Môi trường quản trị
Trang 1Môi trường
Quản trị
Trang 2 Khái niệm về môi trường quản trị
+ Khái niệm + Phân loại
Aûnh hưởng của môi trường trong quản trị
+ Môi trường vi mô + Môi trường vĩ mô
Nội dung
Trang 3Nhận thức về môi trường quản trị
Môi trường là điều bắt buộc các nhà quản trị đều
gặp phải
Môi trường là điều mà nhà quản trị không thể
thay đổi hoặc chỉ có thể thay đổi chút ít => nhà
quản trị phải thích nghi, phản ứng với chúng
=> Nhà quản trị phải nắm vững thực trạng môi
trường
Trang 4Các quan điểm quản trị
về môi trường
Quan điểm vạn năng (Omnipotent view)
Nhà quản trị là tất cả; nhà quản trị phải chịu trách
nhiệm trực tiếp về sự thành công hay thất bại của tổ
chức Nhà quản trị giỏi có thể chuyển rơm thành vàng,
và ngược lại
Quan điểm biểu tượng (Symbolic view)
Nhà quản trị chỉ là biểu tượng, nhà quản trị chỉ ảnh
hưởng giới hạn đến tổ chức
Trang 5Khái niệm về môi trường
Môi trường là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị
Môi trường là để chỉ các định chế hay các yếu tố bên ngoài nhưng nó lại có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động về quản trị của một tổ chức
Trang 6Ứng dụng của môi trường
trong công tác quản lý
Môi trường vĩ mô:
Nhà quản trị nắm vững môi trường vĩ mô để có thể đề ra
chiến lược kinh doanh thích hợp, tận dụng một cách hiệu
quả mọi nguồn tài nguyên nhằm giúp tổ chức thành công
và đạt lợi nhuận cao nhất
Môi trường vi mô
Nhà quản trị nắm vững môi trường vi mô để có thể hoàn
thiện khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh,
giúp tổ chức có những dự kiến quan trọng tạo cơ sở cho
việc thực hiện các chức năng kinh doanh của mình
Trang 7Phân loại môi trường
Môi trường quản trị
Môi trường vĩ mô
Kinh tế vĩ mô
Trang 8Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô
Bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, nó không chỉ định hướng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tổ chức mà còn ảnh hưởng tới cả
Môi trường vi mô
Kinh tế vĩ mô
GDP
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ giá hối đoái
Lãi xuất n.hàng
Tiền lương- thu nhập
Các yếu tố về hệ thống chính trị pháp luật; về sự lãnh đạo và quản lý của nhà nước
Xã hội
Dân số Văn hoá Nhánh văn hoá Nghề nghiệp Tâm lý dân tộc Phong cách – lối sống Hôn nhân – gia đình
Tôn giáo
Khoa học kỹ thuật Yếu tố thiên nhiên
Trang 9Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế vĩ mô
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
GDP tác động đến nhu cầu gia đình, doanh nghiệp và nhà nước
Ở một vài quốc gia, GDP tăng => nhu cầu tăng => doanh nghiệp
phải đáp ứng quy mô thị thị trưởng => quản trị sẽ phức tạp và
yêu cầu cao hơn
Yếu tố lạm phát:
Nạn lạm phát ảnh hưởng rất lờn đến công tác hoạt định chiến
lược kinh doanh… Lạm phát tăng => giá cả yếu tố đầu vào tăng
=> giá thành tăng và nếu thu nhập người lao động không tăng =>
sức mua giảm => khó bán được hàng hoá => thiếu hụt tài chính …
Trang 10Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế vĩ mô
Tỷ giá hối đoái và lãi xuất cho vay:
Cả hai 2 yếu tố này tác động đến sản phẩm và dịch vụ của tổ
chức Thông thường các doanh nghiệp dều có mối quan hệ quốc
tế => giao dịch bằng ngoại tệ => tổ chức phải dự báo sự tăng giảm
các tỷ giá hối đoái Hơn nữa, trên thực tế, doanh nghiệp thường
đi vay ở ngân hàng => doanh nghiệp phải chú ý đến lãi suất cho
vay
Tiền lương và thu nhập:
Chi phí tiền lương là khoản chi phí rất lớn ở mọi tổ chức, ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh Chi phí tiền
lương nhiều thì giá thành cùa sản phẩm và dịch vụ tăng => tạo
sự bất lợi cho tổ chức khi cạnh tranh trên thị trường
Trang 11Môi trường vĩ mô
Yếu tố môi trường xã hội
Dân số:
Hiều được tình hình dân số => dễ phân khúc khách hàng, hiểu ,
đặc điểm nguồn nhân lực;…=> doanh nghiệp dễ ứng phó và hoạch
định kinh doanh
Văn hoá:
Văn hoá là một yếu tố phức tạp Văn hoá tác động đến văn hoá,
niềm tin, thái độ, hệ thống các giá trị, đạo đức… => ảnh hưởng
đến phong cách quản trị Nhà quản trị phải điều chỉnh cho phù
hợp với thực trạng kinh doanh của mình
Trang 12Môi trường vĩ mô
Yếu tố môi trường xã hội
Nhánh văn hoá:
Trong mỗi nền văn hoá sẽ có nhánh văn hoá Sự hiện diện của
nhánh văn hoá tác động rất lớn đến hoạt động quản trị trên cả 3
phương diện: nhà quản trị , đối tượng quản trị và môi trường
quản trị
Nghề nghiệp:
Chuyên môn hoá và đa dạng hoá là điều tất yếu trong tiến trình
phát triển của mỗi quốc gia Xã hội ngày càng phát triển =>
chuyên môn hoá và đa đạng hoá nghề nghiệp ngày càng mạnh =>
ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp
Trang 13Môi trường vĩ mô
Yếu tố môi trường xã hội
Tâm lý và tinh thần dân tộc:
Tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc,
tính ngoan cường, hiếu học, lòng nhân nghĩa – vị tha… là những
yếu tố tinh thần thuộc tâm lý dân tộc => ảnh hưởng đến suy
nghĩ khi làm việc, cách thức mua sắm tiêu dùng => các nhà quản
trị phải tính toán kỹ lưỡng khi quản trị
Phong cách và lối sống:
Mỗi khu vực khác nhau đều có lối sống và phong cách sống khác
nhau => Chính phong cách và lối sống sẽ chi phối mạnh mẽ đến
nhu cầu tiêu thụ… => Nhà quản trị phải điều chỉnh nhằm thích
nghi với môi trường kinh doanh
Trang 14Môi trường vĩ mô
Yếu tố chính trị – luật pháp
Chính phủ ban hành các chủ trương định hướng kinh tế…
tạo tiền đề các tổ chức, doanh nghiệp phát triển Chính
phủ đóng vai trò quan trọng: vừa có thể thúc đẩy vừa hạn
chế kinh doanh Tất cả các luật lệ mà chính phủ ban hành
đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động
kinh doanh – sản xuất của các tổ chức.
Trang 15Môi trường vĩ mô
Yếu tố khoa học kỹ thuật
Kinh doanh là tìm cách đáp ứng – thoả mãn nhu cầu khách
hàng mà nhu cầu luôn thay đổi => nhà quản trị phải ứng
dụng những kỹ thuật công nghệ mới để đáp ứng và làm
thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Kỹ thuật công nghệ phát triển => tri thức của nhân viên và
nhà quản trị phải tăng => Hoạt động quản trị phải thay đổi.
Trang 16Môi trường vĩ mô
Yếu tố thiên nhiên
Thiên nhiên là thế giới xung quanh chúng ta bao gồm khí
hậu, thuỷ văn, địa hình, núi rừng… Những yếu tố trên ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động của quản trị
Ví dụ:
Vùng ôn đới; nhu cầu khác vùng nhiệt đới => hoạt động quản trị cũng phải thay đổi
Trang 17Môi trường vi mô
Môi trường vi mô
Bao gồm các yếu tố nằm bên trong tổ chức, nóảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động tổ chức
Nhà cung ứng Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Nhà môi giới Yếu tố nội bộ
Trang 18Môi trường vi mô
Nhà cung ứng
vụ cho quá trình sản xuất – kinh doanh của tổ chức
Nhà quản trị phải đảm bảo nguyên vật liệu phải được cung
cấp đầy đủ, đều đặn, giá cả cạnh tranh
Nếu nguồn nguyên vật liệu không ổn định => kinh doanh –
sản xuất bị đình trệ…=> hiệu quả kinh doanh thấp…
Trang 19Môi trường vi mô
Khách hàng
Khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đầu ra
cho sản phẩm dịch vụ Không có khách hàng => doanh
nghiệp sẽ gặp phải khó khăn… => để có được khác hàng,
doanh nghiệp phải chú tâm đến tâm tư, nhu cầu của khách
hàng => hoạt động quản trị phải luôn nâng cao
Trang 20Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường Ở bình
diện xã hội, cạnh tranh làm cho người tiêu dùng có lợi và
thúc đẩy sự phát triển của xã hội Điều này ngược lại đối
với nhà doanh nghiệp Yếu tố cạnh tranh là yếu tố ảnh
hưởng quan trọng đối với doanh nghiệp
Trang 21Môi trường vi mô
Phân loại đối thủ cạnh tranh
+Mức độ ảnh hưởng
+ Đối thủ cạnh tranh chủ yếu và đối thủ cạnh tranh thứ yếu
+ Tính chất
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp
+ Yếu tố thời gian
+ Đối thủ cạnh tranh trước mắt và đối thủ cạnh tranh lâu dài
+ và nhiều hình thức khác
Trang 22Môi trường vi mô
Nhà môi giới
Nhà môi giới chủ yếu xuất hiện ở nhóm nhà chuyên chở,
vận chuyển…Khi chọn lựa các nhà chuyên chở, môi giới,
nhà quản trị phải rất thận trọng để tránh tình trạng đụng
độ giữa các nhà môi giới và nhiều yếu tố khác
Trang 23Môi trường vi mô
Yếu tố nội bộ
Nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên và rất
quan trọng với nhà quản trị.
+ Yếu tố thuộc về tài chính
+ Yếu tố thuộc về nhân sự
+ Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
Trang 24Môi trường vi mô
Các giới chức quan hệ trực tiếp
Các giới chức trực tiếp có thể hoặc hỗ trợ hoặc là chống lại những nỗ lực của tổ chức.
+ Giới chức tích cực là những nhóm quan tâm đến tổ chức với thái độ thiện chí
+ Các giới chức có quan hệ tìm kiếm là những nhóm mà tổ chức đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, tuy nhiên không phải bao giờ cũng tìm được
+ Các giới chức không mong muốn là những nhóm mà tổ chức cố gắng thu hút sự chú ý của họ nhưng phải để ý khi họ xuất hiện
Trang 25Môi trường vi mô
Các giới chức quan hệ trực tiếp
Bất kỳ tổ chức nào cũng hoạt động trong môi trường gồm 7 giới chức dười đây
+ Các giới tài chính
+ Các giới quan hệ trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin
+ Các giới quan hệ trực tiếp thuộc các cơ quan nhà nước
+ Các nhóm công dân hành động
+ Các giới có quan hệ trực tiếp ở địa phương
+ Quần chúng đông đảo