Đánh giá vai trò giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện của người học, pháp lệnh thể dục thể thao TDTT số 288/PL của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội viết: "Giáo dục thể chất trong t
Trang 1Đánh giá vai trò giáo dục thể chất đối với
sự phát triển toàn diện của người học, pháp
lệnh thể dục thể thao (TDTT) số 288/PL của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội viết: "Giáo dục
thể chất trong trường học nhằm tăng cường
sức khoẻ phát triển thể chất góp phần hình
thành và bồi dưỡng nhân cách đáp ứng nhu
cầu giáo dục toàn diện cho người học, thấy
được ý nghĩa và mục đích của công tác giáo
dục thể chất (GDTC), Đảng và Nhà nước ta
đã đưa GDTC vào chương trình giảng dạy và
đào tạo trong nhà trường từ năm 1957 Từ đó
đến nay GDTC trong các trường phổ thông nói
chung và các trường Đại học nói riêng thu
được những thành tích không nhỏ góp phần
tạo ra nhiều thế hệ sinh viên phát triển toàn
diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tôi
nhận thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên
chưa nhận thức rõ lợi ích, tác dụng của môn
học, (dưới hình thức học tập đại trà) Vẫn còn tình trạng bỏ giờ học GDTC, đi học thiếu tập trung, khi tập luyện thì lảng tránh hoặc thực hiện thiếu nghiêm túc khối lượng tập luyện
Điều đó dẫn đến kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường Đại học chưa cao
đổi mới nội dung môn học giáo dục
thể chất trong trường đại học
nhằm nâng cao hơn nữa lợi ích
vμ tác dụng của môn học đối với sinh viên
CN Lê tất lợi
Bộ môn Giáo dục thể chất Trường ĐH Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Bμi viết đề xuất một phương thức giảng dạy môn học giáo dục thể chất thay cho
nội dung chương trình hiện nay bằng việc dạy học giáo dục thể chất theo nguyện vọng vμ khả năng của sinh viên Điều đó sẽ khơi dậy hứng thú tích cực cho sinh viên nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất
Summary: In this thesis, I would like to introduce a new method of teaching the physical
training subject Instead of current method, we will teach the student to study the subject upon their interests The new method will raise up their passions to learn the subject, as well as improve the efficiency of our training program
Thí dụ: ở trường Đại học GTVT khi thi kết thúc lần thi thứ nhất môn học GDTC năm học 2003:
- Tỉ lệ sinh viên đạt yêu cầu là: 65,6%
- Tỉ lệ sinh viên không đạt yêu cầu là: 34,4%
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân "nổi cộm" là nội dung môn học GDTC hiện nay chưa thực sự hấp dẫn đối với sinh viên
Một vài báo cáo khoa học chứng minh sự khác biệt giữa kết quả học tập của sinh viên học tập theo nội dung học tập đại trà hiện nay
Trang 2và học tập theo nguyện vọng
Một vài trường đã tìm hiểu nguyện vọng
học tập của sinh viên để xây dựng nội dung
chương trình giảng dạy GDTC Số lượng sau
đây cho biết nhu cầu của sinh viên đối với
GDTC
ở Đại học GTVT, sinh viên có nhu cầu
tập bóng bàn là 9%, cờ vua là 4%, các môn
khác tỉ lệ không đáng kể Các môn bóng đá,
bóng chuyền, ở trường Đại học GTVT đã tổ
chức học tập theo nguyện vọng của sinh viên,
kết quả là:
SV đạt yêu cầu
Lớp
SV đạt yêu cầu lần I
Chưa
đạt
Kết quả học tập của các lớp học theo
nguyện vọng tốt hơn hẳn lớp học theo chương
trình đại trà, từ thực tế trên theo tôi nên tiếp
tục mở rộng những lớp học GDTC theo
nguyện vọng của sinh viên, với nhiều môn thể
thao khác nhau Bởi học như vậy chúng ta vừa
giảng dạy GDTC cho sinh viên vừa tạo hứng
thú trong học tập (điều quyết định của quá
trình giáo dục) Hình thức học tập này có
những ưu điểm do tập luyện tích cực, tác động
của lượng vận động đối với cơ thể sinh viên tốt
hơn và có khả năng thi đấu ở môn thể thao
mà mình lựa chọn Đồng thời là cơ sở để lựa
chọn vận động viên cho các đội tuyển thể
thao của Trường tham gia thi đấu các giải của
Ngành, Hội TDTT Đại học, làm phong phú
hơn đời sống văn hoá tinh thần sinh viên
Từ các lớp thể thao theo nguyện vọng
trên, Trường Đại học Bách khoa Hà nội đã lựa
chọn được đội tuyển bóng rổ vô địch các
Trường Đại học Hà Nội, đạt giải 3 bóng đá sinh viên Hà Nội 2003 Đội bóng đá sinh viên trường Đại học GTVT là một trong số các đội mạnh về bóng đá các trường Đại học Hà Nội Qua đây, tôi mong rằng bộ phận quản lý chỉ đạo công tác GDTC của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quan tâm xem xét nghiên cứu, đưa ra các kết luận mang tính hiệu quả về nội dung và hình thức giảng dạy môn học GDTC trong nhà trường như đã đề xuất ở trên, sớm triển khai đồng bộ ở các trường nhằm góp phần thay đổi, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học GDTC trong các trường Đại học
Môn TT
Tài liệu tham khảo [1] Pháp lệnh TDTT số 288/PL của UBTV Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
[2] Hoμng Minh Tấn Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ - Đại học Thái Nguyên, 2001
[3] Trần Anh Dũng Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Trường – Trường Đại học GTVT, 2001
[4] Phạm Tiến Dũng Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Trường - Trường Đại học GTVT, 2002♦