Năng lực điều hành quản lý đầu tư công của nhà nước

Một phần của tài liệu Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)

- Trong vấn đề sử dụng nợ, một điều đáng quan tâm là mục đích sử dụng nợ lại là

yếu tố dẫn đến nợ vay không được sử dụng một cách có hiệu quả. Nói cách khác, một trong những nguyên tắc huy động vốn của Nhà nước là vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là trên thực tế khi tiến hành huy động vốn cần phải xây dựng các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ nhưng sử dụng vốn vay như thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế. Điều đó dẫn đến nguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn, nhưng tốc độ giải ngân thì chậm, ảnh hướng đến việc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thoả mãn nhu cầu cầu về vốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ. Với đồng vốn giải ngân chậm mà không được đưa đồng vốn giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều.

- Thêm vào đó, tình trạng đầu tư công hiện nay luôn đi cùng với lãng phí và tốn

kém, thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề... Việc Tập đoàn Kinh tế nhà nước Vinashin bỏ 1.000 tỉ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng, đang được nhắc đến như một điển hình cho sự lãng phí của đầu tư công. Hay, đầu tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 - 40km lại có 1 cảng), song, các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất. Thực tế đó cho thấy, mức độ thiếu hiệu quả của các dự án đầu tư công của Việt Nam rất đáng báo động. Với kiểu xin cấp phép xây dựng tràn lan như hiện nay, thì tỉnh nào cũng đều sẽ có sân bay, cảng biển, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, sân gôn, khu

đô thị cao cấp,... mà hiệu quả thì chưa biết được, mới chỉ thể hiện trên báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Về mặt kinh tế vĩ mô, nền tài chính chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng ức

chế, thể hiện ở việc tín dụng vẫn chủ yếu “rót” vào các doanh nghiệp nhà nước theo các điều kiện ưu đãi, trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ được tiếp cận một cách hạn chế; lãi suất thực bị giữ ở mức quá thấp. Việc ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước như vậy vi phạm các quy định của WTO mà nay nước ta đã là thành viên đầy đủ, do vậy chính sách này cần được cân nhắc lại một cách kỹ lưỡng. Một tác động tiêu cực nữa của chính sách này, đó là hạn chế khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp tư nhân nói chung, qua đó làm hạn chế tiềm năng phát triển. Hay nói một cách khác, nhà nước vẫn đang đầu tư “lấn sân” vào những lĩnh vực, ngành nghề và khu vực lẽ ra nên để cho khối doanh nghiệp tư nhân làm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn đối với chất lượng các công trình.

- Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2009, hiện nay tốc độ giải

ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu được hạn chế, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, các khoản vay nước ngoài hiện nay chủ yếu là có điều kiện ưu đãi nên lãi suất thấp hơn khoản nợ vay trong nước nên số chi trả nợ nước ngoài luôn thấp hơn chi trả nợ trong nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 29)