Đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí Hợp đồng xây dựng của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ppt (Trang 67 - 73)

d. Các xí nghiệp, các chi nhánh văn phòng, các đội sản xuất: Các chi nhánh và văn phòng đại diện.

2.3.2. Đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí Hợp đồng xây dựng của Công ty

dựng của Công ty

2.3.2.1. Ưu điểm

* Về doanh thu HĐXD

Hiện nay Công ty thường ký HĐXD dưới hình thức thanh toán theo khối lượng thực hiện. Theo cách này thì doanh thu HĐXD được ghi nhận là tương đối chắc chắn căn cứ vào hồ sơ nghiệm thu được khách hàng chấp thuận.

Về ước tính doanh thu của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng và đơn giá dự toán của công trình ước tính doanh thu trong kỳ. Việc áp dụng cách ước tính doanh thu như trên là phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp xây lắp và phù hợp với đặc điểm của Công ty.

Cùng với việc vận dụng phần mềm kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán sử dụng để ghi nhận doanh thu phù hợp với Chế độ kế toán hiện hành và theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

* Về chi phí HĐXD

Theo dõi doanh thu và quản lý chi phí HĐXD là hai vấn đề cơ bản trong công việc của kế toán Công ty. Kế toán chi phí HĐXD trong Công ty cổ phần Xây dựng số 2 đã có những ưu điểm sau:

+ Công ty cổ phần Xây dựng số 2 đã xây dựng dự toán chi phí ngay từ khi ký kết hợp đồng, điều này là căn cứ để Công ty có định mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cho từng HĐXD. Công ty không ngừng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phần lớn các chi phí phát sinh của HĐXD đều được tập hợp đầy đủ cho từng hợp đồng.

+ Các chi phí phát sinh đều được tập hợp đầy đủ trên sổ chi phí SXKD theo khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình.

2.3.2.2. Tồn tại

* Về kế toán doanh thu HĐXD

Doanh thu HĐXD còn tồn tại một số những hạn chế sau:

+Về việc xác định nội dung doanh thu của HĐXD

Việc xác định nội dung doanh thu của HĐXD hiện nay của Công ty chưa hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Có những khoản thu mà theo quy định được tính vào doanh thu của HĐXD nhưng Công ty lại không tính như: Khoản tiền thưởng mà chủ đầu tư trả cho công ty do hoàn thành hợp đồng trước thời hạn, hay các khoản tiền phạt mà chủ đầu tư phải trả cho Công ty do chủ đầu tư vi phạm những điều khoản trong hợp đồng về bản chất các khoản này thu được từ HĐXD nên phải được hạch toán vào doanh thu của HĐXD nhưng Công ty không ghi nhận các khoản này vào doanh thu của HĐXD mà ghi tăng thu nhập khác (TK 711).

+ Về việc ghi nhận doanh thu

Các HĐXD của Công ty hiện nay đều quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện và kết quả thực hiện HĐXD của công ty cũng được xác định một cách đáng tin cậy do phần công việc hoàn thành được bên chủ đầu tư và nhà thầu cùng đánh giá nghiệm thu sau đó áp giá trúng thầu vào xác định doanh thu để lên phiếu giá. Tuy nhiên công ty chỉ căn cứ vào phiếu giá đã được bên chủ đầu tư ký nhận để ghi nhận doanh thu mà không căn cứ vào hóa đơn GTGT phản

ánh số doanh thu đó. Điều này chưa phù hợp với nguyên tắc hạch toán, trái với tinh thần của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 và chế độ quy định của việc quản lý và sử dụng hóa đơn GTGT.

Đối với việc xác định chi phí cho khối lượng công việc hoàn thành: Phương pháp xác định như hiện nay của công ty là khá phù hợp với điều kiện hiện tại. Nhưng nếu như trong tương lai cùng với xu thế phát triển của Công ty, Công ty có thể ký được nhiều loại hợp đồng đa dạng và có những điều khoản khác nhau như: HĐXD được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, HĐXD với chi phí phụ thêm, hay có quy định rõ về phương pháp xác định khối lượng công việc hoàn thành trong hợp đồng… thì Công ty cũng nên tìm hiểu thêm về các phương pháp ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định phần công việc hoàn thành khác để vận dụng cho việc xác định doanh thu và chi phí cho phù hợp với từng loại hợp đồng cụ thể.

+ Về việc hạch toán doanh thu

Việc hạch toán doanh thu theo phương pháp nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng công việc thực hiện là phù hợp với đặc điểm của HĐXD trong Công ty. Tuy nhiên khi hạch toán doanh thu Công ty không căn cứ vào hóa đơn GTGT kèm phiếu giá mà chỉ căn cứ vào phiếu giá để ghi nhận doanh thu ngay vào sổ chi tiết doanh thu của HĐXD như đã nêu ở phần trên.

Hóa đơn GTGT chỉ dùng làm căn cứ để hạch toán kê khai thuế GTGT đầu ra và khoản phải thu của khách hàng. Việc hạch toán như vậy là không đúng theo chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn GTGT hiện hành. Theo quy định thì trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện thì khi có phiếu giá được khách hàng chấp nhận thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT, sau đó căn cứ vào hóa đơn GTGT để ghi nhận doanh thu theo định khoản:

Nợ TK 131 (Chi tiết cho từng chủ đầu tư) Có TK 511 (Chi tiết cho từng CT, HMCT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra

Việc hạch toán doanh thu như trên của Công ty không chỉ không đúng theo chuẩn mực, chế độ mà còn mang lại khó khăn cho Công ty trong quá trình kiểm tra đối chiếu, phần thuế GTGT đầu ra dễ bị bỏ sót trên khoản phải thu của chủ đầu tư.

- Các khoản tiền phạt nhận được từ chủ đầu tư được Công ty không ghi tăng doanh thu của HĐXD mà hạch toán:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 711 - Thu nhập khác

- Các khoản thu từ việc bán nguyên vật liệu thừa, thanh lý máy thi công... kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra

Việc hạch toán như vậy không phản ánh đúng bản chất của khoản thu đó.

* Về kế toán chi phí HĐXD

+ Về việc xác định nội dung chi phí của HĐXD.

Hiện nay tại Công ty, việc xác định nội dung chi phí của HĐXD thường không đầy đủ, không hợp lý và thiếu tính thống nhất nội dung các khoản chi phí. Có rất nhiều khoản mục chi phí theo quy định được tính vào chi phí HĐXD nhưng lại không tính như:

- Chi phí lãi vay: Hiện nay Công ty hạch toán toàn bộ khoản lãi vay vào chi phí hoạt động tài chính (TK 635) bất kể chi phí lãi vay đó có đủ tiêu chuẩn vốn hóa hay không. Theo chuẩn mực 16 về chi phí lãi vay và Chế độ kế toán hiện nay thì những chi phí lãi vay đủ tiêu chuẩn được vốn hóa phải được hạch toán vào chi phí HĐXD.

- Chi phí về bảo hành công trình: Theo chuẩn mực kế toán số 15 thì chi phí bảo hành công trình vẫn thuộc về chi phí HĐXD nhưng chế độ kế toán hiện nay vẫn hạch toán vào chi phí bán hàng, còn tại Công ty không tiến hành trích trước chi phí về bảo hành công trình mà khi thực tế phát sinh khoản chi phí này sẽ ghi giảm doanh thu của kỳ sau, điều này không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ mặc dù cuối cùng khoản chi phí này cũng làm giảm lợi nhuận của Công ty.

- Các khoản làm giảm chi phí HĐXD như: Thu hồi phế liệu, thu thanh lý máy móc, thiết bị, máy thi công... của từng HĐXD không được hạch toán ghi giảm chi phí mà ghi tăng thu nhập khác (TK 711).

- Các khoản tiền phạt do Công ty vi phạm các điều khoản ghi trên hợp đồng thì Công ty không hạch toán vào chi phí của HĐXD mà ghi tăng chi phí khác (TK 811).

Xác định đúng nội dung chi phí HĐXD rất cần thiết, nếu xác định chi phí HĐXD sai sẽ làm cho việc xác định kết quả HĐXD là không chính xác, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của HĐXD.

+ Về ước tính chi phí của khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ

- Hiện nay Công ty áp dụng việc ước tính chi phí của khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ dựa trên cơ sở doanh thu là không phù hợp. Với các công trình giao khoán, trên cơ sở doanh thu đã được xác định theo biên bản nghiệm thu, kế toán sẽ trừ khỏi doanh thu một tỷ lệ nhất định để bù đắp chi phí hành chính. Việc xác định chi phí cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ như vậy là không đảm bảo nguyên tắc thận trọng, luôn đảm bảo Công ty có lãi, trong khi thực tế kết quả xác định lại lỗ.

- Với công trình do đơn vị trực tiếp làm thì chi phí cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định phụ thuộc vào dự toán. Cách xác định này không đảm bảo chính xác, vì chi phí thực tế phát sinh cho khối lượng hoàn thành trong kỳ và chi phí dự toán có thể khác nhau rất nhiều. Với các công trình lớn, thời gian thi

công dài các khoản chi phí theo dự toán có thể hoàn toàn biến động theo các chiều hướng khác nhau (nếu giá đầu vào biến động tăng thì chi phí thực tế cho khối lượng hoàn thành trong kỳ > chi phí dự toán, ngược lại nếu giá đầu vào biến động giảm thì chi phí thực tế cho khối lượng hoàn thành trong kỳ < chi phí dự toán), việc xác định cho khối lượng hoàn thành trong kỳ không chính xác sẽ dẫn đến việc xác định lãi, lỗ không đúng.

+ Về việc hạch toán chi phí

Về cơ bản thì việc hạch toán chi phí của HĐXD trong Công ty là đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tuy nhiên phương pháp hạch toán một số khoản chi phí chưa phù hợp như:

- Các khoản chi phí về lãi vay đủ tiêu chuẩn vốn hóa, kế toán ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 112, 335

- Các khoản chi phí về bảo hành công trình được tập hợp trên các tài khoản loại 6, khi công trình bảo hành hoàn thành kế toán kết chuyển, kế toán ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang Có TK 621, 622, 623, 627

Sau đó ghi giảm doanh thu của kỳ sau:

Nợ TK 511 (Chi tiết cho CT, HMCT) Có TK 154 (Chi phí bảo hành)

- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng hay chi phí cho việc trợ giúp kỹ thuật:

Nợ TK 811 - Chi phí khác Có Tk 111, 112, 331

Việc hạch toán như vậy sẽ dẫn đến việc tập hợp chi phí cho HĐXD không đầy đủ, không chính xác tạo ra sự không thống nhất giữa các doanh nghiệp xây dựng trong hạch toán do không tuân thủ theo chuẩn mực chung, từ đó ảnh hưởng đến yêu cầu có thể so sánh được của thông tin kế toán cung cấp trong Công ty cũng như trong hệ thống các doanh nghiệp xây dựng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ppt (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)