Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) pdf (Trang 52 - 58)

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước ( CIC – Credit information Center) ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin - đầu vào không thể thiếu trong hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên về cơ bản hiện nay các thông tin này mới chỉ cung cấp được về mặt số liệu dư nợ vay của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thế NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hoạt động của CIC để phục vụ tốt hơn nhu cầu của hệ thống NHTM nói riêng và toàn bộ nền kinh tế noi chung.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dướng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng của các cán bộ tín dụng.

- Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm

hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ

bản:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD.

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. + Xây dựng cách tiếp cận với công việc đánh gia chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD.

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài,

trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM.

- Hoàn thiện và vận dụng vào thực tiễn công cụ khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ.

- Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD

dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như

thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại hối phiếu, kỳ phiếu của các NHTM.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên thế giới, lĩnh vực rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu và phân tích từ lâu, tuy nhiên ở Việt nam vần đề này chưa được phổ biến sâu rộng. Về mặt lý thuyết các nội dung về quản trị rủi ro tín dụng chưa được giảng dạy phổ biến cho sinh viên, các sách tham khảo về nội dung này còn hiếm và chủ yếu dịch từ tài liệu nước ngoài. Về mặt thực tiễn, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này còn rất ít và chưa bao quát hết toàn bộ nội dung trong quá trình thực hiện. Ngân hàng và các cán bộ ngân hàng chưa có đủ điều kiện và phương tiện để tiếp cận với những kiến thức mới trong lĩnh vực này trên thế giới, hệ thống thông tin tín dụng mới chỉ ở bước đầu phát triển. Tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng không được phản ánh đầy đủ và minh bạch. Những hạn chế đó đang là những khó khăn và thách thức trong vấn đề quản trị tín dụng của các Ngân hàng hiện nay.

Với đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh (VPBank)”, chuyên đề đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh ( VPBank)

- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank: Những kết quả đạt được, những khó

khăn vướng mắc và nguyên nhân.

- Một số giải pháp và kiến nghị đối với VPBank, NHNN và Chính Phủ nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Hy vọng rằng chuyên đề này có thể góp một phần nhỏ bé vào việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank cũng như quá trình lành mạnh hoá hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại. TS Phan Thị Thu Hà ( chủ biên),2004, NXB Thống kê.

2. Giáo trình Quản Trị Kinh doanh. GS. TS. Nguyễn Thành Độ- TS. Nguyễn Ngọc

Huyền, 2004, NXB Lao động- Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Giáo trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ, PGS,TS Nguyễn Hữu Tài, NXB Giáo

Dục.

4. Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp. PGS.TS Lưu Thị Hương (chủ biên) ,2002,

NXB Giáo dục.

5. Quản Trị Ngân hàng Thương Mại. Peter Rose, 2001, NXB Tài chính.

6. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Frederic S. Mishkin, 2001, NXB Khoa học và kỹ thuật.

7. Các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của VPBank.

8. Tài liệu về rủi ro tín dụng trên internet.

9. Tạp chí Ngân hàng các số 11/2005, 1/2006, 3/2006, 5/2006, 11/2006, 3/2007.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK ... 3

1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ... 3

1.1 Sự hình thành và phát triển. ... 3

1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ... 4

1.3 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu ... 7

1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh ... 8

1.4.1 Về chỉ tiêu tổng tài sản. ... 8

1.4.2 Tình hình huy động vốn: ... 9

1.4.3 Hoạt động cho vay: ... 11

1.4.4 Kết quả kinh doanh (trong năm): ... 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK . 15 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CƠ BẢN ... 15

1.1 Vốn: ... 15

1.2 Lao động: ... 15

1.3 Thị trường: ... 15

1.4 Cơ sở vật chất: ... 16

2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO ... 17

2.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của rủi ro tín dụng ... 17

2.2 Tình hình hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank ... 18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1 Tổ chức tín dụng tại VPBank ... 18

2.2.2 Tình hình quản trị rủi ro tín dụng: ... 19

2.3 Các nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro tín dụng ... 28

2.3.1 Các nguyên nhân thuộc về ngân hàng ... 28

2.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng ... 29

3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ... 30

3.1 Mặt làm được: ... 30

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân... 36

3.3 Những thuận lợi và khó khăn ... 38

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK ... 40

1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VPBANK TRONG NHỮNG NĂM TỚI ... 40

2. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VPBANK ... 40

2.1Thực hiện chiến lược marketing thu hút khách hàng ... 40

2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích - thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. ... 43

2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng ... 45

2.4 Cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng ... 46

2.5 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng ... 46

2.6 Giám sát và kiểm tra sau vay ... 47

2.7 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin ... 48

2.8 Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh ... 49

2.9 Hạn chế tổn thất khi có rủi ro sảy ra ... 49

2.10 Công tác cán bộ và đào tạo ... 50

3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ... 51

3.1Kiến nghị đối với chinh phủ ... 51

3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ... 52

KẾT LUẬN ... 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 55

MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình tăng giảm vốn điều lệ của VPBank qua các năm ... 4

Bảng 2: Tổng tài sản hoạt động của VPBank qua các năm ... 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4: Tình hình hoạt động cho vay của VPBank ... 11

Bảng 5: Lợi nhuận trước thuế và dự phòng qua các năm của VPBank ... 13

Bảng 6: Hoạt động tín dụng đối với khách hàng ... 31

Bảng 7 : Tình hình dư nợ quá hạn tại VPBank ... 33

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Biểu 1: Tình hình tăng giảm vốn điều lệ của VPBank qua các năm ... 4

Biểu đồ 2: Tình hình tăng tổng tài sản của VPBank ... 8

Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của VPBank qua các năm ... 10

Biểu đồ 4: Hoạt động cho vay ... 12

Biểu đồ 5: Lợi nhuận trước thuế dự phòng ... 13

Biểu đồ 6: Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ ... 33

MỤC LỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của VPBank ... 4

Sơ đồ 2: Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp ... 20

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank) pdf (Trang 52 - 58)