Hoàn thiện việc xác định nội dung chi phí của Hợp đồng xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ppt (Trang 86 - 89)

d. Các xí nghiệp, các chi nhánh văn phòng, các đội sản xuất: Các chi nhánh và văn phòng đại diện.

3.2.3.1.Hoàn thiện việc xác định nội dung chi phí của Hợp đồng xây dựng

Trên cơ sở nội dung chi phí mà Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 đã đề cập, và thực trạng chi phí HĐXD đã trình bày thì nội dung chi phí HĐXD còn bao gồm những khoản sau:

+ Chi phí lãi vay được vốn hóa: Theo chuẩn mực kế toán số 15 - HĐXD thì chi phí lãi vay đủ điều kiện vốn hóa được hạch toán vào chi phí HĐXD. Mặt khác theo

chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay thì chi phí đi vay phải được ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ trừ khi được vốn hóa theo quy định. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ hai điều kiện:

(1) Doanh nghiệp phải chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản;

(2) Chi phí đi vay phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Tài sản dở dang được hiểu là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

Thời điểm bắt đầu vốn hóa là khi ba điều kiện sau thỏa mãn:

(1) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;

(2) Các chi phí đi vay phát sinh;

(3) Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ bị ngừng khi cần thiết có sự gián đoạn, hay gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ.

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Khi quá trình đầu tư xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động cần thiết chủ yếu cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. HĐXD gồm nhiều công trình, mỗi công trình có thể sử dụng riêng biệt thì việc vốn hóa sẽ chấm dứt đối với vốn vay dùng cho từng công trình riêng biệt hoàn thành.

Tuy nhiên nếu HĐXD thỏa thuận xây dựng một tổ hợp tài sản có quan hệ chặt chẽ nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng… thì việc vốn hóa sẽ ngừng khi tất cả các hạng mục đều hoàn thành. Chi phí đi vay sau đó được tính vào chi phí SXKD trong kỳ.

Các khoản chi phí đi vay đủ điều kiện được ghi nhận vào chi phí HĐXD được xác định như sau:

Chi phí đi vay được tính vào chi phí của HĐXD

cho mỗi kỳ kế toán =

Chi phí đi vay thực tế phát sinh của các khoản vay riêng biệt

-

Thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay + Chi phí bảo hành công trình là chi phí có thể xảy ra và thường xảy ra. Vì vậy công ty cần lập dự phòng bảo hành công trình và phản ánh khoản dự phòng công trình trên sổ kế toán để tiện cho việc theo dõi, quản lý. Đối với dự phòng phải trả về công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Những khoản chi phí liên quan đến dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 - Thu nhập khác.

+ Các khoản chi phí phải trả cho nhà thầu phụ (nếu có)

+ Các khoản chi phí khác có thể thu lại được từ chủ đầu tư theo các điều khoản của hợp đồng:

- Các khoản chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai... Đây chính là số tiền mà Công ty phải bỏ ra để giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng công trình giúp cho Chủ đầu tư (hoặc một bên khác) và được chủ đầu tư (hoặc một bên khác) cam kết thanh toán cho Công ty mà không nằm trong giá trị của hợp đồng ban đầu.

- Các khoản chi phí mà Công ty phải bỏ tiền ra thêm để đảm bảo hoàn thành sớm hợp đồng so với dự kiến ban đầu do chủ đầu tư yêu cầu cam kết thanh toán mà không nằm trong giá trị của hợp đồng ban đầu.

- Các khoản chi phí mà công ty phải bỏ tiền ra để bù các tổn thất nếu công trình thi công ảnh hưởng đến các công trình lân cận và được chủ đầu tư chấp nhận và đồng ý thanh toán cho Công ty số tiền này...

Việc xác định đúng nội dung chi phí của HĐXD rất quan trọng. Nó cho phép Công ty có thể tổ chức hạch toán đúng đắn và đầy đủ các khoản chi phí của HĐXD, trên cơ sở đó kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh cũng như tạo điều kiện cho quá trình kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ppt (Trang 86 - 89)