Chính sách tiền lương thu nhập

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân lao động nữ trong ngành chế biến thủy sản (Trang 26 - 27)

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ

3.4.1.Chính sách tiền lương thu nhập

3. Điều kiện lao động sản xuất ngành chế biến thuỷ sản

3.4.1.Chính sách tiền lương thu nhập

Trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước đều khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực tiền lương: Cùng làm một công việc như nhau thì được hưởng mức lương như nhau và lao động nữ được ưu đãi hơn lúc nâng bậc lương. Điều 16 Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định “Lúc nâng lương, nếu lao động nữ có điều kiện và tiêu chuẩn như nam giới thì ưu tiên nâng bậc lương trước”. Tuy nhiên, trong thực tế thì ngành chế biến không thực hiện được vì lao động nữ làm việc phần lớn là hưởng theo lương sản phẩm lúc nâng bậc phải thi tay nghề do không khống chế về số lượng nâng bậc nên hầu như không có sự ưu tiên. Theo quan niệm của Mác tiền lương chính là yếu tố của quá trình sản xuất. Vì vậy tiền lương không chỉ phản ánh giá trị lao động tất yếu mà còn bao gồm một phần giá trị thặng dư do người lao động góp phần làm nên. Tiền lương thực sự là đòn bẩy kích thích người lao động sáng tạo cũng như hăng say với công việc, nâng cao tay nghề, tăng hiệu quả sản xuất.

Theo kết quả điều tra đời sống việc làm và điều kiện lao động của người lao động ngành thuỷ sản cho thấy mức thu nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn mức thu nhập trung bình của lao động nam. Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch trong thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ là do khả năng làm việc, trình độ tay nghề bậc thợ, sức khoẻ và một phần do xuất phát điểm về mặt bằng kiến thức, chuyên môn của lao động. Thu nhập bình quân của ngành chế biến thuỷ sản là 700.000- 800.000 đồng/ tháng.

Việc quan tâm và bảo vệ sức khoẻ của người lao động đó chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta cho nên hệ thống khám chữa bệnh tại nhà máy rất được chú ý. Thông qua các đợt khám bệnh định kỳ có thể khám bệnh cho người lao động. Do làm việc trong môi trường lao động như vậy nên tỷ lệ mắc bệnh rất cao và một yêu cầu không thể thiếu được đó là khám chữa bệnh. Thực hiện chính sách của Nhà nước, Ban giám đốc và Công đoàn các công ty thường xuyên tổ chức các đợt khám bệnh định kỳ cho công nhân 6 tháng/1 lần…. Với câu hỏi “khi ốm đau chị thường đi khám ở đâu?” thì có tới 52% trong tổng số bảng hỏi trả lời: khám bệnh do công ty tổ chức khám và 46% trả lời là tự mình đi khám.

3.4.2.Chế độ bảo hiểm xã hội.

Đây là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ. Đối với lao động nữ vấn đề quan tâm chủ yếu là chế độ thai sản và nghỉ hưu. Tại các Điều 114, 117, 141, 144 của Bộ luật lao động và các Điều 10, 11, 12, 13, 14 của Nghị định 12/CP quy định thời gian lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại từ 4 đến 6 tháng tuỳ thuộc vào mức độ độc hại của điều kiện lao động. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội 100% tiền lương hàng tháng và được trợ cấp thêm 1 tháng lương đối với người sinh con thứ nhất, thứ hai. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ nếu có nhu cầu không ảnh hưởng tới sức khoẻ và nghỉ thai sản ít nhất là 2 tháng có thể đi làm sớm hay có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động mà vẫn giữ được chỗ làm việc. Trong thực tế công nhân ngành thuỷ sản đều đóng Bảo hiểm xã hội rất tốt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân lao động nữ trong ngành chế biến thủy sản (Trang 26 - 27)