1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận

127 599 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

1 LỜI MỞ ĐẦU Được đánh giá là một trong những ngành kinh tế đầy tiềm năng và có vai trò chiến lược đối với nền kinh tế chung của cả nước, tuy chỉ mới xuất hiện và phát triển trong vài năm gần đây nhưng ngành hạt điều xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh. Từ chỗ chỉ có vài doanh nghiệp chuyên thực hiện việc sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng vài triệu USD ít ỏi ban đầu thì đến nay trên cả nước đã có đến hàng trăm doanh nghiệp với giá trị kim ngạch xuất khẩu mang lại lên đến gần 500 triệu USD. Ngành hạt điều xuất khẩu Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Ấn Độ) và trong tương lai có thể sẽ thay thế Ấn Độ để đứng ở vị trí đầu tiên. Trong chiến lược phát triển lâu dài, Bộ Thương mại xác định: Hạt điều xuất khẩu sẽ trở thành một trong tám mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong thời gian sắp tới, do đó Nhà nước đang ngày càng có sự quan tâm, hỗ trợ nhằm khuyến khích sự phát triển của ngành hàng như: giảm thuế xuất nhập khẩu, đầu tư giống nguyên liệu cho năng suất cao… Thương hiệu hạt điều Việt Nam đang từng bước khẳng định uy tín của mình trên thương trường thế giới cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ nhân điều trên thế giới đang ngày một gia tăng, đặc biệt là ở các nước phát triển - nơi mà người dân có thu nhập bình quân cao do quan niệm về giá trị dinh dưỡng cao của hạt điều. Đó cũng chính là một điều kiện hết sức thuận lợi để cho ngành sản xuất và chế biến hạt điều thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Những nước nhập khẩu điều chủ yếu của Việt Nam bao gồm: Mỹ chiếm 38% tổng số điều xuất khẩu, tiếp theo là Trung Quốc chiếm 18%, New Zealand và Úc mỗi nước chiếm 11%. Tuy nhiên, việc một số doanh nghiệp kinh doanh hạt điều xuất khẩu Việt Nam làm ăn bội tín trong năm 2004 (do giá tăng đột ngột nên nhiều doanh nghiệp trì hoãn việc giao hàng theo những hợp đồng đã ký trước đây) đã dẫn đến hậu quả to lớn là khách hàng không tin tưởng khi hợp tác, do đó làm hạn chế việc phát triển xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trong những năm gần đây. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 Là một trong ba doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu đứng đầu Việt Nam (hai công ty còn lại là: Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An - Lafooco, Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai - Donafoods), Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận - Nitagrex đã đóng góp to lớn trong tổng nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà (chiếm hơn 80% trong tổng nguồn thu ngân sách của địa phương trong năm 2004), giúp địa phương giải quyết một số lượng lớn lao động nhàn rỗi (trên 7.000 lao động hàng năm) và hiện vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển. Xác định xuất khẩu là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình (hơn 90% sản phẩm sản xuất ra là để xuất khẩu) nên từ khi thành lập đến nay, Công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới của công ty gặp không ít khó khăn. Vì sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu, công ty buộc phải thu mua nguyên liệu với giá cao trong khi đã ký kết hợp đồng với các đối tác, làm tăng chi phí kinh doanh từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu, thậm chí có trường hợp công ty phải chấp nhận thua lỗ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng và giữ uy tín với khách hàng; công tác nghiên cứu thị trường, các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại vẫn chưa được công ty quan tâm; nguồn vốn thiếu hụt (nguồn vốn kinh doanh chủ yếu hiện nay của công ty là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại); sản phẩm xuất khẩu chủ yếu còn đơn điệu – chủ yếu là nhân điều mới qua sơ chế là những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phát triển xuất khẩu của Công ty. Do đó, một vấn đề quan trọng cần đặt ra làm thế nào để phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty hơn nữa trong thời gian tới. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận (Nitagrex)”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu hạt điều của Công ty sang các thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu, phân tích SWOT,… và trên cơ sở đó, em xin đề xuất những biện pháp nhằm góp phần phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty trong thời gian tới. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 Nội dung và kết cấu của đề tài này gồm 3 chương như sau: § Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và phát triển xuất khẩu. § Chương II: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Công ty xuất khẩu nông sản Ninh thuận (Nitagrex) trong thời gian qua. § Chương III: Một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận (Nitagrex). Phương pháp nghiên cứu: § Phương pháp luận: Lý thuyết chung về hoạt động xuất khẩu và phát triển xuất khẩu trong các doanh nghiệp xuất khẩu. § Số liệu: chủ yếu là số liệu thứ cấp. § Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp so sánh giữa các năm để nhìn thấy xu thế phát triển. Do thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý và xây dựng của các thầy cô, các cô chú anh chị trong Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận (Nitagrex) cũng như của các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Nha Trang, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Châu Nguyễn Thanh Hiền PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 1.1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế 1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra nước ngoài và sản phẩm hoặc dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu 1.1.2.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting) Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hoá truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng,… . Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít. 1.1.2.2. Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting) Hinh thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người khác hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 1.1.3.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: - Đầu tư nước ngoài; - Vay nợ, viện trợ; - Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ; - Xuất khẩu sức lao động. Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ,… tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Ở nước ta, thời kỳ 1986 – 1990 nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; tương tự thời kỳ 1991 – 1995 và 1996 – 2000 là 75,3% và 84,5%. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực. 1.1.3.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi kinh tế cũng sẽ rất chậm chạp. Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, dầu thực vật,… có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó; - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định; - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước; - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiên quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới; - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 1.1.3.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết, sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 1.1.3.4. Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế,… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại trên lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và công nghiệp hóa đất nước. 1.1.3.5. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Ø Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; Ø Tạo môi trường cạnh tranh để doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của mình; Ø Giúp doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài để cải thiện sản phẩm sao cho phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm; Ø Phân tán rủi ro trong kinh doanh do đa dạng hóa thị trường; Ø Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế – xã hội; Ø Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 1.1.4. Nội dung công tác xuất khẩu của một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu “Nhập gia tùy tục” là một nguyên tắc không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ một thị trường nào. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét các vấn đề cốt yếu của một nước nhập khẩu như: phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả để đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp nhanh chóng với xu hướng của người tiêu dùng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về môi trường chính trị, kinh tế, luật pháp cũng như các thông lệ kinh doanh của nước nhập khẩu. 1.1.4.2. Tìm kiếm khách hàng – đối tượng giao dịch Công việc tìm kiếm khách hàng, đối tượng giao dịch cũng là một thách thức đối với mỗi doanh nghiệp và mất khá nhiều chi phí. Bởi vì kinh doanh hiện nay đang diễn ra trong một nền kinh tế mở, thông tin quá nhiều buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn hết sức cẩn thận. Việc tìm kiếm khách hàng có thể thông qua các nguồn sau: - Nhà cung cấp; - Khách hàng đặt hàng của doanh nghiệp giới thiệu; - Các tổ chức tham tán thương mại; - Ngân hàng; - Số liệu thống kê của ngành,… 1.1.4.3. Đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Một khi doanh nghiệp đã có được khách hàng, đối tác kinh doanh thì trước khi quyết định xuất khẩu, doanh nghiệp phải xét lại những vấn đề như: - Yếu tố đầu vào: Liệu doanh nghiệp có khả năng mua nguyên vật liệu vật tư để sản xuất không? - Khả năng tài chính của doanh nghiệp có đủ mạnh để đảm bảo chi trả cho một thương vụ xuất khẩu hay không? PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 10 - Khả năng vận chuyển hay thuê vận chuyển của doanh nghiệp như thế nào? - Việc đáp ứng các yêu cầu, thủ tục cho xuất khẩu tốt hay không? - Lực lượng lao động và năng suất lao động hiện tại có khả năng đáp ứng đơn đặt hàng ở mức độ nào? Đó là những vấn đề rất cơ bản mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định ký hợp đồng xuất khẩu và cũng là cơ sở cho doanh nghiệp làm tốt công tác chuẩn bị tiếp theo. 1.1.4.4. Lập phương án giao dịch - Lựa chọn mặt hàng để chào hàng. - Lựa chọn khách hàng. - Lựa chọn phương án giao dịch hiệu quả gồm các nội dung như: Ø Mục tiêu; Ø Biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu; Ø Dự báo hiệu quả xuất khẩu. 1.1.4.5. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu v Các bước đàm phán trong xuất khẩu: - Chào sản phẩm; - Chào giá; - Thỏa thuận các vấn đề: thanh toán, giao nhận, vận chuyển; - Thỏa thuận các vấn đề khác: điều kiện bất khả kháng, tranh chấp,… v Nội dung hợp đồng xuất khẩu: - Số hợp đồng; - Ngày và nơi ký hợp đồng; - Tên và địa chỉ các bên ký kết; PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... doanh nghiệp xuất khẩu 1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu thường có nhiều nhà sản xuất cung ứng các loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng quốc tế Kim ngạch xuất khẩu của doanh... TY NITAGREX TRONG THỜI GIAN QUA PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 34 2.1 Giới thiệu về công ty 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận (Nitagrex) tiền thân là Trạm kinh doanh nông – lâm - súc sản Bắc Thuận Hải Khi chia tách tỉnh (1992), được sáp nhập vào Công ty. .. mặt về sản xuất kinh doanh theo kế hoạch lẫn tự chủ về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tách công ty từ Công ty Xuất nhập khẩu Ninh Thuận để thành lập doanh nghiệp mới mà không bị trở ngại trong việc bàn giao về mặt số liệu và mất ổn định trong khâu sản xuất kinh doanh do thực hiện tiếp tục và phát huy thêm nhiệm vụ UBND tỉnh giao cho Tháng 6 năm 2001, Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận. .. nghiệp xuất khẩu nội địa mà còn của tất cả các doanh nghiệp từ các nước khác Đối với một doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển xuất khẩu không chỉ bó hẹp trong việc duy trì và phát triển xuất khẩu trên thị trường hiện tại mà còn mở rộng phạm vi xuất khẩu sang thị trường các nước khác trên thế giới Thị trường xuất khẩu hiện tại là thị trường chính của doanh nghiệp xuất khẩu, là nơi mà sản phẩm của doanh... nhưng ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu hết sức to lớn Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng đồng thời chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường Cụ thể, ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam đã đạt được kết quả như sau: 1.5.3.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Bảng 1.3: Số liệu xuất khẩu nhân điều của Việt Nam... Công ty đông lạnh Phan Rang để thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Ninh Thuận, có phiên hiệu Trạm kinh doanh nông - lâm sản với chức năng chính là thu mua, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm nông sản: hành tây, tỏi, ớt, các loại ngũ cốc, cà phê, hạt điều; chế biến và xuất khẩu các mặt hàng lâm sản: gỗ, đũa và tăm tre, cung ứng hạt giống, vật tư phục vụ phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, trong thời gian... hiện nay, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp luôn có nguy cơ bị thu hẹp bởi sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ các nước khác nhau, do đó, việc duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu là một việc làm tất yếu của bất kỳ một doanh nghiệp xuất khẩu nào + Thị trường xuất khẩu điều tiết, hướng dẫn việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu Để đạt được mục tiêu của mình thì các doanh... doanh của mình trên thị trường trong nước và thế giới 2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động a Chức năng Theo điều lệ (trong hồ sơ thành lập), Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận có chức năng sản xuất kinh doanh các ngành nghề chủ yếu như sau: ü Lĩnh vực chế biến xuất khẩu nông sản: Huy động nguồn hạt điều trong tỉnh, trong nước và nhập khẩu để tổ chức chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. .. nhóm 1.3.1.5 Căn cứ vào phương thức xuất khẩu o Thị trường xuất khẩu trực tiếp; o Thị trường xuất khẩu gián tiếp 1.3.1.6 Căn cứ vào đặc điểm sản xuất hàng xuất khẩu o Thị trường hàng hóa gia công; o Thị trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 17 1.3.1.7 Căn cứ vào tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu o Thị trường xuất khẩu chính (tập trung vào những nhà... dịch vụ xuất nhập khẩu ü Đầu tư: Phát triển vùng nguyên liệu trọng điểm và chế biến các loại nông sản khác để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế, thu hút nguồn ngoại tệ cho tỉnh nhà nói riêng và cho đất nước nói chung b Nhiệm vụ Căn cứ vào quyết định thành lập, công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm nông sản chủ yếu là hạt diều và các loại nông sản . động xuất khẩu và phát triển xuất khẩu. § Chương II: Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Công ty xuất khẩu nông sản Ninh thuận (Nitagrex) trong thời gian qua. § Chương III: Một số biện pháp nhằm. phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận (Nitagrex). Phương pháp nghiên cứu: § Phương pháp luận: Lý thuyết chung về hoạt động xuất khẩu và phát triển xuất khẩu. điều của công ty hơn nữa trong thời gian tới. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của Công ty xuất khẩu nông sản Ninh Thuận (Nitagrex)”.

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Khối lượng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 1.1 Khối lượng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam (Trang 25)
Bảng 1.3: Số liệu xuất khẩu nhân điều của Việt Nam qua các năm. - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 1.3 Số liệu xuất khẩu nhân điều của Việt Nam qua các năm (Trang 27)
Đồ thị 1.1: Tình hình xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
th ị 1.1: Tình hình xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm (Trang 28)
Đồ thị 1.2: Thị phần xuất khẩu nhân điều Việt Nam năm 2005 - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
th ị 1.2: Thị phần xuất khẩu nhân điều Việt Nam năm 2005 (Trang 29)
Sơ đồ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY NITAGREX - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Sơ đồ 2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY NITAGREX (Trang 38)
Sơ đồ 2.2: CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY NITAGREX - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Sơ đồ 2.2 CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY NITAGREX (Trang 41)
Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm nhân điều Công ty - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.1 Cơ cấu sản phẩm nhân điều Công ty (Trang 43)
Bảng 2.2:  Kết quả thu mua nguyên liệu điều thô về mặt số lượng và giá trị - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.2 Kết quả thu mua nguyên liệu điều thô về mặt số lượng và giá trị (Trang 49)
Bảng 2.3: Tổng hợp cơ cấu lao động của công ty - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.3 Tổng hợp cơ cấu lao động của công ty (Trang 51)
Bảng 2.5: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2004 – 2005 - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.5 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2004 – 2005 (Trang 53)
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân người  lao động - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.4 Thu nhập bình quân người lao động (Trang 53)
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003 – 2005 - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2003 – 2005 (Trang 56)
Đồ thị 2.2: Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
th ị 2.2: Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các năm (Trang 62)
Đồ thị 2.3: Biểu đồ thị phần thị trường xuất khẩu - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
th ị 2.3: Biểu đồ thị phần thị trường xuất khẩu (Trang 63)
Hình thức  thanh toán - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Hình th ức thanh toán (Trang 63)
Bảng 2.10: Chỉ số nguyên liệu thu mua của doanh nghiệp - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.10 Chỉ số nguyên liệu thu mua của doanh nghiệp (Trang 79)
Đồ thị 2.4: Chỉ số nguyên liệu thu mua của doanh nghiệp - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
th ị 2.4: Chỉ số nguyên liệu thu mua của doanh nghiệp (Trang 80)
Hình tài chính tốt hay xấu và ngược lại, tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hoặc  không sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Hình t ài chính tốt hay xấu và ngược lại, tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hoặc không sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp (Trang 81)
Bảng 2.12: Trình độ lao động của Công ty qua các năm - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.12 Trình độ lao động của Công ty qua các năm (Trang 83)
Bảng 2.13: Kết quả thăm dò ý kiến người lao động năm 2005 - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.13 Kết quả thăm dò ý kiến người lao động năm 2005 (Trang 84)
Bảng 2.14: Tình hình máy móc thiết bị hiện nay của công ty - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.14 Tình hình máy móc thiết bị hiện nay của công ty (Trang 86)
Bảng 2.15: Thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm năm 2005 - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 2.15 Thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm năm 2005 (Trang 97)
Bảng đánh giá sau đây sẽ thể hiện vấn đề trên: - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
ng đánh giá sau đây sẽ thể hiện vấn đề trên: (Trang 98)
Bảng 3.1: Ma trận SWOT - một số biện pháp nhằm phát triển xuất khẩu hạt điều của công ty xuất khẩu nông sản ninh thuận
Bảng 3.1 Ma trận SWOT (Trang 113)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w