1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng pdf

35 896 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng MỤC LỤC LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP 1 Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây, Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế, Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng là lễ hội mang sắc thái tôn giáo kết hợp với văn hoá dân tộc, là một trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia, được tổ chức khá quy mô và thu hút đông đảo lượng tín đồ phật tử hành hương và du khách tới tham quan. Chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng qua bài viết này. NỘI DUNG I. Khái quát về lễ hội Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: Thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc), ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy. Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu, và đặc biệt nhất là thi đánh đu. Đánh đu không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã. Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5/1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6/1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội “Cơm hòm” ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh, Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm mới, Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nằm trong xu thế chung của cả nước, Đà Nẵng - thành phố xinh đẹp bên sông Hàn cũng là vùng đất có nhiều lễ hội được diễn ra hàng năm. Du khách đến đây rất thích tham gia các lễ hội truyền thống, và là dịp để mỗi người gặp gỡ, gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ và mong ước người thân gặp nhiều may mắn. Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải Miền Trung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này. Trong những ngày lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc, và rộn ràng những khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết. Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải, Qua thời gian, cũng có những lễ hội không còn nữa như Lễ rước Mục đồng, là lễ hội rất đặc biệt dành riêng cho trẻ chăn trâu, những đứa trẻ chân lấm đầu trần tinh nghịch. Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới dựa trên nền truyền thống là Lễ hội đua thuyền. Lễ hội này được tổ chức nào ngày quốc khánh 2/9 hằng năm trên dòng sông Hàn với hàng chục đội đua của các địa phương trong và ngoài thành phố. Đó thật sự là những ngày hội của non sông và cũng là ngày hội của lòng người. Lễ hội đã hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại từ bao đời nay, lễ hội đã ăn sâu trong tâm thức người dân Việt Nam nói chung, người dân Đà Nẵng nói riêng. Lễ hội ở Đà Nẵng có thể được phân chia theo các dạng thức sau: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với tự nhiên, lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội, lễ hội tôn giáo và văn hóa. Đặc biệt, Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷ niệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức Chúa Jesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức Bồ Tát với lễ hội Quán Thế Âm, ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan, những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơn phần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc. Hiện nay, các hoạt động trong quá trình diễn ra lễ hội ngày càng được tổ chức phong phú hơn, đối tượng tham dự rộng rãi hơn, không chỉ hạn hẹp trong phạm vi những người có đạo mà còn dành cho cả những người ngoại đạo, nhất là lễ hội mang tính quốc gia như Lễ hội Quán Thế Âm (được ghi vào danh mục những ngày lễ hội lớn của cả nước, gắn với khu di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng). Trong những năm gần đây, lễ hội Quán Thế Âm đã thu hút hàng vạn người từ các vùng miền về tham dự. Hội trong các lễ hội tôn giáo có các hình thức sinh hoạt cộng đồng sinh động như các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, tái hiện các sự tích - truyền thuyết tôn giáo, rước cộ, xe hoa, thuyền hoa, phóng sinh, hoa đăng, thả diều, triển lãm thư pháp, trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, cắm trại, ẩm thực dân gian, Đặc biệt, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, các lễ hội tôn giáo khởi sắc hơn, phong phú đa dạng hơn, thu hút rất đông đảo du khách nội địa và nước ngoài. II. Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng 2.1. Khái quát về Quán Thế Âm bồ tát và Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng 2.1.1. Quán Thế Âm bồ tát Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara. Đó là vị bồ tát trong Phật giáo Bắc tông, mang hạnh nguyện cao cả: Đại từ đại bi, linh cảm ứng, tầm thinh cứu khổ. Do đại nguyện lớn lao này mà khi phiên âm tên Ngài là Quán Thế Âm, hàm nghĩa “lắng nghe âm thanh kêu cứu khổ nạn mà giúp đỡ”. Ngài còn được gọi dưới danh hiệu bồ tát Quán tự tại. Thế nào là Quán tự tại? Là ở nơi không hai lập cái thế. Không hai, tức không có ta và vật, không đây và đó, không khoảng cách, không chướng ngại, hoàn toàn tự do nên không gì là không biết, không gì là không thấy, không đâu là không đến được, đó là tự tại. Sự hóa hiện mầu nhiệm cùng với những đức năng được nhiều bản kinh Bắc truyền mô tả, Ngài được biểu trưng bằng những hình ảnh khác nhau như: Cửu diện Quán Âm, Thập nhất diện Quán Âm, Tống tử Quán Âm, Quán Âm thiên thủ thiên nhãn, Nam Hải Quán Âm, Bạch y Quán Âm… Ngày nay, Quán Thế Âm bồ tát được thờ phụng tại nhiều quốc gia dưới nhiều tên gọi khác nhau như Kannon, Kanzeon (Nhật Bản), Guan Yin, Guan Shiyin (Trung Quốc), Spyanrasgzigs (Tây Tạng), Nidubarusheckchi (Mông Cổ), Quan Âm (Việt Nam). Người Champa và Khmer gọi là Lokesvara. Quán Thế Âm bồ tát thể hiện tính “Bi” nên còn được gọi là Phật Quan Âm, là bậc Đại Bi, cùng với Bát Nhã là hai dạng của Phật tính. Quán Thế Âm bồ tát cũng thể hiện nguyện lực của Phật A Di Đà và với lòng từ bi vô lượng, thể hiện sức mạnh huyền diệu, cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến người khi gặp hiểm nguy. Theo các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng Quán Thế Âm phổ biến ở các nước theo Phật giáo Bắc tông. Người đầu tiên dịch kinh điển về tín ngưỡng Quán Thế Âm là Chi Cương Lương Tiếp đã dịch kinh Pháp Hoa tam muội (6 quyển) năm 255 tại Giao Châu (Bắc Việt Nam) cùng với nhà sư Thích Đạo Thanh. Ngài Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch Quán Thế Âm Phổ môn trong kinh Chính Pháp Hoa năm 286. Ngài Đàm Vô Kiệt dịch kinh Quán Thế Âm bồ tát thọ ký. Ngoài ra, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Thập nhất diện Quán Thế Âm thần chú,… cũng đề cập đến Quán Thế Âm. Chính nhờ các bản kinh này đã làm cho tín ngưỡng Quán Thế Âm ngày càng phát triển rộng rãi. Theo kinh điển và truyền thuyết của Phật giáo Đại Thừa thì trong vô số các vị bồ tát được ngưỡng vọng và thờ tự phổ biến nhất có 4 vị là Văn Thù (Manjusri), Phổ Hiền (Samantabhadra), Địa Tạng (Ksitigarbha) và Quan Âm (Avalokitesvara). Bốn vị này có liên hệ sâu xa với chúng sinh ở cõi Ta Bà và khi truyền vào Trung Quốc, bốn vị bồ tát này cư ngụ nơi bốn đại danh sơn là Ngũ Đài, Nga Mi, Phổ Đà và Cửu Hoa. Đạo trường của Văn Thù bồ tát là núi Ngũ Đài ở tỉnh Sơn Tây; đạo trường của Phổ Hiền bồ tát là núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên; đạo trường của Địa Tạng Vương bồ tát là núi Cửu Hoa, thuộc tỉnh An Huy; còn đạo trường của Quan Thế Âm bồ tát là núi Nam Hải Phổ Đà của tỉnh Triết Giang. Quán Thế Âm có bản nguyện và năng lực là quan sát và lắng nghe những âm thanh kêu gọi cứu khổ của chúng sinh mà mở lòng cứu độ chúng sinh trong mọi hoàn cảnh, tình huống khổ đau, hoạn nạn, hiểm nguy,… và nhiều sự nhiệm mầu khác. Cũng vì đó mà hàng Phật tử tôn kính, thờ tự, ngưỡng nguyện Ngài mọi lúc, mọi nơi trong sự độ trì của Ngài. Tiểu sử Quan Thế Âm bồ tát có nhiều, trong chính sử cũng có mà dã sử cũng có, tuy nhiên ở mỗi nơi một khác và được tạo dựng theo từng khung cảnh và tập quán của từng khu vực. Mỗi quốc gia lại có những truyền thuyết riêng, nhưng đều nhấn mạnh đến đức hy sinh và sự nhẫn nhục của Ngài trước khi thành đạo. Có chuyện cho rằng, bồ tát nguyên là con trưởng của một vị vua tại Ấn Độ, tên là Bất Tuân, cùng với cha và em theo Phật Thích Ca tu hành, sau được cải danh, vua cha thành Phật A Di Đà, còn hai người con là hai vị bồ tát, một người là Quán Thế Âm, một người là Đại Thế Chí, ba cha con gọi là Tây Phương Tam Thánh. Ở Ấn Độ, nơi xuất phát đạo Phật, Quán Thế Âm được biểu tượng qua hình ảnh một người nam. Về sau, khi du nhập vào Trung Quốc và một số quốc gia ở Đông Nam Á, Quán Thế Âm bồ tát lại mang hình tướng người nữ. Do đâu và vào thời kỳ nào mà Quán Thế Âm bồ tát từ hình tượng một người nam biến thành người nữ? Có nhiều ý kiến cho rằng, từ thế kỷ thứ V trở về trước, bồ tát được miêu tả như một người đàn ông với hình dáng rất thanh tú. Nhưng từ thế kỷ thứ VIII trở đi thì Quan Thế Âm bồ tát được miêu tả như một người đàn bà. Theo nhà sử học Trung Hoa Lý Bách Dược chuyên nghiên cứu về thời kỳ nhà Đường, viết trong Bắc Tề thư thì vào thời Nam Bắc Triều, vua Tề Võ Thành bị bệnh, nằm mơ thấy Quán Thế Âm trong hình dáng một người đàn bà đẹp. Việc nhà vua nằm mơ đó không biết thực hư thế nào nhưng trước đời Đường, trong những bức họa của dân gian thì Quán Thế Âm bồ tát đã được vẽ thành hình một người đàn bà rồi. Từ giữa đến cuối thế kỷ thứ IX trở về sau, tại Trung Quốc, Quán Thế Âm bồ tát hoàn toàn được miêu tả dưới hình dáng một người phụ nữ cho tới ngày nay. Lý giải điều này, có người cho rằng, đạo Phật truyền vào Trung Quốc đã bị biến dạng, không còn như nguyên thủy, và ít nhiều pha trộn với những hình tượng tôn giáo bản xứ, trong đó lý thuyết âm dương được thêm vào, và bên cạnh chư Phật trong nam thân, có một vị Phật trong nữ thân đứng song song, nên Quán Thế Âm là nam nhân ở Ấn Độ khi truyền sang Trung Quốc đã thành nữ giới. Ở Việt Nam và một số quốc gia ở khu vực châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc là những quốc gia lấy nông nghiệp làm trọng, vì vậy cư dân nông nghiệp lúa nước có khuynh hướng trọng yếu tố phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở, phát triển, và chỉ có người phụ nữ mới có khả năng làm được việc này. Vì vậy, xu hướng thờ thần nữ và trọng yếu tố âm đã trở nên phổ biến. Một nhà văn hóa học nổi tiếng đã cho rằng: Tính chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần. Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu. Quán Thế Âm là biểu trưng cho vị bồ tát hóa độ xuyên suốt thời gian và không gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà cho đến lúc Phật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa. Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềm tin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âm có ý nghĩa như là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắc quả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh. Trong những khổ đau, hoạn nạn của cuộc sống, người ta thường cầu xin sự giúp đỡ và chở che nhiệm mầu của Đức Quán Âm, bởi họ cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con. Vì thế mà Ngài trở thành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà. Từ đó, nói đến “Quán Âm” là nói đến hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật và Bồ tát nhiều đời. Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đón nhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem là có sự cứu độ của Ngài. Và đó là vị bồ tát cứu giúp cho người sống cũng [...]... bình an - Lễ vía Đức bồ tát Quán Thế Âm: Đây là lễ chính của lễ hội Lễ vía được tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch do Ban tổ chức lễ hội, Ban Trị sự Phật giáo thành phố Đà Nẵng và Ban đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn tổ chức Hình ảnh phần lễ Quang cảnh lễ cầu nguyện thế giới hòa Hoa tương và kiệu rước rất long trọng bình tại Lễ hội Quán Thế Âm Đức pháp vương thuyết giảng Lễ rước Quán Thế Âm Lễ cầu quốc... thánh tích Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng Đặc biệt, sẽ kiến tạo một tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên được thực hiện theo công nghệ bằng chất liệu pha lê có chiều cao từ 12m đến 25m 2.2.2 Diễn biến lễ hội Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội gồm có hai phần: Lễ và Hội Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật... tranh xâm lược, đã nếm trải quá nhiều những cảnh đau thương chết chóc, những nỗi khổ, niềm đau ấy đã trở thành một “lực đẩy” người dân đến với lễ hội Quán Thế Âm Hình tượng Quán Thế Âm muôn đời vẫn còn thu hút mãi mãi người dân cả nước đến với lễ hội Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng đã trở thành một lễ hội lớn của dân tộc Việt Nam KẾT LUẬN Có thể nói, lễ hội Quán Thế Âm là sự kết hợp giữa lễ và hội, giữa... trong những lễ hội lớn của quốc gia, lễ hội Quán Thế Âm cũng vậy, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng những tồn tại trong khi lễ hội diễn ra vẫn còn Quán Thế Âm là một lễ hội lớn của thành phố Đà Nẵng Thế nhưng, từ sân bay Đà Nẵng đến Non Nước - Ngũ Hành Sơn, một đoạn đường dài hơn 12km, và kể cả các cửa ngõ ra vào thành phố Đà Nẵng, không hề thấy một tín hiệu nào về sự quảng bá của một lễ hội này Quảng... Bồ tát Quán Thế Âm để phát triển lòng từ bi, gắn kết sự yêu thương của chúng ta với cộng đồng Thực hành được như vậy, chúng ta trở thành hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm trong cuộc sống này, vừa làm an lạc cho chính mình và mọi người chung quanh Đây mới thực sự là ý nghĩa vô cùng quan trọng của Lễ hội Quán Thế Âm Như vậy chúng ta thấy rằng, Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng là lễ hội văn hóa tâm linh, có... Sơn, Một lễ hội thể hiện đúng tiêu chuẩn của lễ hội văn hoá, đó là phần Lễ và phần Hội Đến năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm là một trong 15 Lễ hội của chương trình “Chào đón và điểm đến Thiên niên kỷ mới của Quốc gia” Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Lễ hội ngày càng đông đảo Thập phương thiện tín về hành hương tham dự và tương xứng với tầm vóc của một Lễ hội tầm cỡ Quốc gia, chùa Quán Thế Âm phát... tượng bồ tát Quán Thế Âm bằng vật liệu xi măng Năm 1960, nơi đây được giáo hội tổ chức lễ hội Quan Âm với nghi lễ thuần tuý tôn giáo và chỉ tổ chức một lần đó mà thôi Lễ hội Quán Thế Âm đã đi vào lòng người, sự ngưỡng mộ của phật tử, người dân đối với đức Quán Thế Âm rất sâu rộng Vào thập kỷ 90, cố Thượng toạ Thích Huệ Hướng, vị kế tục ngôi chùa Quán Thế Âm có ý nguyện khôi phục lại lễ hội Vào thời điểm... tài sản của du khách hành hương vẫn diễn ra trong lễ hội Bên cạnh đó, sau lễ hội thì vấn đề xử lý rác thải cũng rất bất cập do du khách tới tham quan và ăn uống xả rác rất nhiều gây mất vệ sinh, làm giảm tính linh thiêng của lễ hội Trên đây là một số điểm còn tồn tại của lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng, để lễ hội những năm sau tốt hơn, ban quản lý lễ hội, chính quyền địa phương cần có những biện pháp... lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng ngày càng ấn tượng hơn trong mỗi du khách, xứng đáng là lễ hội cấp quốc gia, mang tính tôn giáo kết hợp với văn hoá dân tộc sâu sắc III Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng trong không gian lễ hội Phật giáo Việt Nam Hàng ngàn năm qua, từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo gắn bó với tín ngưỡng, tùy thuận theo vùng đất và con người Việt Nam mà tồn tại, phát triển Từ đó, những lễ. .. khiêm tốn Thành phố Đà Nẵng được mệnh danh là vùng đất “địa linh”, có nhiều danh lam thắng tích nổi tiếng mà thiên nhiên đã ban tặng Trong xu thế hội nhập, việc quảng bá du lịch là điều hết sức cần thiết Lễ hội Quán Thế Âm là một lễ hội cấp quốc gia và là một lễ hội lớn của thành phố Đà Nẵng với hàng ngàn lượt người về trẩy hội Do đó, việc quảng bá và tuyên truyền về tính chất của lễ hội trong quần chúng . biến lễ hội Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm. Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội gồm có hai phần: Lễ và Hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi. bài chòi tha thiết. Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải,. dân Đà Nẵng nói riêng. Lễ hội ở Đà Nẵng có thể được phân chia theo các dạng thức sau: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với tự nhiên, lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan

Ngày đăng: 06/08/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w