LỜI MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cũng như thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong quá trình này, đầu tư công có một ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò tạo nền tảng vật chất kỹ thuật quan trọng cho đất nước, là “cú huých” đối với một số ngành và vùng trọng điểm, đồng thời thúc đẩy thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mặc dù có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, song đầu tư công vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Trong những năm qua, việc chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cách thức quyết định, đối tượng mà Nhà nước phải đầu tư và phương thức tiến hành đầu tư. Những thay đổi này tuy đã diễn ra, song chưa thực sự phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và vẫn mang nhiều đặc tính của cơ chế bao cấp và nguyên tắc “xin – cho” trong quy trình quyết định và phân phối vốn đầu tư. Hiệu quả thấp trong đầu tư công đã được nói đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, trong các cuộc hội thảo, diễn đàn. Không ít hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư công diễn ra rất nghiêm trọng và gây ra mối quan ngại về tính hiệu quả của đầu tư công như lãng phí, tham nhũng, đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng mục tiêu… Tất cả những vấn đề này bắt nguồn cả từ thể chế phân bổ và quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện, lẫn từ sự yếu kém của cơ quan quản lý. Trong thời kỳ tới, nền kinh tế Việt Nam phải chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu. Mặt khác, việc tham gia ngày càng sâu và rộng hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế, sự mở cửa thị trường đầu tư theo các hiệp định quốc tế đã ký kết (WTO, AFTA, CAFTA, song phương) tạo ra môi trường và thị trường đầu tư khác hẳn so với trước đây. Việc nghiên cứu chính sách đầu tư công của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực tiễn đầu tư công trong hơn 12 năm qua là công việc cần thết để thấy được những điểm yếu, rút ra những bài học và đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách đầu tư công và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Đây là lý do nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên việc nghiên cứu, đánh giá tình hình đầu tư công, hiệu quả đầu tư công để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là điều rất cần thiết. Do đó, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài này nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan, những phân tích, đánh giá về thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay; từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế yếu kém còn tồn tại và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư công, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3. Phương pháp nghiên cứu

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Vấn đề nghiên cứu 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Nội dung nghiên cứu 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 4

1.1 Khái niệm đầu tư công 4

1.1.1 Khái niệm đầu tư 4

1.1.2 Khái niệm đầu tư công 4

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công 5

1.3 Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 8

1.4 Chỉ số đo lường hiệu quả kinh tế của đầu tư công 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 11

2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay 11

2.2 Tình hình đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay 12

2.3 Những thành tựu đã đạt được của quá trình đầu tư công 26

2.4 Một số vấn đề còn tồn tại trong đầu tư công tại Việt Nam 27

2.4.1 Một số vấn đề cơ bản 27

2.4.2 Hạn chế trong quản lý đầu tư công 29

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM 34

LỜI KẾT 39

Trang 2

Mặc dù có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, song đầu tư côngvẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết Trong những năm qua, việc chuyển từ môhình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi mộtcách căn bản cách thức quyết định, đối tượng mà Nhà nước phải đầu tư và phươngthức tiến hành đầu tư Những thay đổi này tuy đã diễn ra, song chưa thực sự phù hợpvới thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và vẫn mang nhiều đặc tính của cơchế bao cấp và nguyên tắc “xin – cho” trong quy trình quyết định và phân phối vốnđầu tư Hiệu quả thấp trong đầu tư công đã được nói đến rất nhiều trên các phương tiệnthông tin đại chúng, trong các phiên chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, trong các cuộchội thảo, diễn đàn Không ít hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư công diễn ra rấtnghiêm trọng và gây ra mối quan ngại về tính hiệu quả của đầu tư công như lãng phí,tham nhũng, đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng mục tiêu… Tất cả những vấn đề nàybắt nguồn cả từ thể chế phân bổ và quản lý đầu tư công chưa hoàn thiện, lẫn từ sự yếukém của cơ quan quản lý.

Trong thời kỳ tới, nền kinh tế Việt Nam phải chuyển từ mô hình tăng trưởng theochiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu Mặt khác, việc tham gia ngày càngsâu và rộng hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế, sự mở cửa thị trường đầu tư theo cáchiệp định quốc tế đã ký kết (WTO, AFTA, CAFTA, song phương) tạo ra môi trường

và thị trường đầu tư khác hẳn so với trước đây Việc nghiên cứu chính sách đầu tưcông của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, lànhiệm vụ có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn Nghiên cứu, tổng kết và đánh giáthực tiễn đầu tư công trong hơn 12 năm qua là công việc cần thết để thấy được nhữngđiểm yếu, rút ra những bài học và đề xuất cơ sở khoa học cho việc hoạch định chínhsách đầu tư công và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh

Trang 3

tế Đây là lý do nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của đất nước nên việc nghiên cứu, đánh giá tình hình đầu tư công, hiệu quả đầu

tư công để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, góp phần thựchiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là điều rất cần thiết Do đó, chúng tôi đãchọn thực hiện đề tài này nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan, những phân tích, đánhgiá về thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay; từ đó đưa ranhững kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được,khắc phục những hạn chế yếu kém còn tồn tại và không ngừng nâng cao hiệu quảđầu tư công, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích,đánh giá thông qua sử dụng các số liệu phản ánh thực tế đầu tư công tại Việt Namđược công bố từ Tổng cục thống kê, các trang điện tử của Nhà nước, chính phủ vàtham khảo bài viết của các nhà kinh tế

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư công tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động đầu tư công là một phạm trù rộng, bao gồmnhiều nội dung và có nhiều nhân tố liên quan Nhóm nghiên cứu chủ yếu tậptrung vào việc tìm hiểu các yếu tố về nguồn vốn đầu tư công, sử dụng vốn đầu

tư công và hiệu quả kinh tế của đầu tư công

5 Nội dung nghiên cứu

Nội dung đề tài gồm có 3 chương:

- Chương I Tổng quan về đầu tư công

- Chương II Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam

- Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG

1.1 Khái niệm đầu tư công

1.1.1 Khái niệm đầu tư

Theo cách hiểu thông thường nhất trong xã hội, đầu tư là việc bỏ vốn ra bằng cáctài sản hữu hình (tiền, nhà xưởng, máy móc, ) hoặc vô hình (phát minh, sáng chế,thương hiệu, ) để kinh doanh nhằm đạt được lợi ích nào đó Còn theo kinh tế học vĩ

mô thì đầu tư được hiểu là tăng vốn tư bản nhằm tăng cường sức sản xuất trong tươnglai Có nghĩa là, đầu tư là việc bỏ tư bản, bỏ vốn vào hoạt động nào đó để đạt đượcmục đích kinh tế, là hoạt động mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư Đầu tư còn được gọi

là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản Chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sảnxuất vật chất mới được tính là đầu tư, còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ

và kinh doanh bất động sản không được coi là đầu tư

1.1.2 Khái niệm đầu tư công

Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân, còn gia tăng tư bản xãhội được gọi là đầu tư công Việc làm gia tăng tư bản xã hội thuộc chức năng củaChính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà Chính phủ thựchiện Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng từ sau khi nhà nước chuyểnsang nền kinh tế thị trường

Theo thống kê hiện nay, đầu tư công ở nước ta bao gồm:

- Đầu tư từ ngân sách (phân chia cho các Bộ, ngành trung ương và các địaphương)

- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trìnhmục tiêu trung và ngắn hạn) được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằngnăm

- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định

- Đầu tư của các DNNN mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc

từ ngân sách nhà nước

Để có một khái niệm thống nhất về đầu tư công, Dự thảo Luật đầu tư công của ViệtNam đang đề nghị áp dụng khái niệm sau: “Đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốnnhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,không nhằm mục đích kinh doanh”

Trang 5

Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ bao gồm:

- Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật, kinh tế, xãhội, an ninh, quốc phòng; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộccác lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vựckhác,

- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn

vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sữa chữa các tài sản

cố định của các tổ chức này,

- Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội được hỗ trợ

tư vốn nhà nước theo qui định của pháp luật,

- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.Tuy nhiên, theo quan niệm này thì đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công, như vậy là không hoàntoàn chính xác vì DNNN có nguồn vốn chủ yếu và quan trọng từ ngân sách nhà nước,

do đó không thể coi đó là đầu tư tư nhân được

Cách hiểu phổ biến, dể hiểu, phản ánh được đúng bản chất của đầu tư công và thểhiện được đầu tư công là đối tượng của chính sách đầu tư của nhà nước hiện nay có thể

được định nghĩa một cách đơn giản như sau: Đầu tư công bao gồm các khoản đầu tư

do Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước thực hiện Trong

quan niệm này, đầu tư công được xét từ góc độ sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công

- Năng lực của cơ quan nhà nước: đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết

quả đạt được của dự án Để dự án đạt được kết quả mong muốn các cơ quan thựchiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải đảm bảo nguồn lực về số lượng

và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực) Phải đảm bảo những người phụtrách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án

- Nguồn vốn đầu tư công: tại Việt Nam vốn đầu tư công bao gồm 5 nguồn chủ

yếu sau:

Vốn từ nguồn thu trong nước của Ngân sách Nhà nước phân cho các Bộ ngành

và phân cho các địa phương Vốn đầu tư này hướng vào đầu tư không hoàn lạicho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân

Trang 6

lực, bảo vệ môi trường mà không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn rấtchậm, cũng như các khoản đầu tư duy tu, bảo dưỡng các công trình công cộng.Đối với một số dự án có thể tạo được nguồn thu khi đi vào hoạt động nhưngkhông có khả năng hoàn trả đầy đủ vốn đầu tư thì nguồn vốn từ Ngân sách Nhànước chỉ đóng vai trò hỗ trợ một phần cho đầu tư

Vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu cũng được

thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm, nhưng về chủ trương đượcquyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, thường từ 3 đến 5 năm Đây cũng là vốnkhông hoàn lại

Có hai loại chương trình quốc gia:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia là những chương trình xuyên suốt cácngành và địa phương, nhằm những mục tiêu được xác định cụ thể;

+ Chương trình ngành là chương trình thực hiện trong một số ngành hay vùng

cụ thể

Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định.

Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vayODA và cho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong

kế hoạch Nhà nước đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

Về mặt nguyên tắc, chủ đầu tư được vay vốn tín dụng Nhà nước có trách nhiệmhoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn do Nhà nước qui định và theo hợp đồng vayvốn Trên thực tế, do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng và cả dochủ quan, các đơn vị vay không có khả năng hoàn trả, thì trong không ít trườnghợp nhà nước phải hoãn nợ, khoanh nợ, cho vay đảo nợ và xóa nợ

Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư

+ Vốn đầu tư vay trong nước là từ trái phiếu chính phủ Đây là vốn Nhà nướcvay của nhân dân để đầu tư cho phát triển theo một số mục tiêu nhất định(như giáo dục, năng lượng ) và sẽ hoàn trả từ ngân sách sau một thời hạnnhất định Hiện có 6 loại trái phiếu Chính phủ: tín phiếu kho bạc, trái phiếu

Trang 7

kho bạc, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu đầu tư

và trái phiếu công trình trung ương

+ Vốn ngoài nước là khoản tiền mà Chính phủ vay nợ, nhận viện trợ từ bênngoài thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để tập trung đầu tưnhững dự án đã được cam kết với các nhà tài trợ Trên thực tế, phần vốnviện trợ không hoàn lại được đưa vào ngân sách để đầu tư, còn phần ODAcho các doanh nghiệp vay lại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát triển

của Nhà nước Như vậy, vốn vay ODA hiện nay không được tính trong thu

ngân sách, nhưng khi hoàn trả thì lại tính là chi ngân sách; đồng thời khoản

chi đầu tư không nằm trong cân đối ngân sách của năm giải ngân và chi tiêuvốn vay, mà chỉ được đưa vào cân đối ngân sách vào năm trả nợ lãi và gốc.Cách tính toán cân đối tài chính công như vậy không theo thông lệ Tỷ lệthâm hụt ngân sách hiện báo cáo chính thức là thấp hơn nhiều so với trườnghợp đưa các khoản đầu tư bằng vốn vay ODA và vay trong nước vào hạchtoán ngân sách quốc gia

Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước gồm vốn của doanh nghiệp mà phần

quan trọng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước (vốn của các doanh nghiệpNhà nước từ khấu hao cơ bản để lại; từ lợi nhuận sau thuế; từ đất đai, nhàxưởng còn chưa sử dụng đến, được huy động đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh) và vốn doanh nghiệp vay với sự bảo lãnh của Chính phủ

- Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: việc thực hiện đầu tư công

liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xâydựng cơ bản, quản lý ngân sách Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ratrình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việcthực hiện dự án được thuận lợi Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, cócách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng đúngmục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

- Bối cảnh kinh tế - xã hội: các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học kỹ thuật,… đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả đạt được của dự án đầu

tư Những biến động này đôi khi dẫn đến việc điều chỉnh dự án, hoặc ngưng khôngthực hiện dự án nữa do không phù hợp

Trang 8

- Công luận và các nhóm có liên quan: sự ủng hộ hay phản đối của công luận

có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án Các dự án công bị người dân phảnđối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau.Bên cạnh đó, mỗi dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho nhữngnhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối củacác nhóm đối tượng tương ứng

1.3 Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Như đã nói ở trên, đầu tư công có nghĩa là nhà nước sử dụng nguồn vốn thuộc sởhữu của mình để tiến hành đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu nhất định Vậy một câuhỏi được đặt ra là tại sao nhà nước lại phải dùng đến nguồn vốn của mình mà không đểcho khu vực tư nhân thực hiện các chương trình, dự án đó, có khả năng sẽ đạt hiệu quảcao hơn trong đầu tư Bởi trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, có nhiều lĩnh vực,nhiều dự án mà tư nhân không đủ khả năng hoặc đủ khả năng mà không muốn thựchiện

Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng sau:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng, cơ

sở vật chất – kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội Đây cũng đồng thời tạo nhữngđiều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển.Ngoài ra, đầu tư công giúp cho có cơ hội được tập trung nguồn lực cao, hoặc Trungương có thể điều tiết được một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục

bộ, địa phương, nơi thừa nơi thiếu

- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất côngtrong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùngsâu vùng xa, các dân tộc thiểu số (chương trình 134, 135 của Chính phủ, cácchương trình xóa đói giảm nghèo, ), nâng cao và ổn định đời sống người dân

- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh Các côngtrình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắtnên khu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này.Nhưng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độclập, chủ quyền quốc gia

1.4 Chỉ số đo lường hiệu quả kinh tế của đầu tư công

Trang 9

Hệ số Incremental Capital-Output Ratio (viết tắt là hệ số ICOR) là một trongnhững chỉ tiêu được sử dụng khá phổ biến để đo lường hiệu quả kinh tế của vốn đầu tưnói chung và vốn đầu tư công nói riêng Hệ số này cho biết muốn tăng thêm một đơn

vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu

tư trong kỳ đó ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng,hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm Do sự gia tăng sản lượng chịu tác động bởitổng hòa nhiều nhân tố nên khi tính hệ số ICOR cần dựa trên các giả định:

- Mọi nhân tố khác đều không thay đổi

- Chỉ có gia tăng vốn mới dẫn đến gia tăng sản lượng

Vì vốn đầu tư và đặc biệt là vốn đầu tư công thường có độ trễ và phải sau mộtthời gian mới phát huy tác dụng nên hệ số ICOR thường được tính toán trong một giaiđoạn và được xác định bởi công thức:

Y

K k Δ

Δ

Trong đó:

- K :mức thay đổi vốn sản xuất (K = Kt – Kt-1)

- Y :là mức thay đổi về kết quả sản xuất và Y = Yt – Yt-1

- t :là năm nghiên cứu

- t-1 :là năm mốc nghiên cứu

Công thức tính khá đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định:

- Yếu tố Y được xác định từ niên giám thống kê hàng năm

- Mức tăng lên của vốn sản xuất K Để tính được K chúng ta phải hiểu rõ nộidung của chỉ tiêu vốn sản xuất Vốn sản xuất là giá trị các tư liệu vật chất tham giatrực tiếp vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm vốn cố định(công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng) và vốn lưuđộng (có cả hàng tồn kho) và các vốn đầu tư khác Vốn sản xuất được đánh giá ởgóc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ tính phần hiện còn tức là phần đượctích luỹ lại và chỉ tính những tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ.Như vậy K là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ đi sốvốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản xuất, trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng, Trong

Trang 10

thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải kiểm kêđánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặcbiệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng nên thông thường ta thay Kbằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trong năm vàđược xác định dựa trên số liệu công bố trong niêm giám thống kê hàng năm.

Trang 11

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong hơn 12 năm trở lại đây đã có nhữngbiến đổi theo chiều hướng tích cực một cách rõ rệt, đời sống nhân dân đuợc cải thiện.Bằng chứng là nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, GDPbình quân đầu người năm 2011 đạt 1.300 USD gấp hơn 3 lần so với năm 2000, đưanước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát trỉên có mứcthu nhập trung bình Từ năm 2000 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP của nước takhông ngừng tăng qua các năm ( từ 6,8% năm 200 lên 8,5% năm 2007) Đến năm

2008, do chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảnh tài chính và suy thoái toàncầu, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% và tiếp tục giảm ở năm 2009với 5,3% Sau những nỗ lực và chính sách phát triển của Nhà nước, đến năm 2010 nềnkinh tế đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7% Tuy nhiên, từnăm 2011 đến nay, do chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nêntốc độ tăng trưởng GDP lại có xu hướng giảm còn 5,9% năm 2011 và đạt 4,7% trong 9tháng đầu năm 2012 Trong năm 2012, với nhiều khó khăn ở phía trước nhưng tìnhhình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng với những điểmsáng như lãi suất tín dụng giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, chỉ số tồnkho giảm dần,

Cùng với việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong nước của ViệtNam đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cụ thể là:

Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 36,73% (năm 2000) tăng lên40,79% (năm 2011); khu vực dịch vụ từ 38,73% (năm 2000) giảm nhẹ xuống còn37,19% (năm 2011); khu vực nông nghiệp từ 25,53% (năm 2000) giảm xuống 20,06%(năm 2011)

Hoạt động kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực: hợp tác songphương và đa phương; mở rộng quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu laođộng, tiếp nhận kiều hối và tăng cường nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại khác, đưanước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới với sự kiện nổi bậttrong giai đoạn này là ngày 01/11/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của

Trang 12

WTO Tất cả những việc này đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế.

Trong những năm vừa qua đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện,

sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác có những tiến bộ đáng

kể

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó, trong giai đoạn này nước ta vẫn cònxuất hiện nhiều hạn chế và bất cập Đó chính là sự chậm đổi mới của cơ cấu kinh tế,vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống , tỷ trong dịch vụ có xu hướng giảmxuống, nông-lâm-thủy sản thì chỉ giảm nhẹ vẫn chưa xuống được như mục tiêu đề ra.Ngoài ra, vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng bố trí dàn trải,đầu tư không đồng bộ, nhiều công trình đầu tư kéo dài hay khi đưa vào sử dụng thìkhông phù hợp Còn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài cũng gặp khó khăn do thủ tục đầu tư phiền hà; giải phóng và bàngiao mặt bằng chậm nên tiến độ đầu tư thường kéo dài hơn nhiều so với kế hoạch banđầu Về mặt đời sống, tuy tỷ lệ nghèo của nước ta đã giảm đáng kể nhưng đến nay vẫncòn tương đối cao Một số tệ nạn xã hội chưa được chắn đứng mà còn có nguy cơ giatăng Tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông tiếp tục xảy ra nghiêm trọng Ô nhiễmmôi trường ngày càng gia tăng do việc quản lý và xử lý còn nhiều bất cập

2.2 Tình hình đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

a Quy mô đầu tư công

Tổng vốn đầu tư trong xã hội đã liên tục tăng lên trong thời gian qua, tính theogiá so sánh 1994, tổng vốn đầu tư tăng từ 115 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 363 nghìn

tỷ đồng năm 2011, gấp 3 lần, bình quân mỗi năm tăng 11,3% Tăng nhanh nhất là khuvực kinh tế ngoài quốc doanh với 4,65 lần; sau đó là khu vực vốn đầu tư nước ngoàivới 4,6 lần; cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước, với 2,1 lần Ngay cả vào năm 2008,

do lạm phát cao và kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, mặc dù Nhà nước có chủ trương cắt giảm đầu tư công, song số vốn đầu tưcông vẫn chỉ ở mức thấp hơn rất ít so với năm 2007, đến năm 2009 lại tăng vọt, bù lại

sự cắt giảm ít ỏi đó, nhằm thực hiện chủ trương "kích cầu đầu tư" Tuy nhiên, ngay sau

đó để cắt giảm lạm phát và do chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế, Nhà nướcphải cắt giảm chi tiêu công gần 28 nghìn tỷ đồng trong hai năm 2010 và 2011

Trang 13

Biểu đồ 1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

(theo giá so sánh năm 1994, tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục thống kê – Niên giám thống kê 2005 đến 2011.

Xét về cơ cấu thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổngđầu tư xã hội, mặc dù tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,2% vào năm 2000 xuốngcòn 37,0% năm 2007 và 34% năm 2008, là hai năm duy nhất, tỷ trọng vốn đầu tư nhàNước xuống thấp nhất trong các thành phần (thấp hơn cả vốn đầu tư ngoài Nhà nướcvới tỷ trọng 38% năm 2007 và 35% năm 2008) trong 12 năm qua Tuy nhiên, đến năm

2009, vốn đầu tư Nhà nước lại tiếp tục dẫn đầu và tiếp tục ở vị trí số một trong cơ cấuvốn đầu tư xã hội trong các năm qua (Bảng 1)

Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo giá thực tế

tư (tỷ đồng)

Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vự có vốn đầu

tư nước ngoài

Trang 14

Năm Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vự có vốn đầu tư nước ngoài

Nguồn: Tổng cục thống kê – Niên giám thống kê 2005 đến 2011.

Tính theo giá so sánh 1994, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước đã tăng từ68,1 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 145,2 nghìn tỷ đồng năm 2011, bình quân mỗi nămtăng gần 7,7%; còn tính theo giá thực tế thì tăng từ 89,4 nghìn tỷ đồng lên 341,6 nghìn

tỷ đồng, bình quân mỗi năm 13,3%.1

So sánh tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng vốn đầu tư tính bình quân hàng nămtrong thời kỳ 2000-2011 (Bảng 2( có thể thấy:

- Tốc độ tăng vốn đầu tư ở cả nước và trong hầu hết các khu vực đều cao hơn(gấp khoảng hai lần) so với tốc độ tăng GDP, ngoại trừ khu vực kinh tế Nhànước

- Khu vực có vốn FDI có tốc độ tăng đầu tư cao nhất, bình quân mỗi năm 17,4%,khu vực kinh tế ngoài nhà nước 15,7%, còn khu vực Nhà nước 7,7%

Bảng 2: Tốc độ tăng GDP và tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2011

(tính theo giá so sánh năm 1994)

Tiêu chí bình quân năm (%)Tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng vốn đầu tưbình quân năm (%)

Khu vực có vốn đầu tư

Nguồn: Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê

Như vậy, việc giảm sút về tỷ trọng của vốn đầu tư công trong tổng số vốn đầu tư của

xã hội không phải do nhà nước đã hạn chế bớt đầu tư công, mà chỉ là do các khu vực

Theo số liệu thống kê của Tổng cụ thống kê về vốn đầu tư theo thành phần kinh tế.

Trang 15

kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn Do đầu tư công tăng nhanh nên vốn sản xuất vàtài sản cố định có nguồn công tăng lên nhanh chóng trong nền kinh tế, với tốc độ tăngbình quân hàng năm vào khoảng 15%, mặc dù tỷ trọng tương đối đang có xu hướnggiảm đi (từ mức 2/3 năm 2000, giảm xuống còn khoảng 50% năm 2006) và tiếp tụcgiảm thấp hơn trong các năm gần đây Trong khi lao động trong khu vực nhà nướckhông thay đổi bao nhiêu, thì trình độ trang bị vốn của lao động khu vực Nhà nướcđang tăng lên nhanh chóng Tài sản cố định và vốn đầu tư dài hạn của một lao độngkhu vực doanh nghiệp Nhà nước năm 2004 có 160 triệu đồng; năm 2005 là 239 triệuđồng, năm 2006 tăng lên đến 418 triệu đồng và năm 2007 đạt 511 triệu đồng (trungương 613 triệu đồng và địa phương 225 triệu đồng), tức là trong 4 năm mà trang bịvốn đã tăng hơn 3 lần cho lao động của khu vực kinh tế Nhà nước.

b Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công

Trong số 5 nguồn vồn đầu tư công, hai nguồn đầu tiên (vốn từ ngân sách và vốncho các chương trình mục tiêu và chương trình ngành) gộp vào mục "vốn ngân sách",

và hai nguồn tiếp theo (tín dụng và vốn Nhà nước vay) gộp vào mục "vốn vay"

Theo số liệu thống kê (Biểu đồ 2) vốn ngân sách chiếm từ 40% đến 65% trongtổng số vốn đầu tư công, vốn vay chiếm từ 15% đến 30%, đầu tư của các doanh nghiệpnhà nước khoảng từ 20% đến 30%, tỷ trọng của vốn vay giảm đi, đặc biệt trong mấynăm gần đây tác động của lạm phát và chính sách thắt chặt tín dụng, trong khi đó vốnđầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu tăng tỷ trọng trong hai năm 2006-2007,nhưng rồi lại giảm đi do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính

Tính theo giá so sánh năm 1994, khối lượng vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sáchNhà nước tăng từ 29.702 tỷ đồng năm 2000 lên 106.265 tỷ đồng năm 2009, tăng 3,58lần, tức là bình quân mỗi năm tăng 15,6% Đến năm 2010, do suy thoái kinh tế vàchính sách kiềm chế lạm phát, thắt chặt đầu tư công, vốn đầu tư từ ngân sách Nhànước có sự sụt giảm đáng kể; đến năm 2011, tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nướcchỉ còn 65.609 tỷ đồng, giảm 40.656 tỷ đồng so với năm 2009

Vốn vay tăng 2,41 lần, bình quân năm tăng 12,46%; đặc biệt trong năm 2010tổng vốn vay đã tăng vọt từ 28.961 tỷ đồng lên 58.735 tỷ đồng (tăng 2,1 lần, tươngđương tăng 29.774 tỷ đồng) Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tăng 1,7 lần, bìnhquân năm tăng 6%

Trang 16

Biểu đồ 2: Vốn đầu tư công theo nguồn vốn

(Tỷ đồng, theo giá so sánh năm 1994)

Nguồn: Tổng cục thống kê – Niêm giám thống kê 2005 đến 2011.

c Phân bổ vốn đầu tư theo ngành và lĩnh vực

Trong những năm qua, các khoản đầu tư công được định hướng tập trung vàoviệc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, môi trường và dành mộtphần vốn đầu tư cho các Doanh nghiệp Nhà nước (chủ yếu làm nhiệm vụ công ích,giảm nhanh việc cấp vốn để kinh doanh), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tếtham gia đầu tư và kinh doanh một cách bình đẳng Các định hướng sử dụng đầu tưcông này nói chung là thiết thực với một đất nước còn nghèo, đang trong quá trìnhchuyển đổi và hội nhập, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đất nước.Tuy nhiên, định hướng này đến thực tế thực hiện còn một khoảng cách khá xa

Tổng hợp số liệu ở cấp độ lĩnh vực (Biểu đồ 3), đầu tư cho các ngành thuộc lĩnhvực kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi của Nhà nước (thấp nhất là72,1% năm 2008 và cao nhất là 80,2% năm 2003) Đầu tư trong các ngành thuộc lĩnhvực xã hội, liên quan trực tiếp tới phát triển con người (khoa học, giáo dục và đào tạo,

y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng) có xu hướnggiảm từ 19% năm 2006 còn 16,2% năm 2011 Điều này cho thấy, hiện nước ta đangtập trung chi đầu tư cho kinh tế và có xu hướng giảm đầu tư cho xã hội; đây được đánhgiá là xu thế không hợp quy luật, bởi vì một mặt cùng với sự tăng lên của mức sống,các nhu cầu về phúc lợi cần phải được đảm bảo ở mức cao hơn, mặt khác sự phát triển

Trang 17

của khoa học – công nghệ và xu thế phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải đầu tư ngàycàng nhiều cho phát triển nguồn lực con người.

Biểu đồ 3: Cơ cấu đầu tư công cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước

Nguồn: Tổng cục thống kê Niêm giám thống kê từ năm 2005 đến 2011

Đầu tư cho quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể có xu hướngtăng liên tục, tăng từ 5,2% năm 2000 lên 9,4% năm 2011 Đầu tư cho bộ máy quản lýnhà nước và các đoàn thể xã hội tăng lên không ngừng, trái với chủ trương tiết kiệmchi tiêu hành chính đã được ban hành Đặc biệt, đầu tư xây dựng trụ sở và mua sắm ô

tô, trang thiết bị vượt quá tiêu chuẩn đã trở thành hiện tượng phổ biến, được nêu trêndiễn đàn Quốc hiệu nhiều lần, nhưng không khắc phục được triệt để mà vẫn tiếp tục táidiễn Đây chính là một kẽ hở cho lãng phí và tham nhũng

Ở cấp độ ngành, do quy mô vốn đầu tư của Nhà nước liên tục tăng cao nên tươngứng với nó, số vốn phân bổ cho các ngành cũng tăng lên qua các năm

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư Nhà nước phân theo ngành theo giá so sánh 1994

(Đơn vị: tỷ đồng)

Trang 18

Nguồn: Tổng cục thống kê Niêm giám thống kê từ năm 2005 đến 2011

Trong 12 năm, tính theo giá so sánh năm 1994, đầu tư công cho nông, lâm nghiệp

và thủy sản tăng thấp nhất với tỷ lệ tăng 1,12 lần, tiếp theo đó là công nghiệp khai thác

mỏ với 1,32 lần, chi đầu tư cho khoa học, giáo dục, đào tạo tăng 1,51 lần Đây lànhững nhành mà mức tăng đầu tư thấp hơn mức bình quân chung (2,12 lần)

Các ngành có mức tăng chi đầu tư tương đối cao là thương nghiệp, dịch vụ tàichính, tín dụng với 3,8 lần; quản lý Nhà nước, an ninh, quốc phòng, đoàn thể là 3,86lần và cao nhất là xây dựng với 4,14 lần (Biểu đồ ….)

Về cơ cấu, trong 12 năm vừa qua, trung bình khoảng 40% tổng số vốn đầu tưcông dành cho các ngành kết cấu hạ tầng như điện, nước, vận tải và thông tin Côngnghiệp khai thác mỏ chiếm khoảng từ 7%-9% trong tổng vốn đầu tư công Nông, lâmnghiệp và thủy sản, mặc dù là lĩnh vực hoạt động của đại đa số dân cư nhưng hiện vẫnkhông được chú trọng đầu tư, biểu hiện cũ thế là tỷ trọng của lĩnh vực này trong đầu tưcông đã giảm từ 12% năm 2000 xuống còn 7%-8% từ năm 2002 đến năm 2010 và đến

2011 chỉ còn 6%

Bên cạnh đó, các ngành liên quan trực tiếp tới phát triển con người – khoa học,giáo dục và đào tạo, y tế và trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộngđồng không có sự thay đổi đáng kể vể tỷ trọng trong đầu tư công: chiếm 17,6% năm

Trang 19

2000, giao động trong khoảng 14,17% đến 19,2% từ năm 2001 đến năm 2008, từ năm

2009 đến nay giảm xuống còn khoảng 16,2% Trong đó, đầu tư cho giáo dục đào tạogiảm dần từ 8,5% năm 2000 xuống 4%-5% năm 2002-2003, sau đó lại tăng lên 6%-7% những năm sau đó; Còn đầu tư vào y tế và cứu trợ xã hội phổ biến ở mức 2%-3,5%, cao nhất là 3,87% năm 2004 (Biểu đồ 4)

Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo ngành

(%, theo giá so sánh năm 1944)

Nguồn: Tổng cục thống kê Niêm giám thống kê từ năm 2005 đến 2011

Như vậy, xét về cả tốc độ tăng và tỷ trọng tổng đầu tư Nhà nước thì những ngànhlớn quan trọng, có thế mạnh trong sự phát triển dài hạn của đất nước là nông, lâmnghiệp, thủy sản và khoa học, giáo dục, đào tạo lại là những ngành chiếm vị thế yếunhất trong chính sách đầu tư của nhà nước Điều này trái với chủ trương phải tạo ranhững điểm đột phá mạnh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đất nước về các sảnphẩm có thế mạnh trong nông nghiệp, thủy sản và nhanh chóng đào tạo nguồn nhânlực kỹ thuật cao trong tương lai

Việc không chú ý tới nông nghiệp, thậm chí hy sinh nông nghiệp để công nghiệphóa, trong thời gian qua đã gây nên nhiều vấn đề bất ổn trong nông nghiệp, nông thôn

và đời sống nông dân mà Nghị quyết 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về pháttriển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu Trong thời gian trước năm 200, chi

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo giá thực tế - Đầu tư công tại Việt Nam  – Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo giá thực tế (Trang 12)
Bảng 2:  Tốc độ tăng GDP và tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2011 - Đầu tư công tại Việt Nam  – Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tốc độ tăng GDP và tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2011 (Trang 13)
Bảng 3:  Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP - Đầu tư công tại Việt Nam  – Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w