đôi nét về lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng
Trang 1MỞ ĐẦU
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạnvật, cỏ cây, Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội,hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, conngười hạnh phúc
Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũnghướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anhhùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiêntai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế, Với tư tưởng uống nước nhớnguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sựtích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hômnay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đấtnước của mình Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùngđất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhândân
Lễ hội Quán Thế Âm - Đà Nẵng là lễ hội mang sắc thái tôn giáo kếthợp với văn hoá dân tộc, là một trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia, được tổ chứckhá quy mô và thu hút đông đảo lượng tín đồ phật tử hành hương và du kháchtới tham quan Chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về lễ hội Quán Thế Âm - ĐàNẵng qua bài viết này
Trang 2NỘI DUNG
I Khái quát về lễ hội
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú Theo thống kê của các nhànghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏtrải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Phần lớn các lễhội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công vớinước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hộithường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: Thi bắn nỏ,đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định),thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc), ở các lễ hội của bàcon dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất Trong
lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên,ném lao, đấu gậy
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá,
xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánhđu, và đặc biệt nhất là thi đánh đu Đánh đu không chỉ xuất hiện trong dịp lễhội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp cáclàng xã
Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường Kẻ đi xa,người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầuxuân càng thêm rạo rực Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnhthiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươiđẹp Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễhội truyền thống Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hộitưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoạixâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn
Trang 3Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vàongày 5/1 Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6/1 tưởng niệmThục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền CửaSuốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc
Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội “Cơm
hòm” ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô
danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh,
Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê(Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, câycảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong mộtnăm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh) Đặc biệt vào mùa này, dukhách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước vàthử thách lòng thành của mình Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang,hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào nhữngcánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộctrên thắng cảnh hồ Ba Bể Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hộiLồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơinúi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm mới, Sự phong phúcủa lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là mộttrong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước
Nằm trong xu thế chung của cả nước, Đà Nẵng - thành phố xinh đẹpbên sông Hàn cũng là vùng đất có nhiều lễ hội được diễn ra hàng năm Dukhách đến đây rất thích tham gia các lễ hội truyền thống, và là dịp để mỗingười gặp gỡ, gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ
và mong ước người thân gặp nhiều may mắn
Trang 4Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải MiềnTrung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng củamiền đất này Trong những ngày lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc, và rộnràng những khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết Các lễ hội của ĐàNẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội CầuNgư, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng AnHải, Qua thời gian, cũng có những lễ hội không còn nữa như Lễ rước Mụcđồng, là lễ hội rất đặc biệt dành riêng cho trẻ chăn trâu, những đứa trẻ chânlấm đầu trần tinh nghịch Không chỉ giữ gìn những lễ hội truyền thống, người
Đà Nẵng đã tạo cho mình một lễ hội mới dựa trên nền truyền thống là Lễ hộiđua thuyền Lễ hội này được tổ chức nào ngày quốc khánh 2/9 hằng năm trêndòng sông Hàn với hàng chục đội đua của các địa phương trong và ngoàithành phố Đó thật sự là những ngày hội của non sông và cũng là ngày hội củalòng người
Lễ hội đã hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại từbao đời nay, lễ hội đã ăn sâu trong tâm thức người dân Việt Nam nói chung,người dân Đà Nẵng nói riêng Lễ hội ở Đà Nẵng có thể được phân chia theocác dạng thức sau: Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với tựnhiên, lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xãhội, lễ hội tôn giáo và văn hóa Đặc biệt, Lễ hội tôn giáo là hệ thống lễ kỷniệm ngày sinh của các đấng giáo chủ sáng lập ra tôn giáo như đức ChúaJesus với lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh; đức Phật Thích Ca với lễ Phật Đản, đức
Bồ Tát với lễ hội Quán Thế Âm, ngày tưởng nhớ mẹ với lễ Vu Lan, những lễ này được diễn ra hết sức long trọng, phần lễ được chú trọng hơnphần hội với những nghi thức truyền thống nghiêm túc
Hiện nay, các hoạt động trong quá trình diễn ra lễ hội ngày càng được
tổ chức phong phú hơn, đối tượng tham dự rộng rãi hơn, không chỉ hạn hẹp
Trang 5trong phạm vi những người có đạo mà còn dành cho cả những người ngoạiđạo, nhất là lễ hội mang tính quốc gia như Lễ hội Quán Thế Âm (được ghivào danh mục những ngày lễ hội lớn của cả nước, gắn với khu di tích lịch sử -văn hoá và danh thắng) Trong những năm gần đây, lễ hội Quán Thế Âm đãthu hút hàng vạn người từ các vùng miền về tham dự Hội trong các lễ hội tôngiáo có các hình thức sinh hoạt cộng đồng sinh động như các trò chơi dângian, biểu diễn nghệ thuật, tái hiện các sự tích - truyền thuyết tôn giáo, rước
cộ, xe hoa, thuyền hoa, phóng sinh, hoa đăng, thả diều, triển lãm thư pháp,trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, cắm trại, ẩm thực dân gian, Đặc biệt, được
sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, các lễ hội tôn giáo khởi sắc hơn, phongphú đa dạng hơn, thu hút rất đông đảo du khách nội địa và nước ngoài
II Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.1 Khái quát về Quán Thế Âm bồ tát và Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.1.1 Quán Thế Âm bồ tát
Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara Đó là vị bồ tát trong Phậtgiáo Bắc tông, mang hạnh nguyện cao cả: Đại từ đại bi, linh cảm ứng, tầmthinh cứu khổ Do đại nguyện lớn lao này mà khi phiên âm tên Ngài là Quán
Thế Âm, hàm nghĩa “lắng nghe âm thanh kêu cứu khổ nạn mà giúp đỡ” Ngài
còn được gọi dưới danh hiệu bồ tát Quán tự tại Thế nào là Quán tự tại? Là ởnơi không hai lập cái thế Không hai, tức không có ta và vật, không đây và đó,không khoảng cách, không chướng ngại, hoàn toàn tự do nên không gì làkhông biết, không gì là không thấy, không đâu là không đến được, đó là tựtại Sự hóa hiện mầu nhiệm cùng với những đức năng được nhiều bản kinhBắc truyền mô tả, Ngài được biểu trưng bằng những hình ảnh khác nhau như:Cửu diện Quán Âm, Thập nhất diện Quán Âm, Tống tử Quán Âm, Quán Âmthiên thủ thiên nhãn, Nam Hải Quán Âm, Bạch y Quán Âm…
Trang 6Ngày nay, Quán Thế Âm bồ tát được thờ phụng tại nhiều quốc gia dướinhiều tên gọi khác nhau như Kannon, Kanzeon (Nhật Bản), Guan Yin, GuanShiyin (Trung Quốc), Spyanrasgzigs (Tây Tạng), Nidubarusheckchi (MôngCổ), Quan Âm (Việt Nam) Người Champa và Khmer gọi là Lokesvara Quán
Thế Âm bồ tát thể hiện tính “Bi” nên còn được gọi là Phật Quan Âm, là bậc
Đại Bi, cùng với Bát Nhã là hai dạng của Phật tính Quán Thế Âm bồ tát cũngthể hiện nguyện lực của Phật A Di Đà và với lòng từ bi vô lượng, thể hiện sứcmạnh huyền diệu, cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến người khi gặphiểm nguy
Theo các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng Quán Thế Âm phổ biến ở cácnước theo Phật giáo Bắc tông Người đầu tiên dịch kinh điển về tín ngưỡngQuán Thế Âm là Chi Cương Lương Tiếp đã dịch kinh Pháp Hoa tam muội (6quyển) năm 255 tại Giao Châu (Bắc Việt Nam) cùng với nhà sư Thích ĐạoThanh Ngài Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch Quán Thế Âm Phổ môn trongkinh Chính Pháp Hoa năm 286 Ngài Đàm Vô Kiệt dịch kinh Quán Thế Âm
bồ tát thọ ký Ngoài ra, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Hoa Nghiêm, kinh Thậpnhất diện Quán Thế Âm thần chú,… cũng đề cập đến Quán Thế Âm Chínhnhờ các bản kinh này đã làm cho tín ngưỡng Quán Thế Âm ngày càng pháttriển rộng rãi
Theo kinh điển và truyền thuyết của Phật giáo Đại Thừa thì trong vô sốcác vị bồ tát được ngưỡng vọng và thờ tự phổ biến nhất có 4 vị là Văn Thù(Manjusri), Phổ Hiền (Samantabhadra), Địa Tạng (Ksitigarbha) và Quan Âm(Avalokitesvara) Bốn vị này có liên hệ sâu xa với chúng sinh ở cõi Ta Bà vàkhi truyền vào Trung Quốc, bốn vị bồ tát này cư ngụ nơi bốn đại danh sơn làNgũ Đài, Nga Mi, Phổ Đà và Cửu Hoa Đạo trường của Văn Thù bồ tát là núiNgũ Đài ở tỉnh Sơn Tây; đạo trường của Phổ Hiền bồ tát là núi Nga Mi ở tỉnh
Tứ Xuyên; đạo trường của Địa Tạng Vương bồ tát là núi Cửu Hoa, thuộc tỉnh
Trang 7An Huy; còn đạo trường của Quan Thế Âm bồ tát là núi Nam Hải Phổ Đà củatỉnh Triết Giang Quán Thế Âm có bản nguyện và năng lực là quan sát và lắngnghe những âm thanh kêu gọi cứu khổ của chúng sinh mà mở lòng cứu độchúng sinh trong mọi hoàn cảnh, tình huống khổ đau, hoạn nạn, hiểm nguy,…
và nhiều sự nhiệm mầu khác Cũng vì đó mà hàng Phật tử tôn kính, thờ tự,ngưỡng nguyện Ngài mọi lúc, mọi nơi trong sự độ trì của Ngài
Tiểu sử Quan Thế Âm bồ tát có nhiều, trong chính sử cũng có mà dã sửcũng có, tuy nhiên ở mỗi nơi một khác và được tạo dựng theo từng khungcảnh và tập quán của từng khu vực Mỗi quốc gia lại có những truyền thuyếtriêng, nhưng đều nhấn mạnh đến đức hy sinh và sự nhẫn nhục của Ngài trướckhi thành đạo Có chuyện cho rằng, bồ tát nguyên là con trưởng của một vịvua tại Ấn Độ, tên là Bất Tuân, cùng với cha và em theo Phật Thích Ca tuhành, sau được cải danh, vua cha thành Phật A Di Đà, còn hai người con làhai vị bồ tát, một người là Quán Thế Âm, một người là Đại Thế Chí, ba chacon gọi là Tây Phương Tam Thánh Ở Ấn Độ, nơi xuất phát đạo Phật, QuánThế Âm được biểu tượng qua hình ảnh một người nam Về sau, khi du nhậpvào Trung Quốc và một số quốc gia ở Đông Nam Á, Quán Thế Âm bồ tát lạimang hình tướng người nữ Do đâu và vào thời kỳ nào mà Quán Thế Âm bồtát từ hình tượng một người nam biến thành người nữ? Có nhiều ý kiến chorằng, từ thế kỷ thứ V trở về trước, bồ tát được miêu tả như một người đàn ôngvới hình dáng rất thanh tú
Nhưng từ thế kỷ thứ VIII trở đi thì Quan Thế Âm bồ tát được miêu tảnhư một người đàn bà Theo nhà sử học Trung Hoa Lý Bách Dược chuyênnghiên cứu về thời kỳ nhà Đường, viết trong Bắc Tề thư thì vào thời Nam BắcTriều, vua Tề Võ Thành bị bệnh, nằm mơ thấy Quán Thế Âm trong hình dángmột người đàn bà đẹp Việc nhà vua nằm mơ đó không biết thực hư thế nàonhưng trước đời Đường, trong những bức họa của dân gian thì Quán Thế Âm
Trang 8bồ tát đã được vẽ thành hình một người đàn bà rồi Từ giữa đến cuối thế kỷthứ IX trở về sau, tại Trung Quốc, Quán Thế Âm bồ tát hoàn toàn được miêu
tả dưới hình dáng một người phụ nữ cho tới ngày nay Lý giải điều này, cóngười cho rằng, đạo Phật truyền vào Trung Quốc đã bị biến dạng, không cònnhư nguyên thủy, và ít nhiều pha trộn với những hình tượng tôn giáo bản xứ,trong đó lý thuyết âm dương được thêm vào, và bên cạnh chư Phật trong namthân, có một vị Phật trong nữ thân đứng song song, nên Quán Thế Âm là namnhân ở Ấn Độ khi truyền sang Trung Quốc đã thành nữ giới
Ở Việt Nam và một số quốc gia ở khu vực châu Á như Nhật Bản, TriềuTiên, Trung Quốc là những quốc gia lấy nông nghiệp làm trọng, vì vậy cư dânnông nghiệp lúa nước có khuynh hướng trọng yếu tố phồn thực, sự sinh sôi,nảy nở, phát triển, và chỉ có người phụ nữ mới có khả năng làm được việcnày Vì vậy, xu hướng thờ thần nữ và trọng yếu tố âm đã trở nên phổ biến
Một nhà văn hóa học nổi tiếng đã cho rằng: Tính chất âm tính của văn hóa
nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực quan hệ xã hội là lối sống thiên
về tình cảm, trọng phụ nữ, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tình trạng lan tràn các nữ thần Và vì cái đích mà người Việt Nam hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà Mẹ, các Mẫu.
Quán Thế Âm là biểu trưng cho vị bồ tát hóa độ xuyên suốt thời gian
và không gian kể từ khi Đức Phật Thích Ca thị hiện ở cõi Ta Bà cho đến lúcPhật Di Lặc đản sinh và hơn thế nữa Chí nguyện đó trở thành cơ sở cho niềmtin bất diệt trong tâm thức người Phật tử, vì vậy Đức Quán Âm có ý nghĩanhư là toàn bộ giá trị thăng chứng trí tuệ, giác ngộ giải thoát, sự chứng đắcquả vị Phật, luôn hiện hữu trong mọi chúng sinh Trong những khổ đau, hoạnnạn của cuộc sống, người ta thường cầu xin sự giúp đỡ và chở che nhiệm mầucủa Đức Quán Âm, bởi họ cảm nhận Ngài luôn dõi mắt và lắng nghe từng
Trang 9nhịp đập con tim của họ chẳng khác người mẹ trông con Vì thế mà Ngài trởthành mẹ hiền Quán Thế Âm, dân gian còn gọi là Phật Bà Từ đó, nói đến
“Quán Âm” là nói đến hiện thân của lòng từ bi cao cả, tột cùng của chư Phật
và Bồ tát nhiều đời Thậm chí, bất kỳ sự linh nghiệm nào mà người ta đónnhận được từ trong khó khăn, nguy hiểm hay an vui, thuận lợi đều được xem
là có sự cứu độ của Ngài Và đó là vị bồ tát cứu giúp cho người sống cũngnhư cả cho người chết, nhưng trì niệm danh hiệu Ngài trong việc cầu an vẫn
là phổ biến hơn cả
Niệm hồng danh của Ngài, tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhân ngàyvía Quán Thế Âm đã trở thành một lễ hội lớn, mang tính khu vực, vùng, chứkhông còn nằm trong khuôn khổ của một ngôi chùa hay của một đạo Phật ởViệt Nam nữa Tính chất rộng mở của lễ hội cho thấy vị trí và tầm quan trọngcủa vị bồ tát này trong đời sống tâm linh của từng cá nhân và của cả cộngđồng
2.1.2 Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
Chùa Quán Thế Âm được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núiKim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng, là nơi danh lamthắng cảnh của đất nước Đặc biệt, nơi đây được gọi là Thánh Địa Phật Giáo,
vì hầu hết trên năm ngọn Ngũ Hành Sơn đều có chùa chiền cổ kính hoặc tântạo Hệ thống hang động thiên nhiên kỳ vĩ, biển rộng sông dài, mái chùa hoặc
ẩn mình trong hang cốc hoặc cheo leo trên sườn vai của núi hoặc uy nghiêmtọa lạc bên núi vững vàng, sương giáng mây vờn, tàng cây tươi mát, chim hótlừng vang Phía Đông biển xa vời vợi, bãi cát trải dài, phía Tây Trường Gianglượn khúc, sông sen thơm lừng, đồng quê yên ả
Chùa do cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn trong một giấc thần mộng vềNgài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn của Ngài Theo đó,
Trang 10Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn dothiên nhiên tạo nên thật là ứng nghiệm, từ đó Hòa thượng đã thành lập ngôichùa Quán Thế Âm, vì có sự nhiệm mầu của Phật Pháp như vậy khiến lòngngười phải ngưỡng mộ kính tin.
Chùa nằm nép mình dưới ngọn núi Kim Sơn, soi bóng bên dòng sông
Cổ Cò, một nhánh của sông Trường giang Kim Sơn có dáng hình quả chuôngnên còn có tên dân dã là ngọn núi Chuông Úp Vào năm 1956, cố hoà thượngThích Pháp Nhãn có cơ duyên phát hiện ra một hang động nằm sâu trong lòngnúi hướng ra dòng sông Đường vào động là những bậc đá tự nhiên Động cóchiều dài hơn năm chục mét, chiều ngang gần mười mét và trần động nhấpnhô cao thấp khoảng mười đến mười lăm mét, thuộc vào dạng hang động lớncủa Ngũ Hành Sơn Điều đặc biệt độc đáo trong hang động này là vô số cácthạch nhũ đầy màu sắc, hình thể phong phú da dạng, trong đó có những tượnghình rất giống hình dáng thật, do thiên nhiên khắc hoạ với những hình khốiđường nét rõ ràng sắc sảo, chẳng khác nào do những nghệ nhân tài hoa chạmtrổ công phu Bước vào động phía trước mặt ngước nhìn trên vách đá, nổi bậtlên pho tượng Quan Thế Âm, là một vị Thánh trong Phật giáo Pho tượng caobằng hình người (1,75m), cân phân, thanh tú, một giải kim tuyến lấp lánh, rựcsáng, bề ngang hơn gang tay phủ từ bờ vai chảy dài đến hết thân tượng, làmcho bức tượng hết sức sống động huyền ảo, bàn tay phải bưng bình nước cam
lồ, chân tượng đứng trên lưng rồng đang cuộn mình giữa tầng sóng gợn Phíasau, hình một đứa bé tượng trưng Thiện Tài đồng tử Phía trên, bên trái, hìnhcon chim khổng tước hai cánh toả rộng trần động, bên phải là khóm trúc, saulưng là một dải mây đá ngũ sắc lung linh Nhìn tổng thể, đây là một bứctượng phù điêu kết hợp hài hoà rất tài tình, gồm ba sự tích về Quán Thế Âm
là Quan Âm Nam Hải tức Quan Âm ở biển phương Nam, Quan Âm Tống Tử
Trang 11là Quan Âm Thị Kính, Quan Âm hàng phục độc long (tức con rồng dữ) gâysóng gió ngoài biển khơi trong kinh Pháp Hoa
Điều đáng kinh ngạc và thán phục là chỉ với sự xâm thực nước giócộng với thời tiết thiên nhiên đã tạo thành một tác phẩm phù điêu hoàn hảo,tuyệt mỹ đến từng chi tiết như đã mô tả Đó là cái kỳ diệu vô giá của hangđộng Quan Âm Ở giữa tiếng như chuông ngân, đây là cái chuông đá lớn hiếm
có và duy nhất tại di tích này, các chỗ trong hang động động từ trên vòmđộng, một khối thạch nhũ bằng cây cột lớn, dài hơn năm mét thòng xuống sátđất, gõ vào phát ra còn có trống, mõ, khánh âm thanh khá chuẩn, tạo thànhmột bộ nhạc khí trong nghi lễ của chùa Phật giáo, tất cả cũng chỉ từ đá sinh ra
Ở gần cuối hang động, là một hang động nhỏ, hơi cúi thấp người để điqua một đường hang hơi hẹp sẽ gặp một hồ nước mát, trong vắt quanh nămgọi là nước Cam lồ Hồ nước này có một khoảng không gian riêng, như mộtcái động nhỏ kế tiếp hang động chính vậy
Một điều khác nữa của hang động này, là không khí hang động vừa linhthiêng vừa huyền bí vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, vừa như cái bên ngoàiđời và cái bên trong cõi lòng Một không khí của đạo, của đời hoà lẫn tronghơi thở, trong cảm xúc sống của con người Là nhân tố hình thành nên ngôichùa Quán Thế Âm và một Lễ hội văn hoá
Chùa Quán Thế Âm tọa lạc tại địa chỉ 48 Sư Vạn Hạnh, quận NgũHành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích HuệVinh, cảnh quan chùa rộng rãi, nhiều công trình được xây dựng như tượngđồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, hội trường, tăng xá, thuận lợi cho việc tu tập và sinh hoạt, số tăng chúng tu học tại chùa gồm 40
vị, có các đạo tràng tu học - tương tế - từ thiện - văn nghệ, thư họa, Ngôichùa hiền hoà cổ kính, hang động thâm sâu huyền bí, là sự hổ tương cộng
Trang 12hưởng, tạo cho Ngũ Hành Sơn một sắc thái thiêng liêng sâu lắng, thanh thoátcao thượng cho tâm hồn, đó cũng là một bản sắc văn hoá đặc trưng Sự thẩmthấu toả rộng theo dòng thời gian và hội tụ lòng ngưỡng mộ của con ngườitrong tinh thần cộng đồng truyền thống dân tộc, từ đó hình thành nên một lễhội văn hóa kết hợp giữa đời và đạo, là nhịp cầu giao hoà cảm thông giữa conngười và thiên nhiên một quan hệ mật thiết muôn thuở.
2.2 Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng
2.2.1 Xuất xứ của lễ hội
Chùa Quán Thế Âm có một phúc duyên lành lớn, diệu kỳ, đó là Đức
Bồ Tát Quán Thế Âm đã thị hiện tôn tượng của Ngài một cách rất thiêng liêngmầu nhiệm tại thạch động chùa Quán Thế Âm, tượng hoàn toàn do thiên tạoứng linh, vì lẽ đó, người có tín tâm thường đến nơi đây để cầu nguyện, nhất làngày Đản sanh của Ngài 19/2 âm lịch hằng năm có đến hàng ngàn thậpphương - thiện tín về đây chiêm bái, nguyện cầu Chư tôn túc trong thành phố
và chùa Quán Thế Âm đã tổ chức thành ngày Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 hàngnăm nhằm mục đích làm cho sự sinh họat này có ý nghĩa và thăng hoa hơn, đểhoằng dương Phật Pháp Đây thật sự là lễ hội mang tính đặc thù của Phật giáo
- dân tộc, tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể hiện văn hóa Phật giáohòa quyện với văn hóa dân tộc tự nghìn xưa văn hiến, làm cho tính cách hữuích thiện lợi của Phật giáo được thể hiện rõ nét trong xã hội, trong lòng người
Lễ hội này còn là dịp để thiện tín tỏ lòng kính ngưỡng tri ân Đức Từ Bi cứu
độ vô lượng của Ngài đối với chúng sanh, với tất cả chúng ta, học theo hạnhnguyện của Ngài làm những việc từ thiện, công đức
Lễ hội Quán Thế Âm trải qua nhiều giai đoạn, hoàn cảnh thăng trầmcủa đất nước, cũng như hội tụ đầy đủ những nhân tố phù hợp và có ý nghĩa về
Trang 13văn hoá lễ hội Tại ngọn núi Thuỷ Sơn, có ngôi chùa Tam Thai - Linh ứng,nơi động Hoa Nghiêm vào năm 1957, tôn trí pho tượng bồ tát Quán Thế Âmbằng vật liệu xi măng Năm 1960, nơi đây được giáo hội tổ chức lễ hội Quan
Âm với nghi lễ thuần tuý tôn giáo và chỉ tổ chức một lần đó mà thôi
Lễ hội Quán Thế Âm đã đi vào lòng người, sự ngưỡng mộ của phật tử,người dân đối với đức Quán Thế Âm rất sâu rộng Vào thập kỷ 90, cố Thượngtoạ Thích Huệ Hướng, vị kế tục ngôi chùa Quán Thế Âm có ý nguyện khôiphục lại lễ hội Vào thời điểm mà Unesco phát động thập kỷ văn hoá vềnguồn, khuyến khích các dân tộc trên thế giới bảo vệ và phát huy gia tài vănhoá cổ truyền, để khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hoá sẽkhông mai một hay mất đi cái giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc mình Cùnglúc trong nước các lễ hội đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ rộng khắp
Vào năm 1991, chùa Quán Thế Âm quyết định phục hồi và tổ chức lễhội tại địa điểm ngọn núi Kim Sơn của danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn,Một lễ hội thể hiện đúng tiêu chuẩn của lễ hội văn hoá, đó là phần Lễ và phầnHội Đến năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm là một trong 15 Lễ hội của chương
trình “Chào đón và điểm đến Thiên niên kỷ mới của Quốc gia” Vì vậy, để
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Lễ hội ngày càng đông đảo Thập phương thiệntín về hành hương tham dự và tương xứng với tầm vóc của một Lễ hội tầm cỡQuốc gia, chùa Quán Thế Âm phát nguyện kiến tạo xây dựng công trình côngviên thánh tích Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng Đặcbiệt, sẽ kiến tạo một tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên được thực hiện theocông nghệ bằng chất liệu pha lê có chiều cao từ 12m đến 25m
2.2.2 Diễn biến lễ hội
Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19tháng 2 âm lịch hàng năm Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội gồm có hai phần:
Trang 14Lễ và Hội Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phầnhội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn và bản sắc vănhoá dân tộc.
a Phần lễ
Trong các ngày lễ hội, phần nghi lễ tín ngưỡng được chư tăng, phật tử,
tổ chức những khoá lễ nguyện cầu cho sự an lành đến với mọi người, nghi lễthuần tuý trong sáng về tâm linh, hài hoà với phần văn hoá hội, thể hiện sự kếthợp nhịp nhàng giữa Lễ và Hội, một nét đẹp văn hoá đặc trưng của lễ hộiQuán Thế Âm
Ngày 19/2 âm lịch, là ngày lễ chính thức Lễ Hội Quán Thế Âm, Từsáng tinh mơ từng đoàn người từ khắp ngả đường đổ dồn về Ngũ Hành Sơn,mọi người hân hoan, náo nức về dự hội Suốt một năm đợi chờ, vào mùa xuân
lễ hội, là dịp về tham quan danh lam thắng cảnh, chiêm bái thánh tích,ngưỡng mộ Bồ Tát Quán Thế Âm, một không khí rộn rã nhộn nhịp, dâng trànniềm tin và sâu lắng thiêng liêng, ngày hội Quán Thế Âm có một sức thu hút
kỳ lạ, một nhu cầu tinh thần cần thiết đối với bà con Đà Nẵng cũng như có tínngưỡng hướng về Đức Từ Bi Quán Thế Âm, một tình cảm như bà mẹ hiềnbảo hộ chúng sanh
Trước lễ đài cờ hoa rực rỡ, tràn ngập người về dự lễ hội, nghiêm trang
tề chỉnh, thành kính hướng về lễ đài, nơi tôn trí tôn tượng Bồ Tát Quán Thế
Trang 15Âm, Chư vị giáo phẩm Phật giáo, trong lễ phục màu vàng trang nghiêm, cùngquý vị đại biểu quan khách, theo sau đội lễ nhạc rước kiệu tiến lên lễ đài đểtrang trọng cử hành trọng thể nghi lễ chính thức lễ hội, tiếng kinh cầu nguyệncủa hàng vạn người, tưởng niệm ân đức của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm,nguyện cầu quốc thái dân an, chúng sanh an lạc Tiếng kinh cầu trầm bổnghoà âm vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của sông núi, một nguồn cảm xúc
vô biên tạo nên một giai điệu cộng hưởng của hàng vạn tâm hồn cùng nhauchan hoà vào không gian ngày hội và như thấm vào các ngọn núi của chất vịthiêng liêng, những ngọn núi này có chùa, có phật và có cả hồn thiêng sôngnúi
Chương trình được tiếp nối với hoá trang Phúc Lộc Thọ hát chúc mừng
lễ hội, chúc mừng chư vị Tăng Ni, quan khách, đồng bào, bà con phật tử về
dự hội Từng đoàn hoá trang các chủ đề văn hoá của các đoàn thể, đơn vị diễnqua lễ đài trong điệu nhạc và bài hát của lễ hội ca Rồi từng đoàn người lầnlượt lên lễ đài chiêm bái hình ảnh đức Quán Thế Âm, một điều mong ước tốtđẹp, hạnh phúc cho mình, trong giờ khắc linh thiêng nhiệm màu của khôngkhí ngày lễ hội
Nhìn chung, phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung
cụ thể như sau:
- Lễ Khai kinh, Thượng kỳ, Thượng phan: Tổ chức vào sáng ngày 17/2
âm lịch, do chùa Quán Thế Âm và trại sinh trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơnthực hiện
- Lễ tế xuân, cúng Sơn thần, Thổ thần: Lễ này cầu cho quốc thái dân an,
được tổ chức vào lúc 17h30 ngày 17/2 âm lịch, do Hội Người cao tuổiphường Hòa Hải thực hiện Trong ngày lễ, các bô lão khăn áo chỉnh tề, taycầm cờ lọng, đuốc, lồng đèn, có đội nhạc cổ và chiêng trống đi theo Sau khi
Trang 16làm lễ và đọc văn tế, đoàn bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông CầuBiện, một nhánh của sông Cổ Cò, để mở hội Hoa đăng, rồi từ chùa Quán Thế
Âm đi quanh các khu phố, qua các làng đá mỹ nghệ Non Nước, xuống khu dulịch Non Nước và trở về lại lễ đài, với lộ trình dài hơn 2km
- Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày
18/2 âm lịch Ánh sáng tượng trưng cho trí tuệ Theo đạo phật, từ bi tức làtình thương, từ bi mà không được trí tuệ soi sáng thì từ bi sẽ lầm lạc, mê mờ
Vì thế, lễ hội Quán Thế Âm có chương trình rước ánh sáng: Từng đoàn, từngđơn vị rước kiệu, trống chiêng, múa lân Ánh đuốc bập bùng diễn hành quacác con đường hướng về ngọn núi Thuỷ Sơn, hàng hàng lớp lớp người hoànhập cùng đoàn rước kiệu, ánh đuốc lung linh, tiếng trông rền vang như làmchuyển động cảnh vật núi non ý nghĩa đem rước ánh sáng hết sức tuyệt vời
Sau phần nghi lễ là các hoạt động: Rước đuốc, rước kiệu, múa lân sư rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánhsáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽlàm nhiều việc thiện
Lễ trai đàn chẩn tế: Được tổ chức vào sáng ngày 19/2 để cầu siêu,
cúng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồng bào phật tử gởi danh sáchnhững người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu Trong lễ nàyphải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ
- Lễ thuyết giảng về Đức bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: Lễ này cũng
được tổ chức vào sáng ngày 19/2, nhằm ngợi ca lòng từ bi bác ái của bồ tátQuán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng
- Lễ rước Tôn tượng bồ tát Quán Thế Âm: Lễ này tổ chức vào khoảng
10 giờ sáng ngày 19/2 Âm lịch Sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu,trên có tượng Phật Bà, đi trước, và đồng bào Phật tử đi sau Kiệu được khiêng
Trang 17từ trên chùa và đi xuống chiếc thuyền đậu trên sông Cầu Biện, sau đó chothuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào,chúng sinh làm nghề đi biển, làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an
- Lễ vía Đức bồ tát Quán Thế Âm: Đây là lễ chính của lễ hội Lễ vía
được tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch do Ban tổ chức lễ hội, Ban Trị sự Phậtgiáo thành phố Đà Nẵng và Ban đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn tổchức
Hình ảnh phần lễ
Quang cảnh lễ cầu nguyện thế giới
hòa bình tại Lễ hội Quán Thế Âm
Hoa tương và kiệu rước rất long trọng