Giám sát và kiểm tra sau vay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) pdf (Trang 47 - 48)

2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

2.6 Giám sát và kiểm tra sau vay

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định và hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng trước khi cho va;y, ngay cả khi một dự án rất có triển vọng đã đi vào hoạt động cũng không thể tránh được những rủi ro không ngờ do khách quan hay chủ quan. Thực tế khả năng thanh toán của khách hàng luôn thay đổi do biến động của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Hiển nhiên sau khi cho vay ngân hàng phải quản lý, khi có các dấu hiệu rui ro sảy ra ngân hàng phải kịp thời để có những biện pháp thu hồi nợ.

Việc kiểm tra kiểm soát không nên chỉ dựa vào những số liệu, báo cáo do khách hàng cung cấp. Quan trọng hơn VPBank phải chuyển từ vị trí bị động sang vị trí chủ động, nghĩa là phải giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Các lĩnh vực mà cán bộ tín dụng phải tập trung xem xét và kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Theo dõi tình hình thị trường và ngành hàng sản xuất kinh doanh của khách hàng có

ảnh hưởng đến vốn vay từ ngân hàng.

- Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá lúc thế chấp thì

phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dự nợ tương ứng.

- Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng.

Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo nên được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo.

Đối với tình hình thực tế hiện nay ở VPBank vấn đề về công tác kiểm tra sau cho vay không những chỉ cần hoàn thiện về phương pháp mà còn cần có những biện pháp đồng bộ

về vấn đề nhân sự. Là một ngân hàng bán lẻ, các khoản cho vay của VPBank chủ yếu là các khoản vay nhỏ lẻ, điều này dẫn đến thực trạng là số lượng các khoản vay rất lớn, cán bộ tín dụng không thể bao quát hết , do đó khâu kiểm tra sau cho vay thường bị xem nhẹ. Giải pháp đặt ra cho VPBank đối với vấn đề này là ngân hàng cần lập một bộ phận riêng chuyên quản lý các khoản vay sau khi đã giải ngân, tách rời khâu tiếp thị, thẩm định với giám sát sau vay, có như vậy mới thực hiện được chuyên môn hoá, đảm bảo được tính khách quan, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) pdf (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)