1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha

77 506 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THỦY SẢN

 / 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CÁ

LĂNG NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) GIAI

ĐOẠN 24 ĐẾN 120 NGÀY TUỔI

NGÀNH: THỦY SẢN

KHÓA: 2001-2005

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CHÂU THANH AN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

9/2005

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LĂNG NHA ( Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949 ) GIAI ĐOẠN

24 ĐẾN 120 NGÀY TUỔI

Thực hiện bởi

Châu Thanh An

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc

Tp.Hồ Chí Minh 9/2005

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài được tiến hành từ ngày27/3/2005 đến ngày 24/7/2005 nguồn cá giống được cung cấp tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Cá giống thả nuôi khi được 24 ngày tuổivới trọng lượng trung bình là 0.75g và chiều dài trung bình là 4.33cm

Thí nghiệm được chia làm sáu nghiệm thức (NT) với sáu loại thức ăn khác nhau và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần:

NT0: 100% cá tạp hấp chín

NTI: 100% thức ăn viên hiệu Greenfeed

NTII: Thức ăn với 19,34% đạm

NTIII: Thức ăn với 23,73% đạm

NTIV: Thức ăn với 32,54% đạm

NTV: Thức ăn với 39,52% đạm

Cá giống được nuôi trong giai có diện tích 1m2 đặc trong ao với thời gian 3 tháng Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:

Cá ăn 100% cá tạp hấp chín (NT0) cho tốc độ tăng trưởng chậm có chiều dài trung bình là 6,71cm và trọng lượng trung bình là 2,40g Cá ăn 100% thức ăn viên Greenfeed (NTI) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với chiều dài trung bình là 8,06cm và trọng lượng trung bình là 3,40g Cá ăn thức ăn với 19,34% đạm (NTII) cho tốc độ tăng trưởng chậm nhất có chiều dài trung bình là 6,93cm và trọng lượng trung bình là 2,31g Cá ăn thức ăn với 23,73% đạm (NTIII) có chiều dài trung bình là 7,82cm và trọng lượng trung bình là 3,01g Cá ăn thức ăn với 32,54% đạm (NTIV) có chiều dài trung bình là 7,92cm và trọng lượng trung bình là 3,09g Cá ăn thức ăn với 39,52% đạm (NTV) cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất có chiều dài trung bình là 8,04cm và trọng lượng trung bình là 3,16g

Tỷ lệ sống của các nghiệm thức lần lượt là 41,67%; 60,83%; 60%; 60,83%; 55,83% và 69.17%

Trang 4

ABSTRACT

A study was carried out from March to July – 2005 at Experimental Farm for Aquaculture belonging to Nong Lam University in HCM City At the beginning, fingerlings were 24 – days old with 0.75g in weight and 4.33cm in length

The study was divided into 6 treatments following 6 kinds of feed Each treatment was replicated three times, such as:

- NT 0: 100% of fresh trash fish

- NT I: 100% of Greenfeed feed

- NT II: Man – made feed (19.34% of protein)

- NT III: Man – made feed (23.73% of protein)

- NT IV: Man – made feed (32.54% of protein)

- NT V: Man – made feed (39.52% of protein)

The result of the study showed that:

The fingerlings of NT 0 gained 6.71cm in length and 2.40g in weight and the fingerlings of NT I were the best growth (8.06cm in length and 3.40g in weight) The fish

of NT II were the lowest growth (6.93cm in length and 2.31g in weight) The fish of NT III was 7.82cm and 3.01g The fish of NT IV was 7.92cm and 3.09g The fish of NT V were the best growth (8.04cm in length and 3.16g in weight)

Survival rate of fish at treatments were 41.67%, 60.83%, 60%, 60.83%, 55.83%, and 69.17%, respectively

Trang 5

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Giám Hiêu Khoa Thủy Sản, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt khoá học

Đặc biệt, tôi kính gởi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đở tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đồng thời, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh kỹ sư và công nhân viên Trại Thực Nghiệm Thuỷ Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện và giúp đở tôi trong suốt thời gian làm đề tài

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Thủy Sản 18 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học và các bạn sinh viên lớp Thủy Sản 27 đã giúp đở tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của qúy thầy cô và các bạn để quyển luận văn được hoàn chỉnh hơn

Trang 6

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT

TÓM TẮT TIẾNG ANH

CẢM TẠ

MỤC LỤC

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG

DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

1.1 Đặc Vấn Đề

1.2 Mục Tiêu Thực Hiện Đề Tài II TỔNG QUAN TAI LIỆU 2 2.1 Vị Trí Phân Loại 2

2.2 Vài Đặc Điểm Sinh Học của Cá Lăng Nha 2

2.2.1 Đăc điểm hình thái 2

2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng 2

2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 3

2.2.4 Đặc điểm sinh sản 5

2.2.5 Phân biệt đực cái 5

2.3 Cơ Sở Lý Thuyết của Thức Ăn Nuôi Tôm Cá 5

2.3.1 Nhu cầu năng lượng 5

2.3.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì 6

2.3.1.2 Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng 6

2.3.2 Nhu cầu protein và acid amin 6

2.3.3 Nhu cầu lipid và acid béo 7

2.3.4 Nhu cầu carbohydrat 7

2.3.5 Nhu cầu muối khoáng 8

2.3.6 Nhu cầu vitamin 8

Trang 7

3.4 Bố trí thí nghiệm 10

4.2 Hàm lượng đạm có trong sáu nghiệm thức thức ăn 17

4.3 Ảnh Hưởng của Thức Ăn Lên Sự Tăng Trưởng Cá Lăng Nha 18

4.3.1 Sự tăng trưởng cá lăng nha ở mỗi nghiệm thức 19

4.4 Tỷ Lệ Sống Của Cá Lăng Nha ở Các Nghiệm Thức 32

Trang 8

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Hình ảnh cá lăng nha được ghi nhận trong các lần kiểm tra

PHỤ LỤC 2

2.1 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Lăng Nha Khi bắt Đầu Thả (24 Ngày Tuổi)

2.2 Kết Quả Kiểm Tra Lần 1 Ngày 11/5/2005

2.3 Kết Quả Kiểm Tra Lần 2 Ngày26/5/2005

2.4 Kết Quả Kiểm Tra Lần 3 Ngày 9/6/2005

2.5 Kết Quả Kiểm Tra Lần 4 Ngày 24/6/2005

2.6 Kết Quả Kiểm Tra Lần 5 Ngày 9/7/2005

2.7 Kết Quả Kiểm Tra Lần 6 Ngày 24/7/2005

2.2 Kết Quả Phân Tích ANOVA Giữa các Nghiệm Thức

2.2.1 Kết quả kiểm tra lần 1

2.2.2 Kết quả kiểm tra lần 2

2.2.3 Kết quả kiểm tra lần 3

2.2.4 Kết quả kiểm tra lần 4

2.2.5 Kết quả kiểm tra lần 5

2.2.6 Kết quả kiểm tra lần 6

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Công thức phối chế thức ăn cho mỗi nghiệm thức 12

Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thí nghiệm 16

Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần đạm trong các nghiệm thức thức ăn 17

Bảng 4.3 Tăng trọng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 19

Bảng 4.4 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 19

Bảng 4.5 Tăng trọng trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 20

Bảng 4.6 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 21

Bảng 4.7 Tăng trọng trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 21

Bảng 4.8 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 22

Bảng 4.9 Tăng trọng trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 22

Bảng 4.10 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 23

Bảng 4.11 Tăng trọng trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 23

Bảng 4.12 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 24

Bảng 4.13 Tăng trọng trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 24

Bảng 4.14 Chiều dài trung bình của cá lăng nha qua các lần kiểm tra 25

Bảng 4.15 Trọng lượng cá trung bình của các NT qua các lần kiểm tra 26

Bảng 4.16 Tăng trưởng tương đối của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra 27

Bảng 4.17 Tăng trọng tuyệt đối của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra 28

Bảng 4.18 Tốc độ tăng chiều dài cá trung bình các NT qua các lần kiểm tra 29

Bảng 4.19 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) ở các NT qua các lần kiểm tra 30

Bảng 4.20 Tỷ lệ tăng chiều dài tuyệt đối ở các NT qua các lần kiểm tra 31

Bảng 4.21 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm 32

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

Danh sách hình ảnh

Danh sách đồ thị

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ sống của cá lăng nha ở các nghiệm thức 45

Trang 11

I GIỚI THIỆU

Thời gian gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh, bên cạnh những loài cá truyền thống như chép, trôi, rô phi… đã tồn tại rất lâu, giải quyết nguồn thực phẩm tại nông hộ và cung cấp một phần nhỏ cho nhân dân Đối với những loài cá bản địa thì nguồn cá tự nhiên ngày càng suy giãm không cung cấp đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và càng hạn chế cho xuất khẩu Ngành nuôi trồng hiện nay đã phát triển theo hướng công nghiệp, mở rộng quy mô vùng ngày càng rộng lớn, chọn nuôi những loài cá có giá trị kinh tế cao đã cung cấp một lượng đáng kể cho xuất khẩu, đóng góp một phần quan trọng mang về ngoại tệ cho quốc gia

Cùng với những loài cá truyền thống thì những loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao ngày càng được chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu và sản xuất giống thành công như cá lăng

vàng (Mystus nemurus), lăng nha (Mystus wyckioides)…đã góp phần làm cho nguồn cá

giống ngày càng phong phú hơn cho người nuôi Điều này giúp cho người nuôi linh hoạt hơn trong việc lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với mình Trong đó, cá lăng nha là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, cơ trắng, không xương dâm, mau lớn và là đối tượng nuôi đang được chú ý đối với các nhà làm kinh tế hiện nay

Trong tự nhiên cá lăng nha là loài cá có tập tính ăn động vật mà chủ yếu là cá tươi sống, nhưng nguồn cá tươi sống hiện nay không đủ để cung cấp trong suốt quá trình nuôi và giá rất cao sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến lợi nhuận của người nuôi Do đó, việc giải quyết nguồn thức ăn của cá đối với người nuôi là vấn đề rất được quan tâm

Đứng trước thực trạng trên và dựa vào kết quả sản xuất giống thành công cá lăng nha của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, được sự chấp thuận

của Khoa Thủy Sản, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG

CỦA THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides)

GIAI ĐOẠN 24 ĐẾN 120 NGÀY TUỔI”

Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:

- Khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng của cá lăng nha;

- Khảo sát sự thích ứng của cá trong điều kiện nuôi giai đặt trong ao đất

Trang 12

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tên địa phương: Lăng nha, lăng đuôi đỏ

Tên tiếng anh: Red tail catfish

2.2.1 Đăc điểm hình thái

Cá dài, đầu dẹp ngang, số lược mang từ 11-15, đuôi dẹp bên Có bốn đôi râu: đôi râu mũi kéo dài đến mắt, hai đôi râu cằm, một đôi râu hàm trên rất dài đến giữa vây hậu môn Miệng ở dưới rộng hướng ra phía trước, môi trên dày và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ, nhọn Khoảng cách hai ổ mắt rộng, khe mang rộng, màng mang tách khỏi eo mang Vây lưng và vây ngực có tia cứng, tia cứng vây ngực to, khỏe phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa Thân có màu xám hoặc xanh đen Vây đuôi và mép các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ Mép vây lưng kéo dài đụng gốc vây mỡ Râu hàm trên của cá có màu trắng đục và to (Chaux và Fang, 1949)

2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một khâu rất quan trọng trong đời sống của cá, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của cá Trong quá trình dinh dưỡng cá tạo ra hàng loạt thích nghi nhằm nâng cao mức độ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cá

Cá lăng nha là loài ưa tối, sống đáy, chui rút vào những bụi rậm, hốc đá, hang… không thích hợp nuôi trong bể kiếng, bể ximăng hoặc ao có diện tích nhỏ Cá lăng nha được xếp vào loài cá dữ (Sterba, 1962; trích bởi Mai Thị Kim Dung,1998)

Trang 13

Cá lăng nha được tìm thấy ở những nơi có nước chảy của hồ chứa có thức ăn như

Volvox sp., Cladocera và Chironomid (Savannvat, 1971; trích bởi Amornsaknn và ctv.,

1998)

Thức ăn tự nhiên của chúng là cá, côn trùng, tôm, nhuyễn thể, giáp xác, thịt, mùn bã hữu cơ

Cơ quan tiêu hóa của cá lăng nha bao gồm:

+ Thực quản: có dạng hình ống và ngắn;

+ Dạ dày: dạ dày lớn có dạng hình chữ U;

+ Ruột: ruột ngắn

Để nghiên cứu về dinh dưỡng của cá, người ta sử dụng một số chỉ số sinh học như độ béo, hệ số thức ăn, độ đảm bảo thức ăn, chỉ số lựa chọn thức ăn,…

Hệ số thức ăn: là tỉ số giữa lượng thức ăn do cá ăn vào và sự tăng lên về trọng lượng của cá (Mai Đình Yên và ctv., 1979)

Hệ số sức chứa của ruột: là tỉ số trọng lượng khô của thức ăn chứa trong ruột với trọng lượng cơ thể cá, được tính bằng phần trăm (Mai Đình Yên và ctv., 1979) Cường độ bắt mồi là lượng thức ăn được sử dụng trong một đơn vị thời gian chia cho khối lượng vật nuôi Cường độ bắt mồi tăng cao khi cá gặp thức ăn ưa thích, lượng thức ăn ở ngoài môi trường có nhiều, nhiệt độ nước và hàm lượng oxy thích hợp Cường độ bắt mồi thay đổi theo chu kỳ, ngày đêm, mùa, theo chế độ nước,…

Độ đảm bảo thức ăn là sự có mặt của thức ăn được sinh vật sử dụng và những điều kiện tương ứng để tiêu hoá nó (nhiệt độ nước, chế độ khí, pH, DO, độ trong,…) (Nicolski, 1953)

2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng là quá trình lớn lên liên tục của cơ thể về mặt kích thước và khối lượng Hoặc sinh trưởng là quá trình sử dụng và đồng hóa thức ăn xảy ra bên trong cơ thể của cá Quá trình sinh truởng xảy ra đặc trưng ở mỗi loài cá Đây là đặc tính thích ứng của loài, đảm bảo sự sống của loài đối với điều kiện mội trường Để đánh giá sự sinh trưởng của cá

ta dựa vào các chỉ tiêu sau:

Độ béo

Độ béo là mối tương quan phần trăm giữa khối lượng và chiều dài thân cá Để xác định độ béo của cá, Fulton (1902) và Clark (1928) đã đưa ra công thức:

Trang 14

p Độ béo Fulton: QF = x 100

L3

P0

Độ béo Clark: Qc = x 100

L3Trong đó:

Qc, Fc: Độ béo Fulton và Clark P: Trọng lượng cá (g)

P0: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g) L: Chiều dài tổng cộng (cm)

Độ mỡ

Xác định độ mỡ cá qua mức độ mỡ bám bên ngoài ruột và khối lượng mỡ theo độ mỡ Tester (1940) và Prozopski (1952) (trích bởi La Thanh Tùng, 2001)

Đánh giá tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá, chúng tôi sử dụng công thức

Le Gren (1951) (trích bởi Mai Thị Kim Dung, 1998)

P= a x LnTrong đó:

P: Trọng lượng cá (g) L: Chiều dài cá (cm) a,n: các thông số đặc thù của từng loài

2.2.4 Đặc điểm sinh sản

Theo Mai Thị Kim Dung (1998) mùa vụ sinh sản của cá lăng nha kéo dài quanh năm, không xác định được thời vụ cụ thể Ở chiều dài khoảng 30 cm trở lên cá có thể tham gia sinh sản Đường kính trứng chín muồi khoảng 1mm (Smith, 1945)

2.2.5 Phân biệt đực cái

Trang 15

Rìa tuyến sinh dục đực có nhiều tuyến nhỏ, sự phân túi nhiều và rõ khi tuyến sinh dục càng phát triển Tuyến sinh dục cái dài và thon Ngoài ra chúng ta có thể phân biệt từ bên ngoài, con đực có gai sinh dục còn con cái thì không

Dinh dưỡng “là tập hợp những chức năng cơ thể để biến đổi và sử dụng thức ăn nhằm giúp sinh vật tăng trưởng và hoạt động bình thường”(theo Larousse) Như vậy dinh dưỡng bao gồm nhiều giai đoạn từ lấy thức ăn cho đến tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất (giai đoạn tiêu hóa của quá trình dinh dưỡng), kế đến là hàng loạt phản ứng biến dưỡng chất hấp thụ và sau cùng là sự bài tiết, thải bỏ các sản phẩm biến dưỡng (giai đoạn biến dưỡng của dinh dưỡng)

Nguyên liệu thức ăn để phối hợp thức ăn cho cá có thể được chia ra các nhóm như thức ăn cung năng lượng, thức ăn cung cấp protein, thức ăn cung cấp khoáng vi lượng và cung cấp vitamin, nhóm chất kết dính và chất phụ gia cho vào thức ăn để tăng mùi vị, để dẫn dụ cá hay chất phụ gia để bảo quản… Mỗi nhóm thức ăn có những tính chất dinh dưỡng khác nhau

Thành phần hóa học của thức ăn nuôi tôm cá gồm ba nhóm chất cơ bản: protid, lipid, glucid Ngoài ra còn có vitamin và các chất hữu cơ khác

2.3.1 Nhu cầu năng lượng

Năng lượng không là chất dinh dưỡng nhưng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể (Lazard, 1993; trích bởi Phạm Thị Kiều Diễm, 2003) Năng lượng có trong thức ăn được hấp thụ vào cơ thể được đốt cháy bởi oxy, giải phóng CO2 và sinh nhiệt Do đó, giá trị năng lượng là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai, 1996; trích bởi Phạm Thị Kiều Diễm, 2003) Protein và lipid là nguồn cung cấp năng lượng cao cho cá còn carbohydrat có giá trị như là nguồn cung cấp năng lượng, thay đổi tùy theo loài tôm cá (Lazard, 1993; trích bởi Phạm Thị Kiều Diễm,2003)

2.3.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì

Đây chính là tổng năng lượng có trong thức ăn đảm bảo cá duy trì được sự tăng trưởng (tăng trưởng bằng 0), nhưng đảm bảo các hoạt động khác của cá (Lê Thanh Hùng, 2000)

Năng lượng duy trì thay đổi tùy theo kích cở của cá, môi trường sống và loại thức ăn sử dụng Khi nhiệt độ tăng cao năng lượng duy trì có khuynh hướng tăng lên và cá càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng duy trì tương đối sẽ tăng lên (KJ/kg thể trọng)

Trang 16

2.3.1.2 Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng

Theo Hepher, 1998 (trích bởi Lê Thanh Hùng, 2000) thì:

Do nhu cầu năng lượng duy trì và nhu cầu tăng trưởng tăng lên khi trọng lượng cá tăng nên nhu cầu tổng cộng sẽ càng tăng khi cá càng lớn

Do nhu cầu duy trì và nhu cầu tăng trưởng tăng lên với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng trọng của cá nên nhu cầu tương đối ( nhu cầu trên một đơn vị trọng lượng) sẽ giãm khi cá càng lớn

Do nhu cầu duy trì tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhu cầu tăng trưởng nên cá càng lớn thì lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng một đơn vị sẽ càng lớn

2.3.2 Nhu cầu protein và acid amin

Protein là thành phần quan trọng của thức ăn về cả định tính và định lượng do protein là vật liệu cho cơ thể phát triển đồng thời protein cũng tham gia cấu tạo các thành phần cơ thể như các enzyme Ngoài ra khác với các động vật trên cạn, protein thức ăn còn là nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả cho các hoạt động sống ở các động vật thủy sinh Protein trong hầu hết các loại thức ăn được chế biến phù hợp thì có khả năng tiêu hóa cao đối với cá Hệ số tiêu hóa protein đối với cá loại thức ăn giàu protein thường trong phạm vi từ 75-95% Khả năng tiêu hóa protein có xu hướng giảm sút khi hàm lượng carbohydrat trong khẩu phần cao

Theo Smith, 1976 cho rằng sự gia tăng nhiệt độ từ 127 - 2040C sẽ làm tăng khả năng hấp thụ protein trong bột đậu nành từ 45-75%

Protein đặc biệt ảnh hưởng đến tốc độ lớn Ăn thiếu protein còn làm cho tôm cá nhạy cảm với sự nhiểm trùng đường ruột và đường hô hấp, chậm lớn và dễ sinh bệnh Vì vậy, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chất lượng cá tôm

Sản phẩm thủy phân cuối cùng của protein là các acid amin Các nguyên tố trong thành phần protein gồm N (trung bình 16%), C (50-55%), O (11-24%), S (0 -4%) và đôi khi có các nguyên tố khác như P,Ca, Mg, Cr, I, Zn,… Thành phần đặc hiệu của protein được cơ thể sử dụng là nitơ

Quá trình tiêu hóa sẽ phân giải protein trong thức ăn thành các acid amin Các acid amin thấm qua thành ruột chuyển qua các tổ chức cơ thể Tại đây, các chất này được cơ thể sử dụng để tổng hợp protein cho cơ thể

2.3.3 Nhu cầu lipid và acid béo

Trang 17

Lipid trong cơ thể có hai chức năng chính thứ nhất là cung cấp và dự trữ năng lượng và thứ hai là tham gia vào cấu trúc màng tế bào và giữ cho các màng cơ bản tính bền vững và ổn định Ngoài ra lipid còn tham gia vào các biến dưỡng trung gian

Chất béo gây hương vị hấp dẫn cho thức ăn tôm cá Thức ăn tôm cá phối hợp bằng những nguyên liệu thông thường đã đảm bảo hơn một nữa chất béo khẩu phần, phần còn lại được cung cấp nhờ sự phối trộn trực tiếp thêm dầu mỡ Một phần chất béo còn có thể được tổng hợp trong cơ thể nhờ glucid và một phần từ protid Trong cơ thể glucid và protid chỉ có thể chuyển thành các acid béo no

Thành phần chính của chất béo là các acid béo (trên 90%) Do đó, phần quyết định tính chất của glucid thuộc về các acid béo

Chất béo khi tham gia vào khẩu phần thức ăn đơn hay khẩu phần hổn hợp thường cho những giá trị tiêu hóa từ 82-95% đối với cá Khả năng tiêu hóa chất béo thường thay đổi rất rõ khi nồng độ thức ăn thấp

2.3.4 Nhu cầu carbohydrat

Sự tiêu hóa các carbohydrate lệ thuộc rất nhiều vào độ acid dịch vị (Moriarty, 1973) nhưng các carbohydrase đóng vai trò chính trong sự thủy phân các carbohydrate trên các loài cá

Theo Mc Cartney (1971) thì hoạt động thủy phân tinh bột bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc và số lượng carbohydrat có trong khẩu phần thức ăn và sự gia tăng carbohydrat chứa trong khẩu phần thường đưa đến kết quả làm giảm hoạt tính enzyme

Saad (1989) chỉ đưa ra rằng khả năng tiêu hóa tinh bột có trong ngô luộc sẽ giảm từ 83-78% và 66% khi hàm lượng tinh bột trong khẩu phần tăng từ 12,5-25% và 50% Giá trị năng lượng biến dưỡng của khẩu phần thức ăn giảm khi hàm lượng carbohydrat giảm

2.3.5 Nhu cầu muối khoáng

Tỉ lệ photpho có sẳn trong khẩu phần ăn còn bị ảnh hưởng bởi thành phần hóa học và từng loài cá

Thành phần photpho có sẳn trong bột cá có hàm lượng tro cao (trên 16%) và thay đổi theo từng loài, nhưng thường thấp hơn những loại cá có hàm lượng tro thấp

Vai trò các khoáng chất đối với tôm cá rất đa dạng, chủ yếu là quá trình tạo hình đặc biệt là vây, xương, tham gia quá trình tạo protid, các quá trình enzime, điều hòa chuyển hóa nước, duy trì tính ổn định môi trường bên ngoài và sức đề kháng đối với nhiễm trùng Các chất khoáng có mặt trong nguyên liệu thức ăn với hàm lượng lớn tức hàng chục đến hàng trăm mg có khi hàng g gọi là yếu tố đa lượng trong đó là canxi, photpho, kali, natri, clo, sulfua (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai,1996)

Trang 18

2.3.6 Nhu cầu vitamin

Vitamin như là nhóm chất hữu cơ hiện diện trong thức ăn với một lượng rất nhỏ mà

cơ thể sinh vật không tổng hợp được hay tổng hợp không đủ cho nhu cầu Chất hữu cơ này không phải là các amino acid hay acid béo thiết yếu, chúng giữ một vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng và sự thiếu hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng bịnh

Vai trò vitamin đối với cơ thể rất quan trọng, cần thiết cho sự chuyển hóa chủ yếu của cơ thể Trong đó, có quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng cũng như quá trình lớn lên, xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể

Vitamin phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể mà có được từ nguồn thức ăn động vật và thực vật Nhu cầu toàn bộ của mỗi kg thể trọng tôm cá về các vitamin chỉ khoãng mấy chục mg mỗi ngày Tuy ít như vậy nhưng thiếu mỗi vitamin sẽ là nguyên nhân của nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng Vì vậy, trong thành phần thức ăn không được để thiếu các loại vitamin

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 19

3.1 Thời Gian và Địa Điểm

Đề tài được tiến hành từ 27/4/2005 đến 24/7/2005 Thí nghiệm được bố trí tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Cá lăng nha (Mystus wyckyoides) 24 ngày tuổi, lúc bố trí thí nghiệm có trọng lượng

trung bình là 0,75g và chiều dài trung bình là 4,33cm

Dụng cụ thí nghiệm bao gồm:

Mười tám giai, mỗi giai có diện tích 1m2;

Thau nhựa, vợt, giấy kẻ ô ly dùng để đo chiều dài và trọng lượng cá mỗi đợt kiểm tra;

Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ;

DO test, pH test

Dao, tủ lạnh dùng để bảo quản thức ăn;

Máy ép viên thức ăn, tủ sấy thức ăn;

Thức ăn dùng cho cá thí nghiệm gồm:

Cá tạp, thức ăn viên Greenfeed, bột cám gạo, bột đậu nành, bột cá, khoáng vi lượng

Trang 20

3.4.1 Cá thí nghiệm

Cá thí nghiệm được sản xuất tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản của Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Sau khi nuôi 24 ngày tuổi cá được đưa xuống giai có kích thước 1 x 1 x 1 m với số lượng 40 con/giai Tổng số cá thả ban đầu là 720 con (18 giai nuôi) Lựa chọn những con cá khỏe mạnh, không bị dị hình, dị tật và đồng đều kích cỡ để bố trí thí nghiệm Lúc bố trí thí nghiệm cá có chiều dài trung bình là 4,33cm và trọng lượng trung bình là 0,75g

3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với sáu nghiệm thức: 0, I, II, III, IV, V tương ứng với sáu công thức thức ăn khác nhau lần lượt là: cá tạp, thức ăn viên Greenfeed, và bốn nghiệm thức thức ăn chế biến có hàm lượng đạm khác nhau Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày như sau

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Ghi chú:

0 - 1: NT 0 lô 1 (cá tạp) III - 1: NT 3 lô 1 (tự pha chế)

0 -2: NT 0 lô 2 (cá tạp) III - 2: NT 3 lô 2 (tự pha chế)

0 - 3: NT 0 lô 3 (cá tạp) III - 3: NT 3 lô 3 (tự pha chế)

I - 1: NT 1 lô 1 (Greenfeed) IV - 1: NT 4 lô 1 (tự pha chế)

I - 2: NT 1 lô 2 (Greenfeed) IV - 2: NT 4 lô 2 (tự pha chế)

I - 3: NT 1 lô 3 (Greenfeed) IV - 3: NT 4 lô 3 (tự pha chế)

II - 1: NT 2 lô 1 (tự pha chế) V - 1: NT 5 lô 1 (tự pha chế)

II - 2: NT 2 lô 2 (tự pha chế) V - 2: NT 5 lô 2 (tự pha chế)

II - 3: NT 2 lô 3 (tự pha chế) V - 3: NT 5 lô 3 (tự pha chế)

Các nghiệm thức định kỳ 15 ngày tiến hành cân đo chiều dài (cm) và trọng lượng (g) một lần Mỗi lần cân đo ngẫu nhiên 15 cá thể ở mỗi lô

Tỷ lệ sống của cá được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm

Trang 21

Hình 3.1 Giai nuôi cá thí nghiệm

3.5.1 Nguyên liệu thức ăn

- Thức ăn viên mua về chứa trong kho của trại Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn dùng cho cá da trơn hiệu Greenfeed

- Cá tạp: Cá tạp sử dụng cho cá chủ yếu là cá rô phi được hắp chín, cá còn dư được trử đông

- Thức ăn chế biến: Thức ăn được phối trộn từ bột cá, bột đậu nành, bột cám gạo, premix khoáng

Thức ăn chế biến dùng cho nghiệm thức II, III, IV, V, cá tạp và thức ăn viên Greenfeed được phân tích hàm lượng dinh dưỡng tại Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Trang 22

Bảng 3.1 Công thức phối chế thức ăn cho mỗi nghiệm thức

Nghiệm thức Thành phần thức ăn

Tổng cộng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Trong các nghiệm thức II, III, IV, V mỗi nghiệm thức có bổ sung thêm 0,01% premix khoáng

3.5.2 Chế biến thức ăn

Chế biến thức ăn bao gồm các khâu xay nhuyễn, trộn đều, ép viên, sấy khô Thông thường, để đảm bảo chất lượng thức ăn trong một thời gian nhất định người ta pha thêm chất chống oxy hóa và chất chống nấm, nhưng ở đây phối trộn trong nhiều lần và trong thời gian ngắn nên không cần bổ sung thêm các chất này khi phối trộn

3.5.2.3 Ép viên

- Ép viên là công đoạn chuyển thức ăn từ dạng bột sang dạng viên cứng bằng phương pháp ép nén, ép đùn với chất kết dính

- Hơi nước trong quá trình ép viên có tác dụng:

* Bôi trơn làm cho thức ăn dễ đi qua lỗ nén;

* Làm ướt bề mặt hạt thức ăn và làm mềm thức ăn giúp quá trình nén dễ thực hiện

Trang 23

* Làm tăng độ hồ hóa tinh bột (nhiệt cao), làm tăng độ dính và độ bền vững của thức ăn

Cá được bố trí trong giai có diện tích 1m2 trong suốt quá trình thí nghiệm, thường xuyên theo dõi nguồn nước cấp vào để nâng giai cho hợp lí

Mỗi tuần tiến hành đo các chỉ tiêu thủy lí hóa một lần gồm: nhiệt độ, DO, pH vào lúc 7 giờ sáng và 17 giờ chiều cùng ngày Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, DO, pH được xác định bằng các bộ test dành riêng

Khi bắt đầu thả cá xuống giai, mỗi ngày cho cá ăn 3 lần/ngày, vào lúc 7 giờ sáng,

17 giờ và 20 giờ Với khẩu phần thức ăn là 5% trọng lượng thân, buổi sáng và chiều cho cá ăn ít hơn buổi tối Sau 2 tuần nuôi cá được cân và đếm để theo dõi tốc độ tăng trưởng một lần và điều chỉnh lượng thức ăn Trong quá trình cân và đo cá cần thao tác nhẹ nhàng và nhanh để tránh cá bị sây sát và mất nhớt rồi nhanh chóng đưa trở lại giai

3.8.1 Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

Số lượng cá sau thí nghiệm

Số lượng cá đầu thí nghiệm Chiều dài và trọng lượng thân cá sau thí nghiệm:

a/ Tăng trưởng về chiều dài

Định kỳ 15 ngày tiến hành đo chiều dài cá một lần, mỗi lần bắt ngẫu nhiên 15 cá thể ở mỗi lô

Các chỉ tiêu đánh giá:

(Lc – Lđ) Tỷ lệ chiều dài tương đối (%) = x 100

Trang 24

(Lc – Lđ) Tăng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) =

(t2 – t1) Trong đó:

Lđ: Chiều dài cá lúc thí nghiệm (cm)

Lc: Chiều dài cá cuối đợt thí nghiệm (cm)

t1: Thờigian đầu thí nghiệm

t2: Thời điểm cuối thí nghiệm

b/ Tăng trưởng về trọng lượng

Tiến hành đo trọng lượng cá 15 ngày một lần và tiến hành cân ngẫu nhiên 15 cá thể

ở mỗi lô

Cá trước khi cân được chấm nước bằng giấy thấm hay khăn lau

Chỉ tiêu đánh giá:

(Wc – Wd) Tỷ lệ tăng trọng tương đối (%) = x 100

Wd

(Wc – Wd) Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) =

(t2 – t1) Trong đó:

Wd: Trọng lượng cá khi thí nghiệm (g)

Wc: Trọng lượng cá cuối thí nghiệm (g)

t1: Thời điểm đầu thí nghiệm

t2: Thời điểm cuối thí nghiệm

Trang 25

3.8.2 Các chỉ tiêu thủy lí hóa

Nhiệt độ nước: Đo một tuần một lần vào buổi sáng và chiều Đơn vị là 0C

DO(mgO2/L): Đo một tuần một lần vào buổi sáng và chiều bằng DO test

pH: Đo một tuần một lần bằng pH test

Số liệu về chiều dài và trọng lượng được xử lý theo phương pháp phân tích biến với một yếu tố về thức ăn (ANOVA) để tìm hiểu sự tác động của thức ăn lên sự tăng trưởng và sự sống của cá thí nghiệm có hay không có ý nghĩa về mặt thống kê

Trang 26

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Môi trường ao nuôi nói khác hơn là chất lượng nước, là giá trị và đặc điểm của các yếu tố vô sinh và hửu sinh hiện diện trong thủy vực Chất lượng nước có vai trò vô cùng quan trọng trong sự sống và phát triển của tôm cá, nó ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản trong thủy vực nói chung và trong điều kiện ao nuôi nói riêng

Trong quá trình nuôi thí nghiệm đã tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng nước để biết được những thay đổi và xu huớng diễn ra về mặt chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm Từ đó có thể ít nhiều xác định được khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng của cá lăng nha

Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thí nghiệm

Nhiệt độ (0C)

Độ pH

DO(mgO2/L)

29 – 34 6,5 – 8,5

4 – 6

4.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ không những là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động số lượng của sinh vật ở nước theo mùa mà còn gây ra sự biến động về thành phần loài nữa Nhiệt độ đã tác động đến sinh vật ở nước thông qua ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, sinh sản và phát triển của chúng Nhiều loài sinh vật có thể sống trong phạm vi thay đổi rộng của nhiệt độ, lại có những loài chịu được nhiệt độ thấp Sinh vật nước ngọt thường là rộng nhiệt Tuy thế mỗi sinh vật ở nước có khoảng nhiệt độ thích hợp riêng

Những loài động vật biến nhiệt có hoạt tính enzyme tiêu hóa thay đổi rất lớn khi nhiệt độ môi trường biến đổi Mỗi khi nhiệt độ nước tăng lên cá có khuynh hướng tăng sự tiết các enzyme tiêu hóa và tăng hoạt tính các enzyme này nhưng đồng thời khi tăng nhiệt độ cũng dẫn đến gia tăng vận tốc thức ăn đi qua ống tiêu hóa nên giảm thời gian tác động của các enzyme tiêu hóa lên thức ăn Như vậy rõ ràng nhiệt độ có ảnh hưởng bù

Trang 27

trừ lên quá trình tiêu hóa thức ăn nên ảnh hưởng lên độ tiêu hóa tùy theo khoảng thay đổi nhiệt độ

Cần lưu ý độ tiêu hóa thức ăn gần như không thay đổi với nhiệt độ môi trường sống nhưng tốc độ ăn mồi của cá tăng lên khi nhiệt độ nước tăng lên Điều này giúp cá khả năng ăn nhiều lên để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên khi nhiệt độ nước tăng lên

Nhiệt độ được xem là nhân tố ngoại cảnh tác động lớn nhất đến đời sống của thủy sinh vật Do đặc tính sống của cá lăng là sống ở tầng đáy nên nhiệt độ rất quan trọng Sự biến thiên của nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm dao động từ 29 – 340C Trong khoảng nhiệt độ này cá hoạt động bình thường

CO2 ra khỏi cơ thể

Khoảng pH thu thập được trong suốt quá trình nuôi dao động từ 6,5 – 8,5 Khoảng

pH này vẫn nằm trong khoảng tăng trưởng thích hợp của cá

4.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Hàm lượng oxy hòa tan trong nước là yếu tố quan trọng cho việc duy trì sự sống của thủy sinh vật Nhu cầu DO còn tùy thuộc vào giống loài sinh vật, giai đoạn sống, hoạt động sống (bắt mồi, sinh sản…)… Nhịêt độ cũng là nhân tố tác động đến sự biến động của DO

Hàm lượng DO thu thập được trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng từ 4 – 6 mgO2/L, trong khoảng DO này cá sinh trưởng và phát triển bình thường

Sáu nghiệm thức thức ăn sau khi phối trộn được phân tích hàm lượng đạm tại Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Kết quả phân tích được thể hiện theo bảng sau:

Trang 28

Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần đạm có trong các nghiệm thức thức ăn

Thành phần đạm (%) 20,29 27,74 19,34 23,73 32,54 39,52

Giá trị dinh dưỡng của sinh vật được biểu hiện trước hết ở hàm lượng đạm, mỡ, đường, vitamin, nguyên tố vi lượng Nhưng nếu chỉ thế thôi thì hoàn toàn chưa đủ để đánh giá giá trị dinh dưỡng của một loại thức ăn cụ thể cho một sinh vật tiêu thụ cụ thể Vấn đề là ở chổ còn phải xét xem những thức ăn ấy được sinh vật tiêu thụ tiêu hóa và hấp thụ ra sao? Đây chính là một trong các vấn đề quang trọng nhất của việc nghiên cứu thức ăn của cá

Thức ăn sau khi vào bộ máy tiêu hóa của cá, nếu không kể một phần nhỏ các chất dinh dưỡng của thức ăn bị cá thải ra bên ngoài cùng với phân và nước tiểu, một phần quan trọng còn lại sẽ tham gia vào việc giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cá ( bơi lội, hoạt động của các nội quan, tiêu hóa thức ăn và các hoạt động sống khác) và giúp cá tăng trưởng Vì vậy một loại thức ăn tốt cho cá, ngoài việc phải có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng còn phải được các sinh vật tiêu thụ sử dụng và tiêu hóa được có hiệu quả, thậm chí trong nhiều trường hợp tiêu chuẩn thứ hai còn quan trọng hơn

Hiệu quả dinh dưỡng, việc sử dụng các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng chỉ cao khi động vật được ăn loại thức ăn thích hợp với nó Khi được ăn loại thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ tăng nhịp điệu sinh trưởng nhất là đối với cá ăn động vật như cá lăng nha

Hiệu quả dinh dưỡng có liên quan đến hệ số thức ăn và còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa thức ăn của chính sinh vật tiêu thụ

Tăng trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và trọng lượng của cơ thể theo thời gian Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá như: thức ăn, môi trường sống, mật độ và chất lượng con giống,… Trong đó thức ăn đóng vai trò rất quan trọng cho sự sống và tăng trưởng của cá

Cá sử dụng cho bố trí thí nghiệm là cá được 24 ngày tuổi, chọn cá khỏe mạnh, đồng kích cở để bố trí thí nghiệm Cá có chiều dài trung bình là 4,33cm và trọng lượng trung bình là 0,75g

Để theo dõi sự tăng trưởng của cá lăng nha, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trong giai đặt trong ao đất, mỗi giai có diện tích 1mx1mx1m, mỗi giai thả 40 con Thí nghiệm gồm sáu nghiệm thức (NT) tương ứng với sáu loại thức ăn khác nhau, mỗi nghiệm

Trang 29

thức có ba lần lặp lại Định kỳ 15 ngày kiểm tra sự tăng trưởng của cá một lần, mỗi lần bắt ngẫu nhiên 15 cá thể ở mỗi giai để kiểm tra Thí nghiệm tiến hành cân, đo sáu lần Kết quả tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng được tiến hành phân tích như sau

4.3.1 Sự tăng trưởng cá lăng nha ở mỗi nghiệm thức

a/ Tăng trưởng cá trong NT0

Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả tăng trưởng của cá thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.3

Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Với sáu lần kiểm tra thì trọng lượng lô 1 tăng nhanh nhất kế đến là lô 3 và cuối cùng là lô 2 Kết quả xử lý thống kê cho thấy lô 1 và lô 2 sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05)

Tăng trưởng về chiều dài

Trong quá trình thí nghiệm theo dõi sự tăng trưởng về chiều dài được tiến hành song song với cân trọng lượng, kết quả được trình bày trong Bảng 4.4

Bảng 4.4 Chiều dài trung bình (cm) cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Trang 30

Chiều dài ở các lô trong nghiệm thức 0 đều tăng lên theo thời gian, tuy nhiên tăng tương đối chậm vàchậm nhất là lô 2

Lô 1 có mức tăng chiều dài tương đối nhanh hơn so với lô 2 và lô 3, nhưng qua kết quả xử lý thống kê thì chiều dài cả 3 lô trong nghiệm thức 0 sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Qua kết quả phân tích như trên, chúng tôi nhận thấy cùng một loại thức ăn nhưng cho kết quả trọng lượng khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê cụ thể là lô 1 và lô 2 Điều này có thể lý giải do sự hấp thụ và chuyển hóa thức ăn của cá ở lô 1 tốt hơn lô 2 và lô 3

b/Tăng trưởng cá trong NT I

Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả tăng trưởng của cá thí nghiệm được trình bày trong Bảng 4.5

Bảng 4.5 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Qua kết quả phân tích thống kê thì trọng lượng giữa 3 lô trong nghiệm thức 1 sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Tăng trưởng về chiều dài

Chiều dài cá được tiến hành đo song song với cân trọng lượng trong mỗi lần kiểm tra, kết quả được trình bày trong Bảng 4.6

Bảng 4.6 Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Trang 31

2 4,67 5,27 6,09 6,70 7,68 8,09

Qua Bảng 4.6 chúng ta nhận thấy chiều dài cá ở các lô tăng dần theo thời gian nuôi, mỗi lần đo thì ta có thể so sánh chiều dài trung bình ở mỗi lô tăng không khác xa nhau, ở lần kiểm tra thứ 3 thì lô 1 có chiều dài tăng tương đối nhanh hơn các lô khác từ 4,49cm lên 5,18 và 6,43 nhưng sau đó chậm dần

Qua kết quả phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy giữa chiều dài các lô trong nghiệm thức 1 có sự khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Kết quả phân tích chiều dài và trọng lượng cá ở cá lô của NT I cho thấy thức ăn tác động đến sự tăng trưởng của cá là như nhau

c/ Tăng trưởng cá trong NT II

Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả tăng trưởng về trọng lượng được trình bày trong bảng 4.7

Bảng 4.7 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy trọng lượng trung bình giữa 3 lô trong lần kiểm tra thứ 6 có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Trang 32

Tăng trưởng về chiều dài

Kết quả ghi nhận về chiều dài được ghi nhận trong bảng 4.8

Bảng 4.8 Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Với kết quả phân tích thống kê chiều dài trung bình của lần kiểm tra thứ 6 ở các lô có sự khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Qua sự kiểm tra tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng cá lăng nha ta thấy chiều dài tăng thì trọng lượng cũng tăng theo Nhưng ở lần kiểm tra thứ 4 thì trọng lượng trung bình ở các lô tăng nhanh hơn so với tăng trưởng về chiều dài

Điều này cho thấy khi cá sử dụng và chuyển hóa tốt thức ăn thì tăng trưởng của cá tăng nhanh

d/ Tăng trưởng cá trong NTIII

Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả kiểm tra được ghi nhận trong Bảng sau

Bảng 4.9 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Trang 33

lượng trung bình của 3 lô trong lần kiểm tra thứ 6 có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Tăng trưởng về chiều dài

Kết quả tăng trưởng về chiều dài được liệt kê trong Bảng 4.8

Bảng 4.10 Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Qua kết quả phân tích chiều dài và trọng lượng như trên ta thấy chiều dài tăng thì trọng lượng cũng tăng theo Vậy thức ăn khi được cá hấp thụ càng nhiều và chuyển hóa có hiệu quả thì tăng trưởng của cá cũng tăng theo

e/ Tăng trưởng cá trong NTIV

Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả kiểm tra về trọng lượng của các lần kiểm tra được liệt kê theo Bảng sau Bảng 4.11 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Trang 34

Tăng trưởng về chiều dài

Kết quả kiểm tra chiều dài như sau

Bảng 4.12 Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Qua kết quả xử lý thống kê thì chiều dài và trọng lượng trung bình ở mỗi lô sai khác

không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

f/ Tăng trưởng cá trong NT V

Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả tăng trọng được liệt kê theo Bảng dưới đây

Bảng 4.13 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Trang 35

Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự tăng trọng ở cá lô của NT V sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê(p > 0,05) Điều này nói lên rằng khi cá sử dụng tốt thức ăn cung cấp thì trọng lượng cá tăng

Tăng trưởng về chiều dài

Chiều dài được tiến hành đo song song với trọng lượng ở mỗi lần kiểm tra Kết quả như sau

Bảng 4.14 Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Lô

Trong mỗi lần kiểm tra chúng tôi có ghi nhận hình ảnh của cá thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức Nhưng để nhìn thấy rõ sự khác biệt về chiều dài và trọng lượng ở các lần kiểm tra chúng tôi chỉ liệt kê hình ảnh cá lăng nha trong bốn lần lần kiểm tra: lần 1, lần 3, lần 5, lần 6 Chi tiết hình ảnh được liệt kê trong phụ lục 1

Trang 36

4.3.2 Sự tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức

a/ Tăng trưởng về trọng lượng

Kết quả kiểm tra trọng lượng trung bình của các NT được liệt kê trong Bảng 4.15 Bảng 4.15 Trọng lượng trung bình của cá (g) ở các NT qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra

IV là 3,09g, NT III là 3,01, nghiệm thức 0 là 2,40 và cuối cùng là NT II là 2,31g

Qua kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra thứ sáu, chúng tôi nhận thấy:

- Trọng lượng trung bình ở NT 0 và NT II sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

- Trọng lượng trung bình ở NT 0 so với các nghiệm thức khác có sự sai biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05)

- Trọng lượng trung bình ở NT I và NT II sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p

< 0,05)

- Trọng lượng trung bình ở NT I cao hơn so với NT III, NT IV, NT V nhưng có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

- Trọng lượng trung bình ở NT II so với NT I, NT III, nghiệm thức IV, nghiệm thức

V có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05)

Trang 37

- So sánh giữa NT I, NT III, NT IV và NT V thì trọng lượng trung bình ở NT I cao nhất là 3,40g, tiếp theo là NT 5 là 3,16g, NT 4 là 3,09g và NT 3 là 3,01g Nhưng trọng lượng trung bình ở bốn NT này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)

Từ kết quả phân tích như trên cho thấy, ngoài tự nhiên cá có tập tính ăn động vật đặt biệt là mồi sống và sống trong một không gian rộng nên tốc độ tăng trưởng nhanh Nhưng trong thí ngiệm này mặc dù thức ăn có nguồn gốc động vật như ở NT II là cá tạp hắp chín nhưng do sự hấp thụ và chuyển hóa thức ăn không hiệu quả nên trọng lượng tăng rất chậm

Ở NT I thức ăn cung cấp là thức ăn viên Greenfeed có tốc độ tăng trọng nhanh nhất Theo kết quả phân tích thành phần đạm thì chỉ có 27,74% thấp hơn NT IV là 32,54% và NT V là 39,52% nhưng cá thích ăn, hấp thụ thức ăn tốt hơn và cho kết quả tăng trọng nhanh hơn

Tỷ lệ tăng trọng tương đối và tuyệt đối của cá lăng qua các lần kiểm tra

Để thấy rõ ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trọng của cá, chúng tôi tiến hành tính tỷ lệ tăng trọng tương đối và tuyệt đối của cá lăng theo thời gian và kết quả thu được như sau

Bảng 4.16 Tăng trưởng tương đối (%) của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra

NT đều tăng lên đặc biệt ở lần kiểm tra thứ 5 thì trọng lượng trung bình tất cả NT tăng nhanh nhất

Trang 38

Kết quả ở 6 lần kiểm tra thì NT I luôn cho tăng trọng cao tuy hàm lượng đạm thấp hơn so với NT IV và NT V Nhưng do sự tổ hợp tốt thành phần dưỡng chất nên cá hấp thụ thức ăn tốt hơn các NT khác

Bảng 4.17 Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra

Ở NT III thì lần kiểm tra đầu tiên tốc độ tăng trọng tương đối và tuyệt đối rất thấp

do cá không quen với thức ăn chế biến trong thới gian đầu thí nghiệm, cụ thể là 2,67% và 0,001g/ngày Qua cá lần kiểm tra tiếp theo thì trọng lượng tăng cao hơn so với lần kiểm tra đầu tiên do cá đã quen dần với loại thức ăn này và cao nhất là ở lần kiểm tra thứ 3 là 58,10% và 0,041g/ngày

Ở NT IV và NT V theo số liệu phân tích và quan sát thì qua 2 lần kiểm tra đầu tiên thì cá có tốc độ tăng trọng chậm hơn những lần kiểm tra tiếp theo Qua quan sát thì trong thời gian 2 lần kiểm tra đầu tiên thì cá rất ít ăn nên tăng trọng chậm hơn các NT khác Ở lần kiểm tra thứ 4 thì trọng lượng của cả 2 NT tăng nhanh nhất Cụ thể NT IV là 61,71% và 0,072 g/ngày, NT V là 55,49% và 0,064g/ngày

Tóm lại qua 6 lần kiểm tra thì NT I cho kết quả tăng trọng cao nhất kế đến là NT V,

NT IV, NT III, NT 0 và cuối cùng là NT II

Ngày đăng: 19/03/2013, 15:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Giai nuôi cá thí nghiệm - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 3.1 Giai nuôi cá thí nghiệm (Trang 21)
Bảng 3.1 Công thức phối chế thức ăn cho mỗi nghiệm thức - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 3.1 Công thức phối chế thức ăn cho mỗi nghiệm thức (Trang 22)
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thí nghiệm - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường nước trong ao nuôi thí nghiệm (Trang 26)
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần đạm có trong các nghiệm thức thức ăn - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần đạm có trong các nghiệm thức thức ăn (Trang 28)
Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các lần kiểm tra (Trang 29)
Bảng 4.16 Tăng trưởng tương đối (%) của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.16 Tăng trưởng tương đối (%) của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra (Trang 37)
Bảng 4.17 Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.17 Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cá lăng ở các NT qua các lần kiểm tra (Trang 38)
Bảng 4.18 Tốc độ tăng chiều dài cá trung bình của các NT qua các lần kiểm tra - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.18 Tốc độ tăng chiều dài cá trung bình của các NT qua các lần kiểm tra (Trang 39)
Bảng 4.19 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) ở các NT qua các lần kiểm tra - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.19 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) ở các NT qua các lần kiểm tra (Trang 40)
Bảng 4.20 Tỷ lệ tăng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) ở các NT qua các lần  kiểm tra - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.20 Tỷ lệ tăng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) ở các NT qua các lần kiểm tra (Trang 41)
Bảng 4.21 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng 4.21 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm (Trang 42)
Hình 4.1 Cá lăng nha ở nghiệm thức 0 - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.1 Cá lăng nha ở nghiệm thức 0 (Trang 46)
Hình 4.2 Cá lăng nha ở nghiệm thức I - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.2 Cá lăng nha ở nghiệm thức I (Trang 47)
Hình 4.3 Cá lăng nha ở nghiệm thức II - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.3 Cá lăng nha ở nghiệm thức II (Trang 47)
Hình 4.5 Cá lăng nha ở nghiệm thức IV - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.5 Cá lăng nha ở nghiệm thức IV (Trang 48)
Hình 4.6 Cá lăng nha ở nghiệm thức V - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.6 Cá lăng nha ở nghiệm thức V (Trang 48)
Hình 4.8 Cá lăng nha ở nghiệm thức I - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.8 Cá lăng nha ở nghiệm thức I (Trang 49)
Hình 4.7 Cá lăng nha ở nghiệm thức 0 - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.7 Cá lăng nha ở nghiệm thức 0 (Trang 49)
Hình 4.9 Cá lăng nha ở nghiệm thức II - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.9 Cá lăng nha ở nghiệm thức II (Trang 50)
Hình 4.10 Cá lăng nha ở nghiệm thức III - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.10 Cá lăng nha ở nghiệm thức III (Trang 50)
Hình 4.11 Cá lăng nha ở nghiệm thức IV - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.11 Cá lăng nha ở nghiệm thức IV (Trang 51)
Hình 4.12 Cá lăng nha ở nghiệm thức V - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.12 Cá lăng nha ở nghiệm thức V (Trang 51)
Hình 4.19 Cá lăng nha ở nghiệm thức 0 - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.19 Cá lăng nha ở nghiệm thức 0 (Trang 52)
Hình 4.20 Cá lăng nha ở nghiệm thức I - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.20 Cá lăng nha ở nghiệm thức I (Trang 52)
Hình 4.21 Cá lăng nha ở nghiệm thức II - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.21 Cá lăng nha ở nghiệm thức II (Trang 53)
Hình 4.22 Cá lăng nha ở nghiệm thức III - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.22 Cá lăng nha ở nghiệm thức III (Trang 53)
Hình 4.23 Cá lăng nha ở nghiệm thức IV - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.23 Cá lăng nha ở nghiệm thức IV (Trang 54)
Hình 4.24 Cá lăng nha ở nghiệm thức V - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Hình 4.24 Cá lăng nha ở nghiệm thức V (Trang 54)
Bảng phân tích phương sai về trọng lượng giữa các lô ở nghiệm thức 0 - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng ph ân tích phương sai về trọng lượng giữa các lô ở nghiệm thức 0 (Trang 62)
Bảng phân tích phương sai về trọng lượng giữa các  nghiệm thức - Ảnh hưởng của thức ăn lên sự tăng trưởng cá lăng nha
Bảng ph ân tích phương sai về trọng lượng giữa các nghiệm thức (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w