kỹ thuật ương nuôi cá lăng nha
Trang 1KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN DŨNG
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH
09/2006
KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA
(Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949)
thực hiện bởi
Nguyễn Văn Dũng
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc
Trang 3Thành phố Hồ Chí MinhTháng 09/2006
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Lăng Nha (Mystus wyckioides Chaux và
Fang, 1949) ” được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng
nước lên sự tăng trưởng và sức sống của cá lăng nha giai đoạn cá bột 6 ngày tuổi lêncá giống 30 ngày tuổi Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp nhằm nâng cao tỉ lệ sống củachúng
Các đợt ương được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường ĐạiHọc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh từ tháng 3/2006 – 7/2006
Cá sử dụng thí nghiệm là cá 6 ngày tuổi có chiều dài và trọng lượng trungbình là 1,28cm và 0,056g; được thả trực tiếp xuống ao đất có S = 300m2; mật độ 300con/m2 Thức ăn là Moina, trùn chỉ và thức ăn chế biến Khẩu phần thức ăn hằng
ngày bằng 10% trọng lượng thân
Đo các yếu tố chất lượng nước (nhiệt độ, DO, pH, độ trong) và tăng trưởng vềchiều dài và trọng lượng của cá mỗi tuần một lần
Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Về chất lượng nước:
- Sự dao động các yếu tố chất lượng nước trong suốt quá trình thí nghiệm bao gồm: pH từ 6,9 – 8,32, nhiệt độ từ 28,5 – 35,70C, hàm lượng DO trong khoảng1,4 – 5,4mgO2/L, độ trong từ 10 – 50cm
- Sự biến động các yếu tố trên tương đối lớn và có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sựsinh trưởng và phát triển của cá
Tăng trưởng chiều dài và trọng lượng:
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy cá lăng nha tăng trưởng khánhanh Cá sau 27 ngày nuôi đạt 4,4 – 5,6cm về chiều dài; 0,579 – 1,164g về trọnglượng và 39,3 – 75.3% về tỉ lệ sống
Trang 5A study “Technique of nursing young red tailed catfish (Mystus wyckioides
Chaux and Fang, 1949) ” was carried out at Experimental Farm for Aquaculture in
order to examine growth, survival rate of young red tailed catfish and find out how toincrease their survival rate
The young fish that we used for experiment was six days – old fry At thebeginning of the study, the size of fish was 1.28cm in length and 0.056g in weight.The trial was carried out in 300m2 earthen pond Stocking density was 300fingerlings/m2 The young fish was fed by Moina, Tubifex, and man – made feed with
diet of 10% of their weight
Some water quality factors (temperature, pH level, DO content, andtransparency) and growth of fish were measured every week
The result of the study showed that:
For water quality in the nursing pond:
Factors of water quality in nursing pond were suitable for growth of youngfish (pH level: 6.9 – 8.32; temperature: 28.5 – 35.70C; DO content: 1.4 – 5.4mgO2/L;transparency: 10 – 50cm)
For growth of young fish:
The young fish grow quickly The 27 days – old fingerlings gained 4.4 –5.6cm in length, 0.579 – 1.164g in weight and their survival rate oscillate 39.3 –75.3%
Trang 6
CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Toàn thể quý Thầy Cô Trường ĐHNL Đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa ThủySản đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong những năm học tại trường
Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến Thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản vàtập thể sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 28 đã giúp đỡ và động viên chúng tôitrong thời gian học tập và thực hiện đề tài này
Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài nhưng khả năng bảnthân còn nhiều hạn chế nên luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếusót, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Thầy Cô và bạn bè
Trang 7MỤC LỤC
2.2 Nhu Cầu Năng Lượng cho Sự Phát Triển của Cá Giống 62.3 Chế Độ Cho Ăn trong Ương Nuôi Cá Bột lên Cá Giống 72.4 Các Loại Thức Ăn trong Ương Nuôi Cá Lăng Nha 7
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài 12
3.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu 12
Trang 83.5 Thức Ăn 13
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của Moina 8
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của Tubifex 8
Bảng 4.1 Chiều dài trung bình (cm) của cá lăng nha 24Bảng 4.2 Tăng chiều dài tương đối (%) của cá lăng nha 26Bảng 4.3 Tăng trưởng tuyệt đối chiều dài (cm/ngày) của cá theo thời gian 27Bảng 4.4 Trọng lượng trung bình (g) của cá qua các đợt kiểm tra 28Bảng 4.5 Tỉ lệ tăng trọng tương đối (%) của cá theo thời gian 30Bảng 4.6 Tăng trọng lượng tuyệt đối (cm/ngày) của cá lăng nha 31Bảng 4.7 Tỉ lệ sống của cá lăng nha qua các đợt (%) 32
Trang 10DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị 4.1 Biến động nhiệt độ của các ao 19
Đồ thị 4.3 Biến động oxy hoà tan ở các ao 21Đồ thị 4.4 Biến động độ trong của các ao 22Đồ thị 4.5 Tốc độ tăng chiều dài của cá ở các đợt 24Đồ thị 4.6 Tăng chiều dài tương đối giữa các đợt 26Đồ thi 4.7 Tăng chiều dài tuyệt đối giữa các đợt 27Đồ thị 4.8 Trọng lượng trung bình (g) của cá lăng nha qua các đợt kiểm tra 28Đồ thị 4.9 Tăng trọng lượng tương đối(%) của cá lăng nha 30Đồ thị 4.10 Tăng trọng lượng tuyệt đối (cm/ngày) của cá lăng nha 31Đồ thị 4.11 Tỉ lệ sống của cá lăng nha qua các đợt 36
Hình 2.1 Phân biệt đực, cái cá lăng nha 5
I GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Khi đời sống con người còn nhiều khó khăn, nguồn đạm cung cấp từ các loàiđộng vật thủy sản nói riêng không đòi hỏi có chất lượng cao, chủ yếu là các loài cácó giá thành rẻ như rô phi, chép, trê, Ngày nay khi điều kiện vật chất và tinh thầnngày càng được nâng cao, con người luôn có xu hướng đi theo thời đại Do đó, việcsản xuất ra một đối tượng mới có chất lượng cao là cần thiêt để đáp ưng nhu cầungày càng đa dạng của con người
Trang 11Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là một loài có kích thước lớn, tốc độ tăng
trưởng nhanh, thịt thơm ngon, dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao Đây là loài cá bảnđịa, chúng hiện diện ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Hiện naycon giống còn khan hiếm do lạm thác quá mức Chính vì vậy, cá lăng đang là đốitượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Năm 2002, Khoa Thủy Sản Trường Đại HoÏc Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đãnghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống và đang chuyển giao cho 7 tỉnh từnguồn kinh phí đầu tư của Bộ Thủy Sản
Bên cạnh những thành công thì hiện nay cũng còn những hạn chế như năngsuất ương nuôi chưa cao Vì vậy để thành công trong viêïc sản xuất giống thì khâuương nuôi là rất quan trọng Với mục đích đưa ra con giống đạt chất lượng và sốlượng với giá thành thấp đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Do đó,được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại HoÏc Nông Lâm Tp Hồ Chí
Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Lăng Nha
(Mystus Wyckioides Chaux và Fang, 1949) ”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Xác định các yếu tố chất lượng nước trong ương nuôi cá lăng nha
- Tìm biện pháp nâng cao tỉ lệ sống trong quá trình ương nhằm giảm giá thànhcon giống
- Đưa ra quy trình ương để đưa vào sản xuất đại trà
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Nha
II.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata (có dây sống)
Ngành phụ: Vertebrata(có xương sống)
Lớp: Osteichthyes (có xương) Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Trang 12Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949
Tên Việt Nam: Cá lăng nha, lăng đuôi đỏ
Tên tiếng anh: Red- tailed catfish
2.1.2 Phân bố
Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá phân bố tự nhiên ở Ấn Độ và khu
vực Đông Nam Á, phân bố chủ yếu ở các con sông lớn từ thượng nguồn đến tậnvùng cửa sông (Smith, 1945; trích bởi Lê Đại Quan, 2004) Cá lăng cũng được tìmthấy ở đảo Sanda, Ido (Indonesia) và ngay cả ở Trung Quốc
Ở Sumatra chúng được tìm thấy ở mọi khu vực của sông từ thượng nguồn đếnhạ nguồn, nhiều nhất ở khu vực hạ lưu của sông nơi có vùng ngập nước
Theo Mai Thị Kim Dung (1998) cá lăng phân bố rộng rãi, hiện diện hầu hết ởcác nước Đông Nam Á, Châu Á Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), ở Việt Nam, cálăng hiện diện rộng rãi ở các sông rạch thuộc miền Nam, phân bố ở các sông lớnnhư: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sôngVàm Cỏ Tây từ thượng nguồn đến vùng cửa sông, và có nhiều ở các hồ tự nhiên lớn:hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, chúng thường sống ở những nơi nước chảy chậm và sâu
Cá lăng nha được tìm thấy trên các sông lớn ở lưu vực sông Mê Kông, đôi khibắt gặp ở Tonlé Sap (Biển Hồ) và hạ lưu sông Mê Kông (Rainboth, 1996; trích bởiĐào Dương Thanh, 2004)
Đa số các loài cá lăng là cá có giá trị kinh tế cao, phẩm chất thịt ngon, đượcnhiều người ưa thích, có thể phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá lăng nha có thân thon dài, đầu rộng và hơi dẹp đứng Miệng ở dưới vàrộng, hướng ra phía trước Môi trên dày và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm dướiđều có răng nhỏ, nhọn Mắt trung bình nằm gần đỉnh đầu, khoảng cách giữa hai mắtlớn Khe mang rộng, màng mang tách khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau Có 4đôi râu: 1 đôi râu mũi kéo dài đến mắt, 2 đôi râu cằm, 1 đôi râu hàm trên (kéo dàiđến vây hậu môn)
Cá có vây mỡ, vây ngực và vây lưng có gai cứng Vây đuôi phân thùy sâu,mép thùy trên dài hơn mép thùy dưới Vây lưng và vây ngực có tia cứng, tia cứngvây ngực to, khỏe, phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ và được baophủ bởi một lớp da và không có răng cưa Thân có màu xám hoặc xanh đen, vâyđuôi và mép các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng và vây hậu môn có màu đỏ
Trang 13Râu hàm trên của cá có màu trắng đục và to (Chaux và Fang, 1949; trích bởi Lê ĐạiQuan, 2004).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá lăng nha
(Mystus wyckioides) được mô tả như sau: đầu dẹp bằng, mắt dưới phẳng Mõm
vuông nếu nhìn từ mặt lưng và nhọn nếu nhìn từ mặt bên Miệng cận dưới, rộng, cóhình vòng cung, nằm trên mặt phẳng ngang, không co duỗi được Có 4 đôi râu: mộtđôi râu mũi, một đôi râu mép và hai đôi râu hàm dưới; râu mép dài nhất, kéo dài tớimép vi hậu môn Mắt to không có da che phủ, nằm lệch về mặt lưng của đầu, gầnchóp mõm hơn gần điểm cuối xương nắp mang Phần trán giữa hai mắt rộng vàphẳng Mấu xương chẩm ngắn, nhọn Màng mang rất phát triển nhưng không dínhnhau và không dính với eo mang, lỗ mang rộng
Thân thon dài, phần trước thân tròn, phần sau thân dẹp bên Gai vi lưng nhỏhơn gai vi ngực và mặt sau của gai này có răng cưa hướng vào gốc vây Vi mỡ nằmđối diện với vi hậu môn và dài, gốc vi mỡ dài tương đương với gốc vi hậu môn
Mặt lưng của thân và đầu có màu nâu đậm và nhạt dần xuống bụng, bụng cácó màu trắng đục Toàn thân ánh lên màu xanh rêu, phần sau vi mỡ có một đốm đenrộng
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lăng nha là loài cá dữ, hoạt động kiếm ăn mạnh về đêm, thức ăn của nólà cá con, côn trùng, tôm, cua, nhuyễn thể, giáp xác, thịt, mùn bã hữu cơ, … Cá sốngchui rút ở những hốc đá, gốc cây và bụi rậm, … Đây là loài ưa tối
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998, trích bởi Đào Dương Thanh,2004) thì cá lăng có cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá dữ điển hình: miệng rộng, rănghàm sắc và nhọn, dạ dày lớn, tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài thân là 89,35%.Phân tích 25 mẫu thức ăn trong ruột cá có chỉ số no đầy là 1,18 và thành phần thứcăn chính là động vật
Theo Suwannvat, 1971 (trích bởi Amornsakun và ctv., 1998; trích bởi LaThanh Tùng, 2001), cá lăng nha tìm đến những nơi nước chảy trong thủy vực nơi mà
có những sinh vật làm thức ăn của cá như: Volvox sp., Cladocera và Chironomus, …
để sinh sống
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2001), cá lăng thuộc nhóm cá dữ Khi cácòn nhỏ thức ăn của cá là các côn trùng có trong nước: ấu trùng muỗi lắc, giun ít tơ,rễ cây, … Khi cá lớn thức ăn chủ yếu là tôm, cua, cá con, giun đất, …
Mặt khác, theo Ngô Văn Ngọc (2002) thì cá lăng hoàn toàn thích hợp với
Trang 14thức ăn công nghiệp trong điều kiện nuôi nhân tạo.
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cá theo thờigian nhờ quá trình trao đổi chất Sinh trưởng cũng là quá trình sử dụng và đồng hóathức ăn xảy ra bên trong cơ thể của cá
Quá trình này đặc trưng tương ứng với từng loài cá và tùy thuộc vào nhiềuyếu tố: điều kiện môi trường sống, thuộc tính của loài, số lượng thức ăn có trongthủy vực, thời gian sống của cá, giới tính Đây là đặc tính thích ứng của loài, đảmbảo sự sống của loài với điều kiện môi trường
Theo Mai Đình Yên và ctv., 1992 họ Bagridae có kích cỡ tối đa đạt 80 cm
Theo Smith (1945; trích bởi Đào Phạm Minh Hòa, 2004), giống Mystus trong tự
nhiên có thể đạt kích thước hơn 60cm, nhưng chiều dài thông thường thì từ 25 –30cm
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Theo Rainboth (1996; trích bởi Lê Đại Quan, 2004) thì cá lăng tìm vào nhữngvùng ngập nước để sinh sản Ở Tonesap cá đực được tìm thấy vào khoảng tháng 8 vàkhoảng từ tháng 10 – 12 cá con trở ra sông
Theo Mai Thị Kim Dung (1998) cá lăng nha có thể tham gia sinh sản ở kíchthước 32cm Mùa sinh sản của cá lăng kéo dài quanh năm và không xác định đượcđỉnh Đường kính trứng khi đã chín mùi đạt đến 1mm (Smith, 1945; trích bởi Mai ThịKim Dung, 1998)
Theo Ngô Văn Ngọc (2002) thì mùa vụ sinh sản cá lăng nha có thể từ tháng 3đến tháng 11, thời gian tái thành thục của cá lăng nha là 2,5 tháng Với điều kiệnsinh sản nhân tạo có thể cho cá sinh sản quanh năm
Theo Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân (1998; trích bởi Đào Dương Thanh,2004), cá lăng có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48%; sức sinh sảntuyệt đối tăng theo tuổi, cá từ 3 – 11 tuổi đạt 6.342 – 54.575 trứng, sức sinh sảntương đối trung bình đạt 3750 trứng/kg cá cái
Sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng (Mystus nemurus) dao động từ 117.000
– 132.000 trứng/kg (Ngô Văn Ngọc, 2002)
2.1.7 Phân biệt đực cái
Trang 15Ở cá đực khi thành thục thì rìa tuyến sinh dục có nhiều túi nhỏ, phân túinhiều và rõ khi tuyến sinh dục càng phát triển Tuyến sinh dục cá cái dài và thon.
Ngoài ra, sự khác biệt giới tính ở cá lăng nha còn có thể nhận biết qua nhữngđặc điểm bên ngoài như: cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút; cá cái cóphần bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh dục hình trònmàu hồng và hơi lồi ra
Hình 2.1 Phân biệt đực, cái cá lăng nha
2.2 Nhu Cầu Năng Lượng cho Sự Phát Triển của Cá Giống
Theo Nguyễn Văn Tư và ctv (2003) thì:
Ngay sau thời điểm bong bóng chứa đầy hơi, ấu trùng bắt đầu biết ăn ngoàimặc dầu chúng vẫn còn 20 – 30% chất noãn hoàng Đăc biệt, đối với một số loài cádữ như cá trê, cá lăng mặc dù vào thời điểm 2 ngày tuổi, ấu trùng vẫn còn chất
noãn hoàng nhưng chúng vẫn có thể ăn được thức ăn ngoài như Moina, Artemia, trùn
chỉ, …
Cá đực
Cá cái
Trang 16Sau khi hấp thu hết chất noãn hoàng, nếu không có thức ăn cá bột vẫn duy trìsự sống một thời gian ngắn (khoảng vài ngày) tùy theo loài cá, kích thước trứng banđầu, nhiệt độ nước.
Thức ăn sau khi trải qua quá trình tiêu hóa được cơ thể hấp thu và sử dụngvào 2 mục đích: một phần để xây dựng cơ thể và một phần được dùng để cung cấpnăng lượng cần thiết cho hoạt động sống Như vậy có thể nói nguồn năng lượng từthức ăn hấp thu được gồm hai dạng năng lượng tích lũy và năng lượng tiêu hao Tỉ lệgiữa hai dạng năng lượng này thay đổi theo loài và giai đoạn phát triển cá thể
Người ta tìm thấy ở cá, khoảng 60 – 70% ca-lo-ri của noãn hoàng được tíchluỹ trong cơ thể sau khi ấu trùng hấp thụ noãn hoàng hoàn toàn, 30 – 40% ca-lo-riđược dùng để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống
Do nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cao, đặc biệt là nhu cầu đạm cho xâydựng cơ thể nên hầu hết cá bột của các loài cá, thức ăn ban đầu của chúng thường làcác loài phiêu sinh động vật
Thức ăn ban đầu, ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng còn làm mở rộngống tiêu hóa Do đó, kích thước của thức ăn ban đầu là yếu tố quan trọng, quyết địnhsự sống của cá bột Thức ăn ban đầu của cá bột thường có kích thước 50 -100m Dođó, kết quả ương tốt nhất khi thức ăn ban đầu của cá là các luân trùng, sau đó là ấutrùng của giáp xác chân chèo
Một đặc trưng chung nữa ở giai đoạn ấu trùng, cá bột, cá hương và cá giốngcủa các loài cá là sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh chóng Vì vậy, ở giai đoạnnày chúng bắt mồi liên tục và nhiều để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất
Từ giai đoạn cá bột đến giai đoạn cá giống thường có sự phân đàn rất lớn đốivới một số loài cá như cá trê, cá lăng, cá chép Vì vậy, để hạn chế sự phân đàn nêncho cá ăn thức ăn có chất lượng cao (30 – 35% đạm thô)
2.3 Chế Độ Cho Ăn trong Ương Nuôi Cá Bột lên Cá Giống
Theo Nguyễn Văn Tư và ctv (2003) thì:
Ấu trùng cá sống và phát triển nhờ vào chất dinh dưỡng chứa trong bọc noãnhoàng (không ăn thức ăn ngoài) Thời gian này thay đổi từ 2 – 5 ngày tùy theo nhiêïtđộ nước và loài cá Chẳng hạn như cá lăng, cá trê khoảng 2 ngày tuổi là biết ănngoài; trong khi đó, cá tai tượng, cá thát lát phải đến 5 – 7 ngày tuổi
Trang 17Chế độ cho ăn trong giai đoạn ương tư cá bột lên cá giống trong các ao ươngchủ yếu từ việc bón phân để cung cấp các loại thức ăn tự nhiên như luân trùng, giáp
xác chân bèo (Bosmina, Daphnia và Moina sp.) Ngoài ra, còn cung cấp thêm thức
ăn bổ sung như lòng đỏ trứng, men, chất bột giàu đạm Việc cung cấp loại thức ănnày ngoài mục đích cho cá ăn trực tiếp còn một mục đích nữa là cung cấp chất dinhdưỡng cho các loại thức ăn tự nhiên trong ao ương phát triển
Việc pha chế thức ăn nhân tạo có giá thành thấp ít quan trọng trong ương cágiống so với cá nuôi thịt vì lượng thức ăn này đòi hỏi tương đối ít
Việc sử dụng thức ăn trong công tác ương giống là cần thiết vì tảo có thểgiúp ổn định môi trường nước, làm hạ thấp am-mô-ni-a và làm gia tăng ô-xy hoàtan Tuy nhiên, những hậu quả không mong muốn như sự nở hoa của tảo làm giatăng quần thể nguyên sinh động vật có tiêm mao, các côn trùng và giáp xác gây hạicho cá con
2.4 Các Loại Thức Ăn trong Ương Nuôi Cá Lăng Nha
Thức ăn tự nhiên rất quan trọng trong ương nuôi các loài cá ở giai đoạn cámới biết ăn mà thức ăn công nghiệp chưa thay thế được vì thức ăn tự nhiên phù hợpvới cỡ miệng, tập tính bắt mồi của cá bột Hơn nữa, trong thức ăn tự nhiên còn cónhững thành phần dưỡng chất rất cần thiết cho ấu trùng tôm, cá
2.4.1 Moina
Moina thuộc nhóm giáp xác bậc thấp Entomostroca sống chủ yếu ở thủy vực
nước ngọt, còn ở các thủy vực lớn chúng chỉ ở ven bờ hoặc trong các lùm cây, cỏ,rác, … Đặc biệt, chúng thường tập trung thành đám dày đặc màu đỏ vào buổi sáng ởcác ao, hồ, vũng nước, cửa cống rãnh có nhiều chất hữu cơ
Moina có kích thước nhỏ từ 0,6 – 1mm (tối đa có thể đạt kích thước 1,8mm),
cơ thể hình bầu dục hoặc hình gần tròn, có vỏ giáp trong suốt bao bọc, không phân
đốt rõ rệt, sống lơ lửng, bơi chậm chạp Vì Moina có kích thước nhỏ, di chuyển thụ
động nên rất thích hợp với cỡ miệng và tập tính bắt mồi của cá bột
Moina có khả năng chịu được môi trường xấu, thường phát triển tốt trong
nước có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gà, cút, heo
pH thích hợp cho chúng phát triển là 7 – 8, nếu pH nước quá cao (>9,5), tảodễ dàng nở hoa thải nhiều chất độc như NH3 sẽ kiềm hãm sự phát triển của Moina.
Theo Trần Văn Vỹ (1995) thành phần hóa học của Moina biểu diễn theo
phần trăm khối lượng tươi như sau:
Trang 18Bảng 2.1 Thành phần hoá học của Moina biểu diễn theo phần trăm khối lượng tươi
So với Artemia thì Moina có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, giá thành rẻ hơn rất
nhiều đem lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là giá trị dinh dưỡng không sai khác
bao nhiêu so với Artemia Đối với Daphnia thì Moina nhỏ hơn nhưng có giá trị
protein cao hơn (Shirota, 1966)
2.4.2 Trùn chỉ (tubifex)
Tubifex là một loài động vật đáy thuộc nhóm giun ít tơ (Oligocheata) có thân
hình ống dài Tubifex có màu hồng, hình sợi mảnh, dài và thường sống chung thành
tập đoàn gồm nhiều cá thể kết lại với nhau thành búi, chùm tỏa tròn Hoạt động uốnlượn trong tầng nước để trao đổi khí và bài tiết Chúng thường sống ở nơi có nhiềumùn bả hữu cơ, những nơi nước chảy liên tục như cống rãnh, ao, hồ, sông, nơi nướcthải ở trung tâm thành phố
Tubifex có đường kính 0,1 – 0,3mm, kích thước nhỏ, chiều dài 1 – 40mm,
thích hợp cho miệng các loài cá có kích thước nhỏ và cá con Chúng có giá trị dinhdưỡng cao vì vậy người ta khai thác trùn chỉ làm thức ăn cho các loài cá con
Thành phần dinh dưỡng của Tubifex biểu diễn theo phần trăm khối lượng tươi
theo Phạm Văn Trang (1983, trích bởi Lê Thị Thu, 1994) như sau:
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của Tubifex biểu diễn theo phần trăm khối lượng
tươi (trong 1g)
Thành phần Đạm Mỡ Vật chất khô Năng lượng
Việc sử dụng trùn chỉ có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Hàm lượng dinh dưỡng cao
- Là loại mồi sống có kích thước thích hợp cho tập tính ăn của các loài cá lúccòn nhỏ
- Có thể giữ được vài ngày nếu cá không ăn hết mà không làm bẩn nước ảnhhưởng đến hoạt động sống của cá
Trang 19- Một số địa phương không có trùn chỉ thì hàm lượng dinh dưỡng trong các ao,hồ không cao từ đó sẽ gặp khó khăn trong sản xuất giống.
2.4.3 Thịt cá
Thịt cá sử dụng trong quá trình chế biến thức ăn cho cá lăng nha được lấy từnhiều nguồn khác nhau như: hồ Sông Mây, Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, hoặc cácchợ đầu mối Giá cá dao động theo mùa vụ và tương đối rẻ để làm thức ăn cho cácon
Thịt các loài cá sử dụng trong qua trình chế biến thức ăn bao gồm: rô phi,mè, trôi, trắm, … Cá mua về đảm bảo không bị ươn thối
Thịt cá là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và tương đối cân bằngtrong các thành phần dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cá bột TheoĐỗ Hiếu Liêm (2003) thì thành phần protein trong nạc cá trung bình 17 – 21%, vềgiá trị dinh dưỡng thì protein thủy hải sản tương đương với protein động vật trên cạn
Do đó, sử dụng thịt cá tạp để chế biến thức ăn cho cá là hiệu quả và kinh tế
Trang 20Hình 2.2 Moina được vớt từ các ao
Hình 2.3 Trùn chỉ sau khi đã rửa sạch
Trang 21Hình 2.4 Thịt cávà thức ăn viên
Trang 22III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm
Đề tài được tiến hành từ 03/2006 đến 07/2006 Thí nghiệm được bố trí tạiTrại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm ThànhPhố Hồ Chí Minh
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Cá lăng nha (Mystus wyckyoides) 6 ngày tuổi, lúc bố trí ương nuôi có trọng
lượng trung bình là 0,056g và chiều dài trung bình là 1,28 cm
3.3 Vật Liệu và Trang Thiết Bị Nghiên Cứu
Dụng cụ thí nghiệm bao gồm:
Ao đất, mỗi ao có diện tích 300m2;
Thau nhựa, vợt, giấy kẻ ô ly dùng để đo chiều dài và trọng lượng cá mỗi đợtkiểm tra;
Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ;
DO test, pH test;
Dao, tủ đá dùng để bảo quản thức ăn;
Máy ép viên thức ăn, tủ sấy thức ăn;
Thức ăn dùng cho cá trong quá trình ương nuôi gồm:
Moina: được vớt từ các ao trong trại vào 2 buổi sáng, chiều và được thả trực
tiếp vào trong ao trước khi thả cá và trong quá trình ương
Trùn chỉ: được mua từ các tiệm cá cảnh, rửa sạch và rải đều ao
Thịt cá, thức ăn viên Greenfeed, cám gạo được trộn theo tỉ lệ thích hợp và vothành viên, được trữ trong tủ đá
Trang 233.4 Phương Pháp Nghiên Cứu
Cá sử dụng cho thí nghiệm được sản xuất tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sảncủa Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Cá sau khi tiêu hết noãn hoàng (3
ngày tuổi) được ương trong bể composite, thức ăn là Moina Khi cá đạt 6 ngày tuổi
thì tiến hành đưa xuống ao đất có diện tích 300m2 Mật độ cá thả là 300m2 Khẩuphần thức ăn cho cá là 10% trọng lượng thân, cho ăn ngày 3 lần sáng, chiều và tối.Lúc bố trí ương nuôi cá có trọng lượng trung bình là 0,056g và chiều dài trung bìnhlà 1,28 cm
3.5 Thức Ăn
3.5.1 Nguyên liệu thức ăn
Thức ăn viên mua về chứa trong kho của trại Thức ăn sử dụng cho cá là thứcăn dùng cho cá da trơn hiệu Greenfeed (độ đạm 27.74%, theo kết quả phân tích hàmlượng đạm tại Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường ĐạiHọc Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh; trích bởi Châu Thanh An, 2005)
Thịt cá: cá sử dụng lấy thịt để chế biến thức ăn nhiều loại như cá rô phi, trôi,trắm, mè, … được làm sạch nội tạng, cá còn dư được trử đông
Thức ăn chế biến: thức ăn được phối trộn từ thịt cá xay nhuyễn, thức ăn viênvới tỉ lệ 1:1
3.5.2 Chế biến thức ăn
Chế biến thức ăn bao gồm các khâu như xay nhuyễn, trộn đều, ép viên, sấykhô Thông thường, để đảm bảo chất lượng thức ăn trong một thời gian nhất địnhngười ta pha thêm chất chống oxy hóa và chất chống nấm, nhưng ở đây phối trộntrong nhiều lần và trong thời gian ngắn nên không cần bổ sung thêm các chất nàykhi phối trộn