1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

39 2,3K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 222 KB

Nội dung

Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hơn 10 năm đổi mới cùng với các chính sách phát triển kinh tế Đảng vàNhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợiích và phát triển toàn diện con người như: Chính sách giải quyết việc làm và thunhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chínhsách đối với người có công với đất nước Nhờ đó Việt Nam đã đạt được nhữngthắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội Từ một nước cái gì cũng thiếu nay đã dưthừa, từ chỗ lạc hậu về cơ sở hạ tầng nay từng bước xây dựng hiện đại Nóichung nước ta trở thành một nước có nền kinh tế năng động, ổn định và pháttriển nhanh Tuy nhiên để thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với nước pháttriển còn rất nhiều chính sách chúng ta phải giải quyết, những chính sách xã hội:nổi lên gay gắt như: Người chưa có việc làm, thiếu việc làm ngày càng tăng Sựphân hoá giàu nghèo tăng nhanh tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng giatăng, trong các chính sách nêu trên lao động và việc làm đang là một sức ép lớn,

là một trong những chính sách có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhânloại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng trong đó có Việt Nam chúng ta.Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước do đó việc nghiên cứu chính sách giải quyết việc làm có ý nghĩa rấtthiết thực, chính sách giải quyết việc làm và chống thất nghiệp là một trongnhững tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơbản góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội

Với ý nghĩa muốn tìm hiểu nhận thức đượcchủ trương, chính sách củaNhà nước về chính sách giải quyết việc làm Em xin mạo muội được viết và lấy

tên đề tài của mình là “Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở

nước ta hiện nay”.

Trang 2

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM

2 Việc làm

Mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việclàm

Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:

- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật

- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhậpcho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) chocông việc đó

a Dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động): Toàn bộ những người từ

đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầulàm việc

b Dân số không hoạt động kinh tế: Toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lênkhông thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm, những người này khônghoạt động kinh tế vì lý do: đang đi học, ốm đau

c Người có việc làm: là những người trong dân số hoạt động kinh tế đanglàm việc để nhận tiền lương

d Người thất nghiệp: là người trong dân số hoạt động kinh tế không cóviệc làm nhưng có nhu cầu làm việc

Trang 3

3 Chính sách việc làm

Chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hoá bằng luật phápcủa nhà nước, một hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện phápgiải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổnđịnh và phát triển xã hội

II VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM

1 Vị trí chính sách việc làm trong hệ thống các chính sách kinh tế

-xã hội

Khi nghiên cứu lý thuyết về sự phát triển, mọi người đều nhận thức rằngmột trong những chính sách cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triểnnguồn nhân lực, coi đó là đỉnh cao nhất, là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trìnhphát triển Điều này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nhận thức mới về pháttriển con người trong thế giới hiện đại Theo lý thuyết này thì chính sách trungtâm của thời đại chúng ta là chính sách con người và sự tham gia của con ngườivào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội

Mấy chục năm qua, cùng với chính sách phát triển kinh tế Đảng và Nhànước ta đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội nhân bản, hướng vào phục

vụ lợi ích của con người và phát triển con người toàn diện trong đó đặc biệt làchính sách phát triển dân trí, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo công ăn việc làm, antoàn xã hội tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các dân tộc chính vì vậy mà chỉ

số phát triển con người ở Việt Nam đã nâng cao Để thực hiện mục tiêucủa chủnghĩa xã hội ở Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vănminh”, hệ thống chính sách xã hội phải dựa trên nền tảng cốt lõi nhất là coitrọng yếu tố con người và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng của con người,song suy cho cùng hệ thống chính sách xã hội phải bảo đảm các yêu cầu có tínhnguyên tắc sau:

- Mọi người có việc làm, có thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày

- Thực hiện nguyên tắc công bằng, dân chủ, bình đẳng trong mọi quan hệ

xã hội trước pháp luật

Trang 4

- Xây dựng một xã hội phát triển tương đối đồng đều, giảm dần sự cáchbiệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa phụ nữ và nam giới, giữanông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo giữa người có hoàncảnh bất lợi, rủi ro với người có hoàn cảnh thuận lợi

Chính sách xã hội với yêu cầu như trên, là yếu tố của sự phát triển và nằmtrong yếu tố phát triển vì vậy đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho pháttriển và tạo ra ổn định xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển Trong hệ thốngchính sách xã hội, chính sách cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơhội để người lao động có việc làm, có thu nhập bảo đảm cuộc sống bản thân vàgia đình, đồng thời đóng góp cho xã hội Đó là nội dung cơ bản của chính sáchviệc làm là một trong những tiêu chí cơ bản vì định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta vì vậy:

Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất củaquốc gia, góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội

2 Ý nghĩa chính sách việc làm

Như trên đã phân tích chính sách việc làm có vị trí cơ bản và quan trọngtrong hệ thống chính sách kinh tế xã hội nên chính sách việc làm có ý nghĩa hếtsức quan trọng và lớn lao trong mọi thơì đại:

- Thúc đẩy đất nước phát triển ổn định, an toàn

- Giải quyết công ăn việc làm cho từng người dân

- Phù hợp với lý thuyết phát triển hiện đại lấy con người làm chính sáchtrung tâm

III CẤU TRÚC CỦA CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1 Quan điểm

Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội song phương thức

và biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đếnnhững chính sách sản xuất kinh doanh như tạo môi trường pháp lý, vốn, lựachọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ

Chính sách việc làm được tính đến trong chính sách và chương trình pháttriển kinh tế tức là loại chính sách này chủ yếu liên quan đến phát triển khả năng

Trang 5

tạo việc làm đề duy trì hoặc thay thế lực lượng lao động hiện có chính sách đầu

tư ở đây chủ yếu theo chiều sâu và đồng bộ hoá

Chính sách việc làm được lồng ghép trong các chính sách chương trìnhphát triển xã hội khác (chính sách và chương trình đầu tư cho nhà ở, y tế, giáodục, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo )

Chính sách việc làm cho đối tượng chưa có việc làm, thất nghiệp hoặcthiếu việc làm Nhà nước ta thường quan tâm đến loại chính sách này tức là đốitượng cấp bách nhất cần có việc làm ổn định, an toàn xã hội

Chính sách việc làm là một loại chính sách xã hội liên quan đến một trongnhững mặt sống còn của cuộc sống con người, là một trong những yếu tố cơ bảnphát triển con người vì vậy chính sách việc làm liên quan đến thoả mãn nhu cầu

cơ bản của con người và là nguồn gốc căn nguyên của mọi chính sách xã hộikhác, chính sách việc làm có mục tiêu xã hội rất rõ nét là một trong những nộidung cơ bản của công bằng xã hội và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.Cùng với chính sách xã hội khác Chính sách việc làm góp phần ổn định, pháttriển và tiến bộ xã hội Bởi vậy chính sách việc làm mang tính xã hội, nhân văn

và nhân đạo sâu sắc

Đối tượng của chính sách việc làm là mọi người lao động có khả năng laođộng và có nhu cầu việc làm

Để thực hiện chính sách việc làm đến đúng mục tiêu đối tượng và hiệuquả thì chúng ta không thể thực hiện theo kiểu hành chính, mà phải có cơ chế vàquy trình vận hành riêng

2 Mục tiêu của chính sách việc làm

Đối với chính sách giải quyết việc làm là một trong những chính sách xãhội nên khi đưa ra có rất nhiều mục tiêu nhưng ta có thể đưa ra một số mục tiêu

Trang 6

- Giảm nghèo khổ.

3 Các giải pháp của chính sách giải quyết việc làm

Các giải pháp được thể hiện ở một số mô hình giải quyết việc làm sau

- Tạo việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài

- Tạo việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình

- Phát triển việc làm trên cơ sở các hội, hiệp hội nghề

- Tạo việc làm thông qua các dự án nhỏ

- Tạo việc làm thông qua c hương trình kinh tế - xã hội lớn của nhà nước

- Tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Mô hình làm việc tại nhà

- Tổ chức việc làm cho đối tượng lao động đặc biệt

Trang 7

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1 Thực trạng nguồn lao động

Việt Nam là một nước có số dân đông đứng hàng thứ 12 trên thế giới, tốc

độ tăng tự nhiên hàng năm vẫn cao trên 2,25

Bình quân cả nước, số người trong tuổi lao động có khả năng lao độngtăng 3,4% mỗi năm như vậy tăng 3,4% mỗi năm như vậy tăng 1,1 triệu người

Tỷ lệ lao động nữ hiện nay chiếm xấp xỉ 51% Số người trong độ tuổi lao động

có xu hướng ngày càng giảm dần chỉ còn 0,5% ở năm 1998

Về trình độ văn hoá, số người không biết chữ từ 10 tuổi trở lên có5,44triệu người vào năm 1979 và 5,3 triệu người vào năm 1989, đến năm 1999 thìhầu như mọi người dân đều biết chữ và đều đã phổ cập tiểu học và trung học

Tóm lại: Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào tốc độ phát triển nguồnlao động vẫn ở mức cao, lại phân bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vựcnông thôn (gần 80%); chất lượng nguồn lao động rất thấp, đặc biệt chưa qua đàotạo, lại đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, nên dẫn đến tình trạng rấtkhó khăn về việc làm và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, đáp ứng yêu cầu của sự

Trang 8

thay đổi cấu trúc nền kinh tế tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xãhội.

2 Đặc điểm thị trường lao động và việc làm

a Áp lực lớn về việc làm.

Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăngvới tốc độ cao, một mặt tạo nguồn lựclớn cho phát triển đất nước, nhưng mặtkhác cũng tạo ra áp lực về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: đây là điểm dễthấy về quan hệ cung - cầu lao động

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ đã bước đầu có tác dụng nhất định với việc thu hút, chuyểndịch cơ cấu lao động Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm

cụ thể: trong vòng 10 năm từ năm 1990 đến năm 2000, khu vực công nghiệp vàdịch vụ lực lượng lao động tăng 14,2%, trong khi đó lực lượng lao động nôngnghiệp chỉ giảm 4% (từ 72% năm 1990 xuống 68% năm 1999)

Chính vì vậy tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động càng trở nênbức xúc: tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thànhthị có xu hướng gia tăng nếu năm 1996 là 5,8% thì năm 1997 là 6,01% năm

1998 là 6,85% và năm 1999 là 7,4% (trong đó nữ là 8,26%) đồng thời tỷ lệ laođộng thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động trẻ

có độ tuổi từ 15 - 25 lực lượng lao động ở nhóm tuổi càng cao, tỷ lệ thất nghiệpcàng thấp Với tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt khoảng65% - 75% (thiếu việc làm khoảng 30% - 35%) thì tình trạng dư thừa lao độngcàng rõ nét Đó là thách thức đối với sự phát triển kinh tế nói chung cũng nhưphát triển nguồn nhân lực nói riêng ở nước ta

b Cơ cấu nguồn lao động:

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước khôngchỉ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao về tay nghề và trí tuệ, mà còn phải

có cơ cấu hợp lý thế nhưng ở nước ta, cơ cấu nguồn lao động hiện đang nổi lênnhững bất cập

Trang 9

Thứ nhất, tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao thực hiện CNH, HĐH là

chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ vàquản lý kinh tế xã hội, sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng mộtcách phổ biến sức lao động với công nghệ phương tiện và phương thức tiên tiến,hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Thực chất đây chính là quá trìnhchuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, bước chuyểnnày sẽ vô cùng khó khăn nếu không đi trước một bước trong việc chuẩn bị lựclượng lao động (LLLĐ) có trình độ học vấn, tay nghề cao, cơ cấu hợp lý vàđồng bộ Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH song tỷ trọnglao động giản đơn trong xã hội còn quá cao (88%), cơ cấu nguồn lao động (tháplao động) còn quá lạc hậu so với nhiều nước nhất là các nước công nghiệp

Hình 1: Tháp lao động VN Hình 2: Tháp lao động nước CN

Trang 10

Cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật Việt Nam 1979 - 1998

Số lượng(nghìnngười)

Tỷ lệ

%

Số lượng(nghìn

người)

Tỷ lệ

%

Số lượng(nghìnngười)

Thứ hai, vẫn chưa ra khỏi tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” Ngay trong

lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu còn rất bất hợp lý,

có thể thấy tình trạng đó ở biểu trang trước

Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hoá thì cơcấu lao động kỹ thuật phổ biến là 1 đại học, cao đẳng, 4 trung học chuyên

Trang 11

nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật (1/4/10) Nhưng ở nước ta tình trạng bất hợp lýcủa cơ cấu này ngày càng tăng lên (năm 1979: 1/2, 2/7,1; năm 1989: 1/1; 8/2,2;năm 1997: 1/1,5/1,7) Theo báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong 10 năm(1986 - 1996), số học sinh học nghề giảm 2,5% Số giáo viên dạy nghề giảm31%, số trường dạy nghề giảm trên 40%, trong khi đó có tới 70 - 80% số sinhviên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường không có việc làm.

Thứ ba, lực lượng lao động nông nghiệp chủ yếu trong cơ cấu lao động

theo ngành: sự nghiệp công nghiệp hoá đã được tiến hành vài thập kỷ, song chođến nay nền kinh tế nước ta vẫn còn mang đậm dấu ấn một nền kinh tế thuầnnông thể hiện rõ trong cơ cấu nguồn lao động theo ngành, năm 1993, lao độngnông nghiệp chiếm tới 71% trong khi lao động công nghiệp chỉ có 12% và dịch

vụ 17% trong tổng lực lượng lao động công nghiệp chỉ có 12% và dịch vụ 17%trong tổng lực lượng lao động xã hội, năm 1998 cơ cấu lao động theo ngành đãchuyển biến tích cực, nhưng so với yêu cầu còn rất chậm: lao động nông nghiệpgiảm xuống còn 66% lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên là 13%, 21%nhưng so với khu vực ta còn rất lạc hậu

Thứ tư, thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ:

Hiện nay, tỷ trọng lao động ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và SôngCửu Long cao nhất nước (20,5% và 21,7% tổng lực lượng lao động xã hội)trong khi đó vùng tây nguyên rộng lớn lực lượng lao động chỉ có 4%, vùngduyên hải miền Trung 10,4% và Đông Nam Bộ 12,7%, sự mất cân đối nàykhông chỉ gây lên khó khăn cho chính sách công ăn việc làm, mà còn ảnh hưởngxấu đến phát triển kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng của đất nước

c Hiện trạng việc làm ở khu vực thành thị:

Dân số và lao động thành thị nước ta không lớn song tình trạngviệc làm ởkhu vực thành thị luôn luôn diễn ra căng thẳng và cấp bách Theo kết quả điềutra lao động - việc làm ở khu vực thành thị 1/7/1999, tỷ lệ thất nghiệp của lựclượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị cả nước là 7,15% Vớitổng số lao động thất nghiệp là 614,7 ngàn người, bình quân hàng năm 1996 -

Trang 12

1999 số lao động thất nghiệp nói chung tăng thêm 16% so với mức tăng tuyệtđối là 73.625 người.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn

kỹ thuật ở khu vực thành thị cả nước là 8,30% so với 7 ngày qua tính đến thờiđiểm điều tra 1/7/1996, tỷ lệ này tăng thêm 2,54% Bình quân hàng năm thờikỳ1996 - 1999 số lao động từ 15 tuổi trở lên chưa qua đào tạo ở khu vực thànhthị cả nước thất nghiệp tăng thêm 20,04%, với mức tăng thêm tuyệt đối là66.720 người Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao độngđã qua đào tạo ở thànhthị thất nghiệp vẫn tăng 5,47% với mức tăng thêm tuyệt đối là 6906 người

Tác động chủ yếu đến sự gia tăng của số người và tỷ lệ thất nghiệp củalực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị thời kỳ 1996 -1999 là sựgia tăng về số người và tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động đã qua đào tạo ởtrình độ cao đẳng, đại học (6.101 người mới tỷ lệ tăng thêm 18,17%), tiếp đến

là lực lượng lao động đã qua đào tạo ở trình độ trung học chuyên nghiệp (2.644người với tỷ lệ tăng thêm là 7,56)

Trong khi số lao động thuộc lực lượng lao động đã qua đào tạo ở trình độtrung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học khu vực thành thịthất nghiệp ngày càng tăng thì bình quân hàng năm 1996 - 1999 số công nhân kỹthuật và sơ cấp ở khu vực thành thị giảm 4,18%

d Tình trạng việc làm khu vực nông thôn:

Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đất nước đã đạt được những thànhtựu căn bản, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những chuyển biến tíchcực đó là sự tăng trưởng liên tục về diện tích, năng suất và sản lượng trong sảnxuất nông nghiệp, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, màcòn phục vụ cho xuất khẩu hàng triệu tấn sản phẩm nông nghiệp mỗi năm Nôngnghiệp nông thôn đã bắt đầu hình thành và phát triển các vùng chuyên canh lớnnhư: vùng chuyên cây công nghiệp, vùng chuyên cây ăn quả, chăn nuôi đã bắtđầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo xu thế chuyển dịch chung của cảnước như giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp dịch

Trang 13

vụ, đặc biệt là cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn đã bước đầuchuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá

Tuy nhiên thực tiễn lao động sản xuất khu vực nông nghiệp nông thôn cònnhiều chính sách nảy sinh, lực lượng sản xuất hàng hoá tập trung trên một quy

mô mới cao hơn, chất lượng của nguồn lực lao động nông thôn còn thấp so vớinhu cầu thực tiễn

Nước ta hiện có 37,407 triệu người từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia HĐKTthường xuyên, trong đó lao động nông thôn (LĐNT) là 29,758 triệu người(chiếm 79,55%), tuy vậy chất lượng lao động nông thôn lại là chính sách cầnphải tìm giải pháp giải quyết

Về trình độ học vấn : Lao động trong nông nghiệp nông thôn mới có10,98% tốt nghiệp cấp III; 33,26% tốt nghiệp cấp II; 30,96% tốt nghiệp cấp I;20,32% chưa tốt nghiệp cấp I, trong khi đó còn 4,48% chưa biết chữ (bảng 1)

Bảng 1: Số người từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKT thường xuyên chia theotrình độ học vấn ở khu vực nông thôn

Đơn vị: ngàn người

Chưabiết chữ

Chưa TNcấp I

Đã TNcấp

Đã TNcấp II

Đã TNcấp III

Bảng 2: Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chiatheo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn

Đơn vị tính: ngàn người

Trang 14

Sơ cấp CNKT

cóbằng

CNKTkhôngbằng

THCN CĐ &

ĐH

TrênĐH

Chúng ta đều biết, phụ nữ luôn giữ một vai trò và địa vị quan trọng trong

sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của toàn nhân loại Cùngvới sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò và địa vịngười phụ nữ càng được nâng cao Sự nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữđược thể hiện thông qua việc phụ nữ tham gia quản lý các nguồn lực, tham giavào các hoạt động kinh tế xã hội ngoài phạm vi gia đình Một trong những chỉtiêu thể hiện vai trò và địa vị của phụ nữ là tỷ lệ tham gia vào lực lượng laođộng ở Việt Nam tỷ lệ này là 73%, một tỷ lệ khá cao ở Châu á

Trong tổng số dân Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% trong lực lượng lao độngcũng vậy Khoảng 27% hộ gia đìh do phụ nữ làm chủ hộ Phụ nữ có mặt tronghầu hết các ngành kinh tế của đất nước từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch

Trang 15

vụ Từ đó các hoạt động mang tính sản xuất, kinh doanh đến các hoạt động quản

lý nhà nước, quản lý xã hội có rất nhiều khu vực mà phụ nữ chiếm đa số Phụ nữchiếm 2/3 lực lượng lao động xã hội trong khu vực nông - lâm nghiệp, côngnghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nội thương, giáo dục và y tế: chiếm khoảng1/3 trong các ngành xây dựng, công nghiệp nặng, giao thông vận tải, bưu chínhviễn thông, người ta ước lượng rằng phụ nữ đảm đương 2/3 các công việc nặngnhọc trong nông nghiệp Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và khuyến khích

sự phát triển các thành phần kinh tế, phụ nữ đã tham gia rất nhiều vào khu vựcphi kết cấu; 2/3 số người hoạt động trong lĩnh vực này là phụ nữ

Trong số người thất nghiệp phụ nữ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể do họckhông phù hợp với yêu cầu về trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ Có7,1% lao động nữ mù chữ, trong khi con số này ở lao động nam là 4,4%, có 30%lao động nữ chưa học hết cấp I so với 23% nam Trong giáo dục và đào tạo, sốhọc viên nữ cũng chỉ chiếm 1/3 trên tổng số

II THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1 Nguồn tài chính cho mục tiêu giải quyết việc làm

Việc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh

tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặt ra cho đất nước ta một chính sáchphải giải quyết Trong đó, có chính sách việc làm đang rất bức xúc, tác độngtrực tiếp đến tất cả mọi thành viên trong cộng đồng Đây là công việc hết sứcnan giải mà muốn giải quyết nó phải có những giải pháp đồng bộ, gắn liền vớiviệc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước,đồng thời phải có một nguồn lực tài chính nhất định để bảo đảm thực hiện cácgiải pháp và mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn

Nhận thức được sự cấp thiết sâu sắc của chính sách giải quyết việc làmngày 11/4/2000 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị quyết120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm.Trong các năm tới, trong đó đã đề cập đến một giải pháp cực kỳ quan trọng vàlập Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm Từ năm 1992 đến nay, nguồn tài chínhcho mục tiêu giải quyết việc làm đã hình thành và đến năm 1999 đã có gần

Trang 16

1.200 tỷ đồng và được sử dụng khá hiệu quả, từng bước góp phần vào kết quảthêm mới và duy trì chỗ làm việc cho người lao động Trên cơ sở Nghị quyết120/HĐBT nêu trên, năm 1992 nhà nước đã trích từ ngân sách 125 tỷ đồng đểlập quỹ quốc gia giải quyết việc làm và hàng năm đều trích ngân sách nhà nước

để bổ xung cho quỹ

Để thực hiện và quản lý có hiệu quả nguồn quỹ này từ khi ra đời cho đếnnayđã có tới 17 văn bản có liên quan đến sự ra đời và quy định cơ chế vận hànhcủa Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Trong đó có 8 thông tư liên tịch hướngdẫn thực hiện và bổ sung chính sách cho vay và sử dụng Quỹ

Tính đến giữa năm 1999 việc cho vay vốn từ Quỹ QGGQVL đã đạt đượckết quả trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội Quỹ đã cho vay trên 70.000 dự ánvới số tiền cho vay gần 3.000 tỷ đồng (vốn gốc 1.165 tỷ) thu hút trên 3 triệu laođộng, trong đó có 70% lao động có việc làm mới, 30% vượt khỏi tình trạng thiếuviệc làm Trước hết quỹ khuyến khích cho vay các dự án sản xuất, nuôi trồngnhững con, cây có giá trị kinh tế cao, phát triển ngành nghề mới Nhờ vậy cũng

đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôntheo hướng tích cực, giảm lao động thuần nông, tăng lao động tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ Chỉ 1% số vốn vay sử dụng vào việc nuôi trồng những câycon có tính chất nông nghiệp thuần tuý Nhờ vay vốn Quỹ QGGQVL, nhiềunghề làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển Nhiều ngành chănnuôi mới có giá trị kinh tế cao: Nuôi cá lồng, ếch, baba phát triển ở mọi miền,hàng nghìn héc ta vườn tạp đã được cải tạo thành vườn cây ăn quả đặc sản cógiá trị kinh tế cao trong khắp cả nước Các địa phương đều khẳng định Quỹ đãgóp phần phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc Đại bộ phận người vay đều

sử dụng vốn có hiệu quả, tự tạo được việc làm chính đáng, tăng thu nhập, đờisống được cải thiện, nhiều gia đình nhỏ vay vốn GQVL đã vượt cảnh đói nghèo.Nhân dân sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trả đúng hạn đạt tỷ lệ cao,bình quân hơn 95%

Việc lập Quỹ QGGQVL là một chủ trương đúng đắn, trước hết đáp ứngmột phần nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất của nhân dân, được nhân dân đồng

Trang 17

tình, các đoàn thể hưởng ứng và tham gia với tinh thần trách nhiệm cao Nónhanh chóng đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả đáng khích lệ về nhiều mặt kinh

tế, xã hội, chính trị Quỹ đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra cục diện mớitrong việc tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội, góp phần tăng sốngười có việc làm qua các năm Trong đó, lao động có việc làm nhờ vay vốnQuỹ QGGQVL chiếm 20 - 25% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàngnăm

Kết quả quỹ QGGQVL đạt được bắt nguồn từ một cơ chế phù hợp Cơchế cho vay của Quỹ hội tụ những yếu tố: tạo thuận lợi cho nhân dân, chủ độngcho cơ sở địa phương, phát huy vai trò c ủa các đoàn thể, do đó đã tạo được sứcmạnh tổng hợp vốn không qua trung gian mà đến thẳng người vay đảm bảo100% vốn đến dân Vốn được quản lý theo mục tiêu và có cơ chế giám sát chặtchẽ là tiền đề sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả

Đồng thời qua vay vốn với lãi suất ưu đãi này, người dân đã có cơ hội làmquen với quan hệ vay - trả phải tính toán làm sao sản xuất có hiệu quả để có thểvừa hoàn trả vốn, lãi vừa có tích luỹ Thông qua đó, tư duy về kinh tế của họ dầnđược nâng lên

Vốn vay thông qua đoàn thể, người vay được bảo lãnh (bằng tín chấp) kếthợp với việc được hướng dẫn cách làm ăn, cho nên gắn bó họ với tổ chức, đoànthể của mình hơn Hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng thêm sinhđộng và đa dạng, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho mỗi hội viên

Cũng như các quỹ hoạt động tín dụng khác được thực hiện với phươngchâm là chỉ cho vay một phần vốn để thực hiện dự án vì vậy, vốn cho vay đã cóvai trò xúc tác kích thích các đối tượng xin vay huy động tiền nhàn rỗi đầu tưvào sản xuất - kinh doanh Bình quân chung, trong một dự án được duyệt vay,nhà nước hay chương trình cho vay một đồng vốn, người dân đã huy động thêmhai đồng vốn tự có và các nguồn khác Có thể nói, hình thức cho vay với lãi suấtnâng đỡ đã khuyến khích nhân dân huy động vốn nhàn rỗi đưa vào sản xuất trựctiếp, có hiệu quả đồng thời góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, bánsản phẩm góp phần làm thay đổi nhận thức của nhân dân và xã hội về GQVL

Trang 18

Việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho mục tiêu tạo việc làmcòn nhiều chính sách bất cập đó là:

Thứ nhất: Về nhận thức, hầu hết mọi người cả người lao động và người sử

dụng lao động do thói quen từ thời kỳ quan liêu bao cấp tất thảy đều trông chờ

và ỷ lại vào nhà nước, cho nên đến nay ngoài phần ngân sách nhà nước trungương đóng góp cho quỹ thì việc đóng góp từ các nguồn khác còn rất hạn chế

Thứ hai: Khi đã huy động được nguồn lực này thì việc sử dụng nó chưa

thực sự có hiệu quả, đặc biệt trong việc phân chia cơ cấu sử dụng cho từng nộidung cụ thể cũng còn có nhiều điểm bất hợp lý

Để khắc phục được phần nào các nội dung trên, có một số điểm cần xemxét:

Trong thực tế, nguồn vốn từ quỹ chỉ đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhucầu vốn để tạo việc làm của người dân, nên rất cần bổ xung thêm vốn cho quỹbằng nhiều cách khác nhau như: huy động các nguồn tài chính khác trong xã hội

để tham gia tích cực vào chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, có cơ chếphù hợp để tạo thêm cơ hội và điều kiện cho các đối tượng của chương trình cóthể vay vốn từ các nguồn khác

Trong việc sử dụng Quỹ nếu chỉ trực tiếp cho vay các đối tượng củachương trình sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng xã hội hoá của quỹ Vì vậy rấtcần sửa đổi và bổ xung cơ chế sử dụng quỹ để có thể sử dụng một phần quỹ làmquỹ bảo lãnh hay quỹ bù chênh lệch lãi suất, thông qua đó thu hút và kích thíchcác nguồn quỹ tín dụng khác tham gia thực hiện mục tiêu quốc gia việc làm

Một chính sách không kém phần quan trọng trong qúa trình vận hành và

sử dụng là chúng ta chưa quan tâm thực sự đến khả năng kiến thức quản lý sửdụng đồng vốn và kỹ thuật sản xuất của người sẽ được vay vốn Vì thế songsong với việc cho vay, cần có một phần kinh phí nhất định để tổ chức các khoáđào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh cho các đối tượng sẽ tham giachương trình để họ biết cách sử dụng vốn cho việc sản xuất kinh doanh có hiệuquả

2 Chính sách xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Trang 19

Thực hiện chủ trương “đẩy mạnh xuất khẩu lao động” của Đảng tiếp theochỉ thị số 41/CT - TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị “Về xuất khẩu lao động

và chuyên gia” trong thời kỳ mới, ngày 20/9/1999 chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 152/NĐ - CP qui định về việc đưa người lao động và chuyên gia ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài Bộ lao động thương binh xã hội và các bộ ngànhliên quan đã ban hành các thông tư, và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh của chính phủ Hệ thống văn bản trên đã tạo được hành lang pháp lý đểphát triển xuất khẩu lao động và chuyên gia, là cơ sở cho việc chỉ đạo, hướngdẫn, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động đảm bảo quyền lợi cho người laođộng, cho doanh nghiệp và nhà nước, tạo điều kiện cho việc mở thị trường laođộng, phát huy quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp

Tính đến nay cả nước có 136 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩulao động, trong đó 79 doanh nghiệp thuộc Bộ ngành, 46 doanh nghiệp thuộc cácđịa phương và 11 doanh nghiệp thuộc các đoàn thể TW: số thị trường lao độngnước ngoài mà Việt Nam đến làm việc đang tăng lên: Năm 1992: 12 nước; năm1995: 15 nước; năm 1998 : 2 nước; Năm 1999: 38 nước Số thị trường ổn địnhtiếp nhận nhiều lao động nước ta như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Libia, CHDC nhândân Lào, số thị trường mới có xu hướng phát triển là: Đài Loan, UAE, Senegan

Việc chỉ đạo khai thác, củng cố và mở rộng thị trường đã được địnhhướng, tập trung khai thác, củng cố các thị trường trọng điểm, từng bước tiếpcận, thí điểm để mở rộng sang khu vực Số lao động đưa đi ngày một tăng: Năm1996: 12.660 người; năm 1997: 18.470 người; năm 1998: 122.40 người, năm1999: 21.810 người; Năm 2000 dự kiến 30.000 người Tính đến tháng 5 chúng

ta đã đưa đi 13 - 14 ngàn Khả năng đạt 30.000 người đưa đi năm 2000 là hiệnthực Hình thức và ngành nghề cung ứng lao động tương đối đa dạng bao gồm

đi theo hợp đồng cung ứng lao động, liên doanh sản xuất, hợp tác song phương,hợp đồng cá nhân Gần đây chúng ta đã mở ra hình thức nhận thầu nhân công đểrút ra kinh nghiệm tham gia thị trường thầu khoán quốc tế Lao động ta đanglàm việc trong khoảng 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực xây dựng côngnghiệp và dân dụng, công nghiệp nặng công nghiệp nhẹ, các ngành dịch vụ, vận

Ngày đăng: 20/03/2013, 08:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam Nhà xuất bản Chính trị quốc giaTác giả: PTS. Nguyễn Hữu Dũng PTS. Trần Hữu Trung Khác
2. Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam 1998, 1999 Bộ lao động - thương binh xã hội và Tổng cục thống kê 3. Quản lý nguồn nhân lựcVc 11837 - 11846/92 Khác
4. Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ Vb 726 - 775/92 Khác
5. Tạp chí thị trường lao độngSố 3/2000, số 5/2000, số 2/2000 Số 5/1999, số 6/1999 Khác
6. Tạp chí lao động và xã hội Số 4, 6, 7, 8, 9, 10/2000 7. Thị trường lao động và việc làmVa 26 - 35/91 Khác
8. Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam.Va 2997 - 3004/91 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tháp lao động VN Hình 2: Tháp lao động nước CN - Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Hình 1 Tháp lao động VN Hình 2: Tháp lao động nước CN (Trang 9)
Nhìn vào hai hình tháp lao động trên cho thấy cơ cấu trình độ nguồn lao động nước là   chủ yếu là lực lượng lao động không lành nghề - Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
h ìn vào hai hình tháp lao động trên cho thấy cơ cấu trình độ nguồn lao động nước là chủ yếu là lực lượng lao động không lành nghề (Trang 10)
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn tập trung vào 3 nhóm tuổi chính: 15 - 24 là 30,65%, 25 - 34 là 29,68% và 23,76% ở 35 - 44. - Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn tập trung vào 3 nhóm tuổi chính: 15 - 24 là 30,65%, 25 - 34 là 29,68% và 23,76% ở 35 - 44 (Trang 14)
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn tập trung vào - Chính sách việc làm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Bảng 3 cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn tập trung vào (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w