Công tác tập hợp, tổ chức lực lượng toàn dân

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (Trang 33 - 38)

Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Sau khi nước ta tiến hành đổi mới đến nay, tình hình đoàn kết của các dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên đã có bước phát triển mới. Thực tế đó tiếp tục làm sâu sắc thêm và khẳng định mạnh mẽ giá trị và ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.

Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từng giai tầng, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo, hơn nữa còn phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng. Tổ chức bao trùm nhất, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Người cho rằng muốn giành được thắng lợi của cách mạng nói chung và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì phải đại đoàn kết dân tộc, nhưng muốn đại đoàn kết dân tộc thì phải tổ chức quần chúng thành Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Sự hình thành khối đại đoàn kết là một tất yếu và sự ra đời

tổ chức Mặt trận cũng là một tất yếu khách quan. Theo Người Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tập hợp quần chúng rộng rãi, đại diện cho đại đa số quần chúng, đại diện cho quyền lợi dân tộc, không có sự phân biệt đối xử “Từ Nam chí Bắc, ai là người tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ, thật thà hợp tác với họ, thật sự hợp tác với họ, dù từ trước đến nay họ đã theo phe phái nào” [13; 49].

Vận dụng quan điểm đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể từ thị trấn đến cơ sở đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng về cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từng bước đưa nội dung phong trào và các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đến các tầng lớp nhân dân, động viên nhân dân thi đua thực hiện có hiệu quả các phong trào và nội dung các cuộc vận động. Tích cực vận động, tập hợp, động viên nhân dân tham gia sinh hoạt, gắn bó với tổ chức đoàn thể cụ thể như sau:

Giai cấp công nhân: Chăm lo xây dựng thành giai cấp lớn mạnh về mọi

mặt, phát triển về số lượng, ngày càng cao về chất lượng, có bản lĩnh, trình độ chính trị, học vấn, tay nghề, năng lực lao động sáng tạo và tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, tiêu biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, đi đầu trong công cuộc đổi mới, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Để làm được điều đó thì Đảng bộ và các cấp của huyện đã đưa ra những chủ trương, chính sách để giải quyết những vấn đề do thực tế cuộc sống của công nhân trong hoàn cảnh mới đặt ra như việc làm, điều kiện lao động, đào tạo nghề nghiệp, tiền công lao động và các bảo đảm về mặt xã hội. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để cho giai cấp công nhân có cổ phần để nâng cao địa vị làm chủ trong doanh nghiệp như nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy sản xuất tinh dầu quế, nhà máy sản xuất chè... Huyện đã đẩy mạnh phát triển các đảng viên và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất thân từ công nhân. Xây dựng khối liên minh công - nông - tri thức và tăng cường khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện.

Hội nông dân: Ở địa bàn huyện thì đây là một lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn, đã kết nạp được nhiều hội viên mới, trong năm 2010 đã kết nạp

được 695 hội viên đạt tỷ lệ 113% nông dân tham gia sinh hoạt tổ chức Hội (so với hộ làm nông nghiệp). Huyện đã giải quyết tốt về các điều kiện để phát triển sản xuất cho nông dân như ruộng đất, vốn, kỹ thuật, các dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sảm phẩm, phát triển công nghiệp chế biến và các nghề tiểu thủ công... Có chính sách bảo hộ sản xuất cho nông dân để bà con yên tâm, phấn khởi, tin tưởng, ra sức làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Vừa tạo điều kiện để các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh ngày càng phát đạt, vừa giúp đỡ nông dân xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp.

Hoàn thiện chính sách giao đất, khoán rừng ngăn chặn được tình trạng nông dân không có ruộng đất. Như Nghị quyết hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (6/1993) đã nêu: Khẩn trương thực hiện giao hoặc

khoán đất, rừng đến hộ nông dân, kết hợp giải quyết có lý, có tình những tranh chấp về đất đai. Đặc biệt huyện còn phát triển được hợp tác xã nông nghiệp và

xác định hộ nông dân xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ.

Đoàn thanh niên: Tỷ lệ tập hợp đoàn viên thanh niên vào tổ chức đoàn là 74,8%. Huyện tăng cường giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về mọi mặt tư tưởng, chính trị, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống theo phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, cần quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm đáp ứng các nhu cầu về học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh niên. Không để lớp trẻ rơi vào tệ nạn xã hội và bị tiêm nhiễm các văn hóa phẩm độc hại. Phát huy triệt để vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của thanh niên, tạo động lực cho lực lượng thanh niên ngày càng xứng đáng là cánh tay phải của Đảng.

Hội phụ nữ: Tổng số hội viên là 9.867 hội viên, đạt tỷ lệ 67%. Tạo điều

kiện để chị em có cơ hội phát triển và tiến bộ để góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển của huyện. Nhiều chính sách của huyện đưa ra đáp ứng tích cực những nhu cầu bức xúc và cơ bản của phụ nữ trên địa bàn huyện về công ăn việc làm, cải thiện đời sống, bảo đảm sức khỏe của bản thân và con cái.

Đồng thời cần quan tâm giúp đỡ để ngày càng có nhiều chị em ra nhập Đảng và trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Hội cựu chiến binh: Tổng số hội viên là 4.300 hội viên đạt tỷ lệ 96,5% số

quân nhân phục viên, xuất ngũ tham gia sinh hoạt tổ chức Hội. Giúp đỡ và khuyến khích tìm việc làm, cải thiện đời sống và phát huy bản chất quân đội nhân dân Việt Nam. Tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền cấp xã, huyện, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng đối với thanh niên.

Hội người cao tuổi: Tổng số là 3.266 hội viên, sồ hội viên tham gia

sinh hoạt đạt tỷ lệ 96%. Huyện đã có chính sách phụ cấp cho người già theo Nghị quyết của tỉnh đưa ra.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng huyện ngày càng vững mạnh, thực hiện chủ trương đến năm 2015 thị trấn Mậu A sẽ được lên Thị xã Mậu A. Đồng thời phát huy dân chủ cơ sở, trật tự kỷ cương, nâng cao trách nhiệm công dân, là cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Huyện có nhiều dân tộc sinh sống và chế độ tôn giáo khác nhau. Cho nên để mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, huyện phải giải quyết tốt vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh, không phân biệt tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc, không phân biệt trước đây họ đã theo phe phái nào. Để thực hiện được điều đó, Đảng bộ huyện Văn Yên cần phải thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc: “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc. Cần thực hiện được ba mục tiêu chủ yếu: Một là, xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khỏe đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng 135 như Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Xuân Tầm, Quang Minh, Lang Thíp. Hai là, xóa được mù chữ nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, hoàn thiện phổ cập trung học cơ sở, đầu tư cơ sơ vật chất cho các trường tiểu học ở vùng khó khăn. Ba là, xây dựng được cở sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên các dân tộc ở các xã, các cấp trong sạch, vững mạnh.

Do sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề nguồn gốc, bản chất, giáo lý của các tôn giáo, tín ngưỡng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy và chỉ ra mối quan hệ, sự gần gũi giữa cái chân - thiện - mỹ của tôn giáo với chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc, tạo ra sự đoàn kết của đồng bào Lương - Giáo, một lòng đi theo ngọn cờ của Đảng. Trong bức thư gửi các vị tăng ni và đồng bào tín đồ Phật giáo (8-1-1957) nhân ngày lễ Phật Đản, Người viết: Tôi có lời khen ngợi các vị tăng ni và tín đồ đã sẵn lòng nồng nàn yêu nước, hăng hái làm tròn nghĩa vụ của người công dân và xứng đáng là Phật tử... Tôi mong các vị tăng ni và đồng bào tín đồ đã đoàn kết thì càng đoàn kết hơn để góp phần xây dựng hòa bình. Hãy ra sức giúp đỡ cán bộ, hăng hái thực hiện mọi công tác của Chính phủ, chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, ngăn chặn âm mưu của bọn Mỹ Diệm và tay sai lợi dụng tôn giáo hòng chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, hãy ra sức đấu tranh giành thống nhất đất nước. Xuất phát từ quan điểm đó, về tôn giáo, huyện thi hành nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Chăm lo phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giúp đồng bào có đạo nâng cao đời sống, tham gia các công việc xã hội, từ thiện trên địa bàn xã An Thịnh, Đại An, Đại Phác, Yên Hợp.

Đối với bà con sinh sống và công tác ở nước ngoài, Ủy ban và Đảng bộ của huyện chủ trương: một mặt, bảo hộ quyền lợi chính đáng, giúp đỡ nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết, tương trợ, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về thăm quê hương, giúp đỡ gia đình, đóng góp ngày càng nhiều vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của huyện, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái (Trang 33 - 38)