DT2001-49-27bia(6)
BO GIAO DUC VA DAO TAO
VIEN CHIEN LUGC VA CHUONG TRINH GIAO DUC
BAO CAO KET QUA NGHIEN CUU DE TAI B 2001-49-27
_ NGHIÊN COU NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC
NHẰM XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Trang 2CAC CHU VIET TAT Thứ tự Chữ viết tắt Nội dung 1 - TDTT Thể dục thể thao 2 - GDTC Giáo dục thể chất
3 - GDCN Giáo dục chuyên nghiệp 4 - GD & ĐT Giáo duc va Dao tao 5 - THCN Trung hoc chuyén nghiép
6 -DN Dạy nghề
7 - CNKT Công nhân kỹ thuật
8 - NCKH Nghiên cứu khoa học 9 - RLTT Rèn luyện thân thể
10 - THCN-DN Trung học chuyên nghiệp-Dạy nghề
11 - NXB Nhà xuất bản
Trang 3dmbb(8) DANH MUC CAC BIEU BANG
Thứ tự Nội dung Trang
Bang 1 | Phân loại nhóm nghề định hướng theo GDTC 64
(Phương án Ï)
Bang 2 | Phân loại nhóm nghề định hướng theo GDTC 65
(Phương ấn Ï])
Bảng 3| Kết quả trả lời của các đối tượng 66
Bảng 4 | Kết quả điều tra thực dụng về thực hiện chương trình 77 GDTC TQ si, Bảng 5 | Kết quả điều tra thực trạng chất lượng đội ngũ giảng 82 viên TDTTT cv sen Bang 6 | Kết quả điều tra thực trạng chất lượng đội ngũ giảng 83 viên TDÍT cu n n n sn k
Bảng 7 | Kết quả điều tra thực trạng cơ sở vật chất 93 Bang 8 | Mô hình tổ chức quản lý công tác GDTC 95
Bang 9_ | Kết quả trả lời của các đối tượng 110 Bảng 10 | Cấu trúc chương trình khung GDTC trong các trường 114
đại hỌC na
Bảng 11 | Cấu trúc chương trình khung GDTC trong các trường 115
6:01
Bảng 12 | Chương trình GDTC dùng cho sinh viên khối đại học 116 nông, lâm, ngƯ cà se sey
Bảng 13 | Chương trình GDTC dùng cho sinh viên khối đại học 117
kỹ thuật -.- HS nh na
Bảng 14 | Chương trình GDTC dùng cho sinh viên khối đại học 118
Khoa học xã hội và Nhân văn
Bảng 15 | Chương trình GDTC dùng cho sinh viên khối cao 179
đẳng kỹ thuật - c2 2n H22 nà
Bảng 16 | Chương trình GDTC dùng cho sinh viên khối cao đẳng sư phạm - cccccs csey 120
Trang 4DANH MUC CAC BIEU DO, PHU LUC
Thứ tự Nội dung Trang Biểu đồ 1 | Kết quả ý kiến khẳng định về phân loại chọn nghề 67
Biểu đồ 2 | Tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng có giảng viên 84 TDTT 2 cee ee eee ne nee e ee nett ne nceseeeneaeeseseseaenes Biểu đồ 3 | Trình độ đào tạo giảng viên TĐTT 85
Biểu đồ 4 | Tỷ lệ giảng viên TDTT đã đáp ứng nhu cầu 86
Biểu đồ 5 | Ty lệ các trường đại học, cao đẳng có nhà tập và bể bơi |_ 94 Biểu đồ 6 | Kết quả ý kiến trả lời về sự cần thiết 111
Biểu đồ 7 | Ý kiến khẳng định về thời gian cần thiết 112
Biểu đồ 8 | Ý kiến khẳng định vẻ tỷ lệ % thời lượng 113
Phụ lục 1 | Chương trình GDTC hiện hành 129
Phu lục 2 | Phân phối thời gian cho nội dung GDTC 130
Trang 5ĐT2001-44-27-ML(8)
MỤC LỤC
Phần ï Giới thiệu chung về đề tài
1 Mục tiêu của để tài cQQHnnnQnnn nu net 4 2 Nhiệm vụ nghiên cứỨu -. - SH vn 5 3 Phương pháp nghiên cứu -. -Ă Sàn nà se 7
4 Tổ chức quá trình nghiên cứu ‹ - 5c ss*2 §
5 Các sản phẩm khoa học đã hoàn thành - 13
Phần II Két quả nghiên cứu I Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài 1.1 Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước 15
1.2 Sự thống nhất chỉ đạo của các ngành - 20
1.3 Mục đích, ý nghĩa vai trò và nhiệm vụ 22
1.4 Những xu hướng phát triển của thể dục nghề nghiệp 25
1.5 Thể dục nghề nghiệp, một biện pháp - - - 28
Il Cơ sở lý luận phân loại nhóm nghề và xác định nội dung GDTC trong các trường đại học, cao đẳng định hướng theo nghề nghiệp 2.1 Cơ sở khoa học trong sử dụng những phương tiện GDTC 30
2.2 Những yêu cầu và nhiệm vụ chuẩn bị - - 36
2.3 Đặc điểm phương pháp phát triển các tố chất 39
2.4 Những nhiệm vụ chuyên môn và chuẩn bị - 43
2.5 Những phương tiện và phương pháp cơ bản 45
Trang 6Ill Thuc trang công tác GDTC và xây dựng nội dung chương trình GDTC trong các trường đại học, cao đẳng định hướng theo
nghề nghiệp
1 Thực trạng công tác GDTC trong các trường đại học
và cao đẳng
1.1 Phương pháp điều tra - - - HH n nàn vn HH 68
1.2 Mục tiêu, đối tượng, nội dung - cv, 69
1.3 Nguyên tắc thiết kế công cụ điều tra - - - -c<<<e-<++ 70
1.4.Quy trình thiết kế bộ công Cụ - cv HH1 ren 71
1.5 Mô tả công cụ điều tra công cụ thứ nhất -cc<ccce2 71 1.6 M6 ta diéu tra cOng cu thif hain cecsssessssestecesssescseetseseessseeseeeeees 73 1.7 Nguyên tắc sử lý số liệu . . c2 sErvrteterrterirrrrrrerrrreee 74
2 Kết quả đánh giá thực trạng GDTC trong các trường đại học, cao đẳng
2.1 Thực trạng nội dung chương trình «c5 S< Server 15
2.2 Thực trạng và chất lượng đội ngũ giảng viên TDTT 78 2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất .- - cuc S ve 87 2.4 Thuc trang vé t6 chifc quam 1V 0 cceccceccuscceecsesceee sees essa sees 90
3 Xây dựng nội dung chương trình GDTC trong các trường đại học, cao đẳng định hướng theo nghề nghiệp
3.1 Những yêu cầu nhiệm vụ của GDTC cà S<° 96
Trang 7IV Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận "— eed e enn e ene e reese eee tenner enna re seeeeeenute 121
2 Kién nghi 0 ccc cccccescceccneccseeeeeeceeenseaeeeeeeness 123
Phụ lục Í - cu HH nà ng kh nà Hà nà si 125
i08 2155 126
Trang 8ĐT201-49-27PII6 PHANI
GIGI THIEU CHUNG VE DE TAI
Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học, cao đẳng là
một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm đào tạo lớp người tri thức mới, có năng lực và thể chất, có sức khoẻ thích ứng với điều kiện phức tạp và cường độ lao động cao Đó là lớp người "phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng vẻ thể chất, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo đức" Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu mới bức bách về sức
khoẻ và thể lực của lớp người lao động mới trong nền kinh tế tri thức, nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay (Nghị quyết TW H - Khoá VIII
Chiến lược giáo dục-đào tạo là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược con người, con người có tri thức là nguồn lực quan trọng nhất của nên sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức Ngày nay sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang trở thành
động lực chính của sự tăng tốc phát triển, là nhân tố quyết định sự thành
bại của mỗi quốc gia Chính vì vậy cuộc cách mạng khoa học-công nghệ có những yêu cầu mới ngày càng cao đối với trình độ tay nghề của
người lao động đồng thời làm thay đổi căn bản về tiêu chuẩn xác định trình độ tay nghề của người lao động trong sản xuất hiện đại Ngày nay
muốn có năng suất lao động cao thì không chỉ đòi hỏi ở người lao động
có trình độ kỹ thuật cao, có trình độ thể lực chung mà còn đòi hỏi ở
người lao động sự chuẩn bị cả về yếu tố thể lực chuyên môn như các
vận động viên thể thao từng môn, phi công, thủy thủ, thợ lặn, những
Trang 9sự chính xác, tập trung cao độ phải thích ứng với cường độ lao động cao, nhiệt độ, áp suất, không khí thay đổi L.D Clotrcôp và Saporinxki - (1982) Những yêu cầu trên chỉ có thể đạt được khi tiến hành một quá trình giáo dục thể chất chung và chuyên biệt, đặc biệt là trong các trường đại học và cao đẳng là trung tâm và có vị trí quan trọng trong
việc tạo nguồn lực cho nền kinh tế tri thức
Để thực hiện tốt mục tiêu và các giải pháp chiến lược giáo dục-
đào tạo Việt Nam đến năm 2010, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao, nâng cao chất lượng người lao động, có năng lực sáng tạo thích ứng
với sự thay đổi của hoạt động nghề nghiệp và môi trường xã hội, nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thì cần có sự kết hợp đúng đắn giữa quá trình giáo dục nghề nghiệp kết hợp với GDTC và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) Đặc biệt cần phải chú ý đến việc GDTC kết hợp
với phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp Điều đó được thể hiện trước hết là đáp ứng những yêu cầu nghiệp vụ
chuyên môn liên quan đến trình độ lao động và năng suất lao động trong nền sản xuất hiện đại, đồng thời cũng là nhiệm vụ bồi dưỡng những kỹ năng, tố chất thể lực và năng lực cần thiết để đảm đương công việc học tập, nghiên cứu, thực tập lao động sản xuất trong điều kiện khoa học-công nghệ ngày càng phát triển ở trình độ cao
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát
triển, hệ thống giáo dục đại học và chuyên nghiệp trong đó GDTC giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục-đào tạo toàn điện đội ngũ tri thức và cán bộ nghiệp vụ có tay nghề cao, phục vụ hâu hết các ngành
kinh tế, xã hội, vv Vấn để kết hợp giữa giáo dục nghề nghiệp với
GDTC trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và chuyên nghiệp
được đặt ra và thực hiện nhiều năm nay Đã có nhiều công trình nghiên
cứu về lĩnh vực này như : "Nghiên cứu phương pháp thể dục thực dụng
Trang 10ty mi va tự động trên thiết bị máy" Polixki (1973); "Nghề vẽ kỹ thuật"
Trubucop (1976); "Nghiên cứu các bài tập thể dục nghề mỏ, địa chất" Saporinxki (1982); "Nghiên cứu thể dục nghề phi công" Pakhomenco (1974); "Nghiên cứu thể dục nghề lái tầu biển" Copdep (1973), vv
Ở Việt Nam, giáo dục đại học và giáo dục nghẻ nghiệp đã được
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đang trên đà phát triển theo hướng đổi mới quy trình đào tạo phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước Nhiều chuyên gia nghiên cứu về giáo đục và đào tạo nghề đã đẻ
cập đến cấu trúc quy trình đào tạo nghề nghiệp, vị trí giáo dục nhân cách người kỹ sư mới và đều khẳng định vai trò cần thiết của GDTC và chuẩn bị thể lực cho đội ngũ công nhân, tri thức trẻ tương lai của đất
nước (Nguyễn Minh Đường, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Viết Sự, Hà Thế
Ngữ, vv ) Trong những năm gần đây một số nhà khoa học đã để cập và nghiên cứu tới lĩnh vực giáo dục thể đục nghề nghiệp như "Đặc điểm và nội dung thể dục thực dụng, nghề nghiệp" Vũ Đức Thu (1993): "Thí nghiệm hiệu quả việc sử đụng bài tập thể dục hướng nghiệp trong đào
tạo nghề đệt" Lương Kim Chung (1976): "Vấn đề phân nhóm nghề
trong xây dựng chương trình môn học TDTT cho các trường nghề" Phạm Danh Tốn (1989); "Về nội dung phương pháp GDTC trong các
trường nghề" Nguyễn Toán, Trần Phúc Phong, Nguyễn Kim Minh, Trần
Đức Dũng (1990); "Thể dục thực dụng nghề nghiệp trong hệ thống GDTC đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng" Nguyễn Xuân Sinh (1995); "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nội dung chương trình GDTC cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”
Nguyễn Trọng Hải (1997); "Thể dục nghề nghiệp cho ngành xây dựng”
Trang 11nghề nghiệp" Trần Văn Tác (1998); "Nghiên cứu xây dựng chương trình
GDTC nghề sư phạm" Phạm Quang Dõng (1998), wv
Tuy nhiên vẫn chưa có những công trình nào nghiên cứu sâu nhằm xác định nội dung GDTC chung và chuyên biệt phù hợp với tính chất, đặc điểm nghề nghiệp khác nhau của khối các trường đại học, cao đẳng Chương trình GDTC được ban hành theo Quyết định số 230/QĐ- TDTT ngày 23-1-1989 của Bộ Đại học, Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề giai đoạn 1989-1994 và chương trình GDTC hiện hành trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên được ban hành theo
Quyết định số 3244/QĐ-ĐT ngày 12-1-1995 và Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12-4-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
gồm 150 tiết chia thành 5 đơn vị học trình ứng với 5 học phần cơ bản (quy định riêng cho chương trình GDTC đại học); về nội dung chỉ giới
hạn về sự phát triển thể lực chung, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trang bị
thể lực và năng lực chuyên môn cần thiết phù hợp với tính chất và đặc
điểm nghề nghiệp, đồng thời chưa đáp ứng được sự đổi mới nhằm đa
dạng hoá các loại hình đào tạo đại học hiện nay
Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo đến
năm 2010, quy hoạch phát triển TDTT ngành Giáo dục đến năm 2010
và định hướng đến năm 2025 và xuất phát từ những mục tiêu nêu trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài "Cơ sở khoa học nhằm xác định
nội dung GDTC cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng Việt Nam
theo định hướng nghề nghiệp" nhằm xây dựng cơ sở lý luận và xác định
nội dung GDTC định hướng theo nghề nghiệp trong các trường đại học
và cao đẳng Việt Nam
1 Mục tiêu của đề tài : Đề tài có hai mục tiêu chính -
- Điều tra đánh giá thực trạng GDTC trong các trường đại học và
Trang 12- Nghiên cứu cơ sở lý luận xác định nội đung GDTC và xây dựng
mẫu chương trình khung GDTC trong các trường đại học, cao đẳng định hướng theo nghề nghiệp
2 Nhiệm vụ nghiên cứu :
Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài xác định có 3 nhiệm vụ cụ thể sau 2.1 Nghiên cứu những cơ sở lộ luận nhằm xác định nội dung GDTC trong các trường đại học và cao đẳng định hướng theo nghề nghiệp :
Nghiên cứu đánh giá thực trạng GDTC và để xuất các giải pháp
và lựa chọn các phương tiện và nội dung GDTC theo định hướng nghề nghiệp hiện nay đối với các trường đại học và cao đẳng là một vấn đề
cấp thiết, vì vậy cần phải nghiên cứu và xác định rõ cơ sở lý luận và
phương pháp luận trong nghiên cứu, đặc biệt là những cơ sở lý luận, về phân loại nhóm nghề theo định hướng GDTC, từ đó xác định nội dụng
yêu cầu của GDTC cho sinh viên phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp
đang được đào tạo trong nhà trường do vậy nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định nội dung GDTC trong các trường đại học, cao đẳng đinh hướng theo nghề nghiệp tập trung vào những nội dung sau :
- Cơ sở khoa học của việc sử dụng những phương tiện GDTC
nhằm phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực nghề nghiệp
- Những yêu câu và nhiệm vụ chuẩn bị thể lực chuyên môn trong đào tạo nghề
- Xác định đặc điểm, nội dung, phương pháp GDTC trong các
trường đại học định hướng theo nghề nghiệp
- Nhiệm vụ chuyên môn và chuẩn bị tố chất thể lực nghề nghiệp
- Những phương tiện và phương pháp cơ bản trong quá trình
Trang 13- Xác định nội dung chương trình GDTC định hướng theo nghề nghiệp
Có thể nói đây là những vấn đẻ cốt lõi của đề tài, là những cơ sở
lý luận quan trọng của đề tài, từ đó để xuất các giải pháp, đảm bảo cho
việc nghiên cứu đề tài được khách quan, đúng hướng và khả thi
2.2 Điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng GDTC trong các
trường đại học, cao đẳng hiện nay :
Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của đề tài để đánh giá đúng thực trạng, đề tài đã tiến hành 3 nội dung theo một quy trình chặt chẽ
- Tiến hành hồi cứu các văn bản, tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002
- Xây dựng bộ mẫu phiếu điều tra nhằm khảo sát thực trạng GDTC và lấy ý kiến các đối tượng phỏng vấn, các chuyên gia về phân loại nhóm nghề và xây dựng chương trình khung GDTC, trong các
trường đại học và cao đẳng
- Tổ chức hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến giáo viên TDTT và các chuyên gia về những vấn đề liên quan đến đề tài
2.3 Xây dựng mẫu chương trình khung GDTC trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên định hướng theo nghệ nghiệp :
Đây là mục tiêu thứ hai của đề tài cũng là nhiệm vụ cốt lõi của đẻ
tài Từ những cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng GDTC có tính kế
thừa, những yêu cầu mới cấp thiết của thực tiễn GDTC trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay, phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động
và tổ chức lao động mới nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện
trong nhà trường, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay
Trang 14trao đổi, phỏng vấn, toạ đàm kết quả nghiên cứu được một số trường đại
học, cao đẳng, các chuyên gia và các nhà khoa học ở các cơ quan quản lý GDTC va quản lý giáo dục nghề nghiệp ở các Viện Khoa học Giáo
dục, Viện Khoa học Thể dục Thể thao, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, vv về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề
tài đặc biệt là những vấn đề lý luận và chương trình khung GDTC
trong các trường đại học và cao đẳng định hướng theo nghề nghiệp
3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử đụng các phương
pháp nghiên cứu sau :
3.1 Phương pháp tổng hợp phân tích tư liệu :
- Phương pháp này được sử dựng chủ yếu giải quyết nhiệm vụ 1 và 2 của đề tài, tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, văn kiện của Đảng và Nhà nước, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài
- Hồi cứu, phân loại các tư liệu, số liệu của các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài (các bài báo, tạp chí, báo cáo, tham
luận, vv ) theo hai hướng :
Một là : Những tài liệu có liên quan đến công tác GDTC trường học nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng
Hai là : Những vấn đề lý luận có liên quan đến cơ sở phân loại nhóm nghề, xác định nội dung GDTC phù hợp với đối tượng và đặc điểm nghề nghiệp
3.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn, toa đàm -
Đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên cứu đánh giá thực
Trang 15thông qua các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, phỏng vấn; đồng thời xây
dựng bộ phiếu hỏi đối với các đối tượng sinh viên, giảng viên TDTT các
trường đại học, cao đẳng, cán bộ quản lý và nghiên cứu ở các Viện
Khoa học Thể dục Thể thao, các vụ chức năng có liên quan ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội và các nhà khoa học về những vấn đề có liên quan đến đề tài
3.3 Phương pháp toán học thống kê :
Đề tài sử dụng phương pháp này để tính toán và sử lý các số liệu thu được, tính toán độ tin cậy của kết quả nghiên cứu thông qua phần mềm vi tính đã được xây dựng trước
4 Tổ chức quá trình nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu :
a) Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung chương trình
GDTC cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng không chuyên
b) Đối tượng phỏng vấn của đề tài :
- Giảng viên TDTT các trường đại học, cao đẳng toàn quốc, cần
bộ chỉ đạo, quản lý công tác GDTC ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý và nghiên cứu ở các Viện Khoa học Thể dục Thể thao, các vụ chức năng ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội
- Sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Đại học Vinh
4.2 Tổ chức lực lượng nghiên cứu :
Theo quyết định ngày 12-7-2001 của Viện Khoa học Giáo dục (cơ quan chủ trì đẻ tài) và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành lập Ban
Chủ nhiệm đề tài gồm 5 thành viên, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hải, chuyên
Trang 16nhiệm đề tài, PGS.TS Nguyễn Kim Minh, Trưởng phòng quản lý Khoa
học và Đào tạo vận động viên trẻ - Viện Khoa học Thể dục Thể thao - Thư ký đề tài và các uỷ viên gồm : Thạc sĩ Nghiêm Xuân Thúc - Trưởng
bộ môn Giáo dục Thể chất Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thạc sĩ
Trần Văn Tác - Trưởng bộ môn Giáo dục Thể chất Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Chỉ đạo để tài gồm : PGS.TS Vũ Đức Thu -
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất-Bộ Giáo dục và Đào tạo,
TS Lương Kim Chung - Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể dục Thể thao quần chúng-Uỷ ban Thể dục Thể thao
Ban Chủ nhiệm phối hợp với các cán bộ khoa học ở một số
trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Thể dục Thể thao và Viện Nghiên cứu Khoa học Thể dục Thể thao, thành lập các nhóm
nghiên cứu :
- Nhóm nghiên cứu Ìÿ luận : + TS Luong Kim Chung + PGS.TS Vũ Đức Thu + Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hải + Thạc sĩ Trần Văn Tác - Nhóm nghiên cứu thực trạng : +PGS.TS Vũ Đức Thu + Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hải + Thạc sĩ Nghiêm Xuân Thúc + Thạc sĩ Trần Văn Tác
- Nhóm nghiên cứu phương pháp :
+PGS.TS Nguyễn Kim Minh + Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hải
Trang 17Ngoài ra Ban Chủ nhiệm còn phối hợp với các cộng tác viên của
một số trường đại học, cao đẳng điều tra thực trạng và tiến hành tổ chức nghiên cứu tại các trường
4.3 Quá trình triển khai nghiên cứu :
Sau khi có quyết định của Viện Khoa học Giáo dục và Bộ Giáo
duc va Đào tạo ngày 12-7-2001; đề tài được bắt đâu triển khai từ tháng
7-2001 và được chia làm 2 giai đoạn :
- Giai đoạn ï : Từ tháng 7-2001 đến tháng 12-2001 với các nhiệm vụ sau :
+ Thiết kế xây dựng đề cương nghiên cứu tổng quát và chỉ tiết,
kế hoạch và dự toán kinh phí
+ Thông qua đề cương và kế hoạch nghiên cứu, thành lập các nhóm và phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban Chủ nhiệm
+ Tổ chức khảo cứu các tài liệu liên quan đến vấn để nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu các văn bản, văn kiện, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, Nhà nước về công tác TDTT nói chung và công tác GDTC
trong trường học nói riêng, kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến cơ sở phân loại nhóm nghề, hồi cứu và phân loại các tài liệu, tư liệu, các bài báo, tạp chí, báo cáo, tham luận đã được công bố có liên quan đến công tác GDTC trường học và những vấn đề lý luận có liên quan đến việc xác định nội dung GDTC trong các trường đại học và cao đẳng theo định hướng nghề nghiệp, vv và
những vấn để mà đề tài quan tâm Từ đó đi đến nhận định và giả thiết
Trang 18+ Thiết kế xây dựng 2 bộ công cụ điều tra Công việc này được
giao cho nhóm chuyên gia có kinh nghiệm tiến hành trong 2 tháng, có thể mô tả quy trình xây dựng 2 bộ công cụ điều tra khảo sát thực trạng như sau :
Bước I : Lầm việc tập thể nhóm, thống nhất những nguyên tắc chung, từng cá nhân chuẩn bị đưa ra ý kiến của mình về các mặt cần
đánh giá, tập hợp cho Ban Chủ nhiệm đề tài
Bước 2 : Phân công thiết kế các câu hỏi theo từng chỉ số đánh giá, từng tiêu chí đánh giá, trao đổi thảo luận trong nhóm để lựa chọn
những câu hỏi thích hợp, cần thiết gắn với những vấn đề nghiên cứu của đề tài
Bước 3 : Phân cơng biên tập tồn bộ câu hỏi sau đó đưa ra góp ý kiến ở nhóm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và cuối cùng là
Chủ nhiệm đề tài, nhằm đảm bảo tính hiệu lực về nội dung và cấu trúc,
hình thức ngắn gọn, dễ hiểu
Kết quả sau 2 tháng làm việc nhóm xây đựng bộ công cụ điều tra
đã thiết kế và xây dựng được 2 bộ công cụ điều tra
Loại công cụ thứ nhất : Phiếu hỏi dành cho 2 đối tượng là sinh
viên và giảng viên TDTT ở các trường đại học và cao đẳng, cán bộ
nghiên cứu và quản lý gồm 8 câu hỏi đề cập đến hai vấn dé lớn là phân
loại nhóm nghề và cấu trúc khung chương trình GDTC trong các trường
đại học và cao đẳng
Loại công cụ thứ hai : Phiếu điều tra thực trạng đành cho các Chủ nhiệm bộ môn Khoa Giáo dục thể chất ở các trường đại học và cao
đẳng toàn quốc gồm 34 câu hỏi đề cập đến 5 vấn đề lớn cần điều tra là :
Thực hiện chương trình GDTC hiện hành, tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ, đội ngũ giảng viên TDTT, chế độ công tác và đãi ngộ của
Trang 19+ Tiến hành tổ chức lấy ý kiến các đối tượng điều tra và khảo sát hiện trạng công tác GDTC trong các trường đại học và cao đẳng
+ Xử lý ban đầu các số liệu thu được, phân tích tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Giai đoạn 2 : Từ tháng 1/2002 đến tháng 7/2003 với các nhiệm
vu sau :
+ Tiếp tục tổng hợp tham khảo nghiên cứu các tài liệu khoa học,
chuyên môn, vw có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của để tài, nhằm bổ sung hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài
+ Tiếp tục thu thập số liệu điều tra và phân tích xử lý các số liệu
có liên quan đến đề tài đã thu thập được trên phần mềm máy vi tính đã được chuẩn bị trước
+ Viết và hoàn chính báo cáo khoa học, báo cáo nghiệm thu cấp cơ sở và báo cáo nghiệm thu cấp Bộ
4.4 Kết quả tổ chức nghiên cứu :
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã tổ
chức nghiên cứu và kết quả thu được như sau :
- Đã tìm hiểu nghiên cứu thu thập được 154 tài liệu, tư liệu khoa học và chuyên môn, tổng hợp từ các nguồn thông tin từ khảo cứu các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các tài liệu, báo chí, tạp chí, sách, vv của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến
các vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Đã điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng công tác GDTC ở 87
trường đại học và cao đẳng trong tổng số 198 trường đại học, cao đẳng
hiện nay Trong đó trực tiếp làm việc, phỏng vấn, điều tra với 30 trường - Việc điều tra đánh giá thực trạng và các giải pháp về GDTC và những vấn đề có liên quan đến đề tài còn được thẩm định qua việc trưng
Trang 20lý giáo dục tại hội nghị khoa học giáo dục thể chất tổ chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thể dục TW.1 tit 17-12 đến 20-12-2001, 80 ý kiến
của giảng viên TDTT các trường đại học, cao đẳng tại khoá học Olympic quốc tế thuộc các tỉnh phía Bắc được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội từ 17-7 đến 21-7-2002, ngoài ra còn có sự tham gia đánh giá của hơn 20 nhà khoa học, cán bộ quản lý công tác GDTC, giáo dục nghề nghiệp ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Thể
dục Thể thao, Viện Khoa học Thể dục Thể thao, Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục
5, Các sản phẩm khoa học đã hoàn thành :
Sau 3 năm triển khai nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các mục
tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là điều tra và đánh giá thực trạng GDTC trong các trường đại học, cao đẳng và nghiên cứu những cơ sở lý luận nhằm xác định nội dung GDTC, từ đó xây dựng mẫu chương trình khung GDTC trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên theo định hướng theo nghề nghiệp Kết quả các sản phẩm khoa học của
đề tài là :
- Bài báo về cơ sở phân loại nhóm nghề và xây dựng nội dung
chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quan điểm GDTC
- Tập báo cáo chỉ tiết về kết quả điều tra khảo sát thực trạng giáo dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng
- Bài báo về GDTC và các hoạt động thể thao trong các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 1998-2000 và định hướng đến năm 2004
- Bộ công cụ điều tra khảo sát thực trạng giáo dục thể chất trong
các trường đại học, cao đẳng
- Xây dựng chương trình khung GDTC trong các trường đại học,
Trang 21- Một số kiến nghị về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục thể chất và các hoạt động thể thao trong các trường đại học, cao
Trang 22PHAN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về vấn dé
giáo dục thể chất trong trường học
Giáo dục thể chất trong trường học các cấp là bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
Đã nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác
giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, nhằm đào tạo những lớp
người mới phát triển toàn diện, để kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng
nên kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, được xuất phát từ những cơ sở tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác - Lê nin về phát triển con người toàn
diện, về giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội chủ nghĩa, những nguyên lý giáo dục thể chất Mác-xít, từ tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ nói riêng Những cơ sở tư tưởng lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt trong
Trang 23được cụ thé hoá qua các kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị, nghị quyết qua
từng giai đoạn cách mạng
- Chỉ thị 106/CT-TW ngày 2-10-1958 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về công tác thể dục thể thao đã đề cập đến những vấn để quan
trọng như : Vai trò và tác dụng của công tác thể dục thể thao về thể thao
quốc phòng, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng nhất là ở
trường học
- Chi thi 131/CT-TW ngày 13-1-1960 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về công tác thể dục thể thao, và chỉ thị 180/CT-TW ngày 26-8-
1970 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác thể dục
thể thao trong những năm tới đã có một bước phát triển mới, đã xác định vị trí quan trọng của thể dục thể thao, coi thể dục thể thao đã trở
thành một yêu cầu của quần chúng và là một mặt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ trương trên được cụ thể hoá tới sự phát
triển phong trào thể dục thể thao trong học sinh, sinh viên
- Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II tháng 9/1960 đã định hướng công tác giáo dục và rèn luyện thể chất đối với tuổi trẻ học
đường Chủ trương này đã được hội nghị Trung ương lần thứ VII tháng
4/1963 phát triển lên một bước mới, phù hợp với nguyên lý của chủ
nghĩa Mác về phát triển con người toàn điện Nghị quyết VIII Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khoá VII) đã khẳng định : "Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập
của trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại hoc ”
- Trải qua các thời kỳ kháng chiến ác liệt và đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã
mở đầu cho cơng cuộc đối mới tồn diện đất nước về thể dục thể thao, Nghị quyết Đại hội VI đã đề cập đến các vấn đề mở rộng và nâng cao
Trang 24thành tích cao, giáo dục thể chất trong trường học và phát triển lực
lượng vận động viên trẻ
- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, tháng 6/1991 khẳng định : Về công tác thể dục thể thao cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trường học
- Chương III, điểu 35-36-41 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi : " Việc dạy và học thể dục thể thao trong trường học là bắt buộc "
- Nghị quyết hội nghị Trung ương Dang lần thứ IV - Khoa VII vé
giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu " Nhằm xây đựng con
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức "
- Chỉ thị 112/CT ngày 9-5-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể dục thể thao trong những năm trước mắt có ghi "Đối với học
sinh, sinh viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy
và học môn thể dục thể thao chương trình quy định, có biện pháp tổ
chức hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự
nguyện ngoài giờ học "
- Chỉ thị 36/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 24-3-
1994 về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã nêu rõ " Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT), đào
tạo giáo viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bat
buộc ở tất cả các trường học
- Chỉ thị 133/TTg ngày 7-3-1995 của Thủ tướng Chính phủ vẻ
việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao, về giáo
dục thể chất trường học đã ghi rõ "Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung
Trang 25RLTT cho học sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với các
trường "
- Đặc biệt gần đây Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII-1996 đã khẳng định " Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu" và đã nhấn mạnh đến việc chăm lo giáo dục thể chất con người ."Muốn xây
dựng đất nước giầu mạnh, văn minh không những chỉ có con người phát
triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn có con người
cường tráng vệ thể chất, chăm lo cho con người về thể chất chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp,
các ngành, các đoàn thể"
- Tại Hội nghị Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thơng tồn
quốc được tổ chức vào tháng 8/1996 tại Hải Phòng, Phó Thủ tướng
Nguyễn Khánh đã nói "Ước vọng của chúng ta là mỗi thanh niên Việt Nam cả nam lẫn nữ đều có cơ thể cường tráng, cùng với tâm hồn trong sáng và trí tuệ phát triển"
Tại buổi làm việc với ngành Thể dục Thể thao ngày 6-6-1997,
Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã nhấn mạnh "Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDTC trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có tổ chức và cán bộ chuyên Ìo việc GDTC, RL TT trong học sinh, sinh viên, chỉ đạo tổ chức các hoạt động TDTT trong trường học, đặc biệt coi trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động TDTT sinh viên "
- Công tác GDTC trong trường học cũng được đề cập một cách hệ thống trong các văn bản pháp luật đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua như : Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục, vv Ngày 9-10-2000 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã công bố Pháp lệnh TDTT số 102/CTN,
Trang 26lực toàn dân, góp phần bồổi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, phục
vụ công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Về GDTC trường học tại
chương III, điều 14, khoản 2 Pháp lệnh TDTT (năm 2000) đã ghi rõ :
"GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc, nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh"
- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001) đã khẳng định " Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đâu" và nhấn mạnh đến việc chăm lo giáo dục con người phát triển toàn diện " Xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất " và đặc biệt chú trọng đến việc chăm lo sức khoẻ, phát triển thể chất toàn dân
" phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng, nâng cao sức
khoẻ toàn dân " Để cụ thể hoá những mục tiêu cơ bản của Đại hội Đảng IX về công tác TDTT Ngày 23-10-2002, Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã có Chỉ thị số 17/CT-TW về việc phát triển TDTT đến năm 2010, về công tác TDTT trong trường học Chỉ thị nhấn mạnh " Ngành
Giáo dục chưa có những giải pháp tích cực và hiệu quả để phát triển
TDTT trong trường học Đội ngũ cán bộ TDTT, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và lạc hậu" Chỉ thị đã chỉ rõ : "Đẩy mạnh hoạt động
TDTT ở trường học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên TDTT chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện
nâng cao chất lượng GDTC, xem đây là một tiêu chí xét công nhận
trường chuẩn quốc gia"
Trang 27quan trọng và cần thiết trước yêu cầu đào tạo con người trong nền kinh
tế tri thức, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển Đây
cũng là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất trong quan điểm giáo dục con
người phát triển toàn điện của Đảng, nhằm tiếp tục đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu chiến lược đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đến năm 2025 đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp như Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra Vì vậy chăm lo sức
khoẻ, phát triển thể chất cho toàn dân đặc biệt là tuổi trẻ học đường, là
chiến lược phát triển nhân tố con người trong giai đoạn cách mạng mới,
không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là trách nhiệm
của toàn xã hội
2 Sự thống nhất chỉ đạo của các ngành hữu quan đối với
công tác giáo dục thể chất trong trường học
Thực hiện chủ trương, đường lối chính sách về công tác TDTT của Đảng đặc biệt là công tác GDTC trong nhà trường, nhiều năm qua
Bộ Đại học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề trước đây và nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, thể chế nhiều văn bản pháp quy trong việc chỉ đạo, phát triển TDTT trong nhà trường nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng
- Thông tư hướng dẫn số 07/TT-CB ngày 1-4-1980 về việc hướng dẫn chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy TDTT ở các trường đại học
- Thông tư hướng dẫn số 28/TDTT ngày 6-8-1986 vẻ việc hướng dẫn công tác lập kế hoạch ở bộ môn TDTT trong các trường đại học,
Trang 28- Quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày 23-1-1989 của Bộ trưởng Bộ
Đại học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề ban hành chương trình
GDTC trong các trường đại học và cao đẳng
- Thông tư hướng dẫn số 2542/ÐH ngày 25-8-1989 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC trong các trường đại học, cao đẳng
- Thông tư hướng dẫn số 22/TDTT ngày 21-10-1989 về việc hướng dẫn tổ chức và nội dung công tác của bộ môn TDTT trong các
trường đại học, cao đẳng
- Thông tư liên Bộ số 01/TT-LB ngày 10-1-1990 về một số chế độ
đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên TDTT
- Thông tư hướng dẫn số 32/TT-TCCB ngày 29-10-1990 về việc
hướng dẫn chức danh giảng dạy TDTT ở các trường đại học, cao đẳng không chuyên TDTT
- Thông tư hướng dẫn số 202/TDTT ngày 8-1-1991 về việc hướng
dẫn thực hiện một số chế độ đối với giáo viên TDTT
- Thông tư liên tịch số 04-03/GDĐT-TDTT ngày 17-4-1993 về
việc xây dựng kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý TDTT trong trường học các cấp
đến năm 2000 và định hướng đến năm 2005
- Quyết định số : 931/RLTC ngày 29-4-1993 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tạm thời về công tác
GDTC trong nhà trường các cấp
- Hướng dẫn số 2926/GDTC ngày 25-5-1993 về việc hướng dẫn
thực hiện Quy chế GDTC tạm thời trong trường học các cấp
- Thông tư hướng dẫn số 11/TT-GDTC ngày 1-8-1994 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW
- Hướng dẫn số 904/ÐH ngày 17-2-1994 về việc hướng dẫn thực
Trang 29- Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12-11-1995 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình GDTC giai đoạn Ï
trong các trường đại học và Cao đẳng không chuyên TDTT
- Thông tư hướng dẫn số 2869/GDTC ngày 4-5-1995 về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 133/TTg
- Chương trình mục tiêu "Cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khoẻ, phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp, giai đoạn 1995-2000 và định hướng đến năm 2005 đã được Nhà nước phê duyệt
- Quy hoạch phát triển công tác TDTT ngành Giáo dục giai đoạn
1996-2000 và định hướng đến năm 2025 đã được Nhà nước phê duyệt năm 1996
- Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12-4-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình GDTC giai đoạn II trong các trường đại học và cao đẳng không chuyên TDTT
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác GDTC và y tế trường học trong trường học các cấp từ năm học 1997-1998 đến năm học 2003-
-2004
- Thông báo kết quả Hội nghị liên tịch giữa hai ngành Giáo dục
và Uỷ ban Thể dục Thể thao số 7197/VP ngày 02-8-2000 về công tác
GDTC trong trường học năm 2000-2001
- Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 3-5-2001 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế GDTC và y tế trường học trong nhà trường các cấp
3 Mục đích, ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của giáo dục thể
Trang 30Công tác giáo dục thể chất nói chung và việc đạy môn thể dục
nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng có ý nghĩa rất quan trọng
về nhiều mặt đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư trẻ
Học tập các bài tập thể dục và các hoạt động thể thao, những
phẩm chất ý chí như lòng dũng cảm, tính bạo dạn quyết đoán, kiên trì kiểm chế, vv được hình thành và hoàn thiện giáo dục thể chất và hoạt
động thể dục thể thao trong nhà trường còn có ý nghĩa và vai trò to lớn
trong việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, tỉnh thần tập thể, sự thẳng thắn
và trung thực
Như vậy mục đích ý nghĩa của công tác giáo dục thể chất trong việc giáo dục và đào tạo nghề cho sinh viên không chỉ góp phần giáo
dục con người phát triển toàn diện, phát triển thể lực chung mà còn phát triển thể lực chuyên môn, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của từng nghề cụ thể Nội dung cơ bản là giáo dục những năng lực thể chất theo yêu
cầu chuyên môn và truyền thụ những kỹ năng kỹ sảo vận động quan trọng cơ bản cần thiết cho nghề đang đào tạo là một trong những nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo kỹ sư trẻ Nâng cao
độ tin cậy về chức năng cho cán bộ trẻ trong việc điều khiển những máy
móc hiện đại, tỉnh vi đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nhằm nâng cao hiệu quả và năng xuất lao động
Công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng -
một bộ phận không thể tách rời của quá trình giáo dục trong nhà trường
Giáo dục thể chất đang cùng với các hoạt động ngoại khoá thể dục thể
thao góp phần tích cực, tạo nên cuộc sống tươi vui lành mạnh hình thành nhân cách toàn diện góp phần đào tạo những kỹ sư trẻ có sức khoẻ, có khả năng lao động với hiệu quả và năng suất lao động cao, góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước
Nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục thể chất cho sinh viên
Trang 31- Một là : Cũng cố sức khoẻ cho sinh viên, phát triển hai hoa va
cân đối các hệ thống chức năng của cơ thể, đạt tới khả năng làm việc
cao và sự hoàn thiện vẻ thể lực, hình thành những kỹ năng và kỹ xảo vận động cần thiết - Hai là : Nâng cao mức độ thích nghi nghề nghiệp của sinh viên bằng các bài tập thể dục thực dụng nghề nghiệp, hình thành và phát triển những kỹ năng và kỹ xảo chuyên môn, tạo điều kiện để nắm vững và nhanh chóng thích ứng nghề nghiệp
- Ba là : Hình thành và nhân cách phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức người trí thức mới sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Bốn là : Tổ chức các hoạt động thể thao cho sinh viên
Thể dục thể thao là một mặt giáo dục toàn điện cho, sinh viên
trong các trường đại học, cao đẳng, quan điểm về việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục trong lĩnh vực thể dục thể thao nói chung, trong nhà
trường thể hiện 2 mặt :
Thứ nhất : Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận
hữu cơ của mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương tiện có
hiệu quả để phát triển hài hoà và cân đối cơ thể và các tố chất thể lực
của con người
Thứ hai : Giáo dục thể chất trong nhà trường là một quá trình sư phạm, nó có tác động tích cực đến những phẩm chất chính trị - tư tưởng,
đao đức, thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho sinh viên
Để nâng cao thể lực và năng lực vận động cho sinh viên, giáo
viên cần sử dụng đa dạng các bài tập thể chất với những hình thức và phương pháp khác nhau, trong giáo dục hình thành những phẩm chất, đạo đức và nhân cách cho sỉnh viên cần phải sử dụng tất cả những động tác sư phạm, tâm lý - xã hội có lên quan tới việc tổ chức và nội dung
của các giờ học của các buổi tập luyện thể thao, các buổi thi đấu và các
Trang 324 Những xu hướng phát triển của thể dục nghề nghiệp
Thể dục thực dụng nghề nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục thể chất quốc dân, được phát triển theo những yêu cầu
phát triển của nên sản xuất công nghiệp hiện đại ở mỗi nước và theo các giai đoạn khác nhau Sự cần thiết đó được thể hiện trong các công trình nghiên cứu của các nhà bác học Xô viết trước kia Côxôlốp (1929), đa
số các công trình trước đây mới chỉ nêu các vấn đề lý thuyết mà chưa áp dụng nhiều trong thực tế Để giải quyết nhiệm vụ thực dụng nghề
nghiệp Côxôlôp (1923) đã sáng tạo ra hệ thống các bài tập gọi là "Thể dục lao động” trong hệ thống các bài tập này ông đã áp dụng các động tác giống như lao động với mục đích trao đổi các thao tác và tư thế lao
động Những nhiệm vụ cụ thể của "Thể dục lao động" cũng như các
phương pháp, biện pháp vận dụng giống như việc giảng dạy nghiệp vụ bình thường không có sự khác biệt rõ rệt Chính vì vậy mà hệ thống các bài tập này chưa trở thành một bộ phận cấu trúc của quá trình giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ Nhà khoa học Zíc-Mua (1923) đã quan niệm thể dục thực dụng nghề nghiệp như là giáo dục kỹ năng lao động trên các giờ học Ông cho rằng các giờ học về "Kỹ năng lao động" cần phải tiến
hành biệt lập, và cũng là sự bổ sung và tiếp tục quá trình giáo dục thể
chất xuất phát từ đó mà tác giả đã phân chia quá trình học tập và tập
luyện thể đục thể thao ra 2 giai đoạn : Huấn luyện chung và huấn luyện
thực hành nghề nghiệp Nhưng ở đây tác giả còn sự hạn chế đó là quan niệm 2 giai đoạn đó biệt lập với nhau
Nội dung và phương pháp của thể dực thực dụng nghề nghiệp trong thời kỳ này cũng chưa đề ra được những sự vận dụng thực tiễn
Trong chương trình giảng dạy ở các trường, ở nhiều nước cũng đã nêu ra được sự cần thiết phải tiến hành thể dục thực dụng nghề nghiệp trên
cơ sở đặc điểm riêng của các loại hình nghề khác nhau, và đã đẻ ra
Trang 33pháp chống ảnh hưởng của môi trường và điều kiện làm việc tới cơ thể
người lao động Trên cơ sở này đã hình thành những cơ sở lý luận ban đầu đối với việc đào tạo kỹ sư trẻ và đặt nền móng cho phát triển tiếp theo của thể dục thực dụng nghề nghiệp sau này
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng và tiến bộ của khoa học kỹ thuật phục vụ cho lao động sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động, thể dục thực dựng nghề nghiệp đã có vị
trí quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong sự phát triển kinh tế quốc dân Trong các nội dung chương trình giáo dục thể chất cho học
sinh các trường đã đề ra những yêu cầu cần thiết và bắt buộc đối với
việc vận dụng thể dục thực đụng nghề nghiệp vào quá trình giảng dạy cho sinh viên
Khái niệm lý luận khoa học của thể dục thực dụng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ phục vụ cho học tập và lao động sản xuất do Ban-li-nô- vích (1968) đề xuất, bao gồm các nhiệm vụ sau đây của quá trình giáo dục thể chất
- Phát triển thể lực toàn điện
- Chuẩn bị thể lực thực dụng nghề nghiệp
- Hoàn thiện kỹ năng một số môn thể đục thể thao
Theo tác giả những nhiệm vụ này cần thiết và quan trọng như nhau, trong một khối thống nhất, quan hệ lẫn nhau trong suốt quá trình giáo dục thể chất Nhiệm vụ cụ thể của thể dục thực dụng nghề nghiệp theo Ben-li- nô-vích gồm : - Phát triển các tố chất chuyên môn cần thiết đặc biệt cho hoạt động lao động nào đó
Trang 34- Giáo dục phẩm chất - ý chí, tỉnh thần bền bi, dẻo dai vượt khó
khăn gian khổ trong quá trình lao động nghề nghiệp Ben-li-nô-vich và
Ca-ghi-cốp (1964) đã coi thể dục nghề nghiệp là một hình thức chun
mơn hố của TDTT, để giải quyết một cách có hiệu quả nhất những
nhiệm vụ giáo dục thanh niên lao động sản xuất Trong chương trình
GDTC của các trường ở Liên xô trước đây, các ông cho việc chuẩn bị
thể lực chung là nền tâng để phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực
nghề nghiệp, đồng thời đã nêu lên hệ thống nhất và tác động lẫn nhau
của thể lực chung và thể lực nghề nghiệp
Xu thế phát triển của thể dục thực dụng nghề nghiệp là nhằm
hoàn thiện nội dung và phương pháp tiến hành đối với người lao động, các loại hình và nghề nghiệp khác nhau Các nhà bác học Xô viết trước đây đã tiến hành nhiều thực nghiệm để xác định những biện pháp chuyên môn của GDTC nhằm vận dụng một cách hiệu quả cho việc đào tạo chất lượng công nhân trẻ Đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu
khoa học nhằm giải quyết các nội dung, phương pháp thể dục thực dụng nghề nghiệp cho các trường nghề như :
- Nghẻ xây dựng trên tầng cao Ca-ban-côp-va (1969) - Nghề xây dung co ban Bu-rép (1970)
- Nghề lao động tỷ mỉ và tự động trên thiết bị máy móc P6-li-ski
(1973)
- Nghề về kỹ thuật Bơ-bi-lơp (1975)
Ngồi những nghề trên, thể dục thực dụng nghề nghiệp còn được
nghiên cứu và áp dụng trong các nghề khác như lái cân cẩu Ghi-ra-tôp-
(1974), nghề may mặc Ma-rô-va (1972), nghề lái xe Sư-cô-ep (1972),
nghề tâu biển Côp-dep (1973) Cũng trong thời gian này một số thí nghiệm khoa học nhằm qui tụ nghề nghiệp theo một số tiêu chuẩn về thể lực, chức năng tâm - sinh lý của học sinh học nghẻ, để xây dựng nội
Trang 35Nhiều năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu
thể dục thực dụng nghề nghiệp trên thế giới đối với việc đào tạo thế hệ
công nhân, kỹ sư trẻ Đây là một nguồn nhân lực dồi đào của các quốc
gia Song cũng chưa phải tất cả các nghề có mức độ khó khăn và phức tạp cũng đều được nghiên cứu và vận dụng thể dục thực đụng nhằm giải quyết những vấn đẻ cần thiết và thực tiến trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong tương lai
5 Thể đục nghề nghiệp, một biện pháp giáo dục có hiệu quả
trong quá trình đào tạo kỹ sư trẻ
Ảnh hưởng tốt của việc áp dụng các phương tiện, biện pháp đặc
biệt của thể dục thể thao đối với kết quả học nghề và nâng cao năng suất
lao động đã được khẳng định trong rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước
Trong các trường đại học và cao đẳng, ngành nghề như thủy sản,
hàng hải, khai thác mỏ, vv vấn đề đặt ra cho việc áp dụng các phương
tiện GDTC đối với các nghề như trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác; Các kỹ sư hoặc công nhân trong điều kiện khí hậu, môi trường
sông nước, miễn núi cũng như đồng bằng, trong ngành lâm nghiệp đặc điểm núi non, địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết, trong thủy sản, nổi
bật môi trường hoạt động ở đây là sông nước, vậy các phương tiện GDTC ở đây phải áp dụng như thế nào, các kỹ sư hay cán bộ ngành Hàng hải đi công tác dài ngày trong môi trường sông nước, biển khơi vậy vấn đề đặt ra cho họ trong quá trình học tập trong trường về GDTC
Ta SaO, VV
Đó là vấn đề cần được nghiên cứu rõ về cơ sở lý luận, thực tiễn
Trang 36trường đại hoc, cao đẳng có ngành nghề đặc thù này để đạt hiệu quả cao
trong lao động sản xuất
Như vậy xu hướng phát triển của thể dục thực dụng nghề nghiệp
được coi là một trong những cơ bản của hệ thống GDTC trong các trường dạy nghề và các trường đại học, cao đẳng hiện nay nói chung trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng Thể dục nghé nghiệp là một nội dung GDTC áp dụng thực tiễn ngay trong từng hoạt động lao động sản xuất phù hợp với những đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể, giữ vai trò to lớn và quan trọng trong việc đào tạo kỹ sư trẻ, công nhân lành
Trang 37II CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN LOẠI NHÓM NGHỀ VÀ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG GDTC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ĐỊNH
HƯỚNG THEO NGHỀ NGHIỆP
1 Cơ sở khoa học trong sử dụng những phương tiện GDTC
nhằm phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực nghề nghiệp
Trong rất nhiều tài liệu đã nghiên cứu việc áp dụng các loại hình
bài tập GDTC riêng lẻ, liên kết mạnh đặc thù gần giống cơ cấu động tác
lao động và cơ chế tác động của chúng trong quá trình tiến hành lao đông Ca-lap-cốp (1962) cho rằng : hiệu quả cao trong việc phát triển tố
chất thể lực nghề nghiệp có thể đạt được trong việc sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau của GDTC Nhiều tác giả các công trình đã áp dụng các bài tập khác nhau dựa vào đặc điểm các nghề nghiệp cụ thể, nhưng trong khi sử đụng chung cần phải tính đến bản chất tác động đối với cơ thể người tập trong những điều kiện cụ thể
Trong khi đào tạo công nhân mỏ than, tác giả Cu-đô-ren-cô va Ke-rôp-va (1977) đã sử dụng các bài tập đi, bò, trườn trong các tư thế xổốm, ngồi, nằm, đặc biệt các bài tập ấy đã được áp dụng trên các mặt phẳng có độ đốc khác nhau, giống như những điều kiện lao động trong
hầm lò
Dựa trên đặc thù lao động của công nhân trên tầng cao Ca-ban-
cốp (1969) áp dụng các bài tập trên các dụng cụ đặc biệt trên độ cao khác nhau như trong lao động thường gặp, những kiểu bò và leo trên thang, leo day và đi lại trong phạm vi các trang thiết bị có tiết diện bể mặt nhỏ
Trang 38Trong thử nghiệm của Phe-nhin va Pa-li-ep-xki (1971) đã nhận thấy những động tác của môn thể thao khác nhau, tác động ảnh hưởng khác
nhau đối với sự hoàn thiện các chức năng cơ bản cũng như hiệu quả áp dụng các bài tập cũng không giống nhau, phụ thuộc vào cơ chế sinh lý bản thân động tác đó Bởi vậy việc lựa chọn các động tác, bài tập của
môn thể thao nào đó hướng vào nghề nghiệp nhằm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn, hoặc hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động nghề nghiệp khác nhau cần phải thực hiện theo sự phân tích cơ chế chức năng của động tác TDTT và lao động
Đã có những tài liệu để cập tới vấn đề tìm hiểu những tố chất cơ
bản cần thiết đáp ứng đại đa số các ngành nghề như : Sức nhanh của động tác, sự phối hợp khéo léo động tác, tập trung thị giác cao, ổn định ý chí, vv Những tố chất cần thiết đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi cho ngành công nghiệp nhẹ và đặc biệt là ngành dệt, may mặc, nghề
phi công, sửa chữa đồng hồ, cơ khí chính xác, wv
Sự tập trung thị giác là tính chất tâm lý xuất hiện trong bất kỳ một hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt nào trong cuộc sống Như Mác đã nhận định "Trong suốt quá trình lao động tập trung tỉnh thần
được biểu hiện của sự chú ý"
Sự chú ý vô cùng quan trọng trong công việc của phi công thể hiện ở chỗ, khối lượng quan sát sự chuẩn xác của quan sát, di động và bền vững của quan sát, những chức năng ấy có liên quan chặt chế với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương
Trong thí nghiệm khoa học của mình Men-tru-cốp và Pa-khô- men-cơ (1974) và Ma-ri-vuc (1975) đã áp dụng những động tác và bài
tập đa dạng của môn bóng rổ, bóng ném để hoàn thiện chức năng chú ý
Trang 39của thị giác, đặc biệt thu kết quả cao khi áp dụng các bài tập đó trong sự
phối hợp có chủ định khi thực hiện các động tác khác kèm theo
Pa-li-ep-xki (1975) đã cho rằng chính các động tác như bắt bóng
rổ và chuyền bóng theo các hướng khác nhau, thực hiện ném bóng vào
rổ, đều có tác dụng rất tốt tới khả năng linh hoạt của hệ thần kinh thị
giác và phát triển khối lượng và chất lượng quan sát của thị giác lên rất
nhiều
Sức nhanh của động tác cũng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt tính của thần kinh Zim-kin (1965) Hoạt tính ấy biểu hiện trong sự thăng bằng của quá trình hưng phấn và ức chế Nó được hoàn thiện ngay trong quá trình lao động sản xuất và chiến đấu nhưng tốt hơn nữa nếu như được tập luyện các môn thể thao định hướng trong điều kiện luôn luôn
thay đổi Tập luyện thể dục thể thao làm thay đổi chức năng các quá
trình thần kinh Zim-kin (1965), Cre-ta-nhi-cốp (1956) Kết quả nhiều
thí nghiệm đặc biệt cho rằng : Tập môn bóng rổ và chạy cự ly ngắn sẽ hoàn thiện và nâng cao có hiệu quả hoạt tính thần kinh
Nhiều tác giả như Za-sư-ski (1965), Bu-mô-gpa-bôp (1967) đã
cho biết rằng, tốc độ phản xạ được phát triển khi làm những động tác TDTT có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ hoàn thành động tác
trong lao động Nang cao tốc độ phản xạ được sản sinh ra trước hết là trong các loại vận động đòi hỏi sức nhanh thực hiện động tác Những bài tập thể dục khác nhau cũng đòi hỏi sức nhanh khác nhau, ví dụ : Tốc độ trong môn bóng rổ, bóng ném và chạy cự ly ngắn Ra-ep-xki (1969) đã cho rằng : Những bài tập kiểu trò chơi với bóng, đặc biệt bóng cao su loại nhỏ, có tác dụng phát triển sức nhanh của một số động
tác lao động Tác giả còn cho rằng, không phải sức nhanh đơn giản một
phía có ý nghĩa để phát triển sức nhanh thực hiện động tác lao động mà
là sức nhanh có liên quan với những cảm giác của xúc giác để đảm bảo
Trang 40thực hiện trong khi làm các động tác hay bài tập trong môn điền kinh
nhẹ như chạy xuất phát theo khẩu lệnh, chạy tiếp sức, các môn trò chơi Năng lực thực hiện co cơ là đặc tính của việc hoàn thành một cách chính xác các động tác theo những tham số thời gian và sức lực Trong lao động sản xuất đòi hỏi rất chính xác và tiết kiệm việc dụng sức cơ bấp, điều đó đòi hỏi một sự chính xác cao trong việc ước định sức mạnh tổng thể quan hệ phản xạ giữa các giác quan; thị giác, xúc giác và
các cơ quan vận động khác, khả năng này có thể dân dần hoàn chỉnh trong quá trình lao động sản xuất nhưng hiệu quả cao hơn cả là thông
qua qúa trình tập luyện các bài tập chuyên môn
Để phát triển và hoàn chỉnh năng lực ước định sức mạnh cơ bắp,
tốc độ động tác sự chính xác trong không gian, thường được áp dụng những động tác bóng rổ Pi-li-ep-xki (1971), Zan-nhi-lôp, Nhia-zôp -
(1975) và nhiều tác giả khác
Trong khi đào tạo lái xe nhiều tác giả đã phát hiện ra sự cần thiết phát triển năng lực ước định dùng sức, sự chính xác trong quá trình dùng sức cơ bấp là nhờ tập luyện các động tác, bài tập ở các môn bóng,
điều đó được chứng minh bằng kết quả thí nghiệm của nhiều tác giả Pe-
vu - 1959, Rôp-lôp - 1963, Da-phen (1975) vv
Trong các nghề vẽ, lấp ráp máy móc tinh vi, nghề dét, wv
thường gặp nhiều động tác tỷ mỉ có liên quan đến cảm giác động tác, bàn tay, ngón tay Trong nhiều trường hợp này sự ước định dùng sức
được phát sinh trong sự phối hợp giữa chúng với khả năng phối hợp
động tác, độ linh hoạt các khớp cũng như cảm giác của bàn tay Để hoàn thiện tố chất này, thường dùng các bài tập với bóng cao su, Với gậy và dây thừng, vv Lương Kim Chung (1975)
Trong thực tiễn lao động gặp phải không ít các trường hợp đòi hỏi