1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống

91 1,4K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 14,93 MB

Nội dung

nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NUÔI TRÙN QUẾ VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM TRÙN QUẾ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA

(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) TỪ GIAI ĐOẠN

CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG.

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THANH DUY

VÕ THANH LIÊM

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2005NUÔI TRÙN QUẾ VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM TRÙN QUẾ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA

(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) TỪ GIAI ĐOẠN

CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG.

Thực hiện bởi

Nguyễn Thanh Duy Võ Thanh Liêm

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Bình

Trang 3

TP Hồ Chí MinhTháng 09/2005

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Nuôi Trùn Quế và Khảo Sát Aûnh Hưởng của Đạm Trùn Quế

(Perionyx excavatus) trong Ương Nuôi Cá Lăng Nha (Mystus wyckioides) từ Giai

Đoạn Cá Hương lên Cá Giống” được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thức

ăn và mật độ lên sinh khối trùn quế, tác động của đạm trùn quế lên sự tăng trưởngvà sự sống của cá lăng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống

Các thí nghiệm được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường ĐạiHọc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh từ tháng 3/2005 – 7/2005, bao gồm:

Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên trùn quế Thí nghiệm nàychia làm 2 NT tương ứng với hai loại thức ăn với NT I làphân bò khô và NT II làphân bò tươi

Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của mật độ lên nuôi sinh khối trùn quế.Thí nghiêm này chia làm 3 NT tương ứng với ba mật độ là NT I: 0,5kg/m2; NT II:1kg/m2 và NT III: 2kg/m2

Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế lên sự tăng trưởng củacá lăng nha Thí nghiệm này được chia làm 4 NT, mỗi NT bao gồm 2 lô và nuôi vớimật độ 200 con/giai/2m2 (cá 10 ngày tuổi)

NT I: 100% cá tạp xay nhuyễn NT III: 45% trùn quế + 55% cám gạo

NT II: 30% trùn quế + 70% cám gạo NT IV: 60% trùn quế + 40% cám gạo

Mỗi NT trong các thí nghiệm trên đều lặp lại 2 lần trong cùng điều kiện vàđược bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Thức ăn phân bò tươi ở thí nghiệm 1 cho sinh khối (4479,17g) cao hơn so vớiphân bò khô (2916,67g)

Trùn quế nuôi ở mật độ 1kg/m2 ở thí nghiệm 2 cho hiệu quả kinh tế cao hơn(NT II đạt sinh khối là 2604,17g với mật độ 1kg/m2 so với NT III và NT I tương ứnglà 2770,83g, 2kg/m2 và 1583,33g, 0,5kg/m2)

Thức ăn với tỷ lệ 60% trùn quế + 40% cám gạo cho tăng trưởng tốt nhất, đạtchiều dài trung bình (CDTB) là 66,55mm và trọng lượng trung bình (TLTB) là1,837g Kế đến là NT III, NT II và sau cùng là NT I Thức ăn ở NT III cho tỷ lệ sốngcao nhất (73,5%), kế đến là NT IV (65,75%), NT II (57,5%) và thấp nhất là NT I(51,5%)

Trang 5

A study “Culturing Blue-Worm and effect of Blue-Worm’s Protein (Perionyx

excavatus) on Rearing of Red-Tail Catfish (Mystus wyckioides) from 10 to 66-days

old fingerlings” was carried out from 03/2005 to for 07/2005 at Experiment Farm forAquaculture, Nong Lam University in Ho Chi Minh City, with three trials:

The first trial: Effect of feed on biomass of blue-worm The trial was carried

out in plastic tank and divided into two treatments such as treatment I (NT I) usingdry cow pat ; treatment II (NT II) using fresh cow pat

The second trial: Effect of density on biomass of blue-worm This trial was

carried out in plastic tank and divided into three treatments such as 0,5kg of worm/m2 (treatment I: NT I); 1kg of blue-worm /m2 (treatment II: NT II) and 2kg ofblue-worm/m2 (treatment III: NT III)

blue-The third trial: Effect of blue-worm’s protein on growth of red-tail catfish.

The trial was carried out in 1,200m2 - earthen pond and divided into four treatmentswith 200 fingerlings/2m2 of hapa Each treatment was replicated two timescorrelative two lots The trial was designed the following:

Treatment I (NT I): 100% of trash fish Treatment II (NT II): 30% of blue-worm + 70% of rice bran

Treatment III (NT III): 45% of blue-worm + 55% of rice bran

Treatment IV (NT IV): 60% of blue-worm + 40% of rice bran

All treatments were conducted in completely randomized design

The result of the study shows that:

- For the first trial: Biomass of blue-worm using fresh cow pat is higher than

of that using dry cow pat

- For the second trial: Culturing with 1kg of blue-worm/m2 gave the mosteconomically effect

- For the third: The fish eaten 45% of blue-worm + 55% of rice bran is thebest growth In contrast, the fish of NT II has the lowest growth After finishing thetrial, survival rate of four treatments are 51.5; 57.5; 73.5; and 65.75%, respectively

Trang 6

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản

Toàn thể quý Thầy Cô Trường ĐHNL Đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa ThủySản đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong những năm học tại trường

Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến Cô Lê Thị Bình và Thầy Ngô Văn Ngọc đã

tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản vàtập thể sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 27 đã giúp đỡ và động viên chúng tôitrong thời gian học tập và thực hiện đề tài này

Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài nhưng khả năng bảnthân còn nhiều hạn chế nên luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếusót, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Thầy Cô và bạn bè

Trang 7

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI

TÓM TẮT

ABSTRACT

CẢM TẠ

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Trùn Quế 2

2.2 Thành Phần Dinh Dưỡng của Trùn Quế 42.3 Thành Phần Dinh Dưỡng của Cám Gạo 52.4 Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha 6

2.5 Cơ Sở Lý Thuyết Thức Ăn Nuôi Tôm Cá 9

2.5.2 Nhu cầu protein và acid amin 102.5.3 Nhu cầu lipid và acid béo 11

Trang 8

2.5.4 Nhu cầu carbohydrat 11

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu 14

3.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu 15

3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 163.4.2 Chăm sóc và quản lí 193.4.3 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của trùn quế và cá lăng nha 193.4.4 Phương pháp kiểm tra tỷ lệ sống của cá 203.5 Phương Pháp Xử Lý Thống Kêâ 21

Phần I TRÙN QUẾ

4.1 Các Yếu Tố Aûnh Hưởng Sinh Trưởng của Trùn Quế 22

4.2 Sự Tăng Trưởng của Trùn Quế 24

4.3 Điều Kiện Môi Trường Ao Thí Nghiệm 31

4.4 Thành Phần Dưỡng Chất của Các Loại Thức Ăn trong Thí Nghiệm 324.5 Sự Tăng Trưởng của Cá Lăng Nha (Mystus wyckioides) 334.5.1 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá thí nghiệm 334.5.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá thí nghiệm 364.5.3 Mối tương quan giữ chiều dài và trọng lượng của cá lăng nha 384.5.4 Tỷ lệ sống của cá lăng nha ở các nghiệm thức 46

Trang 9

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

Y4

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần amino acid trong trùn khô 4Bảng 2.2 Thành phần acid béo trong trùn khô 5Bảng 4.1 Sinh khối trùn quế ở thí nghiệm 1 (g) 25Bảng 4.2 Thành phần protein trong thức ăn 26Bảng 4.3 Sinh khối trùn quế ở thí nghiệm 2 (g) 27Bảng 4.4 Tốc độ tăng sinh khối tương đối của trùn quế 28Bảng 4.5 Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm 31Bảng 4.6 Thành phần protein của thức ăn trong các NT 32Bảng 4.7 Tăng trưởng trung bình của cá lăng nha trong quá trình thí nghiệm 33Bảng 4.8 Tốc độ tăng chiều dài tương đối của cá lăng nha 35Bảng 4.9 Tốc độ tăng trọng lượng tương đối của cá lăng nha 37Bảng 4.10 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 46

Trang 11

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Tốc độ tăng sinh khối của trùn quế ở các NT 26Đồ thị 4.2 Tốc độ tăng sinh khối của trùn quế ở các NT 28Đồ thị 4.3 Tăng sinh khối tương đối của trùn quế ở các NT 29Đồ thị 4.4 Tốc độ tăng chiều dài của cá ở các NT 34Đồ thị 4.5 Tốc độ tăng chiều dài tương đối của cá ở các NT 36Đồ thị 4.6 Tốc độ tăng trọng lượng của cá lăng nha ở các NT 37Đồ thị 4.7 Tốc độ tăng trọng lượng tương đối của cá ở các NT 38Đồ thị 4.8 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá lăng nha (NT I) 39Đồ thị 4.9 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá lăng nha (NT II) 39Đồ thị 4.10 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá lăng nha (NT III) 40Đồ thị 4.11 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá lăng nha (NT IV) 40Đồ thị 4.12 Tỷ lệ sống của cá lăng nha ở các nghiệm thức 47

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Trùn quế (Perionyx excavatus) 14Hình 3.2 Cá lăng nha 10 ngày tuổi 15Hình 3.3 Hộc nuôi trùn quế 17Hình 3.4 Thả giống trùn quế 17Hình 3.5 Hệ thống giai ương cá lăng nha 18Hình 4.1 Cá lăng nha ở NT I (38 ngày tuổi) 41Hình 4.2 Cá lăng nha ở NT II (38 ngày tuổi) 41Hình 4.3 Cá lăng nha ở NT III (38 ngày tuổi) 42Hình 4.4 Cá lăng nha ở NT IV (38 ngày tuổi) 42Hình 4.5 Cá lăng nha ở NT I (52 ngày tuổi) 43Hình 4.6 Cá lăng nha ở NT II (52 ngày tuổi) 43Hình 4.7 Cá lăng nha ở NT III (52 ngày tuổi) 44Hình 4.8 Cá lăng nha ở NT I (66 ngày tuổi) 44Hình 4.9 Cá lăng nha ở NT II (66 ngày tuổi) 45Hình 4.10 Cá lăng nha ở NT III (66 ngày tuổi) 45Hình 4.11 Cá lăng nha ở NT IV (66 ngày tuổi) 46

Trang 13

I GIỚI THIỆU1.1 Đặt Vấn Đề

Nghề nuôi thủy sản từ lâu đã được mọi người quan tâm, nhất là trong giaiđoạn hiện nay, khi mà dân số gia tăng ngày càng nhanh, nhu cầu sử dụng các sảnphẩm thủy sản ngày càng mạnh Nếu chỉ dựa vào sản lượng thủy sản đánh bắt tựnhiên và những loài cá quen thuộc (rô phi, mè, chép …) thì chưa đủ Hơn nữa, hiệnnay do đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêuthụ các mặt hàng thủy sản về số lượng cũng như chất lượng đều được nâng cao Dođó, nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là những loài cá mới có giá trị kinh tế cao)ngày càng được nhiều người quan tâm

Trong chu kì sống của cá có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng vàphát triển của cá Trong đó yếu tố thức ăn là một trong những yếu tố có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trọng, sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá

… Việc tìm kiếm, tận dụng nguồn thức ăn dễ tìm, có hiệu quả kinh tế, đảm bảo đủchất lượng, mang lợi nhuận cao là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàngđầu

Mặt khác, hiện nay giá cả các sản phẩm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm vàthủy sản thường bấp bênh, chi phí thức ăn cho chăn nuôi biến động và có xu hướngtăng lên nhiều, đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi ít vốn sản xuất thì càng gặp khókhăn hơn Vì vậy việc tìm kiếm một loại thức ăn bổ sung protein dưới dạng độngvật, có dinh dưỡng cao, dễ sản xuất tại chỗ, có thể tận dụng được phụ phẩm, chấtthải động vật trong ngành nông nghiệp đang là vấn đề cấp thiết

Trước tình hình đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản, trường Đại Học

Nông Lâm Tp HCM, chúng tôi thực hiện đề tài: “ NUÔI TRÙN QUẾ VÀ KHẢO

SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM TRÙN QUẾ TRONG ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG

NHA (Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG

LÊN CÁ GIỐNG”

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

Khảo sát các loại thức ăn và mật độ trùn quế trong nuôi sinh khối nhằm tìmhiểu tác động của thức ăn và mật độ lên sinh khối trùn Từ đó rút ra kết luận loạithức ăn và mật độ nào thích hợp cho nuôi trùn nhất

Trang 14

Sử dụng nguồn đạm trùn quế (Perionyx excavatus) với các tỉ lệ khác nhau

trong ương nuôi cá lăng nha nhằm tìm hiểu tác động của thức ăn lên sự tăng trưởngvà sự sống của cá

Trang 15

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

II.1 Đặc Điểm Sinh Học Trùn Quế

II.1.1 Phân loại

Trùn quế thuộc:

Họ: Megascolecidae

Giống: Perionyx.

Loài: Perionyx excavatus.

Tên tiếng anh: Blue- worm

Tên Việt Nam: Trùn quế

II.1.2 Đặc điểm hình thái

Trùn không có xương sống, trùn đất có đặc điểm chung của giun đốt, có đaisinh dục, đầu thoái hóa Các cơ quan bên trong của trùn đất như hệ tuần hoàn, hệthần kinh, hệ bài tiết, … cũng sắp xếp theo đốt

Mỗi đốt có thể có hạch thần kinh, điều đó làm cho cảm giác và phản ứng của

cơ thể đối với ngoại cảnh rất nhạy bén Trừ hai đốt phía trước đầu, các đốt khác đềucó sợi tơ, các sợi tơ xếp thành hai chùm lưng và hai chùm bụng trên mỗi đốt

Số lượng đốt thân ở trùn đất từ 110 – 180 đốt Trùn đất có sợi tơ rất đặc biệt,nó là cơ quan vận động của trùn đất, các sợi tơ thường ngắn là điểm tựa trên thànhhang giúp trùn đào và di chuyển trong đất

Đai vòng của trùn là đai sinh dục Trên cơ thể trùn đã trưởng thành về sinhdục thường thấy một cái vòng có dạng như chiếc nhẫn hay dạng yên ngựa Dịch thểtrong xoang thân của trùn là chất dịch có độ dính, màu trắng sữa, trong đó phần lớnlà nước lẫn với các loại tế bào thực bào, tế bào thể xoang, các chất do quá trình traođổi chất của các tế bào nói trên thải ra, CaCO3, một số loại men, kích thích tố, …

Trùn quế Perionyx excavatus thường sống trên mặt đất, ở nơi ẩm ướt có nhiều

phân rác ủ mục Trùn quế được tìm thấy ở Ấn Độ, Celyon, Úc, New Zealand và ởViệt Nam

Trùn quế thuộc loài giun cỡ nhỏ, rất hoạt động Thân hơi dẹt, có 2 đầu nhọn,dài từ 100 – 150cm có màu mận chín, có đai sinh dục chiếm 5 đốt từ đốt thứ XIIIđến đốt thứ XVII và có 2 lỗ sinh dục đực nằm ở gần nhau trong vùng lõm hình trứng

Trang 16

ở đốt thứ XVIII Cơ thể trùn quế còn có thể tiết ra hương thơm.

Đem trùn ra ngoài ánh sáng thì cơ thể phát dạ quang màu xanh tím(fluorrescence) Trùn quế có thể sống thích hợp trong điều kiện nhiệt độ từ 20 –

27oC

II.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Trong tự nhiên, trùn có thể sử dụng nhiều chất hữu cơ để làm thức ăn Nhưngtrong điều kiện bất lợi, trùn vẫn có thể lấy dinh dưỡng trong đất Evans và Guild(1948) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn trên sự đẻ kén của trùn và thấy rằng trùnchỉ ăn thức ăn có phân động vật sẽ đẻ nhiều kén hơn khi ăn thức ăn chỉ có chất hữu

cơ là thực vật

Thức ăn của trùn chủ yếu là các chất hữu cơ không có độc tố, có độ pH thíchhợp, có độ muối khoáng cao và đã được vi sinh vật phân giải như các loại phân giasúc gia cầm, chất thải của các nhà máy chế biến thực phẩm, các loại phế thải củanông sản, các cành lá mục, rau cải bỏ, …

Tuy nhiên, các loại cây gia vị (rau húng, rau quế, …), lá các loại cây có tinhdầu (lá chanh, lá cam, lá tràm bông vàng) đều có thể giết chết trùn hoặc làm trùn bỏtrốn

II.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

Trùn sinh trưởng bằng phương thức tăng số lượng hoặc tiết diện đốt thân.Trong quá trình sinh trưởng, cơ thể và thể tích trùn tăng lên Khi xuất hiện đai sinhdục là lúc trùn đã thành thục sinh dục

Sau đó, cùng với thời gian, đai sinh dục thoái hoá cho thấy trùn đã già Trongtự nhiên, vào mùa thu và mùa xuân, trùn tăng trưởng nhanh, vào mùa đông và mùahè, trùn tăng trưởng chậm hơn

II.1.5 Đặc điểm sinh sản

Trùn quế là loài động vật lưỡng tính nên cần ghép đôi để giao phối lẫn nhauvà thường giao phối quanh năm

Trong quá trình giao phối, trứng được phóng ra ngoài qua lỗ sinh dục cái.Trứng được đẩy ra ngoài nhờ tiêm mao của ống dẫn trứng và nhờ phễu hứng layđộng nhịp nhàng Vài ba ngày sau khi giao phối, đai sinh dục dày lên dần, nhận một

ít trứng và tuột trên thân trùn về phía trước đầu và nhận tinh dịch khi qua túi nhậntinh Sau đó, đai sinh dục từ từ tuột ra khỏi đầu trùn, rớt ra và tự thắt chặt hai đầu tạo

Trang 17

thành kén.

Lúc mới đẻ ra, kén có màu nâu và chuyển thành màu sẫm hơn khi già Kéncó dạng hình bầu dục hay ôvan Mỗi kén chứa từ 1 – 20 trứng (trung bình 7 trứng).Phôi phát triển trong kén không qua giai đoạn ấu trùng, khoảng 14 – 21 ngày trùnnon tự cắn thủng kén để chui ra ngoài

Sau khoảng 45 – 75 ngày, trùn quế con bắt đầu phát triển đai sinh dục và đẻlứa đầu tiên nhưng chưa phải là trùn thành thục Sau khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi, khitrùn quế đạt tới chiều dài tối đa của loài mới được gọi là trùn thành thục

Trong điều kiện nuôi đảm bảo đủ độ ẩm, đầy đủ thức ăn, một con trùn quếthành thục có thể sinh sản từ 800 – 1.200 con cháu trong một năm

II.2 Thành Phần Dinh Dưỡng của Trùn Quế

Trùn quế phơi khô có 93,62% vật chất khô; protein thô: 59,90% ; năng lượngthô: 402,09 Kcalo/100 gam; béo thô: 7,43%; xơ thô: 1,73%; Ca: 0,11%; P: 0,118%.(Phân tích tại Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích và Thí Nghiệm của Sở Khoa Học CôngNghệ Môi Trường TP Hồ Chí Minh)

Trùn tươi có: nước: 80,18%; protein thô: 11,76%; béo thô: 1,32%; xơ thô:0,11%; Ca: 0,09%; P: 0,14%; tro thô: 0,32%; cát sạn: 0,59% ( Phân tích tại Chi CụcThú Y TP Hồ Chí Minh)

Nếu đem so sánh về protein của trùn đất với protein của đậu nành rang là37% - 38%, của bột cá lạt loại tốt là 55% thì protein của trùn khô cao hơn

Trùn quế Perionyx excavatus có chứa 17 amiono acid: Tính %(W/w)

Trong 17 amino acid của trùn quế đã có 9 amino acid không thể thay thế rấtcần thiết cho sự sinh trưởng và phát dục của gia súc gia cầm, đó là: Methionine,Arginine, Threonine, Phenylalanin, Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Valine,

tương tự như ở loài trùn Pheretima aspergillum.

Bảng 2.1 Thành phần amino acid trong trùn khô

Các amino acid % trong trùn khô % so với lysine

Trang 18

Bảng 2.2 Thành phần acid béo trong trùn khô

Thành phần acid béo (ester metyl) % skđ

(skđ: sinh khối đặc)

Trùn Perionyx excavatus có nhiều loại acid béo hơn trùn Pheretima

aspergillum mà Lê Thị Thu Hằng đã phân tích (phân tích tại Trung Tâm Dịch Vụ

Phân Tích và Thí Nghiệm của Sở Khoa Học Công Nghệ Môi trường TP Hồ ChíMinh)

II.3 Thành Phần Dinh Dưỡng của Cám Gạo

Trang 19

Giá trị dinh dưỡng của cám gạo (NRC, 1993)

Trọng lượng khô: 91%

Protein: 12,8%

Lipid: 13,7%

Xơ thô: 11,1%

Khoáng: 11,6%

II.4 Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha

II.4.1 Phân loại

Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949.

Tên Việt Nam: Cá lăng nha, lăng đuôi đỏ

Tên tiếng anh: Red- tail catfish

2.4.2 Phân bố

Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá phân bố tự nhiên ở Ấn Độ và khu

vực Đông Nam Á, phân bố chủ yếu ở các con sông lớn từ thượng nguồn đến tậnvùng cửa sông (Smith, 1945) Cá lăng cũng được tìm thấy ở đảo Sanda, Ido(Indonesia) và ngay cả ở Trung Quốc

Ở Sumatra chúng được tìm thấy ở mọi khu vực của sông từ thượng nguồn đếnhạ nguồn, nhiều nhất ở khu vực hạ lưu của sông nơi có vùng ngập nước

Theo Mai Thị Kim Dung (1998) cá lăng phân bố rộng rãi, hiện diện hầu hết ởcác nước Đông Nam Á, Châu Á Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), ở Việt Nam, cálăng hiện diện rộng rãi ở các sông rạch thuộc miền Nam, phân bố ở các sông lớnnhư: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sôngVàm Cỏ Tây từ thượng nguồn đến vùng cửa sông, và có nhiều ở các hồ tự nhiên lớn:hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, chúng thường sống ở những nơi nước chảy chậm và sâu

Cá lăng nha được tìm thấy trên các sông lớn ở lưu vực sông Mê Kông, đôi khibắt gặp ở Tonlé Sap (Biển Hồ) và hạ lưu sông Mê Kông

Trang 20

Đa số các loài cá lăng là cá có giá trị kinh tế cao, phẩm chất thịt ngon, đượcnhiều người ưa thích, có thể phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2.4.3 Đặc điểm hình thái

Cá lăng nha có thân thon dài, đầu rộng và hơi dẹp đứng Miệng ở dưới vàrộng, hướng ra phía trước Môi trên dày và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm dướiđều có răng nhỏ, nhọn Mắt trung bình nằm gần đỉnh đầu, khoảng cách giữa hai mắtlớn Khe mang rộng, màng mang tách khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau Có 4đôi râu: 1 đôi râu mũi kéo dài đến mắt, 2 đôi râu cằm, 1 đôi râu hàm trên (kéo dàiđến vây hậu môn)

Cá có vây mỡ, vây ngực và vây lưng có gai cứng Vây đuôi phân thùy sâu,mép thùy trên dài hơn mép thùy dưới Vây lưng và vây ngực có tia cứng, tia cứngvây ngực to, khoẻ, phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ và được baophủ bởi một lớp da và không có răng cưa Thân có màu xám hoặc xanh đen, vâyđuôi và mép các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn có màu đỏ.Râu hàm trên của cá có màu trắng đục và to (Chaux và Fang, 1949)

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá lăng nha

(Mystus wyckioides) được mô tả như sau: đầu dẹp bằng, mắt dưới phẳng Mõm

vuông nếu nhìn từ mặt lưng và nhọn nếu nhìn từ mặt bên Miệng cận dưới, rộng, cóhình vòng cung, nằm trên mặt phẳng ngang, không co duỗi được Có 4 đôi râu: mộtđôi râu mũi, một đôi râu mép và hai đôi râu hàm dưới; râu mép dài nhất, kéo dài tớimép vi hậu môn Mắt to không có da che phủ, nằm lệch về mặt lưng của đầu, gầnchóp mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang Phần trán giữa hai mắt rộng vàphẳng Mấu xương chẩm ngắn, nhọn Màng mang rất phát triển nhưng không dínhnhau và không dính với eo mang, lỗ mang rộng

Thân thon dài, phần trước thân tròn, phần sau thân dẹp bên Gai vi lưng nhỏhơn gai vi ngực và mặt sau của gai này có răng cưa hướng vào gốc vây Vi mỡ nằmđối diện với vi hậu môn và dài, gốc vi mỡ dài tương đương với gốc vi hậu môn

Mặt lưng của thân và đầu có màu nâu đậm và nhạt dần xuống bụng, bụng cácó màu trắng đục Toàn thân ánh lên màu xanh rêu, phần sau vi mỡ có một đốm đenrộng

2.4.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá lăng nha là loài cá dữ, hoạt động kiếm ăn mạnh về đêm, thức ăn của nólà cá con, côn trùng, tôm, cua, nhuyễn thể, giáp xác, thịt, mùn bã hữu cơ, … Cá sốngchui rút ở những hốc đá, gốc cây và bụi rậm, … Đây là loài ưa tối

Trang 21

Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998, trích bởi Đào Dương Thanh,2004) thì cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình: miệng rộng, rănghàm sắc và nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân là 89,35%.Phân tích 25 mẫu thức ăn trong ruột cá có chỉ số no đầy là 1,18 và thành phần thứcăn chính là động vật.

Theo Suwannvat, 1971 (trích bởi Amornsakun và ctv., 1998), cá lăng nha tìmđến những nơi nước chảy trong thủy vực nơi mà có những sinh vật làm thức ăn của

cá như: Volvox sp., Cladocera và Chironomus, …

Theo Ngô Trọng Lư & Thái Bá Hồ, 2001, cá lăng thuộc nhóm cá dữ Khi cácòn nhỏ thức ăn của cá là các côn trùng có trong nước: ấu trùng muỗi lắc, giun ít tơ,rễ cây, … Khi cá lớn thức ăn chủ yếu là tôm, cua, cá con, giun đất, …

Mặt khác, theo Ngô Văn Ngọc (2002) thì cá lăng hoàn toàn thích hợp vớithức ăn công nghiệp trong điều kiện nuôi nhân tạo

2.4.5 Đặc điểm sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cá theo thờigian nhờ quá trình trao đổi chất Sinh trưởng cũng là quá trình sử dụng và đồng hóathức ăn xảy ra bên trong cơ thể của cá

Quá trình này đặc trưng tương ứng với từng loài cá và tùy thuộc vào nhiềuyếu tố: điều kiện môi trường sống, thuộc tính của loài, số lượng thức ăn có trongthủy vực, thời gian sống của cá, giới tính Đây là đặc tính thích ứng của loài, đảmbảo sự sống của loài với điều kiện môi trường

Theo Mai Đình Yên và ctv., 1992 họ Bagridae có kích cỡ tối đa đạt 80 cm

Theo Smith (1945; trích bởi Đào Phạm Minh Hòa, 2004), giống Mystus trong tự

nhiên có thể đạt kích thước hơn 60cm, nhưng chiều dài thông thường thì từ 25 -30cm

2.4.6 Đặc điểm sinh sản

Theo Mai Thị Kim Dung (1998) cá lăng nha có thể tham gia sinh sản ở kíchthước 32cm Mùa sinh sản của cá lăng kéo dài quanh năm và không xác định đượcđỉnh Đường kính trứng khi đã chín mùi đạt đến 1mm (Smith, 1945, trích bởi Mai ThịKim Dung, 1998)

Theo Rainboth, 1996 thì cá lăng tìm vào những vùng ngập nước để sinh sản

Ở Tonesap cá đực được tìm thấy vào khoảng tháng 8 và khoảng từ tháng 10 -12 cácon trở ra sông

Trang 22

2.4.7 Phân biệt đực cái

Ở cá đực khi thành thục thì rìa tuyến sinh dục có nhiều túi nhỏ, phân túinhiều và rõ khi tuyến sinh dục càng phát triển Tuyến sinh dục cá cái dài và thon

Ngoài ra, sự khác biệt giới tính ở cá lăng nha còn có thể nhận biết qua nhữngđặc điểm bên ngoài như: cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút; cá cái cóphần bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh dục hình trònmàu hồng và hơi lồi ra

2.5 Cơ Sở Lý Thuyết Thức Ăn Nuôi Tôm Cá

Thành phần hóa học của thức ăn nuôi tôm cá gồm ba nhóm chất cơ bản:protid, glucid và lipid Ngoài ra, còn có vitamin và các chất hữu cơ khác

2.5.1 Nhu cầu năng lượng

Năng lượng là một dạng của vật chất khi hấp thụ vào cơ thể sẽ được sử dụngcho các hoạt động sống, được tích lũy và thải loại một phần ra ngoài cơ thể Trongsinh học, năng lượng không chỉ được sử dụng cho sự vận động, sự co cơ mà còn đượcsử dụng cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhằm thực hiện việc xây dựng cácmô mới, duy trì sự cân bằng áp lực thẩm thấu cơ thể, sự tiêu hóa cũng như hấp thụcác dưỡng chất, …

Năng lượng có trong thức ăn được hấp thu vào cơ thể được đốt cháy bởi oxy,giải phóng CO2 và sinh nhiệt Do đó, giá trị năng lượng là tiêu chuẩn đầu tiên đểđánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai,1996; trích bởi Phạm Thị Kiều Diễm, 2003)

Protein và lipid là nguồn cung cấp năng lượng cao cho cá còn carbohydratecó giá trị như là nguồn cung cấp năng lượng thay đổi, tùy theo loài tôm cá (Lazard,1993; trích bởi Phạm Thị Kiều Diễm, 2003)

2.5.1.1 Nhu cầu năng lượng duy trì

Nhu cầu năng lượng duy trì là năng lượng cần thiết để cá đạt một cân bằnggiữa năng lượng hấp thụ và tiêu thụ, nghĩa là cá có trọng lượng không thay đổi trongmột khoảng thời gian thí nghiệm

Nhu cầu năng lượng duy trì của cá thay đổi tùy theo kích cỡ, độ tuổi, môitrường sống và loại thức ăn mà cá sử dụng Khi nhiệt độ tăng cao nhu cầu nănglượng duy trì có khuynh hướng tăng lên và cá càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng duy

Trang 23

trì tương đối sẽ tăng lên (KJ/kg thể trọng) (Lê Thanh Hùng, 2000).

2.5.1.2 Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng

Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng là năng lượng cần thiết để sản sinh ramột kg thể trọng cá Nhu cầu năng lượng tăng trưởng thay đổi tùy theo thành phầncủa thức ăn, đặc biệt là tỉ lệ giữa năng lượng protein và năng lượng phi protein (LêThanh Hùng, 2000)

Theo Hepher, 1998 ( Trích bởi Lê Thanh Hùng, 2000) thì:

Do nhu cầu năng lượng duy trì và nhu cầu năng lượng tăng trưởng tăng lênkhi trọng lượng cá tăng nên nhu cầu tổng cộng sẽ càng tăng lên khi cá càng lớn

Mặt khác, nhu cầu duy trì và nhu cầu tăng trưởng tăng lên với tốc độ chậmhơn so với tốc độ tăng trọng của cá nên nhu cầu tương đối (nhu cầu trên một đơn vịtrọng lượng) sẽ giảm khi cá càng lớn

Ngoài ra, nhu cầu duy trì tăng lên với tốc độ nhanh hơn nhu cầu tăng trưởngnên cá càng lớn thì lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng một đơn vị sẽ càng lớn

2.5.2 Nhu cầu protein và acid amin

Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãnyêu cầu các amino để đạt tăng trưởng tối đa

Protein có một cân bằng các amino acids thiết yếu và có độ tiêu hóa cao sẽdẫn đến nhu cầu protein thấp hơn loại protein không cân bằng amino acid thiết yếuvà ngược lại

Protein trong hầu hết các loại thức ăn được chế biến phù hợp thì có khả năngtiêu hoá cao đối với cá Hệ số tiêu hóa thức ăn của cá đối với các loại thức ăn giàuprotein thường trong phạm vi từ 75 – 95% Khả năng tiêu hóa protein có xu hướnggiảm sút khi hàm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn tăng cao

Theo Smith (1976) cho rằng sự gia tăng nhiệt độ từ 127 - 2040C sẽ làm tăngkhả năng hấp thụ protein trong bột đậu nành từ 45 - 75%

Protein đặc biệt ảnh hưởng đến tốc độ lớn Ăn thiếu protein còn làm cho tômcá nhạy cảm với sự nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp, chậm lớn và dễ sinhbệnh Vì vậy, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chấtlượng cá tôm

Trang 24

Sản phẩm thủy phân cuối cùng của protein là các acid amin Các nguyên tốtrong thành phần protein gồm N (trung bình 16%), C (50 - 55%), O (11 - 24%), S (0 -4%), và đôi khi có các nguyên tố khác như P, Ca, Mg, Cr, I, Zn, … thành phần đặchiệu của protein được cơ thể sử dụng là nitơ.

Quá trình tiêu hóa sẽ phân giải protein trong thức ăn thành amino acid Cácamino acid này thấm qua thành ruột và sẽ được vận chuyển đến các tổ chức cơ thể.Tại đây các chất này được cơ thể sử dụng để tổng hợp protein đặc trưng của từngloài cho cơ thể

2.5.3 Nhu cầu lipid và acid béo

Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai (1996): chất béo gây hương

vị hấp dẫn trong thức ăn tôm cá Thức ăn tôm cá phối hợp bằng những nguyên liệuthông thường đã đảm bảo khoảng hơn một nửa khẩu phần, phần còn lại được cungcấp nhờ sự phối trộn trực tiếp thêm dầu mỡ

Một phần chất béo còn có thể được tổng hợp trong cơ thể nhờ glucid và mộtphần từ protid Trong cơ thể glucid và protid chỉ có thể chuyển thành các acid béono

Thành phần chính của chất béo là các acid béo (trên 90%) Do đó, phầnquyết định tính chất của glucid thuộc về các acid béo

Chất béo khi tham gia vào khẩu phần thức ăn đơn hay khẩu phần hỗn hợpthường cho những giá trị tiêu hóa từ 82 - 95% đối với cá Khả năng tiêu hóa chất béothường thay đổi rất rõ khi nồng độ thức ăn thấp

2.5.4 Nhu cầu carbohydrate

Độ tiêu hóa carbohydrate lệ thuộc rất nhiều vào lượng thức ăn hàng ngày và

tỉ lệ cellulose trong thức ăn: Cùng một loại thức ăn, khi gia tăng lượng thức ăn hàngngày thì động vật thủy sản có khuynh hướng giảm độ tiêu hóa, vì khi tăng lượng thứcăn thì tốc độ thức ăn đi qua ống tiêu hóa nhanh và nhiều, do đó khả năng tiêu hóacủa cá sẽ giảm

Theo Cartney (1971) thì hoạt động thủy phân tinh bột của động vật thủy sản

bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc và số lượng carbohydarate có trong khẩu phần thức ăn.Và sự gia tăng carbohydrate chứa trong khẩu phần thường đưa đến kết quả làm giảmhoạt tính của enzym

2.5.5 Nhu cầu muối khoáng

Trang 25

Calci được hấp thụ rất nhiều từ môi trường nước qua mang Lượng calci hấpthu trong môi trường nước tùy thuộc vào môi trường sống và lượng phophorus cótrong thức ăn Do đó, sự hấp thu calci có thể được cá tự điều chỉnh thông qua sự giatăng hấp thụ từ môi trường nước.

Vì vậy, nhu cầu calci của cá ít được chú ý, tuy nhiên nếu cá được nuôi ở môitrường nước thật mềm thì lượng calci trong thức ăn cần phải được lưu ý vì hàm lượngcalci trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá

Cá hấp thụ phophorus từ nước rất thấp nên phần lớn nhu cầu phophorus củacá phải được cung cấp từ thức ăn

Thức ăn là nguồn cung cấp phosphorus chính cho động vật thủy sản mặc dùlượng phophorus hấp thụ trong thức ăn thay đổi theo tỉ lệ giữa hàm lượng phophorusvà hàm lượng calci có trong thức ăn

Ngoài ra, nhu cầu phophorus của cá lệ thuộc rất nhiều vào cấu trúc bộ máytiêu hóa của từng giống loài cá và tính chất phopho trong thức ăn

Thành phần phospho có sẵn trong bột cá có hàm lượng tro cao (trên 16%) vàthay đổi theo từng loài, nhưng thường thấp hơn những loại cá có hàm lượng tro thấp

Vai trò các khoáng chất đối với tôm cá rất đa dạng, chủ yếu là quá trình tạohình đặc biệt là vỏ, vây, xương, tham gia quá trình tạo protid, các quá trình enzyme,điều hòa chuyển hóa nước, duy trì tính ổn định môi trường bên ngoài và sức đềkháng đối với nhiễm trùng

Các chất khoáng có mặt trong nguyên liệu thức ăn với hàm lượng lớn tứchàng chục đến hàng trăm mg% có khi hàng g% gọi là yếu tố đa lượng, trong đó làcanxi, phospho, natri, kali, chlor, sulfur (Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thị Quỳnh Mai,1996)

2.5.6 Nhu cầu vitamine

Vitamine là nhóm chất hữu cơ hiện diện trong thức ăn với một lượng rất nhỏmà cơ thể sinh vật không tổng hợp được hay tổng hợp không đủ cho nhu cầu Chấthữu cơ này không phải là các amino acids hay acid béo thiết yếu, chúng giữ một vaitrò rất quan trọng trong dinh dưỡng Sự thiếu hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫnđến các triệu chứng bệnh

Hầu hết các vitamine có vai trò như một co-enzyme hay các tác nhân hỗ trợcác enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật Các vitaminethường đóng vai trò như tác nhân oxy hóa, chuyển electron từ hợp chất hữu cơ sang

Trang 26

chất nhận như oxy trong quá trình oxy hóa của sinh vật.

Vai trò các vitamin đối với cơ thể rất quan trọng, cần thiết cho sự chuyển hóachủ yếu của cơ thể Trong đó, có quá trình đồng hóa và sử dụng các chất dinh dưỡngcũng như quá trình lớn, xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể

Vitamin phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể mà có được từ nguồnthức ăn động vật và thực vật Nhu cầu toàn bộ của mỗi kg thể trọng tôm cá về cácvitamin chỉ khoảng mấy chục mg mỗi ngày

Tuy ít như vậy nhưng thiếu mỗi vitamin sẽ là nguyên nhân của nhiều rối loạnchuyển hóa quan trọng Vì vậy, trong thành phần thức ăn không được để thiếu cácloại vitamin

Trang 27

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2005 đến hết tháng 8/2005 tại Trại ThựcNghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

III.2 Đối Tượng Nghiên Cứu

Trùn quế (Perionyx excavatus)

Trang 28

Hình 3.1 Trùn quế (Perionyx excavatus)

Cá lăng nha (Mystus wyckioides) 10 ngày tuổi, với chiều dài trung bình là

18,6mm và trọng lượng trung bình là 0,06g

Trang 29

Hình 3.2 Cá lăng nha 10 ngày tuổi

III.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu

Vật liệu:

- Dụng cụ dùng trong thí nghiệm bao gồm:

Giai lưới nylon có kích thước 2x1x1m, bạt làm ô nuôi trùn, cọc tre, thau nhựa,vợt, cân điện, giấy kẻ ôli, nhiệt kế, khung tre, máy xay thịt, tủ lạnh để bảo quản thứcăn …

- Hóa chất:

DO test, pH test

- Thức ăn sử dụng nuôi cá:

Trùn quế xay nhuyễn: trùn được mua từ trại nuôi trùn quế trực thuộc KhoaNông Học, trùn được mang về nuôi tăng sinh khối và được sử dụng dần để chế biếnthức ăn

Cá tạp xay nhuyễn: nguồn cá tạp sử dụng cho cá lăng nha ăn là cá rô phiđược bắt lên từ những ao của trại Cá được làm sạch loại bỏ chất bẩn và để ráo, sau

Trang 30

đó xay nhuyễn bằng máy xay thịt Cá xay nhuyễn được đóng gói cẩn thận bằng baonylon và được bảo quản lạnh.

Cám gạo mua về được bảo quản trong kho của trại

Các công thức thức ăn được phối trộn bằng trùn quế xay nhuyễn và cám gạotheo những tỷ lệ nhất định cho trước Sau đó, được đóng gói và bảo quản bằng tủlạnh

- Thức ăn sử dụng nuôi trùn quế:

Phân bò tươi được lấy từ trại thực nghiệm của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Sauđó, một phần phân bò tươi được phơi khô để làm phân khô

Thành phần dưỡng chất chứa trong thức ăn được phân tích tại Bộ Môn DinhDưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ ChíMinh

III.4 Phương Pháp Nghiên Cứu

III.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Đối với trùn quế: chia làm 2 thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Aûnh hưởng của thức ăn lên sinh khối trùn quế Trùn quế đượcbố trí trong các hộc có kích thước 0,6x0,4x0,3m đặt trên mặt đất Thí nghiệmđược chia làm hai nghiệm thức với hai công thức thức ăn là phân bò tươi và phânbò khô

Thí nghiệm 2: Aûnh hưởng của mật độ lên sinh khối trùn quế Trùn quế đượcbố trí trong các hộc có kích thước 0,6x0,4x0,3m đặt trên mặt đất Thí nghiệm đượcchia làm ba nghiệm thức ứng với ba mật độ là 0,5kg trùn quế/m2; 1kg trùn quế/m2 và2kg trùn quế/m2

Trang 31

Hình 3.3 Hộc nuôi trùn quế.

Hình 3.4 Thả giống trùn quế

- Đối với cá lăng nha: Cá lăng nha được bố trí trong giai có kích thước

Trang 32

2x1x1m đặt trong ao đất có diện tích 800m2, với chiều cao mức nước ao khoảng1,2m

Thí nghiệm được chia làm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 công thức thức ănkhác nhau Mỗi nghiệm thức bao gồm 2 lô tương ứng với 2 lần lặp lại trong cùng mộtthời điểm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố làthức ăn như sau:

Nghiệm thức I: Sử dụng 100% cá tạp xay nhuyễn Nghiệm thức này đượcdùng làm nghiệm thức đối chứng

Nghiệm thức II: 30% trùn quế + 70% cám gạo

Nghiệm thức III: 45% trùn quế + 55% cám gạo

Nghiệm thức IV: 60% trùn quế + 40% cám gạo

Mật độ thả là 100 con/m3 Khẩu phần thức ăn cho ăn là 10% trọng lượngthân, cho ăn ngày 2 lần sáng và chiều

Hình 3.5 Hệ thống giai ương cá lăng nha

Trang 33

III.4.2 Chăm sóc và quản lí

- Đối với trùn quế, chúng tôi cho ăn đảm bảo đủ lượng và rải đều khắp bềmặt hộc, dày khoảng 3-4cm Riêng phân bò tươi chúng tôi cho ăn thành từng cụm vìphân tươi khi phân hủy thừơng rất nóng sẽ làm chết trùn và làm trùn ngạt thở

- Đối với cá lăng nha, chúng tôi cho cá ăn mỗi ngày 2 lần với khẩu phần thứcăn cho ăn là 10% trọng lượng thân, buổi sáng vào lúc 7giờ 30 và buổi chiều vào lúc16giờ 30 Trước khi cho ăn thì vệ sinh sàn ăn và loại bỏ thức ăn thừa

Trong quá trình nuôi các chỉ tiêu về môi trường như nhiệt độ, DO, pH cũngđược theo dõi:

Nhiệt độ, DO, pH đo cùng một lúc vào 6g 30 và 16g 30 Cách 1 tuần đo mộtlần Trùn quế thì chỉ đo nhiệt độ và pH

Nhiệt độ nước đo bằng nhiệt kế thủy ngân, đơn vị là o C

DO đo bằng DO test, đơn vị là mg O2 /L

pH đo bằng pH test

III.4.3 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của trùn quế và cá lăng nha

- Đối với trùn quế: Chúng tôi kiểm tra sinh khối ở mỗi lô định kì là 15ngày/lần cân sinh khối bằng cân đồng hồ Đơn vị tính là gam

- Đối với cá lăng nha: Định kì 2 tuần/lần bắt ngẫu nhiên 30 cá thể trong từnglô để kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá

Đo chiều dài dùng giấy kẻ ôli Đo chiều dài của từng cá thể từ đầu mõm đếncuối vây đuôi Kí hiệu là L, đơn vị tính là mm

Cân trọng lượng: cân trọng lượng từng con bằng cân điện tử Đơn vị tính làgam

So sánh tốc độ tăng trưởng của cá lăng lai.

Aùp dụng các công thức sau để tính tốc độ tăng trọng lượng tuyệt đối và trọnglượng tương đối của cá lăng nha:

Trọng lượng cuối – trọng lượng đầuTrọng lượng tương đối (TLTĐ) (%) = x100

Trang 34

Trọng lượng đầu

Trọng lượng cuối – trọng lượng đầuTrọng lượng tuyệt đối (TLtđ) (g/ngày) =

Số ngày nuôi

Chúng tôi cũng áp dụng hai công thức trên để tính tốc độ tăng sinh khốitương đối và tuyệt đối của trùn quế

Chiều dài tuyệt đối và tương đối của cá lăng nha:

Chiều dài cuối – chiều dài đầuChiều dài tương đối (CDTĐ) (%) = x100

Chiều dài đầu

Chiều dài cuối – chiều dài đầuChiều dài tuyệt đối (CDtđ) (mm/ngày) =

Số ngày nuôiChú thích:

TLTĐ: tăng trọng tương đối

TLtđ: tăng trọng tuyệt đối

CDTĐ: chiều dài tương đối

CDtđ: chiều dài tuyệt đối

III.4.4 Phương pháp kiểm tra tỷ lệ sống của cá

Tỷ lệ sống được xác định sau khi kết thúc thí nghiệm ở mỗi lô tính theo côngthức sau:

Số cá thu đượcTỷ lệ sống (%) = x 100

Số cá thả nuôi

Trang 35

Sinh trưởng

Liên quan giữa chiều dài và trọng lượng chúng tôi áp dụng công thứccủa Le Cren (1995) để đánh giá mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng

W = a x Ln

Với a, n: thông số đặc thù của cá

W: trọng lượng của cáL: chiều dài của cá (mm)

III.5 Phương Pháp Xử Lí Thống Kê

Các giá trị trung bình về tăng trưởng của cá được tính bằng phần mềm Excel.Sử dụng phần mềm stagraphic 7.0 phân tích đơn yếu tố (One way ANOVA) để kiểmtra sự khác biệt giữa các nghiệm thức với nhau của cá lăng nha và của trùn quế

Trang 36

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

PHẦN I ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ LÊN SINH KHỐI TRÙN QUẾ

IV.1 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sinh Trưởng của Trùn Quế

Trùn quế là loài giun cỡ nhỏ, có hai đầu nhọn màu mận chín, trùn là loài rấthọat động sống trong đất ẩm Sự sinh trưởng và phát triển của trùn quế cũng giốngnhư các động vật khác, tất cả đều chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong như:sự phát triển và già đi của tế bào, sự biến chuyển vật chất, mối tương quan về hoạtđộng giữa các nội quan, … và các yếu tố bên ngoài như: thức ăn, nhiệt độ, pH, độẩm, … Các yếu tố này có thể kích thích sự trao đổi chất cũng như ức chế sự sinhtrưởng của vật nuôi

IV.1.1 Nhiệt độ

Mọi động vật nói chung đều chịu sự chi phối của nhiệt độ và giới hạn chịuđựng của mỗi loài là khác nhau Theo Nguyễn Văn Bảy (2004), trùn quế sống trongphạm vi nhiệt độ dao động từ 5 – 300C, nhưng thích hợp nhất cho trùn sinh sản là từ

20 - 250C Còn ở khoảng nhiệt độ dao động từ 28 – 300C thì trùn có thể duy trì mứcđộ sinh trưởng nhất định

Theo Lofs và Holmin (1995), trùn quế sinh trưởng và phát triển tốt nhất là ởnhiệt độ 25 - 280C

Trong quá trình thí nghiệm, khoảng nhiệt độ mà chúng tôi theo dõi dao độngtừ 26 - 300C nên cũng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của trùn, do đó nhiệtđộ không ảnh hưởng lắm đến kết quả thí nghiệm của chúng tôi Đạt được điều này,có lẽ là do chúng tôi duy trì chế độ chăm sóc và quản lý tốt, chúng tôi cho trùn ăntheo từng cụm riêng biệt, tạo nhiều khoảng trống trên bề mặt chất nền Vì vậy giúpcho chất nền trao đổi nhiệt tốt, thông thoáng, loại bỏ khí độc có hại được sinh ratrong quá trình thức ăn phân hủy và giúp trùn hô hấp tốt

IV.1.2 Độ ẩm

Nước là thành phần rất quan trọng, chiếm từ 75 – 90% khối lượng cơ thể củatrùn Độ ẩm và nhiệt độ có quan hệ lẫn nhau trong sự sinh trưởng và phát triển của

Trang 37

trùn Do đó, độ ẩm là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng hay giảmsinh khối của trùn quế.

Theo Nguyễn Văn Bảy(2004), độ ẩm thích hợp cho trùn quế sinh trưởng vàphát triển dao động từ 60 – 70% nên chúng tôi phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm.Theo kinh nghiệm ở một số trại trùn, phương pháp kiểm tra độ ẩm rất đơn giản bằngcách lấy chất nền cho vào lòng bàn tay và bóp nhẹ thì thấy nước rịn ra ở kẻ cácngón tay là phù hợp cho trùn

Độ chiếu sáng

Theo Nguyễn Văn Bảy (2004), tia tử ngoại rất có hại cho trùn vì chúng cókhả năng giết chết trùn, làm chết phôi, … Trùn quế là loại nhạy cảm với ánh sángnên chúng thường tránh ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn chiếu với cường độ mạnh,ánh sáng màu xanh và tia tử ngoại nhưng trùn không sợ ánh sáng hồng

Chúng tôi bố trí trùn trong nhà lồng có cường độ chiếu sáng thấp, không ảnhhưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời Mặt khác, chúng tôi dùng manh chiếu cũ phủlên bề mặt thức ăn nên đã giảm phần nào ảnh hưởng của ánh sáng Trong quá trìnhthí nghiệm, chúng tôi nhận thấy trùn ăn mạnh vào ban đêm và ăn ít vào ban ngày,vào ban ngày trùn chỉ ăn ở lớp dưới bề mặt phân, chỉ khi đến ban đêm trùn xuất hiệnngay cả trên bề mặt phân

Trang 38

IV.1.5 Chất nền

Chất nền là nơi lưu trú lâu dài của trùn quế Chất nền giúp trùn tránh ánhsáng, nóng lạnh và những điều kiện ngoại cảnh bất lợi khác đối với trùn

Chất nền cho trùn ở phải đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm cao, không chua, khôngcó địch hại và độc chất gây ảnh hưởng bất lợi cho trùn Người ta thường sử dụng chấtnền làm từ phân gia súc được ủ hoai với phân xanh, than bùn, rơm rạ, xơ dừa, … Ởđây chúng tôi sử dụng phân bò ủ hoai để làm chất nền cho trùn quế Do trùn rấtnhạy cảm với tinh dầu, mùi thơm nên chất nền phải loại bỏ những cây có mùi thơmvà nhiều tinh dầu (húng quế, lá bạc hà, lá tràm bông vàng, …), nếu không trùn sẽ bỏđi

Trong thí nghiệm của chúng tôi, chúng tôi thấy đối với chất nền mới hoàntoàn, khi bố trí trùn vào thì đêm đầu tiên trùn có hiện tượng bỏ đi Do đó chất nềnphần nào cũng ảnh hưởng đến sinh khối cũng như kết quả thí nghiệm của chúng tôi

IV.2 Sự Tăng Trưởng của Trùn Quế

Cũng như các động vật nuôi khác, sự tăng trưởng của trùn quế cũng là vấn đềđược quan tâm nhất là nghề nuôi trùn thương phẩm

Sự tăng trưởng của trùn được thực hiện bằng hai phương thức: gia tăng tiết

diện hay số lượng của đốt thân Ở trùn Perionyx excavatus quá trình phát triển của

phôi kéo dài từ 2 – 3 tuần, sau đó nở ra trùn non Trùn non sẽ tăng trưởng bằng cáchgia tăng trọng lượng và chiều dài thân cho đến khi xuất hiện đai sinh dục thì trùn đãtrưởng thành về mặt sinh dục, lúc này trùn có thể tham gia sinh sản Khi đai sinh dụcthoái hóa thì cũng là lúc trùn đã già, trước khi chết trọng lượng thân trùn giảm sút

Trong tự nhiên trùn quế tăng trưởng nhanh vào mùa thu và mùa xuân, cònvào mùa đông và mùa hè thì sự tăng trưởng của trùn chậm hơn

Sự tăng trưởng của trùn biến động theo độ tuổi, ở giai đoạn còn non thì trùntăng trưởng nhanh hơn nhưng khi bắt đầu thành thục sinh dục (hình thành đai sinhdục) thì sự tăng trưởng chậm lại hay ngừng hẳn Để theo dõi tăng trưởng của trùnchúng tôi bố trí hai thí nghiệm: thí nghiệm 1 khảo sát ảnh hưởng của thức ăn lên sinhkhối trùn quế và thí nghiệm 2 khảo sát ảnh hưởng của mật độ lên sinh khối trùn quế

A Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Thức Ăn Lên Sinh Khối Trùn Quế

Ở thí nghiệm này chúng tôi bố trí bốn hộc bằng bạt nilon, kích thước mỗi hộc60x40x30 cm tương ứng với bốn lô, thử nghiệm bằng hai công thức thức ăn tươngứng với hai nghiệm thức (NT), như vậy mỗi NT có hai lần lặp lại với mật độ là 3kg/

Trang 39

NT I: sử dụng phân bò khô làm thức ăn cho trùn quế (NT đối chứng)

NT II: sử dụng phân bò tươi làm thức ăn cho trùn quế

Tất cả đều có cùng chế độ chăm sóc và quản lý như nhau nên ảnh hưởng củađiều kiện môi trường và chế độ chăm sóc, quản lý giữa các NT là tương tự nhau Vìvậy nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trùn quế ở thí nghiệm nàychính là thức ăn

Chúng tôi tiến hành cân sinh khối trùn quế định kì 15 ngày/lần và thu đượckết quả sau:

Bảng 4.1 Sinh khối trùn quế ở thí nghiệm 1 (g/m2)

NT 0 Thời gian (ngày nuôi)15 30 45

I 3000 2916,67 3229,17 2916,67

Qua kết quả thu được chúng tôi nhận thấy:

Sinh khối trùn ở hai NT có sự khác biệt rất lớn Sinh khối trùn quế ở cả balần cân tương ứng với sau15, 30 và 45 ngày nuôi có sự khác biệt rất có ý nghĩa vềmặt thống kê Cụ thể là ở lần đo thứ ba, sinh khối trung bình của NT II là 4479,17gcòn ở NT I là 2916,67g (P<0,01)

Ở NT I do trùn chưa thích ứng với phân bò khô mặt khác phân bò khô có hàmlượng muối khoáng, độ ẩm, mùi vị không thích hợp nên trùn có sinh khối trung bìnhchênh lệch rất lớn so với trùn ở NT II trong lần đo đầu tiên, sinh khối trung bình ở

NT I có phần giảm có lẽ cũng là do nguyên nhân này

Trang 40

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

Đồ thị 4.1 Tốc độ tăng sinh khối của trùn quế ở các NT

Theo kết quả phân tích nguồn thức ăn cho trùn do Bộ Môn Dinh Dưỡng GiaSúc thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM, chúng tôi cókết quả như sau:

Bảng 4.2 Thành phần protein trong thức ăn

Loại thức ăn Protein (%)

Chúng tôi nhận thấy ở NT I mặc dù hàm lượng đạm cao hơn nhưng khi sửdụng làm thức ăn cho trùn thì sinh khối tăng thấp, trong khi đó ở NT II hàm lượngđạm thấp hơn nhiều nhưng lại cho sinh khối trùn cao hơn Điều này được lí giải là dotập tính ăn của trùn quế là thích thức ăn tươi, có mùi hôi tanh, sẽ kích thích tính thèmăn của trùn Ở phân bò khô, do phơi khô nên không còn mùi vị, mất nhiều nước vàkhoáng, hàm lượng xơ cao nên trùn không thích ăn hoặc trùn ăn nhưng không đủhàm lượng đạm cho trùn phát triển khối lượng Qua thực tế, mỗi lần kiểm tra sinhkhối trùn chúng tôi quan sát thấy trùn ở NT I có màu sắc nhợt nhạt, gầy yếu và hoạtđộng châm chạp, … Điều này cho thấy thức ăn đã ảnh hưởng đến sinh khối của trùn

Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy qua thí nghiệm này, có lẽ mật độ cũngảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trùn quế

B Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Mật Độ Lên Sinh Khối Trùn Quế

Ngày đăng: 20/03/2013, 08:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Thành phần amino acid trong trùn khô - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 2.1 Thành phần amino acid trong trùn khô (Trang 15)
Bảng 2.2 Thành phần acid béo trong trùn khô  Thành phần acid béo (ester metyl)       % skđ - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 2.2 Thành phần acid béo trong trùn khô Thành phần acid béo (ester metyl) % skđ (Trang 16)
Hỡnh 3.1  Truứn queỏ (Perionyx excavatus) - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
nh 3.1 Truứn queỏ (Perionyx excavatus) (Trang 25)
Hình 3.2 Cá lăng nha 10 ngày tuổi - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 3.2 Cá lăng nha 10 ngày tuổi (Trang 26)
Hình 3.3 Hộc nuôi trùn quế. - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 3.3 Hộc nuôi trùn quế (Trang 28)
Hình 3.4 Thả giống trùn quế. - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 3.4 Thả giống trùn quế (Trang 28)
Hình 3.5 Hệ thống giai ương cá lăng nha. - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 3.5 Hệ thống giai ương cá lăng nha (Trang 29)
Bảng 4.1 Sinh khối trùn quế ở thí nghiệm 1 (g/m 2 ). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 4.1 Sinh khối trùn quế ở thí nghiệm 1 (g/m 2 ) (Trang 36)
Đồ thị 4.2 Tốc độ tăng sinh khối của trùn quế ở các NT - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
th ị 4.2 Tốc độ tăng sinh khối của trùn quế ở các NT (Trang 39)
Bảng 4.5 Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 4.5 Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm (Trang 42)
Bảng 4.6 Thành phần protein của thức ăn trong các nghiệm thức - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 4.6 Thành phần protein của thức ăn trong các nghiệm thức (Trang 43)
Bảng 4.7  Tăng trưởng trung bình của cá lăng nha trong quá trình thí nghiệm - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 4.7 Tăng trưởng trung bình của cá lăng nha trong quá trình thí nghiệm (Trang 44)
Bảng 4.8 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (L TĐ ) và tăng chiều dài tuyệt đối (L tđ ) của cá  laêng nha - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng 4.8 Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (L TĐ ) và tăng chiều dài tuyệt đối (L tđ ) của cá laêng nha (Trang 46)
Hình 4.1 Cá lăng nha ở NT I (38 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.1 Cá lăng nha ở NT I (38 ngày tuổi) (Trang 52)
Hình 4.2 Cá lăng nha ở NT II (38 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.2 Cá lăng nha ở NT II (38 ngày tuổi) (Trang 52)
Hình 4.3 Cá lăng nha ở NT III (38 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.3 Cá lăng nha ở NT III (38 ngày tuổi) (Trang 53)
Hình 4.4 Cá lăng nha ở NT IV (38 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.4 Cá lăng nha ở NT IV (38 ngày tuổi) (Trang 53)
Hình 4.6 Cá lăng nha ở NT II (52 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.6 Cá lăng nha ở NT II (52 ngày tuổi) (Trang 54)
Hình 4.7 Cá lăng nha ở NT III (52 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.7 Cá lăng nha ở NT III (52 ngày tuổi) (Trang 55)
Hình 4.8 Cá lăng nha ở NT I (66 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.8 Cá lăng nha ở NT I (66 ngày tuổi) (Trang 55)
Hình 4.9 Cá lăng nha ở NT II (66 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.9 Cá lăng nha ở NT II (66 ngày tuổi) (Trang 56)
Hình 4.10 Cá lăng nha ở NT III (66 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.10 Cá lăng nha ở NT III (66 ngày tuổi) (Trang 56)
Hình 4.11 Cá lăng nha ở NT IV (66 ngày tuổi). - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Hình 4.11 Cá lăng nha ở NT IV (66 ngày tuổi) (Trang 57)
Bảng phân tích đa phương về dao động sinh khối giữa các NT (so sánh lần 1) - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng ph ân tích đa phương về dao động sinh khối giữa các NT (so sánh lần 1) (Trang 62)
Bảng phân tích đa phương về dao động chiều dài giữa các NT (so sánh lần 1) - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
Bảng ph ân tích đa phương về dao động chiều dài giữa các NT (so sánh lần 1) (Trang 68)
Bảng  các chỉ tiêu thủy lí hóa trong ương nuôi cá lăng. - nuôi trùn quế và khảo sát ảnh hưởng của đạm trùn quế trong ương nuôi cá lãng nha từ giai đoạn cá hương lên cá giống
ng các chỉ tiêu thủy lí hóa trong ương nuôi cá lăng (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w