Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân lao động nữ trong ngành chế biến thủy sản
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin chân thành cảm ơn sựdạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Xã hội học , xin bày tỏ sựcảm ơn đối với các bạn bè trong và ngoài lớp cũng như các cô chú trong Côngđoàn thuỷ sản Việt Nam , Ban giám đốc các nhà máy xí nghiệp chế biến thuỷsản trực thuộc Bộ thuỷ Sản và các công nhân đã giúp đỡ tác giả hoàn thành bàiviết này
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự tận tình chỉbảo, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn , giảng viên Xã hội học Hoàng ThịNga
Do còn hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm cho nên bài viết khôngthể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sựchỉ bảo đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện lao động tốt cho người lao động làmục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đường CNH- HĐH đất nước Điều đó là
vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổi mới đất nước muốn nâng cao hiệuquả sản xuất thì phải phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của con người màmuốn làm được điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động có thuậnlợi hay không, điều kiện lao động thuận lợi không những giúp đạt năng suất cao
mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của người lao động, và trong sựphát triển toàn diện đó sức khoẻ là cái vô cùng quan trọng Vì vậy trong côngcuộc đổi mới của nước ta hiện nay, chiến lược con người có ý nghĩa cực kỳ quantrọng.Thực tế hiện nay có rất nhiều người lao động đang làm việc tại nhiềungành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trựctiếp tới sức khoẻ lao động đặc biệt là lao động nữ trong các lĩnh vực như: dệtmay, vệ sinh môi trường, thuỷ sản…Điều kiện lao động có vai trò quan trọngtrong sản xuất xã hội, sản xuất vật chất, điều kiện lao động được hình thành phụthuộc vào mối quan hệ giữa kinh tế và cơ sở kỹ thuật của sản xuất
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ngành thuỷ sản đóng một
Trang 3động Đặc thù của loại hình lao động này là trong môi trường không thuận lợithường xuyên phải tiếp xúc với nước, nhiệt độ thấp, thường xuyên phải đứngtrong một thời gian liên tục làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, gây ra một sốbệnh nghề nghiệp Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả
định hướng nghiên cứu “Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của công nhân lao động nữ trong ngành chế biến thuỷ sản”qua khảo sát xã hội học
tại một số công ty chế biến thuỷ sản trực thuộc Bộ thuỷ sản
2- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Điều kiện lao động là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngànhkhoa học và đề tài về công nhân lao động luôn thu hút sự tham gia nghiên cứucủa các nhà khoa học từ trước tới nay Vì vậy, đề tài nghiên cứu về một số yếu
tố của điều kiện lao động ảnh hưởng tới sức khoẻ của nữ công nhân trong ngànhchế biến thuỷ sản hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ vàchứng minh cho phần lý luận đã được các nhà khoa học đi trước đưa ra giúp choviệc nhận thức đúng vai trò các yếu tố của điều kiện lao động trong lao động sảnxuất, đồng thời giúp người lao động có thể nhận thức đầy đủ về điều kiện laođộng và có những hành động tích cực trong việc cải thiện môi trường làm việccủa mình
2.2.Ý nghĩa thực tiễn
Cho ta thấy thực trạng công việc của người lao động để tìm ra các giảipháp, chính sách về lao động nhằm làm giảm các bệnh nghề nghiệp cũng nhưbệnh thông thường, góp phần cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo sức khoẻ
và tăng hiệu quả sản xuất
3- Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của nữ côngnhân trong ngành chế biến thuỷ sản từ đó tìm ra các giải pháp làm giảm khả
Trang 4năng mắc các bệnh thông thường và bệnh nghề nghiệp, thực hiện chủ trương
“sức khoẻ cho mọi người”
Trang 53.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu khảo sát thực trạngđiều kiện lao động ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ công nhântrong ngành chế biến thuỷ sản Bao gồm các yếu tố như môi trường lao động,khí hậu, điều kiện lao động…
3.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả, phân tích thực trạng, các yếu tố của điều kiện làm việc ảnh hưởng tớisức khoẻ của nữ công nhân
Tìm hiểu chính sách, chế độ của nhà nước đối với người lao động trong điềukiện lao động độc hại
Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cải thiện điều kiện lao động cho các côngnhân lao động trong ngành chế biến thuỷ sản
4- Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận khoahọc để giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mốiliên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính chất quy luật giữa chúng
Thấm nhuần tư tưởng các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Tư tưởng HồChí Minh về vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là trong Nghị quyết hội nghị TrungƯơng Đảng khoá VII Nghị quyết này đã nhấn mạnh tới việc bảo vệ và tăngcường sức khoẻ của nhân dân là một vấn đề quan trọng gắn với sự nghiệp xây
Trang 6dựng và bảo vệ tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân, con người nằm ở vị trí trungtâm, giá trị con người là cao nhất.
4.2 Các phương pháp cụ thể
Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp điều kiện làm việc của nữ côngnhân ngành chế biến thuỷ sản và ảnh hưởng của điều kiện lao động tói sức khoẻcủa họ
Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả nghiên cứu và phân tích các tàiliệu chuyên ngành Bộ luật lao động, các tài liệu, số liệu , báo cáo, tạp chí, cácvăn bản hướng dẫn thực hiện việc cấp phát các thiết bị về bảo hộ lao động
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trưng cầu ý kiến (Phỏng vấn bảnghỏi):100 phiếu.Sau đó xử lý thông tin theo chương trình SPSS, các thông tin thuđược từ bảng hỏi sau khi dược làm sạch, sẽ được ma hoá và xử lý
5- Giả thuyết nghiên cứu
Môi trường lao động, điều kiện lao động tại một số nhà máy, xí nghiệpảnh hưởng tới sức khoẻ nữ công nhân
Đặc điểm, tính chất của công việc tác động trực tiếp tới sức khoẻ nữcông nhân
Những công nhân ngành chế biến thuỷ sản, đặc biệt là các nữ công nhânthường mắc các bệnh ngoài da, khớp, tim mạch,hô hấp do các yếu tố của điềukiện lao động gây ra
Nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao đối với công nhân làm việc lâu năm(bệnh nghề nghiệp, bệnh phụ khoa, sức khoẻ sinh sản và một số bệnh thôngthường khác…)
Trang 7SỨC KHOẺ NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG
GIẢI PHÁP
THIẾT BỊ BHLĐ
Trang 8PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nước ta hiện nay, vấn đề lao động việc làm, phát triển toàn diện nguồn lao
động đang là một trong những vấn đề chiến lược quan trọng của Đảng và Nhànước ta trong những năm tới Vấn đề lao động nói chung và điều kiện lao độngcủa công nhân nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học…
Sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đến các ngành sản xuất trongnhững năm qua đã làm biến đổi các ngành sản xuất, có ngành thị phát triển rấtnhanh chóng và vững chắc nhưng cũng có ngành không thể phát triển được, nếu
có thì cũng rất hạn chế bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính khiếncác ngành này không phát triển được vì không thích ứng với môi trường laođộng do điều kiện lao động, dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất không cònphù hợp với sự biến đổi của khoa học kỹ thuật mới Điều đó tác động rất lớn tới
xu hướng biến động của điều kiện làm việc, ảnh hưởng tới sức khoẻ của côngnhân lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ luôn là điều đáng mừng
Tuy nhiên kéo theo nó lại là sự xuất hiện của nhiều bệnh tật do môitrường sống và làm việc của người lao động không được đảm bảo
Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về môitrường lao động trong đó có đề cập tới điều kiện lao động như:
1- Công trình nghiên cứu “Môi trường lao động của nữ công nhân ở một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại và thái độ của họ” của tác giả Tôn Thiện Chiếu-
Phòng xã hội học lao động và công nghệ - Viện Xã hội học Tháng 1- 1997.Công trình hướng vào khảo sát ở công ty 8- 3, công ty dệt 19- 5, Xí nghiệp GạchVăn Điển và 4 xí nghiệp vệ sinh môi trường của 4 quận nội thành Hà Nội Côngtrình này hướng đến nhận diện thực trạng môi trường lao động của nữ công nhân
và nhận thức thái độ của họ đối với môi trường lao động ở một số ngành trên
Trang 9Từ đó kiến nghị những chính sách nhằm cải thiện điều kiện lao động đảm bảo vềsức khoẻ của nữ công nhân.
2- Công trình nghiên cứu “Môi trường lao động và bệnh xạm da do nghề nghiệp của nữ công nhân rải nhựa đường bộ giao thông vận tải” của Phạm Đắc
Thuỷ, Vũ Thị Cánh Sinh (Bộ Giao thông vận tải), Khúc Xuyên (Viện Y học laođộng và vệ sinh môi trường)
3- Công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng môi trường làm việc tới sức khoẻ của công nhân công ty môi trường đầu tư Hà Nội” của Phạm Xuân Đạt- Giám đốc
công ty môi trường đô thị Hà Nội Đề cập tới hai khía cạnh: môi trường lao động
và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ của người công nhân và môi trường xã ảnh hưởng của nó tới tinh thần của người công nhân
hội-4- Công trình nghiên cứu “Điều kiện lao động- điều kiện sinh hoạt của nữ công nhân ngành Dệt” của kỹ sư Trần Thị Lan- Chủ tịch Công Đoàn ngành
công nghiệp nhẹ Đề cập đến các yếu tố của điều kiện lao động như: nhiệt độ,tiếng ồn, độ ẩm, tốc độ gió, độ bụi, ánh sáng, đặc điểm lao động và tổ chức laođộng…từ đó tác giả đã xem xét sự tác động của nó đến sức khoẻ bệnh tật của nữcông nhân ngành dệt
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả nóitrên, tác giả tiến hành khảo sát điều kiện lao động của ngành sản xuất thuỷ sản,
cụ thể là trong chế biến thuỷ sản- một ngành mà người lao động nữ phải làmviệc trong một môi trường không thuận lợi
5- Đề tài “ Nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động chế biến thuỷ sản nhằm đề xuất cac giải pháp, cải thiện điều kiện lao động, bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp” của Nguyễn Thị
Phương Lâm (Trưởng ban chính sách kinh tế xã hội - Công đoàn thuỷ sản ViệtNam- Bộ Thuỷ Sản) làm chủ nhiệm đề tài-Tháng 7 năm 2002 Đề tài đã nghiêncứu tại 13 cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh ở cả ba miền :Bắc bộ, Trung bộ vàNam Bộ Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, khảo sát điều kiện lao động ,môi trường lao động, sức khoẻ và bệnh tật của người lao động ché biến thuỷ sản
Trang 10bao gồm các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động trong quá trìnhchế biến thuỷ sản (vi khí hậu, sinh học tư thế lao động và thao tác làm việc).Khám và phân tích mối liên quan giữa tình hình sức khoẻ và bệnh tật Đồng thời
đề tài cũng đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và đề nghị nhànước bổ sung một số bệnh nghề nghiệp đặc trưng của ngành vào danh mục bệnhnghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam
2.Các khái niệm công cụ
2.1 Điều kiện lao động
“Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội, kỹ thuậtđược thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môitrường lao động, quy trình công nghệ ở trong một không gian nhất định và việc
bố trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con người, tạo nên mộtđiều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động Điều kiện lao độngcùng với sự xuất hiện lao động của con người và được phát triển cùng với sựphát triển của kinh tế- xã hội và khoa học kỹ thuật Điều kiện lao động còn phụthuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con ngườitrong xã hội”
(Từ điển bách khoa Việt Nam- 11/1995, trang 807)
Khái niệm điều kiện lao động tại nơi làm việc đã được nói đến nhiều trongcác công trình khoa học Tuy còn nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng hầu hếtđều thống nhất ở các định nghĩa sau:
“Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trườnglao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác độnglên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ laođộng, sức khoẻ , quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả của họ tronghiện tại cũng như về lâu dài”
(PGS- TS Đỗ Minh Cương-“Điều kiện lao động trong các doannh nghiệp ở Việt Nam” NXBCTQG- 1996, trang 8)
Trang 11Điều kiện lao động chịu sự tác động của các nhân tố như các nhân tố tựnhiên- thiên nhiên, kể cả các nhấn tố địa lý và địa chất, các nhân tố kỹ thuật và
tổ chức trong đó các phương tiện, đối tượng và sản phẩm của lao động, các quátrình công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và quản lý, các nhân tố tâmlý- xã hội, kinh tế- chính trị, các quy phạm pháp luật
2.2 Môi trường lao động
Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quầnthể sinh vật tác động lên cuộc sống Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên(đất đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (cáchoạt động sản xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hoá…) hay theo địnhnghĩa của Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm: “các yếu tố tự nhiên
và các yếu tố vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau bao quanhcon người, có ảnh hưởng đến sản xuất sự tồn tại và phát triển của con người tựnhiên”
(Tôn Thiện Chiếu-Môi trường lao động một số ngành độc haị và thái độ của họ-Viện XHH)
2.3 Sức khoẻ
Theo tổ chức y tế thế giới thì “sức khoẻ là trạng thái sảng khoái đầy đủ vềthể chất, tinh thần và xã hội” Còn trong chiến lược Bảo vệ sức khoẻ nhân dân1999- 2000 của Bộ y tế đã nêu rõ “sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ về thểchất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh haythương tật, đây là một quyền cơ bản của con người Khả năng vươn lên đến mộtsức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đếntoàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứkhông đơn thuần là lực của ngành y tế”
2.4 Công nhân
“Công nhân là những người lao động chân tay, làm việc theo giờ công và
ăn lương theo sản phẩm”
(Từ điển Tiếng Việt –NXB Đà Nẵng – 1998, trang 40)
Trang 122.5 Bệnh nghề nghiệp
“Là hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liênquan tới nghề nghiệp do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao độngxấu”
(TừđiểnbáchkhoaViệtNam-T203-NXBHàNội)
Trang 132.6 Quan hệ xã hội
Khái niệm: “là sự gắn liền về mặt nào đó giữa ngươi hay những vật vớinhau hoặc giữa người và vật khiến cho mỗi chuyển biến ở mỗi bên gây ra thayđổi đ ở bên kia”
(Từ điển Tiếng Việt- NXB KHXH- Hà Nội 1994)
Khái niệm Xã Hội: “Là tập đoàn người xây dựng, trên quan hệ sản xuất,gia đình, chính trị, văn hoá”
(Từ điển Tiếng Việt-NXB KHXH-1994)
Xét ở góc độ xã hội học thì quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác
xã hội nhưng không phải tương tác là ngẫu nhiên mà thường có mục đích xétcấp độ vĩ mô, chủ thể quan hệ xã hội có thể là cá nhân cũng có thể là nhóm tậpđoàn xã hội tương tác với nhau Và trong số các loại quan hệ xã hội quan hệ sảnxuất đóng vai trò quan trọng đối với các loại quan hệ khác
Theo C.Mác thì bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội, vì vậy nhu cầu trao đổi không thể không diễn ra, đây chính là hệ thống các
quan hệ xã hội thông qua tương tác xã hội để nhằm một giá trị chung nào đógiữa những người công nhân với nhau và giữa người lao động với công nhân(thúc đẩy hiệu quả sản xuất, cải thiện điều kiện lao động)
3 Lý thuyết liên quan
.Xã hội học lao động
Vận dụng những nghiên cứu của xã hội học lao động cũng như tính chất
xã hội của lao động và những hình thức biểu hiện của nó trong những điều kiệnkinh tế xã hội khác nhau Ngoài ra xã hội học lao động còn nghiên cứu hoạtđộng lao động với tư cách là một quá trình xã hội nên nó đặc biệt quan tâm tớinhân tố xã hội và các điều kiện kỹ thuật, công nghệ ảnh hưởng đến thái độ vàhiệu quả lao động
Bằng phương pháp thực nghiệm xã hội học lao động còn cho thấy việcnghiên cứu các đặc điểm kỹ thuật công nghệ với năng xuất và hiệu quả của laođộng thông qua các hoạt động cụ thể tạo ra cho con người lao động một môitrường làm việc thuận lợi qua việc cải thiện điều kiện làm việc cho người laođộng
Trang 14CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHOẺ NỮ CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
1 Vài nét về ngành thuỷ sản.
Ngành Thuỷ sản Việt Nam với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trongnhững năm đổi mới đã nhanh chóng phát triển thành một ngành kinh tế mũinhọn, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiệntại và tương lai
Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch,4.000 hòn đảo lớn nhỏ ven biển, cùng với 2860 km sông ngòi, 450.000 ha ao
hồ, 90.000ha đầm lầy,Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và khí hậu nhiệt đớigió mùa quanh năm ấm áp đã tạo cho nước ta tiềm năng to lớn để phát triển thuỷhải sản
Hàng năm, ngành Thuỷ Sản cung cấp 40% lượng đạm động vật cho nhucầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt1,760 triệu USD, đứng thứ 3 sau dầu khí và dệt may và chiếm 10%- 14% tổngkim ngạch xuất khẩu của cả nước Hiện có 272 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó
có 246 cơ sở chế biến đông lạnh, với cơ cấu sản phẩm thay đổi đa dạng đã gópphần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, tăng thu nhập, cải thiệnđời sống cho nông, ngư dân
Theo số liệu của Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, ở Việt Nam hiện nay cótrên 5 triệu người sống ở các vùng ven biển, trong đó có 2,2 triệu người trực tiếplàm nghề cá và dịch vụ nghề cá, số lao động trực tiếp đánh bắt là 427.000 người,nuôi trồng là 560.000 người, dịch vụ khoảng 01 triệu người và chế biến là250.000 người
Hiện nay, ngành thuỷ sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.Bước vào thời kỳ đổi mới ngành thuỷ sản nhanh chóng phát triển thành mộtngành sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đóng góp đáng kể cho sự phát triển chungcủa đất nước Sản lượng thuỷ sản tăng đáng kể trong 10 năm qua
Trang 152 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến thuỷ sản
Đặc điểm lao động trong ngành thuỷ sản là lao động thủ công, nặng nhọcchiếm gần 70%, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn ở cả 4 khâu: nuôitrồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần Người lao động phải tiếp xúc vớinhiều yếu tố độc hại dễ gây nên rủi ro, ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng:
Nghề chế biến thuỷ sản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh sau 10 nămđổi mới đã trở thành ngành công nghiệp đạt trình độ khu vực về công nghệ chếbiến, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Người lao động trựctiếp được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khá đầy đủ, điều kiện vệ sinhlao động, vệ sinh cá nhân đã được chú ý cải thiện đạt mức tương đương với cáctiêu chuẩn quốc tế
Công nhân lao động trong khâu chế biến đông lạnh thuỷ sản chiếm tới83% là lao động nữ, chủ yếu là lao động thủ công, đòi hỏi sự khéo léo kiên trì,chịu khó Hàng năm có tới 6 tháng mùa nguyên liệu dồn dập, công nhân phảilàm việc liên tục 12-16h/ ngày trong tư thế đứng, thao tác lao động lặp đi lặp lạinhàm chán, môi trường lao động ẩm ướt (độ ẩm không khí >95%) không khí bị
tù đọng thông gió kém, hai bàn tay luôn tiếp xúc với nước lạnh, nước đá và suốtngày lao động phải ngửi mùi tanh hôi của nguyên liệu thuỷ sản, mùi hoá chấtnước tẩy rửa Điều kiện làm việc, môi trường lao động không đảm bảo kéo dàilàm cho người lao động mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng
Qua hồ sơ y tế và các ý kiến phản ánh của công đoàn, của người lao động
và người sử dụng lao động, cũng như kết quả dự án "Hỗ trợ việc xây dựng, thực hiện các chính sách và biện pháp Quốc gia nhằm đẩy mạnh công tác an toàn -
vệ sinh lao động trong ngành Thuỷ sản và ngành Xây dựng ở Việt Nam”
(INT/95/M10/DAN ), do Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Thuỷ sản và Bộ Xây
dựng năm (1997-2000) thực hiện cho thấy trong số các công nhân chế biến thuỷsản, đặc biệt chế biến thuỷ sản đông lạnh đã xuất hiện một số công nhân mắc cáctriệu chứng của những bệnh tật có liên quan đến nghề nghiệp ở tuổi (40- 45)
Trang 16hiếm thấy công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh còn trực tiếp làm việc ở phânxưởng sản xuất, đặc biệt là lao động nữ Họ sớm bị mất khả năng lao động dẫnđến nguy cơ mất việc làm, do trình độ văn hoá thấp nên họ không có cơ hộiđược đào tạo chuyên môn khác để chuyển vị trí lao động.
Tuy nhiên công nhân ngành Thuỷ sản trong đó có công nhân chế biếnthuỷ sản đông lạnh được thực hiện chế độ theo Quyết định số 1453/ QĐ-LĐTBXH, ngày 13/10/1995; Quyết định số 190/ QĐ - LĐTBXH, ngày3/3/1999;Quyết định số 1629/ QĐ-LĐTBXH, ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động Thươngbinh Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm vàđặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, nhưng số đông CN- LĐ không còn sứckhoẻ để lao động tiếp đến lúc nghỉ hưu (nữ đủ 50 tuổi, nam đủ 55 tuổi)
3 Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thuỷ sản.
3.1 Môi trường lao động.
Trong lao động xản xuất ở bất kỳ ngành nào việc đảm bảo tốt điều kiệnlao động luôn là ưu tiên hàng đầu Ngoài ra còn phải thường xuyên khảo sát cácyếu tố độc hại của môi trường sản xuất nhằm đánh giá thực tế mức độ ảnhhưởng đến sức khoẻ người lao động
Trong ngành chế biến thuỷ sản do đặc thù của công việc nên người laođộng phải phải làm việc trong các điều kiện thiếu vệ sinh, nhiều rủi ro nguyhiểm Họ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như lạnh ẩm nêncông nhân ở đây nhất là công nhân nữ gặp rất nhiều khó khăn
Quá trình xản suất luôn gắn chặt với nước- môi trường có hàm lượngmuối có độ ăn mòn cao, phải chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên rất khắcnghiệt ở các gian chế biến cơ bản đều có tiếng ồn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chophép mặc dù vẫn còn một số điểm cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Tuynhiên, ở các gian cấp đông và máy nén đều có tiếng ồn cao, thậm chí cao hơn rấtnhiều so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Cường độ chiếu sáng trong các gianmáy nén cũng còn nhiều điểm chưa đạt tiêu chuẩn
Trang 17Mức độ tiếp xúc với các yếu tố có hại và nguy hiểm của công nhân ngànhchế biến thuỷ sản đông lạnh cũng cao Các yếu tố có hại đặc trưng tại nơi làmviệc của nghề chế biến thuỷ sản là 88.2%, lạnh 8%, mùi hôi là 69.2%, các yếu tốnhư tiếng ồn, hơi hoá chất cũng rất phổ biến tại vị trí làm việc.
Do đặc tính của công việc thường xuyên có nước tại nơi làm việc nên nềnxưởng ẩm ướt, trơn trượt là yếu tố nguy hiểm thường gặp nhất ở nơi làm việcgây nguy cơ trượt ngã cho công nhân Ngoài ra các loại chất độc thoát ra từdung dịch sát trùng (CL2), rò rỉ từ hệ thống lạnh (NH3), do phân huỷ các thànhphần hữu cơ của sản phẩm thuỷ sản(H2S) cũng là yếu tố nguy hiểm đối với côngnhân lao động
Đặc điểm nổi bật của điều kiện thao tác đối với công nhân chế biến thuỷsản đông lạnh là nữ công nhân phải đứng ở tư thế tĩnh liên tục suốt ca làm việc 8giờ và thậm chí tới 12- 14 giờ trong các tháng cao điểm của thời kỳ mùa vụ đánhbắt và chế biến thuỷ sản Tư thế lao động này kéo dài suốt ca xản suất, từ ngàynày qua ngày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận cơ thểnhư: đau mỏi lưng, mỏi cổ, mỏi bắp chân, vai, cánh tay, cẳng tay,cổ và cácngón tay…do phải sử dụng nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân
để giữ thăng bằng cho cơ thể ở tư thế lao động tĩnh
Kết quả thu được từ phiếu điều tra cho thấy tỷ lệ kêu ca đau mỏi ở những
bộ phận này trên cơ thể công nhân thuỷ sản rất rõ: Do phải làm việc trong tư thếđứng cố định gần như suốt ca làm việc (chưa kể có những thời điểm tăng giờkhi mùa vụ) và kéo dài trong nhiều năm nên dẫn đến các triệu chứng thường gặpnhư giãn tĩnh mạch chân, bẹt chân Triệu chứng ban đầu thường gặp và dễ thấynhất là chứng phù nề cẳng bàn chân, có trường hợp cuối ca làm việc người côngnhân không tự rút chân ra khỏi ủng được Triệu chứng này càng nặng nề chonhững chị em trước và sau khi sinh con
Kết quả này cũng cho thấy: chu vi vòng bắp chân của nữ công nhân sau
ca làm việc tăng lên rõ rệt so với thời điểm trước ca Tại một số vị trí làm việcnhư bàn đóng gói sản phẩm, tủ cấp đông thấp làm cho công nhân phải cúi liên
Trang 18tục gây mỏi cổ, mỏi chân, mỏi lưng Mặt khác những công nhân chế biến thuỷsản phải làm việc điều khiển các thiết bị công nghệ nhập từ nước ngoài hoặc bànghế làm việc không được thiết kế phù hợp vừa gây bất tiện, mỏi mệt, vừa tạoyếu tố nguy hiểm mới tại vị trí làm việc.
Bên cạnh những đặc điểm của điều kiện lao động ở tư thế đứng kéo dài thìđặc điểm công việc phải tiếp xúc trực tiếp, liên tục với nước đá, nước lạnh, vớisản phẩm được bảo quản ở nghiệt độ thấp hoặc phải làm việc trong các khođông lạnh từ -18C đến - 40C là một điều kiện rất khắc nghiệt, tuy đã đượctrang bị quần áo lao động và có sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ,găng tay, ủng, tạp dề chống nước hay quần áo, mũ bông nhưng điều đó khôngthể giúp họ tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ…Người công nhânlao động thường làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp, lượng đá cây được sảnxuất ra phục vụ chủ yếu cho bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản chiếm gần90% lượng đá cây sản xuất của cả nước
Theo số liệu nghiên cứu của Viện Y học lao động- Viện khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (năm 1997-2000) (INT/95
M10/DAN) cho thấy việc khảo sát đo đạc tại trên 90% vị trí đo đạc điều kiện
lao động không thuận lợi có độ ẩm cao, 92% các điểm đi lại dễ trơn trượt,trên60% vị trí làm việc là môi trường có hoá chất ăn mòn, trên 1/3 nơi làm việccông nhân phải tiếp xúc với môi trường có tác nhân sinh học dễ gây tác hại đốivới da và niêm mạc như dị ứng, lở loét nấm ngứa, viêm quanh móng Điều đócho thấy người lao động phải làm việc trong môi trường rất không thuận lợi
Thực tế cho thấy, qua việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ của công nhân: sứckhoẻ của lao động nữ chủ yếu ở loại II chiếm 59.7%, ngoài ra sức khoẻ của nữcông nhân có ở cả loại III và IV chiếm 11.6% thậm chí cả loại V
Theo kết quả nghiên cứu hồ sơ bệnh án tại các xí nghiệp về tình trạng bệnh tậtcủa công nhân cho thấy tỷ lệ mắc một số bệnh ở nữ cao hơn hẳn so với namgiới : tiêu hoá, ngoại khoa, ngoài da, tai mũi họng, răng hàm mặt, thần
Trang 19Ở lao động nữ những bệnh có tỷ lệ mắc cao là răng hàm mặt, chiếm39,3%, tai mũi họng 22,4%, ngoài da 10,1%, Phụ khoa 11,2%, xương khớp9,52%, như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với ngườilao động là rất lớn Ta hãy xét cụ thể các thông số môi trường tự nhiên mà ngườicông nhân chế biến thuỷ sản ở các công ty được khảo sát đang hàng ngày laođộng và tiếp xúc với môi trường lao động như vậy.
Trước hết là các yếu tố vi khí hậu Vi khí hậu là trạng thái lý học củakhông khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm,bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí Điều kiện vi khí hậu trong sảnxuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương Vềmặt vệ sinh thì vi khí hậu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bệnh tật của côngnhân làm việc lâu trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấpkhớp, viêm đường hô hấp, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm Ảnhhưởng của vi khí hậu lạnh làm cho cơ thể mất nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm vàtiêu thụ oxy tăng Lạnh làm cho cơ vân co lại gây hiện tượng nổi da gà, cácmạch máu co thắt gây cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn Trongđiều kiện khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh viêm thần kinh, khớp, phế quản,hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơthể giảm
Bảng 1: Điều kiện vi khí hậu trong các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh
Vị trí đo Nhiệt độ ( o C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s)
Phân xưởng cá (Số mẫu đo n=20)
Khu phi lê
Khu định hình
Khu phân cỡ
Khu cấp đông
27,5 - 29,026,5 - 28,225,5 - 27,024,5 - 26,0
85,0 – 86,080,0 - 81,581,0 - 82,082,5 - 83,0
0,86 - 0,880,27 - 0,420,25 - 0,400,52 - 0,86
Phân xưởng tôm (Số mẫu đo n = 25)
81,0 – 81,581,5 - 82,085,5 - 86,084,5 - 85,080,5 - 81,0
0,63 - 0,750,25 - 0,400,20 - 0,290,56 - 0,951,36 - 1,43
Trang 20TCVN < 260C <80 > 0.5
(Nguồn: Theo số liệu điều tra của CĐTS Việt Nam)
Nhìn vào kết quả ở bảng 1 cho thấy: Hiện nay người công nhân ngànhchế biến thuỷ sản đang phải làm việc trong điều kiện môi trường tự nhiên khôngthuận lợi, các thông số về môi trường đều không đạt yêu cầu, chưa đảm bảo cácđiều kiện môi trường do nhà nước quy định Việc đánh giá mức độ nặng nhọc,độc hại của nghề, công việc được dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đo đạc các yếu
tố điều kiện lao động tại nơi làm việc của người lao động Yếu tố được nói đếnđầu tiên trong hệ thống các yếu tố là vi khí hậu Có thể hiểu vi khí hậu là trạngthái vật lý của không khí trong không gian nơi làm việc, nó bao gồm: nhiệt độ,
độ ẩm, tốc độ gió Như vậy, các số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng công nhân chếbiến thuỷ sản phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ trung bình là trên 26C,thậm chí có những khu lên tới 29C so với mức độ cho phép là 26C Về độ ẩm
là trên 80% so với mức độ cho phép là 80% Về tốc độ gió tuy chưa vượt quátiêu chuẩn cho phép nhưng có một số khu tốc độ gió lên tới 1- 1,4m/s, điều đó làrất lớn Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, sức khoẻ người lao động các đơn vịcần phải cải tạo lại hệ thống thông gió ở các khu vực xử lý đến định hình, phân
cỡ, lắp đặt thêm điều hoà nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo duy trì nhiệt độ phânxưởng chế biến
Bảng 2 Các yếu tố vật lý
- Khu phi lê
71 – 78
67 – 77
62 – 74
64 – 66
Trang 21( Nguồn: Theo kết quả điều tra của CĐTS Việt Nam)
Từ kết quả bảng 2 cho thấy tại các nhà máy chế biến thuỷ sản được khảosát, độ ồn trong phân xưởng đạt tiêu chuẩn cho phép, về ánh sáng tại các cơ sởchế biến tôm( khu xếp hộp, phân cỡ) cường độ ánh sáng đạt yêu cầu, nhưng ởkhu chế biến tôm cần được tăng cường; ở cơ sở chế biến cá( khu philê, địnhhình) ánh sáng thiếu với điều kiện như vậy sẽ ảnh hưởng đến thị lực người laođộng và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Bảng 3 Các yếu tố hơi khí độc
TT Vị trí đo Số mẫu
(n)
H 2 S (mg/m 3 ) (mg/m NH 3 3 ) (mg/m Cl 2 3 ) CO (%) 2
(Nguồn: Theo kết quả điều tra của CĐTS Việt Nam)
Kết quả bảng 3 cho thấy hàm lượng khí H2S đo được ở các cơ sở chế biếnrất thấp, không ảnh hưởng đến môi trường lao động Hàm lượng khí CL2 ,NH3 )
ở khu cấp đông vượt quá mức cho phép , các cơ sở chế biến cần tăng cường việcthông gió, xem xét lại cách sử dụng clorin, kiểm tra độ kín khít của thiết bị cấp
Trang 22đông Vì việc tạo ra các khí này xuất phát từ việc sử dụng nhiều clorin ở khuvực này, hệ thống dẫn ga đến tủ cấp đông bị rò rỉ.
Như vậy có thể thấy môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ người
lao động Qua thu thập từ phiếu điều tra cho thấy với câu hỏi : “ Theo chị yếu
tố nào ảnh hưởng đến sức khoẻ nhiều nhất”? Và được kết quả như sau:
Trang 23Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.
(Nguồn: xử lý từ kết quả bảng hỏi)
Trong đó hơn 63% cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sức khoẻngười lao động là môi trường làm việc, sau đó mới đến các yếu tố khác
Tóm lại, qua những thông số về môi trường lao động ở trên, công nhânngành chế biến thuỷ sản đặc biệt là công nhân nữ đang phải làm việc trong mộtdiều kiện rất khó khăn Họ làm việc trong điều kiện phải đứng thường xuyênsuốt một ca làm việc dẫn tới tâm trạng mệt mỏi, đau nhức…
3.2 Thiết bị bảo hộ lao động.
Trong lao động, cho dù ở bất cứ ngành nào, phương tiện lao động luôn làmột yếu tố quan trọng, nó có tính chất quyết định đối với năng suất và sức khoẻngười lao động Đặc biệt với trình độ phát triển như nước ta hiện nay, tuy rằng
có nhiều công ty, xí nghiệp đã đầu tư dây truyền và máy móc thiết bị hiện đạivào sản xuất, song không phải là không còn những ngành nghề công nhân vẫnphải lao động chân tay, thủ công là chính Ngành thuỷ sản cũng vậy , do nộidung công việc đòi hỏi người công nhân phải thực hiện các thao tác công việcmột cách thủ công như nhặt tôm , phân loại tôm, bóc tôm… cho nên vấn đề vềbảo hộ lao động có ý nghĩa rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ ngườilao động Thiết bị bảo hộ lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy sản xuất và bảo vệ sức khoẻ Các dụng cụ bảo hộ lao động có đầy đủ thì mớinâng cao hiệu quả sản xuất và phần nào giúp công nhân chống lại được các yếu
tố độc hại do môi trường lao động gây ra Bộ Lao động thương binh xã hội đã
Trang 24có Thông tư số 10/1998 TT- BLĐTBXH(ra ngày 28/05/1998) về việc hướng dẫnthực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân một số ngành lao động trong đó
có ngành thuỷ sản Do đó, việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho công nhânchê biến thuỷ sản là tương đối đầy đủ
Bảng 5: Sự đánh giá của công nhân về các trang thiết bị bảo hộ lao động
(Nguồn:xử lý từ kết quả bảng hỏi)
Nhìn chung các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân tương đối đầy đủ,đặc biệt về găng tay có tới 99%, ủng giầy 86% số người được hỏi cho rằng đầy
đủ Tuy nhiên, các trang thiết bị khác như mũ bảo hộ, quần áo, khẩu trang vẫncòn thiếu Nguyên nhân của tình trạng này không phải là do họ không được cấpcác thiết bị bảo hộ mà do tính chất của công việc nên các loại bảo hộ lao độngnày không sử dụng được lâu chính vì vậy đẫn đến tìnhtrạng các thiết bị bảo hộkhông đủ so với nhu cầu sử dụng của người lao động.Đó cũng là một trongnhững yếu tố không đảm bảo trong lao động
Với điều kiện làm việc không đảm bảo nhưng khi khảo sát những người
công nhân làm việc với câu hỏi: “Chị có thường xuyên dùng các thiết bị bảo hộ lao động được cấp trong công việc hàng ngày không?” Thì vẫn còn rất nhiều
người trả lời là không thường xuyên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động khilàm việc Đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, do đó các cấp