Đánh giá thực trạng về công tác Hợp đồng xây dựng của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ppt (Trang 65 - 67)

d. Các xí nghiệp, các chi nhánh văn phòng, các đội sản xuất: Các chi nhánh và văn phòng đại diện.

2.3.1.Đánh giá thực trạng về công tác Hợp đồng xây dựng của Công ty

2.3.1.1. Ưu điểm

Công ty sử dụng loại HĐXD với giá cố định và trong hợp đồng thường có những điều khoản về việc điều chỉnh giá khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng hoặc nhà nước có chính sách làm thay đổi mặt bằng giá cả là tương đối phù hợp với đặc điểm HĐXD hiện nay ở Việt Nam do quy mô của những hợp đồng thường không lớn, trước khi thi công các hợp đồng đều đã có thiết kế kỹ thuật cụ thể, có dự toán chi phí được xây dựng tương đối chi tiết và chính xác.

Hiện nay HĐXD có giá trị lớn, thời gian sản xuất dài, trong việc xác định giá trị HĐXD Công ty đã tính đến các chỉ số trượt giá như: Chỉ số giá sinh hoạt, chỉ số giá nhiên liệu, chỉ số giá thiết bị, chỉ số giá vật liệu chính... Điều này làm căn cứ tính giá trị nghiệm thu thanh toán, là cơ sở ghi nhận doanh thu, chi phí HĐXD.

2.3.1.2. Tồn tại

Phần lớn các HĐXD hiện nay Công ty đang áp dụng là HĐXD thanh toán theo khối lượng thực hiện. Nhưng trong Hợp đồng lại không quy định rõ thời gian nghiệm thu và điều khoản thanh toán. Điều này làm cho quá trình nghiệm thu kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình SXKD của Công ty.

Việc thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ là do thỏa thuận của các bên trong khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế phát sinh khó khăn cho các nhà thầu là các chủ đầu tư thường rất chậm trễ trong việc thanh toán theo tiến độ đã ghi trong hợp đồng hoặc thanh toán từng phần, điều đó gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thi công. Đó là nguyên nhân chính làm cho chu kỳ SXKD sản phẩm của ngành xây dựng thường bị kéo dài, do đó mất đi tính kinh tế của hợp đồng, chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá đối với các yếu tố đầu vào. Trong khi HĐXD đang thực hiện thì không dễ gì bỏ dở nên nếu chủ đầu tư chậm thanh toán thì các khoản lãi vay doanh nghiệp phải trả lớn và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của từng hợp đồng điều này dẫn đến giá thành xây lắp công trình bị đẩy lên cao.

Ngoài ra, hiện nay Công ty chỉ áp dụng loại HĐXD với chi phí cố định còn lại với hợp đồng với chi phí phụ thêm thì không được thực hiện. Ngoài những ưu điểm đã trình bày ở trên, đối với những công trình có quy mô lớn, khối lượng thi công nhiều, thời gian thi công dài... nếu áp dụng loại này sẽ gây khó khăn rất lớn cho Công ty nếu như Công ty không dự kiến được một cách chính xác những khả năng xấu có thể xảy ra trong quá trình thi công để đàm phán ký kết hợp đồng thì khả năng rủi ro xảy ra đối với các HĐXD này là rất lớn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội ppt (Trang 65 - 67)