Khung pháp lý chưa hoàn thiện đối với việc áp dụng các hình thức của đầu tư công ở Việt

Một phần của tài liệu Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 38)

đầu tư công ở Việt Nam

Bên cạnh việc sử dụng 100% nguồn vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư công, còn có các hình thức khác nhằm bổ sung thêm một nguồn vốn đáng kể để đầu tư như: các giải pháp hợp tác công tư (PPP) hay như các hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT)

Ví dụ: Việc nâng cấp toàn bộ Quốc lộ 1 hoặc xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Nhà nước sẽ chỉ dùng Ngân sách để tham gia một phần thôi, phần còn lại có chính sách uu đãi cho tư nhân tham gia đầu tư. Đó gọi là một hình thức PPP. Nhưng hình thức này hiện mới chỉ bắt đầu được quy định từ phía Chính phủ, vẫn chưa đầy đủ về khung pháp lý và có lẽ cần phải có một đạo luật PPP thì mới có thể khuyến khích, đảm bảo cơ chế pháp lý.

Tình trạng dự án cầu Phú Mỹ được tư nhân tham gia đầu tư thất thu cho thấy có một phần do cơ chế, thủ tục, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thiếu đồng bộ, đặc biệt liên quan đến sự kết nối hạ tầng giữa cầu Phú Mỹ với các vùng khác như đường vành đai, đường cao tốc Sài Gòn - Dầu Giây. Chủ đầu tư cầu Phú Mỹ đã xin trả lại cầu Phú Mỹ cho UBND TP HCM, thay vì tiếp tục khai khác sau hơn một năm tiến hành thu phí tại cây cầu này do mức phí thu được quá thấp so với dự kiến.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI VIỆT NAM

Trong nhiều năm qua, đầu tư công được coi là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của nền kinh tế, là một thành phần quan trọng của tổng cầu xã hội, cũng như góp phần gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế, nhất là trong việc hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở. Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực to lớn và kéo dài như: tăng sức ép lạm phát, mất cân đối vĩ mô, gia tăng chênh lệch giàu nghèo, tăng tình trạng tham nhũng, hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đầu tư công kém hiệu quả cũng làm tăng gánh nặng nợ chính phủ, nhất là nợ nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công nhằm góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần sử dụng động bộ các biện pháp thiết thực, cụ thể, bao gồm:

1. Hoàn thiện phân cấp trong quản lý các dự án đầu tư công

Phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý đầu tư công nói riêng là những nội dung quan trọng cấu thành chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Quản lý đầu tư công hiểu là quản lý quy hoạch, kế hoạch cân đối và phân bổ

Mục tiêu của phân cấp trong quản lý đâu tư công nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Nghĩa là đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo việc ra quyết định một cách nhanh nhất, đảm bảo cấp quyết định là cấp có đủ điều kiện cần thiết đối với việc ra quyết định, đảm bảo người ra quyết định là người duy nhất có quyền, đồng thời có trách nhiệm đối với quyết định.

Nội dung phân cấp quản lý: xác định lĩnh vực, cấp phải lập quy hoạch phát triển và thời hạn tương ứng với từng cấp, vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với nhau, tiêu chí phân cấp cho việc tổ chức thẩm định phê duyệt.

Phân cấp trong quản lý cũng cần quy định rõ trách nhiệm đối với các đối tượng ưu liên quan trong tổ chức thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch, trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra việc quản lý thực hiện quy hoạch.

2. Nâng cao chất lượng quy hoạch

Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hỗi hiện nay, công tác quy hoạch ở Việt Nam cần phải xem xét, hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, cụ thể:

- Công tác quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết phải đi trước một bược và phải nghiên cứu xây dựng phê duyệt thẩm định chặt chẽ trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng. Đồng thời, chất lượng quy hoạch phải phù hợp với thị trường, đúng định hướng đảm bảo cơ cấu vốn, cân đối vĩ mô.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác quy hoạch theo vùng, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất và liên vùng.

- Phải có quy hoạch từng giai đoạn phù hợp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lưu ý các vấn đề hội nhập quốc tế, thường xuyên cập nhật, bổ sung điều chỉnh. Để đảm bảo những yêu cầu trên cần thực hiện và hoàn thiện tốt:

- Nhanh chóng tạo ra khuôn khổ pháp lý cho công tác quy hoạch, sớm ban hành

các văn bản về quản lý nhà nước đối với quy hoạch.

- Các dự án đầu tư công phải tuân thủ theo quy hoạch bao gồm: quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển, trong đó lấy quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Phải có các chế tài đủ mạnh đối với các dự án đầu tư không tuân thủ pháp luật, không thực hiện quy hoạch hoặc sai quy hoạch.

Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch, điều này có ý nghĩa quan trọng từng bước nấng cao chất lượng quy hoạch. Sau đó, cần nâng cao hơn nữa tính kết nối

giữa các quy hoạch ngành vùng, quy hoạch tỉnh bằng cách rà soát chẩn chỉnh công tác quy hoạch nhanh chóng khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”.

Cần chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các bước của dự án từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định, thực hiện dự án. Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án.

3. Cải cách, bổ sung luật, văn bản chính sách, cách thức quản lý trong quá trình đầu tư công

- Chính phủ cần sớm ban hành Luật Đầu tư công. Đầu tư bằng nguồn vốn của

nhà nước chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phục vụ công ích, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Đồng thời, đầu tư công liên tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một văn bản luật pháp nhất quán điều chỉnh quá trình đầu tư công gây khó khăn, vướng mắc trong áp dụng và thi hành. Việc ban hành luật đầu tư công sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư công, tăng cường quản lý, chống thất thoát, lãng phí. Cụ thể, luật đầu tư công cần làm rõ trách nhiệm cụ thể của người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các đơn vị thi công, giám sát.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư. Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư như các chính sách về thuế, lãi suất, chính sách về lao động, đất đai. Tổ chức lại các Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn theo quy định về điều kiện năng lực của Luật xây dựng. Xây dựng mạng kiểm định xây dựng để quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn quốc. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, giảm thời gian của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý phù hợp với sự phát triển của nển kinh tế. Quản lý dự án phải trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp, quản lý rủi ro là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý dự án. Đào tạo những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về

kinh tế thị trường và các kiến thức liên quan như thị trường xây dựng, thị trường bất động sản, ….

- Xây dựng nâng cấp hệ thống thông tin, thống kê về kinh tế xã hội; phân tích kịp thời, đầy đủ diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường trong và ngoài nước, dự báo những biến động tác động đến kinh tế vĩ mô và đánh giá khả năng tác động của chúng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

4. Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư công

Việc cấp phát vốn đầu tư công phải gắn liền với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả không cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc khác, cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đề cao phẩm chất của cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng thanh toán thanh quyết toán vốn đầu tư công.

5. Đổi mới phân bổ đầu tư công.

Nguồn lực kinh tế cần tập trung đầu tư vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá và lan toả nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng. Chính phủ cần tập trung đầu tư vào các dự án không có thu hồi vốn (đầu tư công ích) và các dự án mang tính trọng điểm có vai trò nòng cốt trong điều tiết kinh tế xã hội, còn các dự án sản xuất kinh doanh có khả năng thu hồi vốn khác thì khuyến khích, tạo điều kiện để khu vực tư nhân thực hiện. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Kiên quyết cắt những dự án đầu tư không đạt được các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm các thủ tục, tập trung vốn cho các công trình đầu tư bảo đảm hoàn thành trong thời hạn và có hiệu quả cao. Cắt giảm các công trình đầu tư công bằng nguồn ngân sách nhà nước có quy mô quá lớn, chưa thật cấp bách, có thời gian đầu tư dài.

6. Nâng cao hiệu quả đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước.

Tiếp tục đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng cường năng lực quản trị nhằm nâng cao năng lực tài chính và tăng cường hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cần phải thay đổi cách thức, hiệu quả hoạt động của đại diện chủ sở hữu; giảm bớt tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước đối với những lĩnh

vực không cần thiết; thành lập một cơ quan chuyên trách để quản lý khối này. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phải đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp nhà nước cần phải chịu các áp lực cạnh tranh giống các thành phần kinh tế khác.

Cần tách biệt vai trò Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với tư cách quản lý, điều tiết. Các biện pháp của Chính phủ phải giúp doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng suất chứ không phải tăng lợi nhuận ngắn hạn.

LỜI KẾT

Đầu tư công đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt và định hướng cho nền kinh tế, đồng thời đầu tư công là nhân tố mang tính quyết định cho sự phát triển một cách toàn diện cả về kinh tế và xã hội của đất nước. Do đó, việc đưa ra những nhận định khách quan về những mặt tích cực cũng như những hạn chế còn tồn tại để không ngừng nâng cao hiệu quả của đầu tư công là một điều cấp thiết cho tiến trình phát triển của đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế trong nước và thế giới khó khăn vì phải đối mặt với khủng hoảng, các nguồn đầu tư tư nhân và nguồn đầu tư từ nước ngoài suy giảm trầm trọng thì đầu tư công càng khẳng định vai trò chính yếu của mình đối với sự ổn định và phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, thực tế tình hình đầu tư công của nước ta lại không đạt hiệu quả cao. Khi mà nguồn kinh phí dành cho đầu tư công hạn hẹp do nguồn thu từ ngân sách nhà nước suy giảm thì các dự án đầu tư công được tiến hành dàn trải, tràn lan kém hiệu quả. Tình hình tham nhũng trong các dự án đầu tư công càng nhiều, tinh vi thì lại chưa có luật đầu tư công và các chế tài cụ thể, rõ ràng để xử lý và giải quyết triệt để vấn nạn này. Đầu tư công kém hiệu quả không chỉ làm cho việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách lãng phí mà còn kéo theo hàng loại

những tiêu cực khác như làm tăng nợ chính phủ, tăng sức ép lạm phát trong nước, mất cân đối kinh tế vĩ mô, người dân mất niềm tin vào chính phủ dẫn đến bất ổn về chính trị – xã hội.

Để nâng cao hiệu quả của đầu tư công cũng như hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra, chính phủ cần có những biện pháp triệt để và kịp thời. Cụ thể như ban hành luật đầu tư công và các văn bản, quy định có liên quan tạo khuôn khổ pháp lý cho đầu tư công; cải tiến các thủ tục hành chính, tăng cường thanh tra giám sát các dự án đầu tư công và chống các tệ nạn quan liêu, tham nhũng; tái cấu trúc đầu tư công, phân bổ ngân sách dành cho đầu tư công vào các dự án thích hợp, hiệu quả cao; khuyến khích các khu vực kinh tế khác đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trên mới có thể đưa đầu tư công trở về với vai trò chính yếu của nó, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân và an sinh xã hội, ổn định chính trị và khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 38)