1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

58 4,7K 53
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 319,5 KB

Nội dung

huyện là rất quan trọng và cần thiết. Việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nói chung và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

Tư tưởng đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người ViệtNam yêu nước, là sợi dây liên kết cả dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đưa tớithắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam độclập hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất trọn vẹn năm 1975 Thực tiễn,minh chứng rõ rằng: khi nào Đảng ta, dân tộc ta đoàn kết một lòng, thực hiệntriệt để tư tưởng đại đoàn kết của Người, thì cách mạng lúc đó thuận lợi, thuđược nhiều thành công Ngược lại lúc nào, nơi nào dân ta vi phạm đoàn kết, xarời tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, thì lúc đó nơi đó cách mạng gặp khókhăn, thậm chí tổn thất.

Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng vàphát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Trong thời gian qua, nhìnchung, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức được mở rộng hơn, là nhân tố quantrọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, trong khi

sự nghiệp đổi mới đang có yêu cầu cao về tập hợp sức mạnh của nhân dân thìviệc đoàn kết tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hộicòn nhiều hạn chế ở một số vùng có đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểusố Do vậy chỉ có thể huy động sức mạnh đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ ChíMinh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàunước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh

Trang 2

Huyện Văn Yên có vị trí, vai trò quan trọng, nằm trên trục giao thôngquan trọng cả đường thủy (sông Hồng), đường bộ (đường cao tốc Nội Bài - LàoCai), đường sắt (có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai) Huyện lại có đông dântộc anh em sinh sống với phong tục tập quán, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế,chế độ tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau nên dễ bị các thế lực phản động lôikéo, dụ dỗ gây mất tình đoàn kết trong cơ sở Đảng cũng như trong tổ chức quầnchúng trên địa bàn huyện Do đó vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trênđịa bàn huyện là rất quan trọng và cần thiết.

Việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh để xây dựngkhối đại đoàn kết dân tộc nói chung và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địabàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa

to lớn trong giai đoạn hiện nay Vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng của cáchmạng nước ta Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quanđến vấn đề này

Có nhiều bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnhtầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc, như: trong tác phẩm

Trường Chinh Tuyển Tập (1937 - 1954), Nxb Sự Thật, Hà Nội có bài viết “Mặt trận dân tộc thống nhất và vấn đề đại đoàn kết” Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (2008) đã có bài viết “Thành tựu của đất nước là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc”, Tạp chí cộng sản, số 2 (146) Đồng thời cũng khẳng định lời nói của

Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hayÊđê, XêĐăng hay BaNa và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam,đều là anh em ruột thịt… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết

của chúng ta không bao giờ giảm bớt”; Tô Huy Rứa (2009) đã khẳng định “Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, yếu tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,

Trang 3

Tạp chí cộng sản, số 22 (190); Phùng Hữu Phú (chủ biên) (1995) với tác phẩm

“Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

Ngoài ra, còn có các bài viết liên quan như: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất và suốt đời xây đắp khối đại đoàn kết dân tộc” của Vũ Kim Trọng, Tạp chí xây dựng Đảng, năm 2010; “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ”, của Hạnh Nguyễn, Tạp chí Mặt

trận, số 72, năm 2009

Trên địa bàn miền núi huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) cho đến nay đã cómột số công trình, bài viết đề cập đến nhưng ở nhiều góc độ khác nhau Nhữngtài liệu nêu trên sẽ giúp ích cho việc tham khảo trong quá trình thực hiện nghiêncứu của tác giả

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Đề tài đi sâu tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng HồChí Minh nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để tuyên truyền, vận độngcác tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân tố hăng hái tham giaphong trào cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền, tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự nhất trí về mặt chính trị và tinh thần của xã hội

ta, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ Tổ quốc

Vạch ra những nguyên nhân làm hạn chế việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết

Hồ Chí Minh, cũng như đề xuất những biện pháp nhằm củng cố, xây dựng khối đạiđoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựngkhối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

Đề xuất những biện pháp nhằm củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dântộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

Trang 4

Nghiên cứu đề tài này tác giả còn hi vọng sẽ góp một tài liệu nhỏ củamình về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh cho việc vận dụng vào công táclãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương mình.

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Ở địa bàn huyện Văn yên tỉnh Yên Bái

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng đạiđoàn kết Hồ Chí Minh nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địabàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với sự vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vậtbiện chứng, phương pháp lôgich và lịch sử, so sánh và tổng hợp cùng vớiphương pháp điều tra xã hội học

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dungcủa đề tài gồm 2 chương

Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.Chương 2: Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG

ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH

1.1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một hệ thống nhữngluận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục, tập hợp và tổ chức lực lượng cáchmạng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vìđộc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Nói cách khác, tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là

tư tưởng xây dựng, củng cố và mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệpgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và xây dựng xãhội mới

1.1.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng

Với Hồ Chí Minh “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng

và nhân dân ta” [15; 510] Đoàn kết tạo ra sức mạnh trong mọi cuộc đấu tranh,

Người cho rằng: muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản.

Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nướccủa dân tộc mình, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ

có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm

gương tâm huyết của ông cha ta với tư tưởng: vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức và khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của

dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến

Hồ Chí Minh và được Người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành

tư tưởng của mình

Trang 6

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳcai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã.Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thốngđoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết Nó kết thành một làn sóng vôcùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xuhướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại.

Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trươngtập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòihỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này Đây cũng chính là lý do, làđiểm xuất phát để Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh chorằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bịthất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết thành một khốithống nhất Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lựclượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hộimới Muốn có lực lượng cách mạng phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lựclượng cách mạng thành một khối vững chắc Do đó, đoàn kết trở thành vấn đềchiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng

Người đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng

vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng thuộc địa, trong đóNgười quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng và phương pháp cáchmạng Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phảiđiều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với nhữngđối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn được Người nhận thức làvấn đề sống còn của cách mạng Ví dụ như: tại sao Pháp - một đất nước

có ưu thế về vật chất, về phương tiện chiến tranh hiện đại lại phải thua mộtViệt Nam nghèo nàn, lạc hậu trong cuộc chiến xâm lược? Đó là vì đồng bào

Việt Nam đã đoàn kết như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Toàn dân Việt Nam chỉ

có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng

Trang 7

vững chắc xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại.

Để thấy rõ hơn vị trí của sức mạnh lực lượng toàn dân đoàn kết trongthắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra: vì sao

có cuộc thắng lợi đó? Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta Nhất

là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địaphương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Nam để tranh lại quyền độclập cho Tổ quốc Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai

thắng được lực lượng đó Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [8; 206] Đây chính là con

đường đưa dân ta tới độc lập, tự do

Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đại đoàn kết dân tộc,đoàn kết quốc tế: đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công, Đoàn kết

là điểm mẹ: “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu cũng tốt” [13; 392];

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”[14; 607]

1.1.2 Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

Đối với Hồ Chí Minh, yêu nước phải thể hiện thành thương dân, khôngthương dân thì không có tinh thần yêu nước Dân ở đây là số đông, phải làmcho số đông đó ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự

do, hạnh phúc

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉthấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kếtdân tộc là mục tiêu cách mạng Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải đượcquán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Trong lời kếtthúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ Chí Minh đã

Trang 8

thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc mục đích của Đảng Lao động

Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.

Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi vấn đềđại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản củacách mạng Hồ Chí Minh còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mụctiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của

cả dân tộc Bởi vì, đại đoàn kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, doquần chúng, vì quần chúng Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quancủa quần chúng nhân dân, trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, Đảng có nhiệm vụthức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh một cách tự giác, có tổ chứcthành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do chonhân dân, hạnh phúc cho con người

Như vậy, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượngcách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Vì vấn đề cơbản của cách mạng suy cho cùng là phải có bộ tham mưu đưa ra đường lối tậphợp sức mạnh toàn dân đánh giặc Vấn đề đại đoàn kết dân tộc phải xuất phát từđòi hỏi khách quan của cách mạng do quần chúng tiến hành Đại đoàn kết dântộc là chính sách chứ không phải là một thủ đoạn chính trị Đảng có sứ mệnhthức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát củaquần chúng thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch của cuộc đấutranh vì độc lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân

1.2 Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

1.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm Dân có nội hàm rất rộng.Người dùng các khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, “con Rồngcháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tínngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái trai, giàu,nghèo Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được mọingười dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Người đã nhiều lần nêurõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn

Trang 9

kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết

để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc vàphụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [12; 438] Với tinh thần đoàn kếtrộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng choviệc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng, baogồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo

Muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêunước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độlượng với con người Người đã nhiều lần nhắc nhở: “Bất kỳ ai mà thật thà tánthành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù người đó trước đây chốngchúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [12; 438] Để thựchiện được đoàn kết, Người còn căn dặn: cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phảithật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân

Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có lập trường giai cấp rõ ràng, đó

là đại đoàn kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công - nông - tri thức doĐảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dântộc rộng lớn như vậy, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kếtdân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó Người đã chỉ rõ: “Đạiđoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhândân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó lànền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã

có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [12; 438].Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minhcông nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất Về sau, Người nêu thêmlấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho đại đoàn kết toàndân Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộccàng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đạiđoàn kết dân tộc

1.2.2 Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 10

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, làmcách mạng để xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới Do đó, đại đoàn kết dântộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trởthành một chiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng,toàn dân ta Nó biến thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là

Mặt trận dân tộc thống nhất.

Cả dân tộc hay toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sứcmạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lạithành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn,nếu không quần chúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người cũng chỉ

là một số đông không có sức mạnh Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, xét trên một khía cạnh nào đó, chính là đi tìm sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động Và sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Từ khi tìm thấy con đường và sức mạnh để cứu nước, Hồ Chí Minh đã rấtchú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợpvới từng giai cấp, tầng lớp, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôngiáo… đó là các già làng, trưởng bản, các hội ái hữu, tương trợ, công hội, nônghội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng, hội phụ lão, hội Phậtgiáo cứu quốc, Công giáo yêu nước, các nghiệp đoàn bao trùm nhất là Mặttrận dân tộc thống nhất Mặt trận chính là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêunước, tập hợp mọi người dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn cảnhững người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào, nếutấm lòng vẫn hướng về quê hương, về Tổ quốc Việt Nam

Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng

ta đã xây dựng được Mặt trận dân tộc thống nhất có cương lĩnh, điều lệ phù hợpvới yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng Các tổ chứcMặt trận ở nước ta đều là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảocác giai cấp tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu

Trang 11

nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhấtcủa Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn,theo Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cở sở

yêu nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu

Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh

công - nông - lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của Đảng

Thứ ba, hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy

việc thống nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân là cơ sở để củng cố và khôngngừng mở rộng

Thứ tư, khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự,

chân thành, thân ái giúp đỡ cùng nhau tiến bộ Phương châm đoàn kết các giai

cấp, tầng lớp khác nhau của Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” - lấy cái chung,

đề cao cái chung, để hạn chế cái riêng, cái khác biệt

Đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chân thành, thẳng thắng, giúp đỡ nhaucùng tiến bộ Hồ Chí Minh xác định chúng ta làm cách mạng nhằm mục đích cảitạo thế giới, cải tạo xã hội Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hếtphải tự cải tạo bản thân chúng ta Người nêu rõ: đoàn kết phải gắn liền với đấutranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết, nâng cao tinh thần tự phê bình và phêbình để biểu dương mặt tốt, khắc phục những mặt chưa tốt trong nội bộ Đoànkết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phêbình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái vì nước vì dân

1.3 Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh

1.3.1 Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và các quyền thiêng liêng của con người

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ ChíMinh Hạt nhân của nguyên tắc này là giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi íchphức tạp, chồng chéo giữa cá nhân - tập thể, gia đình - xã hội, bộ phận - toàn thể,

Trang 12

giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế theo phương châm chỉ đạo là: Dân tộc trên

hết, Tổ quốc trên hết và tất cả do con người Ví dụ như trong: Chính sách giảm tô

25 % trong kháng chiến chống thực dân Pháp Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Chủruộng giảm tô cho đúng”, đồng thời cũng nhắc nhở: “Tá diền nộp tô cho đều” [10;591] Chính sách này đã giải quyết thỏa đáng lợi ích ruộng đất giữa địa chủ vànông dân nghèo trong điều kiện phải đoàn kết để kháng chiến thắng lợi Địa chủ

có ruộng cho thuê và nông dân nghèo thuê ruộng đều phải hi sinh một phần lợiích của mình để đoàn kết nhau lại, thực hiện khẩu hiệu: “Tổ quốc trên hết”, “Tất

cả cho kháng chiến thắng lợi”

Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự do Lợi ích tối cao này là ngọn cờđoàn kết, là sức mạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng ViệtNam Đó cũng là nguyên tắc bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh để Người tìm

ra những phương pháp để thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lược đại đoàn kếtdân tộc mình

` Tóm lại, muốn đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân phải giải quyết đúng đắn cácmối quan hệ lợi ích dân tộc Song, khi giải quyết các mối quan hệ lợi ích này phải đặtquyền lợi dân tộc, quyền lợi Tổ quốc, quyền lợi toàn dân lên trên hết, lên trước hết

1.3.2.Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân

Tin vào dân, dựa vào dân là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng đạiđoàn kết Hồ Chí Minh Bởi vì, theo Hồ Chí Minh dân là gốc rễ, là nền tảng củađại đoàn kết, dân là chủ thể của đại đoàn kết, dân là nguồn sức mạnh vô tận, và

vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng

Nguyên tắc tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ ChíMinh dựa trên cơ sở:

Một là, theo nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin thì cách mạng là sự nghiệp của

quần chúng Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là ngườilãnh đạo cách mạng Việt Nam, song nếu chỉ có một mình Đảng thôi, không có ngườingoài Đảng tin theo, ủng hộ thì cách mạng Việt Nam không thể thắng lợi được

Trang 13

Hai là, truyền thống tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam Tư duy chính

trị này thể hiện rõ trong các câu ca dao, tục ngữ được Hồ Chí Minh sử dụng rấtnhiều lần, chẳng hạn “Nước lấy dân làm gốc”, “Chở thuyền là dân, lật thuyềncũng là dân” Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Dễ mười lần không dân cũng chịu,khó trăm lần dân liệu cũng xong” [10; 293] Với Hồ Chí Minh, “Trong bầu trờikhông gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoànkết của nhân dân” [13; 276]

Tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh làtin vào, là dựa vào tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập tự do, xây dựngmột đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh;

là tin vào, là dựa vào lực lượng to lớn của nhân dân; là tin vào, là dựa vàosáng kiến của nhân dân Trong đó Hồ Chí Minh đặc biệt tin vào lòng yêunước của nhân dân, với niềm tin đó Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết,Lương - Giáo đoàn kết, các dân tộc, các thành phần dân tộc đoàn kết… Thựctiễn cách mạng Việt Nam đến nay đã khẳng định tư tưởng của Người là hoàntoàn đúng, chẳng những phù hợp với đặc điểm người Việt Nam mà còn đúngvới đặc điểm của giai cấp công nhân

1.3.3 Đoàn kết tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, đoàn kết chặt chẽ theo lập trường giai cấp công nhân

Trong quá trình thực hiện đại đoàn kết, xây dựng và phát triển lực lượngcách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhất quán một nhận thức khoa học đó là: đoànkết không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời mà là một tập hợpbền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có lãnh đạo

Đầu 1955, nói chuyện tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc,

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâudài Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị

Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập cho Tổ quốc, ta còn phảiđoàn kết để xây dựng nước nhà” [12; 438] Như vậy theo Hồ Chí Minh, đoàn kếttoàn dân trong các tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất phải rộng rãi và lâu

Trang 14

dài, đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị, mà là một chính sách dân tộc,một chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

Qua câu nói trên của Hồ Chí Minh, ta thấy rõ tư tưởng của Người: toàndân ta phải đoàn kết cả trong cách mạng giải phóng dân tộc, cả trong cách mạng

xã hội chủ nghĩa hay đoàn kết trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam TheoNgười, Đảng cộng sản Việt Nam phải đoàn kết lâu dài với các đảng phái và các đoànthể yêu nước khác trong Mặt trận dân tộc thống nhất, không phải đoàn kết nhất thời.Điều này được Hồ Chí Minh chỉ rõ khi Người nói chuyện tại buổi lễ kết thúc ra mắtcủa Đảng Lao động Việt Nam ngày 03/03/1951 như sau: “…đối với các đảng phái,các đoàn thể trong Mặt trận dân tộc, thì Đảng Lao động Việt Nam chủ trương:

Đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài, cùng nhau tiến bộ” [11; 184].

Về đoàn kết rộng rãi hay đại đoàn kết, theo tư tưởng đại đoàn kết HồChí Minh là đoàn kết cho hết các lực lượng, các cá nhân yêu nước trong dântộc, không để sót một lực lượng, một cá nhân nào đứng ngoài các tổ chức củaMặt trận dân tộc thống nhất, nhưng đoàn kết phải được tổ chức theo lậptrường giai cấp công nhân và hoàn cảnh của dân tộc Hồ Chí Minh chỉ rõ: đạiđoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhândân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác RồiNgười nhấn mạnh: đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền củanhà, cái gốc của cây, nhưng: “Đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết cáctầng lớp nhân dân khác” [12; 438]

Tóm lại theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhấtphải thật rộng rãi Cụ thể là đoàn kết tất cả những người yêu nước, những ngườithật thà tán thành một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ,giàu mạnh, dù họ ở phe phái nào, dù trước đây đi ngược lại lợi ích dân tộc,quyền lợi toàn dân Song “nền gốc” hay “cơ sở chủ yếu” hoặc “nền tảng” củađại đoàn kết phải là khối liên minh công nông và các tầng lớp nhân dân lao độngkhác, trong đó trước hết là tri thức

Hồ Chí Minh cho rằng: đoàn kết rộng rãi, đoàn kết lâu dài, nhưng đoànkết phải có tổ chức, có kỷ luật, có lãnh đạo hay đoàn kết phải chặt chẽ Cụ thể:

Trang 15

Về tổ chức: Đoàn kết phải được tổ chức trong các đoàn thể quần chúng

cách mạng hay trong các đoàn thể chính trị - xã hội của Mặt trận dân tộcthống nhất

Về kỷ luật: Tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể phải có kỷ luật mà mỗi

thành viên phải tự giác tuân theo

Về lãnh đạo: Lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc là Đảng cộng sản Việt

Nam Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản là người lãnh đạo khối đại đoànkết toàn dân, nhưng Người chỉ rõ Đảng cộng sản cũng là một bộ phận hữu cơcủa Mặt trận, song “Phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất

và chân thực nhất” của Mặt trận [8; 139]

Để khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, Hồ Chí Minh chỉ rõ, trước hếtĐảng phải đoàn kết nhất trí, nhất là cán bộ lãnh đạo Đảng, đây là yếu tố quyếtđịnh sự tồn tại và sức mạnh của khối đại đoàn kết Hồ Chủ Tịch đã đặt lên hàng

đầu: “Tư cách người kách mệnh” và chỉ rõ muốn đoàn kết trong Đảng, đoàn kết

toàn dân, Đảng luôn phải tự phê bình và phê bình, phải phê phán nghiêm khắcbệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, vi phạm quyền làm chủ của nhândân Người nhấn mạnh: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng

và nhân dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sựđoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình [15; 497]

Muốn đoàn kết rộng rãi, đoàn kết lâu dài, đoàn kết chặt chẽ, theo Hồ ChíMinh, khối đoàn kết phải luôn được củng cố, trong đó củng cố liên minh công -nông - tri thức phải được quan tâm hàng đầu Có như thế mới củng cố và tăngcường được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng

Nguyên tắc đoàn kết rộng rãi, lâu dài theo lập trường của giai cấp côngnhân là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực

kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngàycàng vững mạnh

Trang 16

Trên đây là ba nguyên tắc khi thực hiện đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ ChíMinh với nội dung bao trùm là: Đoàn kết rộng rãi, lâu dài nhưng phải đượcĐảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo, phải đặt quyền lợi của Tổ quốc, của dân tộc,của toàn dân lên trên hết.

1.4 Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh cùng với việc xác định mụctiêu đoàn kết đúng, thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc đoàn kết, còn phải

có phương pháp tiến hành đoàn kết Hồ Chí Minh đã đưa ra một số phương phápđoàn kết:

1.4.1 Phương pháp tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng

Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng đoàn kết phải thật sự khoahọc Do vậy, vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là việc tìm tòi lựa chọn cácnội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động phù hợp với nguyện vọng, quyền lợicủa quần chúng Phương pháp này nhằm làm cho mọi người nhận thức được sựcần thiết phải tập hợp nhau lại, từ đó tự giác tham gia tổ chức đoàn kết quầnchúng cách mạng trong Mặt trận dân tộc thống nhất

Nội dung tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng được Hồ Chí Minhđặc biệt coi trọng và xác định đúng ngay từ đầu Đó là những nguyện vọngchung, sâu xa nhất của cả dân tộc, của toàn dân (như hòa bình, thống nhất, độclập, dân giàu, dân chủ, nước mạnh) Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn chú ý tới cảnguyện vọng riêng của mỗi giai cấp, của mỗi tầng lớp nhân dân (chẳng hạn nhưruộng đất cho nông dân nghèo) Nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quầnchúng đoàn kết phải đáp ứng được hai yêu cầu chung và riêng Hồ Chí Minh nhậnthức sâu sắc vấn đề này và thực hiện rất thành công trong cách mạng Việt Nam ngay

từ năm 1941 trở đi

Tùy theo hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, đểđoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh đã đưa vào cương lĩnh cách mạng của Đảngnhững mục tiêu chiến lược phản ánh đúng những đòi hỏi cấp bách của lịch sử,những khát vọng cháy bỏng của toàn dân Trước cách mạng tháng Tám năm

1945, Người nêu cao mục tiêu chiến lược: “Độc lập dân tộc, người cày có

Trang 17

ruộng” Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người chỉ rõ mục tiêuchiến lược của thời kỳ này là: độc lập hoàn toàn cho dân tộc, thống nhất trọn vẹn

cho đất nước Người khẳng định: Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung tuyên truyền, vận động sát hợp với từnggiai cấp, từng cộng đồng xã hội như đối với giai cấp công nhân, nông dân, trithức, văn nghệ sĩ, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, với thanh niên,phụ nữ, đồng bào dân tộc ít người, với cộng đồng tôn giáo, với quan lại, vớinhân sĩ yêu nước, với người lầm đường lạc lối Hồ Chí Minh đã thấu hiểu tất

cả, phấn đấu hi sinh vì tất cả những khát vọng, những ước mơ sâu lắng của dântộc và của mỗi con người Do vậy tư tưởng đại đoàn kết của Người có sức mạnh

to lớn tập hợp đoàn kết toàn dân

Có thể nói, Hồ Chí Minh là bậc thầy trong công tác vận động, giáo dục toàndân thực hiện đại đoàn kết Bản thân Người cũng tỏa sáng một mãnh lực tập hợp,đoàn kết toàn dân, tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới

1.4.2 Phương pháp xây dựng, kiện toàn không ngừng phát triển hệ thống chính trị cách mạng

Hệ thống chính trị cách mạng nước ta từ 1945 đến nay bao gồm:

+ Đảng cộng sản, cụ thể là Đảng cộng sản Việt Nam

+ Nhà nước cách mạng Việt Nam

+ Các đoàn thể chính trị - xã hội trong Mặt trận Tổ quốc thống nhất

do Đảng lãnh đạo

Theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất bền vững của hệ thống chính trị là nhân

tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

Về Đảng cộng sản, theo người Đảng cộng sản Việt Nam có vai trò quyết

định nhất đối với sự hình thành, phát triển và sức mạnh của đại đoàn kết trong

hệ thống chính trị cách mạng Vì vậy, Người hết sức quan tâm tới công tác xâydựng Đảng, sao cho Đảng thật sự là một tổ chức chính trị vững mạnh, trongsạch, đoàn kết, nhất trí đủ sức lãnh đạo khối đoàn kết toàn dân

Về Nhà nước cách mạng, theo Hồ Chí Minh hoạt động của nó ảnh hưởng

rất lớn đến đoàn kết toàn dân và đến cả đoàn kết quốc tế Bởi vì đối với mỗi

Trang 18

chính sách, mỗi quyết định, mỗi việc làm đúng của các cấp chính quyền, Nhànước có sức mạnh rất to lớn nó gắn nhân dân với Đảng, gắn nhân dân với nhauthành một khối, đồng thời tăng thêm đoàn kết giữa nhân dân ta, giữa dân tộc ta

và bạn bè thế giới; ngược lại, có thể làm dạn nứt khối đoàn kết toàn dân, ảnhhưởng xấu tới đoàn kết quốc tế Vì vậy để khối đoàn kết toàn dân tồn tại, sứcmạnh đoàn kết được tăng cường, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xâydựng, củng cố Nhà nước, cách mạng Nhất là Ủy ban nhân dân các cấp, nơi trựctiếp tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội

Về các đoàn thể chính trị - xã hội, theo Hồ Chí Minh đây là sợi dây gắn

kết Đảng với nhân dân, gắn kết nhân dân với nhau, thực hiện đoàn kết và cũng

là nơi thể hiện sức mạnh đoàn kết Vì vậy, theo Người xây dựng củng cố, pháttriển, đoàn kết các tổ chức quần chúng hay các đoàn thể chính trị - xã hội trongMặt trận dân tộc thống nhất thực sự là vấn đề chiến lược, không thể xem đây làvấn đề sách lược của cách mạng

Hồ Chí Minh là Người sáng tạo vun đắp Mặt trận dân tộc thống nhất,đồng thời là người thầy về phương pháp và tổ chức các đoàn thể chính trị - xãhội nói chung, Mặt trận dân tộc thống nhất nói riêng Về tổ chức các đoàn thểquần chúng cách mạng, Người đưa ra:

Thứ nhất, các tổ chức, đoàn thể quần chúng phải được xây dựng từ thấp

đến cao phù hợp với yêu cầu và nhận thức của quần chúng Lúc đầu có thể làcác tổ chức sơ khai, truyền thống (như hội hiếu hỷ, đồng hương ) trên cơ sở đóxây dựng các đoàn thể cách mạng đơn giản, rồi tiến tới xây dựng các đoàn thểcách mạng chặt chẽ rộng khắp, đấu tranh chính trị là chủ yếu

Thứ hai, hình thức các tổ chức, các đoàn thể quần chúng phải hết sức đa

dạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, tên gọi các đoàn thể phảnánh đúng mục đích chính trị cốt yếu nhất của mỗi thời kì cách mạng

Thư ba, cương lĩnh, chươnh trình hoạt động của các tổ chức, các đoàn thể

quần chúng phải hết sức rõ ràng, thiết thực, nội dung phải phong phú phù hợpvới nguyện vọng và yêu cầu của mỗi đối tượng quần chúng

Trang 19

Thứ tư, cán bộ các tổ chức, đoàn thể quần chúng phải đặt công tác dân

mối quan hệ của Hồ Chí Minh theo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Theo Hồ Chí Minh, sự đoàn kết thống nhất của các lực lượng cách mạng

là điều kiện tiên quyết để thu hút, tập hợp các lực lượng trung gian vào trậntuyến cách mạng, lợi dụng mâu thuẫn và cô lập lực lượng thù địch

Với các lực lượng trung gian, thì phương pháp đoàn kết Hồ Chí Minh làxóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm Khơi gợi, cổ vũ ý thức dân tộc, tinh thần yêunước, chân thành hợp tác và trọng dụng Nhiều lần, Hồ Chí Minh tha thiết kêugọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tínngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào Chúng ta hãy thật thàcộng tác vì dân vì nước Người cho rằng điều cần thiết nhất là phải đoàn kết, cầnxóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùngtiến bộ, để phục vụ nhân dân

Đối với các thế lực thù địch của cách mạng, phương pháp của Hồ ChíMinh là chủ động, kiên quyết tiêu diệt trên cơ sở đã triệt để phân hóa, cô lậpchúng đến cao độ Trong phương pháp của Người chứa đựng nhiều cấp độ:

Một là, theo dõi chặt chẽ, khai thác triệt để mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù Hai là, lôi kéo và tranh thủ những lực lượng có thể tranh thủ được.

Ba là, hòa hoãn tạm thời với những lực lượng, bộ phận nào còn có thể

hòa hoãn được

Trang 20

Bốn là, thu hẹp và cô lập cao độ lực lượng thù địch nguy hiểm, trực tiếp nhất.

Đối với các thế lực phản động nhất, ngoan cố nhất, phương pháp của HồChí Minh là kiên quyết không ngừng thế tiến công và hễ còn một tên xâm lượctrên đất nước ta thì ta phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi

Như vậy, trong phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh có phương pháp xử

lý mối quan hệ ba chiều là cách mạng - trung gian - phản cách mạng Hồ Chí Minh

đã xử lý hài hòa giữa chiến lược và sách lược, giữa cứng rắn về nguyên tắc và mềmdẻo linh hoạt trong giải pháp, từ đó làm cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi phần tửquốc dân tin vào chính sách đại đoàn kết của Đảng cộng sản Việt Nam, tạo ra Lực -Thế - Thời cho cách mạng để giành chiến thắng một cách hiệu quả nhất

Tiểu kết chương 1

Qua tìm hiểu những vấn đề cơ bản trên ta có thể thấy, tư tưởng Hồ ChíMinh về đại đoàn kết dân tộc có một vai trò cực kỳ quan trọng Nó không chỉ làlời giải đáp đúng đắn cho những bài toán của cách mạng vào thời điểm chiếntranh mà ngay cả thời bình, trong suốt chiều dài lịch sử nó vẫn giữ nguyên giátrị Thực tiễn cách mạng Việt Nam trên 80 năm qua đã chứng minh hùng hồnsức sống kỳ diệu và sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kếtdân tộc Đại đoàn kết dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành sợi chỉ đỏxuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng dântộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng đó đãthấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những người Việt Nam yêu nước và biến

nó thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con người, tạo thành sứcmạnh vô địch trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lịch

sử cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, lúc nào, nơi nào tư tưởng đạiđoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được quán triệt và thực hiện đúng thì khi đó, nơi

đó cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi, nơi nào, lúc nào rời xa tưtưởng đó thì khi đó, nơi đó cách mạng bị trở ngại và tổn thất

Trang 21

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG

KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI

2.1 Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân dân huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Văn Yên là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái, được thànhlập từ tháng 3 năm 1965 Có tọa độ địa lý 21035' - 22010' vĩ Bắc, 104023' -

104060' kinh Đông Phía Bắc giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, phía Đông Bắcgiáp huyện Lục Yên, Yên Bình, phía Đông Nam giáp huyện Trấn Yên, phíaNam giáp Văn chấn, phía Tây giáp huyện Mù Cang Trải tỉnh Yên Bái và huyệnVăn Bàn tỉnh Lào Cai

Văn Yên có thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộicủa huyện Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai nối với CônMinh (Trung Quốc), tuyến đường tỉnh lộ 151 Yên Bái - Khe Sang, đường thủysông Hồng và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai Với lợi thế này, thị trấn Mậu A

sẽ là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địabàn huyện Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc.Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với 312 thôn bản, 60 tổ dân phố

Tổng diện tích đất tự nhiên là 139.154,11 ha Văn Yên là đơn vị hànhchính có diện tích lớn nhất tỉnh Địa hình của huyện khá đa dạng và phức tạp,đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sôngHồng kẹp giữa dãy núi cao là Con Voi và Púng Luông Hệ thống sông ngòi dàyđặc với các kiểu địa hình khác nhau vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượnsóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp vensông Toàn huyện có khoảng 70% diện tích có địa hình dốc từ 250 trở lên Vớinhững đặc điểm về địa hình nêu trên nên diện tích rừng ở Văn Yên thuộc rừng

Trang 22

nhiệt đới thường xanh với nhiều loại cây lá rộng, nhiều tầng Có nhiều loại gỗquý hiếm như pơmu, nghiến, táu, lát hoa, chò chỉ Bên cạnh đó có các loạiđộng vật quý hiếm như cầy hương, lợn rừng, hươu, gấu, vượn còn có nhiềulâm đặc sản như cọ, song, quế, chè Khí hậu thuộc loại vùng nhiệt đới ẩm giómùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, chia làm 2 tiểu vùng khí hậu là BắcTrái Hút và Nam Trái Hút Nhiệt độ trung bình trong năm là 220C, mùa đôngnhiệt độ thấp nhất 30C, mùa hè cao nhất 400C Khí hậu mát ở vùng cao cho phéptrồng nhiều cây dược liệu quý và chăn nuôi gia súc có sừng như: trâu, bò, hươu,dê

2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

* Tình hình kinh tế

Huyện Văn Yên có 3 vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng thâm canh lúa gồm 13 xã: Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A, Mậu A,Mậu Đông, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú,Đại Phác và Tân Đồng (trong đó thị trấn Mậu A là trung tâm huyện lỵ)

+ Vùng trồng mầu và cây ăn quả gồm 6 xã: Lăng Thíp, Lâm Giang, ChâuQuế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Đông An

+ Vùng trồng quế gồm 8 xã: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, XuânTầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn

Nền kinh tế của huyện tăng trưởng bền vững, có sự chuyển biến rõ ràng,đạt được những thành tựu nổi bật Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợpvới điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, bước đầu tạo ra vùng sản xuất hànghóa tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu Cơ cấu kinh tếchuyển dịch tích cực, đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ Trong tổng 139.154,11 ha diện tích đất tự nhiênthì đất sản xuất nông nghiệp là 17.383,14 ha, lâm nghiệp là 104.421,53 ha Sảnxuất nông - lâm nghiệp được xác định là nghành kinh tế mũi nhọn của huyện

Mặc dù có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, nhưng nền kinh tề huyệnVăn Yên vẫn còn khó khăn như xuất phát điểm nền kinh tế thấp, nhận thức vềkinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế, cơ sở kĩ thuật

Trang 23

còn thiếu và lạc hậu, sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường kém, đời sốngnhân dân trong huyện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vùng cao, vùng đồng bàodân tộc thiểu số… thu nhập bình quân trên đầu người thấp đạt 1,996 triệu/năm.Tình trạng lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định cònlớn Mặc dù năm 2009 đã có hàng ngàn hộ nông dân được vay vốn nhưng vẫncòn tới 50% số hộ thiếu vốn đầu tư sản xuất.

* Tình hình văn hóa - xã hội

- Về giáo dục: Hệ thống giáo dục của huyện khá hoàn chỉnh gồm các ngành

học, bậc học Có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao Cơ

sở hạ tầng phục vụ cho lĩnh vực giáo dục được đầu tư nhưng so với yêu cầu vẫncòn khó khăn, bất cập

Toàn huyện có 70 trường phổ thông trong đó có 41 trường tiểu học, 26trường trung học cơ sở và 4 trường trung học phổ thông Huyện có 27/27 xã, thịtrấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ Tuynhiên, công tác giáo dục vẫn còn yếu kém, phát triển chậm và không đều, mớikhoảng 50% số người trong độ tuổi từ 6 - 9 đi học Trong đó ở dân tộc Dao,Mông, Xa Phó tỷ lệ đi học thấp hơn nhiều Đội ngũ giáo viên vùng cao vừa thiếuvừa yếu cả về năng lực sư phạm và tinh thần trách nhiệm

- Về y tế: Cơ sở y tế của huyện phát triển, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ

bác sĩ, y tá đông đảo và có chuyên môn tay nghề giỏi Tất cả các xã trong huyệnđều có các trạm y tế, phòng y tế, trung tâm y học dự phòng Có 22 xã, thị trấn đãđược công nhận chuẩn quốc gia về y tế, đang thực hiện mới 3 xã đạt chuẩn quốc gia

về y tế trong năm 2010

Ngành y tế của huyện đã làm tốt công tác y tế dự phòng, phòng chốngdịch bệnh, khống chế được dịch bệnh, không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn.Làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, đã chú trọng, quan tâm khám,chữa bệnh cho đồng bào dân tộc ít người, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn, các đối tượng chính sách, người nghèo, người có công với cáchmạng Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số được duy trì và thực hiệnmột cách có hiệu quả

Trang 24

Tuy nhiên chất lượng khám chữa bệnh chưa cao, tinh thần thái độ phục vụ củacán bộ y tế với nhân dân còn nhiều thiếu sót Vẫn còn một số xã có cơ sở y tế hoặc cónhưng đã bị xuống cấp, một số nơi còn thiếu cán bộ y tế theo quy định Tình trạngthiếu thuốc còn khá phổ biến.

- Công tác văn hóa - thông tin và thể thao: đã có bước đẩy mạnh phát

triển hơn trước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Đã tổ chức được nhiều phong trào, cuộc vận động lớn như: cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động vì người nghèo

“Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”, tổ chức thành công các chương trình phục vụ lễ hội (đền Đông Cuông, đền

Nhược Sơn…), lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập huyện, tuyên truyền cho đại hộiĐảng các cấp và tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, quản lýtốt các dịch vụ văn hóa trên địa bàn đảm bảo kinh doanh lành mạnh

Phong trào thể dục thể thao của huyện được thúc đẩy Việc xây dựng nếpsống văn hóa đi vào nề nếp Thường xuyên kiểm tra thực hiện đề án xây dựng xãvăn hóa đối với các xã Yên Thái, Đại Phác, Yên Hưng và Xuân Ái, kiểm tra cáchoạt động của làng văn hóa trên địa bàn huyện, củng cố và tăng cường các thiếtchế văn hoá tại các cấp cơ sở

Công tác phát thanh truyền hình được đảm bảo, góp phần nâng cao nhu cầunghe nhìn của nhân dân Tổ chức hội nghị tập huấn điều tra thống kê hiện trạngphổ cập dịch vụ Internet, điện thoại và nghe nhìn năm 2010 cho 27 xã, thị trấn.Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ được tăngcường, quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện Tuy nhiên,chất lượng các mặt văn hóa, giáo dục còn thấp, đạo đức xã hội ở một bộ phậndân cư còn có biểu hiện xuống cấp, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan chưa đượcđấu tranh ngăn chặn có hiệu quả

* An ninh - quốc phòng

Do địa bàn của huyện nằm trên nhiều tuyến đường quan trọng, cho nên việcgiữ vững an ninh là rất cần thiết, vì nó tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thúc

Trang 25

đẩy văn hóa - giáo dục ngày càng đi lên… Cho nên vấn đề cấp bách là phải giữvững an ninh - quốc phòng.

Huyện đã xây dựng được khu vực phòng thủ quân sự - quốc phòng, trong

đó trọng tâm là xây dựng các xã, thị trấn vững mạnh toàn diện, an toàn là chính,cho nên an ninh - quốc phòng của huyện được củng cố vững chắc Coi trọngnâng cao nhận thức cho lực lượng vũ trang nhân dân về chiến lược “diễn biếnhòa bình” của các thế lực thù địch

Lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên thường xuyên được huấn luyện,xây dựng vững mạnh về mọi mặt: 100% các đối tượng theo quy định được bồidưỡng kiến thức quốc phòng, trên 80% nhân dân được giáo dục kiến thức quốcphòng - an ninh, 100% các xã có đất thao trường cho công tác huấn luyện Côngtác tuyển quân hàng năm bảo đảm chi tiêu và chất lượng Phong trào toàn dânbảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường, tình hình an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội được giữ vững

* Công tác tôn giáo

Với đặc thù là địa phương có tỷ lệ giáo dân chiếm 17,5% dân số toànhuyện và chiếm gần 40% tổng số giáo dân toàn tỉnh, trên địa bàn huyện có 11dân tộc anh em cùng sinh sống Đảng bộ đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấplàm tốt công tác đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo Tạo điều kiện cho dân tộcthiểu số phát triển bình đẳng về kinh tế, văn hóa xã hội, quan tâm xây dựng cơ

sở hạ tầng, điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, cho vay vốn phát triểnsản xuất với lãi xuất ưu đãi, hướng dẫn làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật…góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồngbào dân tộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng theo quy định của luật pháp đối vớiđồng bào có đạo Tình hình hoạt động trong các tôn giáo tương đối ổn định, cáchoạt động cơ bản thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Tăng cường vậnđộng giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo Đồng bào giáo dân sống tốt đời đẹp đạoluôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật Nhà nước và quyđịnh của địa phương, ngăn chặn kịp thời các hoạt động tôn giáo trái phép

Trang 26

Như vậy trong tổng 27 xã, thị trấn của huyện có 13 xã thuộc vùng cao, 5

xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của cả nước (Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Xuân Tầm,Quang Minh, Lang Thíp) Điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn so với nhiềuđịa phương khác, song nhờ truyền thống đoàn kết mà toàn Đảng và toàn dântrong huyện đã không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnhvực kinh tế - xã hội đi tới ấm no, hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội

2.1.3 Đặc điểm tình hình nhân dân của huyện

Dân số huyện Văn Yên đến năm 2010 là 114.235 người, mật độ là 82người/km2 gồm 11 cộng đồng dân tộc đang chung sống như: người Kinh, ngườiDao, người Tày, người Mông, người Phù Lá, người Giáy, người Hoa, ngườiMường, người Nùng, người Thái và các dân tộc khác Trong đó:

+ Dân tộc Kinh có 65.117 người chiếm 56,38%

+ Dân tộc Tày có 17.573 người chiếm 15,2%

+ Dân tộc Dao có 26.487 người chiếm 22,91%

+ Dân tộc H’mông có 4.480 người chiếm 3,87%

+ Dân tộc khác có 1.957 người chiếm 1,69%

Do mật độ phân bố dân cư không đồng đều, nên phong tục tập quán sảnxuất và sinh hoạt của các dân tộc khác nhau Các dân tộc Kinh, Tày, Mường,Nùng chiếm 71,53% dân số Dân tộc Dao chiếm 22,91% dân số, họ sốngthành cộng đồng làng bản ở vùng thấp, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước,cây lương thực, cây công nghiệp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, trồng câynguyên liệu và sản xuất thủ công nghiệp cho nên đời sống kinh tế văn hóakhá Còn dân tộc H’mông và các dân tộc ít người khác chiếm tỷ lệ 3,87% dân

số Họ cư trú và sinh sống trên các sườn núi và thung lũng, chủ yếu trồng lúanương, ngô, sắn, quế, chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm… cho nên trình độ canhtác thấp, kinh tế phát triển chậm

Trước đây, dân cư Văn Yên thưa thớt Đợt chuyển cư đông đảo nhất diễn

ra trên địa bàn huyện vào những năm 1960 - 1970 khi chuyển dân vùng lòng hồThác Bà thì hàng vạn người dân các huyện Yên Bình, Lục Yên đến đây xâydựng quê hương mới Cũng vào khoảng thời gian đó, theo tiếng gọi của Đảng,

Trang 27

hàng ngàn người từ các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình… đã lênVăn Yên xây dựng kinh tế - văn hóa miền núi Dù là người bản địa hay ngườinơi khác đến, các dân tộc cư trú trên vùng đất Văn Yên không phân biệt dân tộc,tôn giáo, tín ngưỡng đều có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhautrong sản xuất và chiến đấu Họ cùng nhau sát cánh xây dựng nên quê hươnggiàu đẹp của mình.

Mặc dù đông dân tộc với các phong tục tập quán khác nhau nhưngnhìn chung nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đã yên tâm, phấn khởi tintưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tích cực lao động sản xuất, thựchành tiết kiệm, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóađói giảm nghèo Đời sống nhân dân ổn định, kinh tế phát triển, trật tự antoàn được giữ vững

Các dân tộc tôn giáo đoàn kết, gắn bó và chấp hành tốt mọi chủ trương,chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước Nhân dân phát huy dân chủ, thựchiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương Đây chính là điều kiệnthuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tập hợp, củng cố xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh, từng bước đưa nội dungcác Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống

2.2 Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên

2.2.1 Thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, nhân dân các dân tộc trongđịa bàn huyện Văn Yên đã nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, cần cù laođộng tạo lập nên nhiều thành tích vẻ vang

Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Mặt trận Tổ quốchuyện Văn Yên luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo chủtrương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kếtdân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Huyện đã không ngừng phát huy vai trò

và đề cao trách nhiệm của mình, đoàn kết toàn dân hàn gắn vết thương chiếntranh, tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ hậu

Trang 28

phương, góp phần vào thành tựu chung của cả nước nhất là những thành tựu tolớn có ý nghĩa lịch sử của 25 năm đổi mới đất nước.

Kế tục và phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhấtViệt Nam, Mặt trận Tổ quốc huyện Văn Yên luôn lấy mục tiêu giữ vững độc lậpthống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào ở trong và ngoài huyện khôngphân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ vàchính kiến miễn là tán thành công cuộc đổi mới Đề cao truyền thống nhânnghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn địnhchính trị và đồng thuận xã hội Mặt trận Tổ quốc các cấp đã không ngừng đổimới nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức vận động,tập hợp, góp phần tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dântộc trong tình hình mới

Mặt trận Tổ quốc, các cấp chính quyền huyện đã không ngừng tuyêntruyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất là về đại đoàn kết toàn dân tộc, về Mặttrận Tổ quốc Việt Nam Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện

cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Mặt

trận Tổ quốc và các cấp tăng cường vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thiđua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Chăm lo sự nghiệpgiáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và góp phầnđảm bảo an ninh - quốc phòng, nhất là nâng cao chất lượng cuộc vận động

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động

"Ngày vì người nghèo" và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần thiết thực

chăm lo đời sống cho các tầng lớp nhân dân nhất là người nghèo, người có hoàncảnh đặc biệt khó khăn và người có công với nước Thông qua phong trào thiđua để đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân tăng cường đồng thuận xã hộichung sức chung lòng cùng Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn thách thức nhất

là kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý

Trang 29

Mặt trận Tổ quốc các cấp ngày càng mở rộng, các tổ chức thành viên của Mặttrận ngày càng tăng cường tập hợp, thu hút thêm nhiều đoàn viên, hội viên mớigóp phần tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân vào trong các tổchức thích hợp Mặt trận Tổ quốc các cấp luôn chú ý tới công tác vận động, pháthuy vai trò các nhân sĩ, trí thức, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, chứcsắc tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác vận động, đoàn kết,xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều năm qua, Mặt trận Tổ quốc huyện Văn Yên đã tổ chức tốt “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” với nhiều nội dung, hình thức phong phú ở hầu

khắp các khu dân cư trong huyện nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Mặttrận Dân tộc thống nhất Việt Nam Ngày hội đã khơi dậy và phát huy truyềnthống đoàn kết, yêu nước, tăng cường sự đồng thuận ở cộng đồng dân cư, là biểuhiện sinh động tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Qua 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng bộ huyện, toàn dân và toàn quân huyện Văn Yên đã tận dụng thời cơ, vượtqua thách thức, kiên trì phấn đấu, bằng trí tuệ, tài năng và nghị lực phi thườngcủa mình đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử tạo nên thế vàlực mới cho huyện có bước phát triển trong giai đoạn mới Tuy nhiên, bên cạnh

đó huyện vẫn còn phải đương đầu với không ít khó khăn, vẫn còn những hạnchế, yếu kém tác động đến khối đại đoàn kết như:

Một là, lòng tin vào Đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc, các cấp chính quyền của

huyện của một bộ phận nhân dân còn chưa vững chắc, phần vì giá cả vật tư chưa

ổn định đặc biệt là các loại vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng và một số mặthàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân vẫn tăng cao, trong khi đócác mặt hàng nông sản không những không tăng mà còn hạ giá, khó tiêu thụ.Mặt khác trên thị trường vẫn còn xuất hiện một số hàng hóa, vật tư kém chấtlượng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, thức ăn gia súc,thuốc chữa bệnh, thực phẩm… đã tác động, ảnh hưởng đến tâm lý của người sảnxuất và người tiêu dùng Cơ sở hạ tầng thiết yếu tuy đã được cải thiện song chưađáp ứng với yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là giao thông nông

Ngày đăng: 20/03/2013, 08:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia"
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
8. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 20009. Hồ Chí Minh, "Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
11. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
13. Hồ CHí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Hồ Chí Minh, “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công
Nhà XB: Nxb Sự Thật
17. Hồ CHí Minh (1975), Về đoàn kết quân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đoàn kết quân dân
Tác giả: Hồ CHí Minh
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1975
18. Hồ Chí Minh, Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
20. Tôn Đức Thắng, Về Mặt trận dân tộc thống nhất, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Mặt trận dân tộc thống nhất
Nhà XB: Nxb Sự Thật
23. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Văn Yên (05/06/2010), Báo cáo kết quả thực hiện công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
25. 40 năm thực hiện di chúc Hồ chí Minh, Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: 40 năm thực hiện di chúc Hồ chí Minh
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
21. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Văn Yên (5/03/2010), Báo cáo công tác Mặt trận năn năm 2005 - 2009 huyện Văn Yên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w