thử nghiệm ương nuôi cá xiêm và cá bống tượng bằng trùn giấm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT
NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ XIÊM (BETTA
SPLENDES) và CÁ BỐNGTƯỢNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐÀO NGỌC QUYÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ XIÊM ( BETTA SPLENDES)
và CÁ BỐNG TƯỢNG (OXUELEOTRIS MARMORATA)
BẰNG TRÙN GIẤM (TUBATRIX ACETI)
Thực hiện bởi:
Đào Ngọc Quyên
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Nhỏ
Thành phố Hồ Chí Minh
9/2005
Trang 4CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm – Tp.HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm – Tp.HCM
Cùng toàn thể quý thầy cô trong trường đã truyền đạt kiến thức cho chúngtôi trong suốt những năm học tại trường
Đặc biệt gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình hướngdẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp
Đồng thời chúng tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị, các bạn trong vàngoài lớp đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài còn có hạn, trang thiết bị còn thiếu thốn vàlần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu nên luận văn của chúng tôi khôngtránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thuỷ Sản Trường ĐạiHọcï Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/3/2005 đến ngày 31/7/2005,nhằm đánh giá ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống củacá xiêm, cá bống tượng Nghiên cứu bao gồm 2 phần
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lạicho mỗi nghiệm thức Các nghiệm thức ứng với các khẩu phần thức ăn A, B, C, D
Ở cả 2 phần A và B, kết quả tỷ lệ sống của cá bột ở 4 khẩu phần thức ănkhác nhau thì giống nhau và không sai khác về mặt thống kê (P>0,05)
Trang 6ABSTRACT
The study was conducted at Fisheries Experimental Farm Of FisheriesFaculty Nong Lam University in HCM city to assess impacts of various diets on
part with 4 diets:
Treatment 1 (A): egg yolk
Treatment 2 (B): dried algae Spirulina
Treatment 3 (C): synthesis food
Treatment 4 (D): Vinegar eel
Treatment 1 (A): egg yolk
Treatment 2 (B): algae Spirulina
Treatment 3 (C): synthesis food
Treatment 4 (D): Vinegar eel
In part A and B, survival rate of fry fishes in A, B, C, D are similar and notsignificantly different (P>0,05)
Trang 7I GIỚI THIỆU
Trang 8IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
Phần A: Kết Quả Thử Nghiệm Trên Cá Xiêm 24
Phần B: Kết Quả Thử Nghiệm Trên Cá Bống Tượng 31
Trang 10DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
4.1 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Có Mật Độ 20con/Lít (Lần IV) 29
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH NỘI DUNG TRANG
Hình 3 Cá Xiêm 2 Ngày Sau Khi Nở 41
Trang 13I GIỚI THIỆU
I.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản nước ta đã không ngừng pháttriển Nhiều mặt hàng thủy hải sản đã có mặt trên thị trường thế giới như: cá basa,tôm sú và một số mặt hàng thủy hải sản khác Để ngành thủy sản có thể ngày càngổn định và phát triển hơn nữa thì cần phải chú ý đến ba vấn đề sau: con giống, kỹthuật nuôi và thức ăn Trong đó, thức ăn có thể coi là nhân tố quan trọng nhất
Các loại thức ăn có thể là nguồn gốc động vật hay thực vật, thức ăn tựnhiên hay thức ăn chế biến Để duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể, ngoàioxygen mọi sinh vật đều cần có thức ăn Thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệugiúp cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, là nguồn vật liệu tái tạo bổ sung những bộphận hao mòn của cơ thể trong quá trình sống Hơn nữa, thức ăn còn cung cấp nguồnnăng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động Cho nên, trong quá trình sống, động vậtkhông ngừng lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài Thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khỏe và sự phát triển bình thường của động vật thủy sản Nếu dinh dưỡng khônghợp lý có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của các bệnh khác nhau màngày nay người ta chưa kịp xác định hết Vì vậy thức ăn đóng một vai trò nhất địnhtrong nuôi trồng thủy sản đặt biệt là trong giai đoạn ấu trùng
Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều loại thức ăn sống được sử dụng để ương
nuôi cá bột như : Rotifera, Moina, trùng chỉ, lăn quăn, Atermia…nhưng không phải
thức ăn nào cũng phù hợp cho tất cả mọi loài cá, đặc biệt là những loài cá có kíchthước nhỏ như cá xiêm, cá bống tượng… Tuy nhiên, trên thế giới, từ lâu, có một loạithức ăn sống rất phổ biến cho các loài cá đặc biệt là cá có kích cỡ nhỏ, đó là trùngiấm
Được sự phân công của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Thử Nghiệm Ương
Nuôi Cá Xiêm (Betta splendes) và Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmorata) Bằng Trùn Giấm (Tubatrix aceti).
1.1 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu đề tài nhằm:
ăn trùn giấm
Trang 14 So sánh kết quả tỷ lệ sống của cá khi cho ăn trùn giấm và khi cho ăn cácloại thức ăn khác.
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá xiêm
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Betta
Loài: Betta splendes
Tên tiếng Anh: Fighting fish
Tên tiếng Việt: Cá lia thia, cá đá, cá xiêm, cá chọi
Phân loại theo màu sắc và hình dáng
- Cá lia thia đồng
Gồm 2 loài: cá mang đỏ và cá mang xanh, thường thấy ở các đồng ruộngmiền đông và miền tây Nam Bộ
Cá mang đỏ: toàn thân màu xanh da trời, đuôi màu tím nhạt, mang cá màuđỏ
Cá mang xanh: cũng có hình dáng giống cá mang đỏ nhưng màu sắc ở thânxanh đậm và nhanh nhẹn hơn
Cá xiêm (đuôi rẽ quạt)
Hiện nay, loài này được coi là điển hình của loài cá đá Màu sắc của cá đậm,sặc sỡ và lớn hơn cá lia thia đồng Đặc biệt là vây đuôi của cá tròn xoe giống nhưhình rẽ quạt Toàn thân đậm, ánh lên các màu xanh, đỏ pha vàng nhạt và có viềnđỏ Từ loài này có thể chia ra làm 4 loài như sau:
Trang 15 Cá xiêm đỏ
Cá phướn
Cá có hình dáng khá hấp dẫn, vi dài với dáng vẻ tha thướt Cá có vây lưng,vây hậu môn và vây đuôi kéo dài rũ xuống như là lá cờ phướn nên mới gọi là cáphướn Loài cá này đá không hay, không chịu được đòn nên ít dùng làm cá đá Chủyếu chúng được dùng làm cá cảnh nhờ dáng vẻ thướt tha khi bơi lượn
Ngoài ra, người ta còn lai tạo giữa cá xiêm với cá phướn hoặc cá xiêmthuần với cá xiêm lai, từ đó tạo ra nhiều giống cá và đặt tên khác nhau
2.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố
Cá có thân hình thoi Cá thuần chủng có màu xanh biếc, lá mạ, màu đỏ củarượu chát, có hoặc không có hai sọc dọc đậm từ vây lưng tới cuốn đuôi
Cá có tia vi lưng màu đen, các vây xanh nhạt, các vân sẫm gợn sóng
Vi bụng, vi hậu môn của cá có màu đỏ
Những con cá được nuôi làm cảnh có các vây phát triển hơn cá ngoài tựnhiên
Do tập tính hung hăng hay đá nhau của nó nên người ta còn gọi nó là cá đáhay cá chọi
2.1.3 Đặc điểm sinh thái
Cá xiêm là loài cá sống trong môi trường nước ngọt Do có cơ quan hô hấpphụ là mê lộ cho phép chúng sử dụng oxy từ không khí nên cá có thể sống đượctrong môi trường có ngưỡng oxy thấp hoặc trong những môi trường ô nhiễm…
Cá xiêm có sức sống mạnh Vì vậy, đây là đối tượng dễ chăm sóc và có thểnuôi ở những nới chật hẹp Điều này rất có ý nghĩa khi nuôi riêng cá đực trongnhững chai lọ để kích thích tính hung hăng, hiếu chiến của chúng
Dù ở ngoài tự nhiên hay trong những bể nuôi nhân tạo, cá xiêm luôn thíchẩn nấp trong hốc
Trang 16Cá xiêm sống được trong mọi tầng nước.
Các yếu tố môi trường sống thích hợp cho cá là:
26 - 270C (môi trường nhân tạo)
sĩ cá sau trận đấu đều không tránh khỏi những tổn thương và các vi rách nát
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Trang 172.1.5.2 Thức ăn theo các giai đoạn tuổi
Theo nhiều tài liệu tham khảo cùng kinh nghiệm của các nghệ nhân cácảnh thì thức ăn và liều lượng cho ăn thay đổi theo từ giai đoạn tuổi
Từ 1 - 3 ngày tuổi, cá dinh dưỡng chủ yếu nhờ noãn hoàng Cá bột mới nởtrú ẩn dưới tổ cho đến khi tiêu hết noãn hoàng
Từ 4 - 7 ngày tuổi, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài Loại thức ăn thích hợp cho
cá là infusoria.
Từ 8 - 14 ngày tuổi, cá được cho ăn Moina và lòng đỏ trứng gà Ngoài ra,
với cách nuôi dân gian, người ta còn cho cá ăn vài giọt mỡ heo Với loại thức ănnày, tránh cho cá ăn quá nhiều vì sẽ tạo lớp ván mỡ bên trên mặt nước cản sựkhuếch tán của oxy từ không khí vào nước
Từ 15 - 21 ngày tuổi, cá có thể ăn được Moina với kích cỡ lớn hơn và trùng
chỉ Theo Dr William T.innes (1990), khi cá khoảng ba tuần tuổi thì cơ quan hô hấpphụ chưa hình thành Vì vậy, việc ương nuôi cá trong giai đoạn này phải chú ý đếnmật độ cá và chất lượng nước nuôi Mật độ cá phải vừa phải và phải đảm bảo oxycần thiết cho cá Nếu mật độ quá dày hoặc chất lượng nước quá xấu sẽ làm hàmlượng oxy hoà tan trong nước thấp Lúc này, cá buộc phải sử dụng đến cơ quan hôhấp phụ chưa hoàn chỉnh, dễ làm cá bị tổn thương… Lượng oxy đòi hỏi không đượcđáp ứng sẽ dẫn tới tình trạng chết ngạt ở cá
Từ 21 ngày tuổi trở đi, thức ăn là Moina trưởng thành, trùng chỉ, cungquăn… Chúng đặc biệt ưa thích mồi sống chuyển động Nếu cùng một lúc cho cá ăncả thức ăn sống và thức ăn chết thì cá sẽ ăn mồi sống, còn lỡ nếu bắt mồi chết thì cásẽ phun ra ngay
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Để phân biệt giới tính, người ta thường dựa vào màu sắc của cá Màu sắccủa cá đực không rực rỡ như cá cái nhưng khi phát dục, màu cá đực lại trở nên rấtđẹp
Tuổi thành thục của cá : 3 tháng tuổi Lúc này, cá có kích cỡ khoảng4cm
Cá thường sinh sản vào buổi sáng kéo dài đến trưa Thời gian đẻ từ 3 - 5giờ
Trang 18Vào mùa sinh sản, sự chuẩn bị tổ và các cuộc giao hoan diễn ra rất thú vị.Khi muốn kết đôi với một con cá cái, cá đực sẽ chiếm một diện tích trong bể và nhảbọt khí ra làm tổ Mỗi bọt khí được bao bọc bởi một màng chất nhờn tiết ra từmiệng Chúng kết dính vào nhau tạo thành một khối bọt có đường kính từ 8 – 10 cm.Sau thời gian bị cá đực rượt đuổi, khi cá cái đã sẵn sàng đẻ thì chúng quần ổ và quấnvào nhau Cá đực xoay quanh cá cái, ép và ôm lấy cá cái bằng các vây dài, toàn bộ
cơ thể cong vòng một cách dịu dàng Hành động này kéo dài khoảng một phút TheoBùi Hồng Phúc, 1992 thì hành động này là “sự va chạm có tác dụng kích thích” Sauđó, cá đực buông dần cá cái ra Sự tiết sẹ và trứng bắt đầu
Trứng tiết ra từng nhóm nhỏ, trung bình từ 15 – 25 trứng/lần, đôi lúc đạt
40 – 50 trứng/lần nhưng trường hợp này rất ít Cũng ngay lúc ấy, cá đực tiết sẹ đểthụ tinh Sự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước
Sau khi trứng được cá đẻ ra, nó sẽ chìm từ từ xuống đáy bể nuôi Cá đựcbơi theo và nhẹ nhàng ngậm trứng vào miệng rồi nhanh chóng trồi lên mặt nước,phun trứng vào tổ sao cho trứng dính vào cụm bọt nổi Cá đực cứ tiếp tục như vậycho đến khi thu lượm hết số trứng rơi dưới đáy Sau đó, nó lại tiếp tục động tác cuộnthân, xoắn quanh con cái như mô tả trên, cứ thế khoảng vài chục lần cho đến khi concái đẻ xong Sự kết hợp giữa bơi lội và đẻ trứng xảy ra rất ngoạn mục Trong thờigian ép đẻ, cá đực và cái ở gần mặt nước, ngay dưới đám bọt Cá đực luôn giữ bọt,nếu bọt có tan đi, nó lại phun thành đám khác
Một đặc điểm khác ở loài cá này là khi sinh sản, con cái có đặc tính ăntrứng Do đó, trong tự nhiên, sau khi đẻ xong, cá cái sẽ bị cá đực rượt đuổi đi xa mộtkhoảng nào đó Vì vậy, khi bố trí cá đẻ trong khạp, người ra bắt cá cái ra ngay saukhi nó đẻ xong, để tránh cá cái ăn trứng và bị tổn thương do cá đực rượt đuổi
Theo Võ Văn Chi, 1993 thì thời gian để trứng nở là 30 – 40 giờ ở nhiệt độ
28 – 290C
Cá bột mới nở vẫn ở dưới tổ cho đến khi tiêu hết noãn hoàng Nếu con nàotách ra trước khi có đủ khả năng bơi lội thì cá đực sẽ hớp lấy vào miệng và nhẹnhàng phun trở lại tổ
Trong suốt thời kỳ cá bột còn quá nhỏ, cá đực lại đều đặn việc ngậm cá convà phun chúng ra với những bọt mới Như vậy, nó đảm bảo cho cá con có đủ lượngoxy để hô hấp
Theo Mody, 1932, lúc này, cá chưa mở miệng Chúng hô hấp bằng oxy từbọt khí Như vậy, việc nhả thêm bọt khí của cá đực là nhằm để đảm bảo lượng oxycần thiết cho con nó thở
Trang 19Tầm quan trọng của cá đực trong việc ấp trứng và chăm sóc con được cácnghệ nhân cá cảnh đánh giá rằng: “Nếu bắt cá đực ra khỏi tổ sau khi đẻ xong thìhầu hết hoặc toàn bộ trứng sẽ không nở Chúng bị rơi xuống đáy khạp và bị ung Sựphân hủy của những trứng ung này làm tiêu hao nhiều oxy hoà tan Đồng thời,không có bọt khí do cá đực phun ra Điều này dẫn tới việc môi trường nước nghèooxy, khả năng sống sống của cá còn lại sẽ giảm xuống Vì vậy, sự có mặt của cá đựcrất quan trọng trong sự phát triển của trứng và cá nới nở”.
Khi cá con được 5 ngày tuổi, sự có mặt của cá đực lúc này không còn cầnthiết nữa Bây giờ, nên bắt nó ra, nếu không sau một thời gian nó có thể ăn con
2.1.7 Mùa vụ sinh sản
Trong tự nhiên, cá xiêm có thể sinh sản quanh năm nhưng mùa sinh sảnchính chỉ tập trung vào mùa nắng và các tháng đầu mùa mưa, là từ tháng 2 đếntháng 6 Vì theo kinh nghiệm của các cơ sở nuôi cá cảnh, mùa nắng nhiệt độ nướcấm áp thì tỉ lệ nở và tỉ lệ sống của cá bột sẽ cao Còn vào mùa mưa và mùa lạnh, cárất dễ bị nhiễm bệnh, thường gặp là bệnh nấm thuỷ mi
2.2 Đặc điểm sinh học của bống tượng
2.2.1 Đặc điểm phân loại
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Eleotridae
Giống: Oxyeleotris
Loài: Oxyeleotris marmorata Bleeker 1952
Tên tiếng Anh: Marble goby
Tên tiếng Việt: Cá bống tượng
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Cá bống tượng đầu to, rộng, dẹp bằng Mõm dài nhọn, hướng lên trên, giữamõm có một u nhô cao Miệng trên rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía
Trang 20trước Răng nhọn, gốc răng to, xếp thưa thành nhiều hàng trên mỗi hàm Không córâu
Mắt tròn, nhỏ lệch về phía đầu Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn.Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn
Thân cá mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên Đuôi thondài, vẩy nhỏ phủ khắp thân và đầu từ mõm Đầu và phần trước của thân phủ vẩytròn, phần sau phủ vẩy lươc
Vây đuôi tròn, có màu hơi đỏ hoặc nâu vàng, có nhiều sọc đỏ và nâu hoặcxám tạo thành vân
Mặt lưng có ba đốm đen, một ở sau đầu, một ở gốc vi lưng thứ nhất và một
ở gốc vi lưng thứ hai Mặt bên của thân có nhiều đốm đen to, những đốm này khôngcó hình dáng nhất định
2.2.3 Phân bố
Trong tự nhiên, cá phân bố ở khắp loại hình thuỷ vực nước ngọt từ ao hồ,ruộng, mương, kênh, rạch, sông… Theo Lê Như Xuân và Phạm Đinh Thành (1994),cá bống tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới
Trên thế giới, bống tượng được bắt gặp ở Thái Lan, Mã Lai, Brunei,Sumatra, Lào, Campuchia và Việt Nam
Ở miền Nam Việt Nam, cá xuất hiện nhiều ở các sông rạch thuộc hệ thốngsông Cửu Long, Đồng Nai và sông Vàm Cỏ
2.2.4 Đặc điểm sinh thái
Theo tác giả Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), cá bống tượngsống ở đáy thuỷ vực, hoạt động về đêm Ban ngày, nó thường vùi mình xuống bùnđáy và có thể sống ở đó nhiều giờ Trong ao, cá ưa ẩn nắp ven bờ, nơi có hang hốc,cỏ rong và thực vật thuỷ sinh thượng đẳng
Cá bống tượng là loài có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống được trongmôi trường nước thiếu oxy trong một khoảng thời gian nhất định
Qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Khắc Xuân Diễm(1995), thì cá bống tượng có thể sống được trong môi trường nước có pH từ 4 - 9nhưng tốt nhất là 6 - 8
Trang 21Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường
nhà nông)
Khả năng thích ứng với độ mặn của cá bống tượng khá cao so với nhiềuloài cá khác Cá bống tượng có thể sống được ở độ mặn 130/00
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), cá bống tượng thích hợp
2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hoá tiêu biểu cho loài cá dữđiển hình Miệng lớn, răng hàm dài sắc (Lê Như Xuân, Phạm Minh Thành, 1994)
Theo Nguyễn Văn Thạnh (1984), Nguyễn Tuần (1993), cá bống tượng làloài cá ăn động vật Tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn là Li/Ls < 1 Cá bốngtượng thì rình bắt mồi
Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ban ngày, nước rong ăn mạnh hơnnước kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng
Thức ăn của chúng chủ yếu là: tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc, ấu trùng của côntrùng thuỷ sinh… Cá bống tượng không thích ăn những động vật đã ươn thối
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994), cũng như những loài cákhác sau khi tiêu hết noãn hoàn, bống tượng bắt đầu ăn thức ăn ngoài (thường là từ
3 - 4 ngày sau khi nở) Kích cỡ miệng lúc này khoảng 0,08 - 0,2mm Vì vậy, thức ăncung cấp phải đảm bảo phù hợp với cỡ miệng của cá bống tượng Và những loại
thức ăn mà người ta thường sử dụng như: luân trùng (Branchionus spp), lòng đỏ trứng
gà, bột đậu nành…
Sau 30 ngày tuổi, bống tượng có thể ăn nhiều loại thức ăn như: trùng chỉ
(Tubifex), ấu trùng muỗi lắc, cá, tép, nhuyễn thể xay nhuyễn…
Theo Cheng Phen, 1994 những phân tích thành phần thức ăn trong dạ dàyác mẫu cá thu được ngoài tự nhiên cho thấy:
Trang 22Kết quả khảo sát cho thấy cá bống tượng là loài cá có phổ thức ăn hẹp, đặcbiệt cá chỉ ăn mồi động vật Điều này phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Thạnh(1985) Theo Nguyễn Văn Thạnh (1985) thì tỷ lệ Li/Ls của cá bống tượng rất thấp(Li/Ls = 0.04 - 0.06), cho thấy đây là loài cá ăn động vật điển hình.
2.2.6 Tăng trưởng và kích thước tối đa
Cá bống tượng là loài cá có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá dưới100g Cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn
Lúc này, cá có chiều dài từ 2,5 - 3mm
Sau khi cá nở 1 ngày, chiều dài cá đạt 3,8mm Cá chuyển động thẳng đứngvà từ từ buông mình chìm xuống đáy
Cá nở sau 2 ngày, chiều dài đạt 3,8 - 4mm Mắt có sắc tố đen Vi ngực bắtđầu xuất hiện Cá vẫn còn vận động thẳng đứng
Cá 3 ngày tuổi dài 4 - 4,2mm Túi noãn hoàng đã tiêu biến
Cá 12 ngày tuổi đã xuất hiện đầy đủ các vây
Cá 18 ngày tuổi bắt đầu hình thành vảy và có hình dáng của cá trưởngthành
Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm
Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21mm
Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm
Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm
Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm
Ở giai đoạn từ cá bột lên cá hương, cá phải mất thời gian 2 - 3 tháng mớiđạt chiều dài 3 - 4cm
Từ cá hương cần phải nuôi 4 - 5 tháng cá mới đạt kích cỡ của cá giống là100g/con Còn để có kích cỡ 100g/con từ lúc mới đẻ phải mất từ 7 - 9 tháng
Nếu cá giống có trọng lượng 100g/con, để có cá thương phẩm 400g trở lên,phải mất 5 - 8 tháng nếu nuôi ao, 5 - 6 tháng nếu nuôi bè
Trang 23Kích thước tối đa của cá có thể đạt được là 500mm.
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
a Phân biệt giới tính
Thông thường, sau khi nuôi vỗ được 1 - 2 tháng, cá đã phát dục và có thểphân biệt đực cái qua quan sát hình dạng bên ngoài
Cá đực có gai sinh dục nhỏ, đầu nhọn hình tam giác
Cá cái có gai sinh dục lớn nhưng không nhọn đầu như gai sinh dục của cáđực
b Tuổi và kích thước thành thục
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước cùng Lê Như Xuân và PhạmMinh Thành (1994), trong tự nhiên, cá bống tượng thành thục sinh dục và tham giasinh sản lần đầu sau 9-12 tháng tuổi
Trong nuôi và cho sinh sản nhân tạo, cá có thể thành thục sớm hơn 1-2tháng Kích cỡ cá lúc này khoảng 200g
c Đặc tính và môi trường sinh sản
Nơi đẻ của cá bống tượng thường nằm ven bờ và chìm sâu trong nước, nơicó các cây cỏ thuỷ sinh hay các thân cây chìm Cá đẻ trứng dính thành ô tròn ở dướicác gốc cây, hang hốc ven bờ
Trứng bống tượng giống hình quả lê, có chiều dài từ 1,2 - 1,4mm
Sau khi đẻ, cá bố mẹ bơi quanh tổ và dùng vây đuôi quạt nước để cung cấpđủ lượng oxy cho trứng cá phát triển Và công việc này được chúng thực hiện chođến khi toàn bộ trứng cá nở hết
d Mùa vụ sinh sản
Mùa vụ đẻ ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng 3 - 11 Cá có hệ số thành thụcthấp Cá cái thành thục chỉ đạt 1,5 - 2%, nhưng vì trứng có kích cỡ nhỏ nên sức sinhsản cao
Trang 24Nhiều tác giả nghiên cứu và thấy rằng khả năng sinh sản của mỗi cá thể làkhác nhau, dao động từ 2.000 – 30.000 trứng, với số lượng trứng trung bình của mỗitổ là 24.000 trứng/tổ Và mỗi cá thể cái đẻ ít nhất ba lần trong một năm.
Thời gian tái phát dục của cá khoảng 30 ngày
2.3 Tình hình sản xuất giống cá bống tượng
2.3.1 Trong nước
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước thì mùa vụ sinh sản của cábống tượng từ tháng 3 - 11 Tác giả Ngô Bá Thành và ctv (1988) đã kết luận cá đẻtập trung vào tháng 5 - 6
Tan và Lam, 1973 (trích bởi Nguyễn Tuần, 1993), lần đầu tiên đã cho sinhsản nhân tạo cá bống tượng thành công bằng cách tiêm chế phẩm HCG với phươngpháp thụ tinh ướt Phương pháp này đã cho một kết quả hết sức khả quan Tỷ lệ thụtinh và tỷ lệ nở rất cao (90%) Nhưng tất cả cá bột đã chết sau đó vài ngày
Ở Việt Nam, từ những năm 1984-1985, các trường đại học, các trung tâmnghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu đối tượng này Khoa Thuỷ Sản Trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuậtsinh sản nhân tạo (Nguyễn Văn Thạnh, 1984, Ngô Bá Thành và ctv, 1988), ươngnuôi cá bột lên cá hương giống (Nguyễn Duy Hoà Và Huỳnh Thị Ngọc Anh, 1994),sản xuất giống và gây nuôi thức ăn tự nhiên (Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Khắc XuânDiễm, 1995)
Nguyễn Tuần (1993), khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Cần Thơ cũng đãnghiên cứu cá bống tượng về: hình thái, giải phẫu, đặc điểm sinh thái cá con, đặcđiểm tiền phôi và phôi, bệnh cá
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II đã nghiên cứu: đặc điểm phânloại, đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương nuôi từcá bột lên cá hương và cá giống…
Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Tỉnh An Giang bước đầu thành công trongnuôi thịt, nuôi vỗ cá bố mẹ trong bè và tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo
Ngô Bá Thành và ctv (1988) đã thử nghiệm sản xuất giống và ương nuôi cábống tượng với 3 loại thức ăn khác nhau Tỷ lệ sống trung bình của các lô ương từ
3 - 60 ngày tuổi đạt được như sau: 21,78% đối với lô cho ăn lòng đỏ trứng gà; đối vớilô cho ăn bột đậu nành thì đạt 13,43%; 12,15% đối với lô cho ăn thức ăn tự nhiên
Trang 252.3.2 Trên thế giới
Những báo cáo ban đầu của Tan (1973) và Phinal (1980) trích bởiTavarutmaneegul và Lin (1988) cho thấy cá bống tượng ở giai đoạn cá bột có tỉ lệ tửvong rất cao, lên tới 100% Nhưng với giá thể thích hợp, Tavarutmaneegul và Lin(1998) đã thành công trong việc thu trứng cá bống tượng và số lượng trứng thụ tinhhơn 80%
Với thức ăn là lòng đỏ trứng gà và luân trùng, cá bột vẫn chết nhiều với tỷlệ là 90% Có nhiều ý kiến xoay quanh hiện tượng này Nguyên nhân có thể là cáchết đói do thức ăn không phù hợp (Tan và ctv, 1973), hay do mật độ các hạt thức ăn(Tavarutmaneegul và Lin, 1988)
Tavarurmaneegul và Lin (1988) báo cáo rằng trong suốt 30 ngày kể từ saukhi nơ,û cá bống tượng đạt chiều dài trung bình là 1 cm với tỷ lệ sống từ 7 - 55% Vào
trưởng cao hơn và tỷ lệ sống cũng cao hơn 75 - 100% Thức ăn của chúng ở giai
đoạn này là Moina.sp, ấu trùng của côn trùng…
Rojanapittaykul (2000) đã thực hiện những nghiên cứu về sự thích nghi củatrứng và ấu trùng của cá bống tượng ở những độ mặn khác nhau (0, 10, 20 ppt) Kếtquả cho thấy rằng tỷ lệ nở đạt cao nhất khi cá được nuôi trong môi trường nước ngọt.Sau 23 ngày tuổi, tỷ lệ tử vong khá cao Nhưng sau 60 ngày tuổi, ở độ mặn 10 ppt tỷlệ tăng trưởng và tỷ lệ sống đạt rất cao (96,88%) và cá dài 1,94 cm Thức ăn được sử
dụng để ương cá bống tượng từ sau khi nở cho đến 30 ngày tuổi là Chlorella sp, Rotifer, Artemia sp và cuối cùng là Moina sp.
Theo Nguyễn Tuần (1993), thì vào những năm cuối của thập niên 70, cácvùng Đông Nam Aù đã bắt đầu nuôi và cho đẻ nhân tạo thành công như: Indonesia(1978), Singapore (1980) và Thái Lan (1980)…
2.4 Thức ăn sử dụng trong quá trình ương cá bột lên cá hương
2.4.1 Thức ăn chế biến
Thức ăn chế biến hay còn gọi là thức ăn khô, thức ăn nhân tạo do con ngườichế biến lại từ những dạng còn tươi sống rồi mới dùng làm thức ăn cho vật nuôi thuỷsản
a Lòng đỏ trứng gà
Trứng là loại thực phẩm vừa có nhiều chất béo, nhiều chất đạm đồng thờigiàu vitamin và khoáng vi lượng Trứng là món ăn tốt cho trẻ em đang tuổi mới lớn,
Trang 26bệnh nhân đang phục hồi sức khoẻ Và đã từ lâu, trứng là thức ăn phổ biến đượcdùng để ương nuôi cá bột.
Thành phần dinh dưỡng của trứng phụ thuộc vào thức ăn, giống, môi trườngsống, trạng thái sức khoẻ và thời gian khai thác của gia cầm
Lòng đỏ trứng gà là khối nhũ tương hình cầu nằm trong màng lòng đỏ, mộtmàng có tính đàn hồi và độ bền cao Màu sắc lòng đỏ trứng phụ thuộc vào giống,thức ăn và khả năng chuyển hoá sắc tố của gia cầm
Lòng đỏ chiếm khoảng 30% khối lượng trứng với thành phần hoá học nhưsau:
Ngoài ra trong lòng đỏ trứng gà còn có các loại vitamin (trừ vitamin C)
b Thức ăn tổng hợp
Đây là một loại thức ăn công nghiệp với tên thương mại là Rotofier códạng những hạt mịn, màu lục với nhiều thành phần đa dạng, phong phú Thành phầncủa thức ăn bao gồm: bột cá, tôm, tảo Spirulina, dầu cá, protein động thực vật,vitamin, chất khoáng bổ sung và màu nhân tạo Thành phần dinh dưỡng của thức ănđược trình bày trên nhãn hộp như sau:
c Tảo khô Spirulina
Spirulina là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, không độc, hàm lượng protein
cao hơn bất cứ một loại thức ăn nào khác Theo Lamg Switzer (1980) so sánh hàmlượng Protein có trong tảo và các thực phẩm khác
Nguyên liệu
Trang 27K: cần cho hoạt động cơ tim.
Mg: cần cho hoạt động của thần kinh trung ương và cơ tim
Fe: tạo hồng cầu, dễ hấp thụ với hàm lượng cao Hàm lượng các kim loạithấp, ở giới hạn cho phép sử dụng làm thức ăn Theo Yves Tasser, Beret (1971) thìSpirulina có hàm lượng acid nucleic thấp hơn 5% Các chỉ tiêu trên chứng tỏ sự antoàn khi sử dụng tảo làm thức ăn, không làm tăng hàm lượng acid Urid trong máu
Tảo còn có nhiều ứng dụng trong đời sống con người và nuôi trồng thuỷsản
Đối với người
Tảo Spirulina là thức ăn nhiều dinh dưỡng có tác dụng điều trị được nhiềubệnh như viêm gan, xơ gan, đái tháo đường, loét dạ dày, viêm tụy mãn tính, rụng tóc
do rối loạn tiêu hóa, phát phì, đục nhân mắt ở người lớn tuổi Theo Hiroshi Nakamra(1980), tảo Spirulina có thể sử dụng cho những người có triệu trứng sau: mệt mỏi,hay bị choáng, không ăn dễ hạ cân, không ăn rau, dễ bị cảm lạnh, mất cân đối vềdinh dưỡng, dễ vỡ, gãy xương, phụ nữ có thai
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể dùng tảo Spirulina làm thuốc vớiliều lượng 2 – 8,5g/24 giờ và có thể dùng nhiều ngày liên tiếp Bột tảo Spirulina cóthể chế biến thành thuốc cho trẻ sơ sinh non yếu, trẻ suy dinh dưỡng hoặc làm thuốclợi sữa cho các bà mẹ bị mất sữa tự nhiên do thiếu Lactogel
Ngoài ra, từ Spirulina người ta ly trích được một chất có hoạt tính sinh họcphycobiliprotein, là một loại sắc tố lam có vai trò quan trọng trong sự quang hợp củatảo Người ta sử dụng tính chất huỳnh quang của nó để đánh dấu các kháng thể đơndòng trong việc đoán và phát hiện một số bệnh (Allegari 1989, tài liệu USSI 1989)
Trang 28Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở trường Đại học Havard Mỹ nhận
thấy chế biến “Phycotene” về bản chất là tập hợp các carotenoid và chlorophyll a chiết từ Spirulina có tác dụng rất tốt đối với hệ thống miễn dịch ở cơ thể người trong
việc điều trị chống ung thư (Growth, 1989)
Đối với thuỷ sản
Theo Ciffei (1983), khi cho cá chép đỏ ăn tảo Spirulina thì tăng trọng lượng
cơ thể, tăng chiều dài cá và tạo màu sắc sặc sỡ cho cá chép đỏ (DurandChastel.H.Sautilan San Chez.C, 1975)
Tại Pháp, ở trung tâm quốc gia khai thác đại dương, thí nghiệm được tiến
hành trên tôm cho thấy nhờ ăn tảo Spirulina mà tỷ lệ sống của tôm cao hơn 90%.
Ở Việt Nam, những thí nghiệm đầu tiên của Nguyễn Hữu Thước, ĐặngĐình Kim, Nguyễn Tiến Cư cùng Giáo Sư Mai Đình Yên (Đại Học Tổng Hợp HàNội) trên cá bột, cá hương cá mè trắng cho thấy dùng tảo tươi để nuôi cá làm môitrường tốt hơn, lượng oxy cao hơn giúp tăng mật độ cá từ 6 – 8 lần
Spirulina còn là nguồn thức ăn thích hợp giàu dinh dưỡng cho trai, sò, tằm,
ong, làm thức ăn bổ sung cho lợn, gà vịt… (Hứa Thị Thìa Ry, 1996)
2.4.2 Thức ăn sống
Thức ăn sống là những cơ thể sinh vật còn sống có thể dùng làm thức ăncho vật nuôi thuỷ sản Ví dụ như: luân trùng, Moina, ấu trùng muỗi lắc… Và loại thứcăn sống được chúng tôi sử dụng trong thử nghiệm là trùn giấm
a Nguồn gốc
Borellus đã phát hiện ra trùn giấm năm 1656 Đây là một loại trùn sống tự
do, không ký sinh và thích nghi trong môi trường có pH thấp Trùn giấm được đánhgiá là một loại thức ăn tuyệt vời cho cá hồi trong giai đoạn cá bột (Feeding,Septemper 2002)
Chúng được nuôi trong môi trường rượu táo và trong những quả táo bị thối,mận thối hay đất bùn (Practical Fishkeeping, July 2002)
b Đặc điểm phân loại
Nhóm: Aschelminthes
Ngành: Nematoda
Trang 29Lớp: Secernentea
Lớp phụ: Rhabditia
Bộ: Rhabditida
Bộ phụ: Cephalobina
Trên họ: Panagrolaimoidea
Họ: Panagrolaimidea
Giống: Turbatrix (Peters, 1927)
Loài: Tubatrix aceti (Mueller, 1783)
c Đặc điểm hình thái
Trùn có kích thước rất nhỏ từ 0,05 - 0,2mm Đường kính thân là 50µm(Canadian feeders) Thân không màu và biến đổi theo màu sắc của môi trường.Chúng di chuyển rất nhanh
d Đặc điểm sinh thái
Theo Cao Nguyên Trình (2005), trùn có thể phát triển tốt trong môi trườngcó pH từ 3 - 5 Trùn có khả năg sống được 24 giờ trong nước ngọt, mặn hay lợ
Peter trong bài Rainbowfish Times, tạp chí The North American Rainbowfish study
chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ lớn và thích nghi tốt với nhiệt độ phòng nhưngkhông được tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (Living Materials Infor, Science &Technology for Children)
Trùn sống được trong mọi tầng nước vì vậy rất thuận lợi cho các loài cásống đáy (Feeding, Adrian R.Tappin, 2002)
e Đặc điểm sinh sản
Sau một tuần từ khi bắt đầu nuôi, những con cái mang trứng sẽ xuất hiện.Và sẽ mất khoảng 8 ngày nữa kể từ khi trứng thụ tinh và được đẻ ra ngoài (Feeding,Adrian R.Tappin, 2002)
Trang 30f Thành phần dưỡng chất
Trùn giấm đem lại cho vật nuôi một hàm lượng dinh dưỡng phong phú
So sánh các amoinoa acid giữa trùn giấm với Artemia như sau:
Tubatrix aceti Artemia
g Tình hình sử dụng trùn giấm trên thế giới
Trên thế giới, trùn giấm từ lâu đã được dùng làm thức ăn lý tưởng chonhiều loài cá vì những ưu điểm:
Kích cỡ nhỏ phù hợp với mọi cỡ cá, mọi loài cá, đặt biệt là cá bột
Ở Mỹ, trùn giấm được xem là thức ăn sống ưa thích của cá chép (Cyprio cyprio), cá mè trắng (Hypophthalmichthy molitrix), tôm càng xanh (Penaeus blebcjus) và Crangon crangon.
Trang 31Ở bang California của Mỹ, trùn giấm là thức ăn lý tưởng cho nhiều loài cánhư: Blue eyes, Corydoras catfish (Adrian R.Tappin, 2000).
Ở Canada, trùn giấm không những là thức ăn lý tưởng cho cá mà còn chocác loài lưỡng thê (Canadian feeders, 2000)
III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian: từ ngày 29/3/2005 đến ngày 31/7/2005
3.1.2 Địa điểm: Trại Thực Nghiệm Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh
3.2 Vật liệu
3.2.1 Nguồn cá bột
3.2.1.1 Cá bột bống tượng
Trứng cá bống tượng có nguồn gốc từ Trại Sản Xuất Giống Cá Tám Tiếu(Huyện Châu Thành - Ấp Bình Đức - Tỉnh Tiền Giang)
Trứng cá được vận chuyển về Trại Thực Nghiệm Khoa Thuỷ Sản TrườngĐại Học Nông Lâm bằng phương pháp vận chuyển khô
3.2.1.2 Cá bột cá xiêm
Cá xiêm được cho sinh sản nhân tạo tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thuỷ SảnTrường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Nên nguồn cá bột có sẵn tạichỗ
Trang 323.2.2 Thức ăn và dụng cụ cho ăn
3.2.2.1 Thức ăn
Đối với cá xiêm, chúng tôi sử dụng 4 loại thức ăn: lòng đỏ trứng gà, thức
ăn tổng hợp, Spirulina và trùn giấm.
Khi ương nuôi cá bống tượng trong những bình nhựa (V = 3 lít nước), chúngtôi sử dụng cả bốn loại thức ăn như đối với cá xiêm
Khi ương trong bể xi măng (V = 2000 lít nước), chúng tôi chỉ sử dụng 3 loại thức ăn là: lòng đỏ trứng gà, thức ăn chế biến và trùn giấm
3.2.2.2 Dụng cụ cho ăn
Tất cả các loại thức ăn cho cá bống tượng và cá xiêm đều được chúng tôicà qua vợt có kích thước mắt lưới là 150µm Riêng đối với trùn giấm, chúng tôi chocá ăn trực tiếp mà không cần qua bất cứ loại dụng cụ nào
3.2.3 Hệ thống ương nuôi cá bột
Trong nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống nuôi phù hợp và nguồn nước đạt chấtlượng tốt là một trong những yếu tố quan trọng quyết dịnh thành công của nghề
Với nguồn nước máy đã được lắng kỹ lưỡng và đảm bảo không cònChlorine, chúng tôi tiến hành công việc nghiên cứu của mình trong các hệ thống nhưsau
3.2.3.1 Cá xiêm
Cá xiêm được chúng tôi ương nuôi trong những bình nhựa với thể tích như nhau (V =3lít nước/bình)
3.2.3.2 Cá bống tượng
Lần thử nghiệm thứ I (từ 14/4/2005 đến 20/4/2005)
Cá được ương nuôi thí nghiệm trong những bình nhựa với thể tích như nhau (V = 3lítnước/bình)
Lần thử nghiệm thứ II (từ 8/6/2005 đến 13/6/2005)
Trang 33Cá cũng được ương trong những bình nhựa như lần đầu.
Lần thử nghiệm thứ III (từ 22/7/2005 đến 31/7/2005)
Ở lần thử nghiệm cuối cùng của mình, chúng tôi đã thay những bình nhựa bằngnhững bể xi măng với thể tích lớn hơn (V = 2000 lít nước/bể)
Mực nước trong mỗi bể cao khoảng 40cm
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
a Trong ương nuôi cá xiêm
Lần bố trí thí nghiệm thứ I (24/4/2005 đến 4/5/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 8 đơn vị thí nghiệm cóthể tích như nhau (V=3 lít nước), và được ký hiệu lần lượt là A1, B1, C1, D1, A2, B2,C2, D2 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, B, C, D là lòng đỏ trứng gà, tảo khô
Spirulina, thức ăn tổng hợp và trùn giấm Có 2 mật độ khác nhau, 10 con/lít nước là
mật độ ứng với kí hiệu số 1 của các đơn vị thí nghiệm, 50 con/lít ứng với kí hiệu số
2 Ví dụ: A1 là lô có mật độ cá là 10 con/lít nước và được cho ăn lòng đỏ trứng gà.Phụ lục 2, bảng 1
Lần bố trí thí nghiệm thứ II (11/5/2005 đến 27/5/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 8 đơn vị thí nghiệm cóthể tích như nhau (V = 3 lít nước), và được ký hiệu lần lượt là A1, B1, C1, D1, A2,B2, C2, D2 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, B, C, D là lòng đỏ trứng gà, tảo khô
Spirulina, thức ăn chế biến và trùn giấm Có 2 mật độ khác nhau, 10 con/lít nước là
mật độ ứng với kí hiệu số 1 của các đơn vị thí nghiệm, 50 con/lít ứng với kí hiệu số
2 Ví dụ: A1 là lô có mật độ cá là 10 con/lít nước và được cho ăn lòng đỏ trứng gà.Phụ lục 2, bảng 2
Lần bố trí thí nghiệm thứ III (14/6/2005 đến 20/6/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 8 đơn vị thí nghiệm cóthể tích như nhau (V = 3 lít nước), và được ký hiệu lần lượt là A1, B1, C1, D1, A2,B2, C2, D2 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, B, C, D là lòng đỏ trứng gà, tảo khô
Spirulina, thức ăn tổng hợp và trùn giấm Có 2 mật độ khác nhau, 10 con/lít nước là
mật độ ứng với kí hiệu số 1 của các đơn vị thí nghiệm, 50 con/lít ứng với kí hiệu số
Trang 342 Ví dụ: A1 là lô có mật độ cá là 10 con/lít nước và được cho ăn lòng đỏ trứng gà.Phụ lục 2, bảng 3.
Lần bố trí thí nghiệm thứ IV (1/7/2005 đến 10/7/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 10 đơn vị thí nghiệmcó thể tích như nhau (V = 3 lít nước), và được ký hiệu lần lượt là A1, B1, C1, D1,ĐC1, A2, B2, C2, D2, ĐC2 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, B, C, D và ĐC là lòng
đỏ trứng gà, tảo khô Spirulina, thức ăn tồng hợp trùn giấm Có 2 mật độ khác nhau,
20 con/lít nước là mật độ ứng với kí hiệu số 1 của các đơn vị thí nghiệm, 50 con/lítứng với kí hiệu số 2 Ví dụ: A1 là lô có mật độ cá là 20 con/lít nước và được cho ănlòng đỏ trứng gà Phụ lục 2, bảng 4
b Trong ương nuôi cá bống tượng
Lần bố trí thí nghiệm thứ I (14/4/2005 đến 20/4/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 12 đơn vị thí nghiệmcó thể tích như nhau (V = 3 lít nước), và được ký hiệu lần lượt là A1, B1, C1, D1, A2,B2, C2, D2, a2, b2, c2, d2 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, a; B, b; C, c; D, d là
lòng đỏ trứng gà, tảo khô Spirulina, thức ăn tồng hợp trùn giấm Có 2 mật độ khác
nhau, 100 con/lít nước là mật độ ứng với kí hiệu số 1 của các đơn vị thí nghiệm, 500con/lít ứng với kí hiệu số 2 Ví dụ: A1 là lô có mật độ cá là 100 con/lít nước và đượccho ăn long đỏ trứng gà Phụ lục 2, bảng 5
Lần bố trí thí nghiệm thứ II (8/6/2005 đến 13/6/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 8 đơn vị thí nghiệm cóthể tích như nhau (V = 3 lít nước), và được ký hiệu lần lượt là A1, B1, C1, D1, A2,B2, C2, D2 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, B, C, D là lòng đỏ trứng gà, tảo khô
Spirulina, thức ăn tổng hợp và trùn giấm Có 2 mật độ khác nhau, 100 con/lít nước là
mật độ ứng với kí hiệu số 1 của các đơn vị thí nghiệm, 500 con/lít ứng với kí hiệu số
2 Ví dụ: A1 là lô có mật độ cá là 100 con/lít nước và được cho ăn lòng đỏ trứng gà.Phụ lục 2, bảng 6
Lần bố trí thí nghiệm thứ III (27/7/2005 đến 31/7/2005)
Cá thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên vào 9 đơn vị thí nghiệm là
A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3 Các khẩu phần thức ăn ứng với A, B, C là lòngđỏ trứng gà, trùn giấm và thức ăn tổng hợp Có một mật độ duy nhất là 200con/bể.Phụ lục 2, bảng 7
Trang 353.3.2 Quản lý và chăm sóc
Để có được một kết quả tốt nhất đến mức có thể, chúng tôi đã hết sức chútrọng việc chăm sóc, cho cá ăn và thay nước hằng ngày để đảm bảo cá có một môitrường tốt nhất để sinh trưởng Quản lý môi trường nước, thức ăn và cách cho ăn lànhững gì chúng tôi quan tâm
Để hạn chế sự ô nhiễm nước do thức ăn thừa tiùch tụ, chất thải và xác chếtcủa cá, chúng tôi thực hiện việc thay nước mỗi ngày một lần vào lúc sáng sớm hpặcchiều tối Lượng nước thay mỗi lần là 50%
Cá được cho ăn 3lần/ngày với lượng vừa phải để tránh ô nhiễm môi trường
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.3.1 Chỉ tiêu chất lượng nước
3.3.3.2 Tỷ lệ sống
Dựa vào số cá thả và thu được sau thời gian nuôi, chúng tôi sẽ tính ra đượctỷ lệ sống của từng đơn vị thí nghiệm như sau:
Số cá thả x 100Tỷø lệ sống (%) =
Số cá thu
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Sau thời gian nuôi, cá sẽ được vớt ra để đếm số lượng con còn sống
3.5 Phương pháp phân tích số liệu